Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

HÔM NAY, HỘI NGHỊ THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC NĂM 2012


Sáng nay, thứ Ba ngày 4.12.2012, Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm 2012, tại trụ sở số 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội.
Đây là hội nghị thường niên do Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức, nhằm thông tin các hoạt động của ngành Hán Nôm trên các lĩnh vực SƯU TẦM, BẢO QUẢN, DỊCH THUẬT, NGHIÊN CỨU KHAI THÁC, ĐÀO TẠO, BẢO TÀNG, THƯỜNG THỨC HÁN NÔM HỌC và những lĩnh vực có liên quan.
Nội dung các báo cáo: Tập trung vào một số nội dung như:
-  Thông báo, giới thiệu những phát hiện mới trong các công tác sưu tầm tư liệu hiện vật và thư tịch Hán Nôm còn rải rác trên các địa phương, ở các cơ sở tư liệu trong nước và nước ngoài.
-  Giới thiệu những thông tin mới về các tác gia, tác phẩm Hán Nôm và tư liệu về các nhân vật lịch sử.
-  Thông tin những kết quả nghiên cứu lý luận bổ sung cho tri thức cơ bản của ngành Hán Nôm và các ngành khoa học liên quan như ngôn ngữ văn tự học, sử học, dân tộc học, văn học, triết học, khảo cổ học, tôn giáo tín ngưỡng, dân tục học, bảo tàng học, y dược học, ứng dụng tin học Hán Nôm v.v...
-  Đọc sách và trao đổi ý kiến về các vấn đề của ngành Hán Nôm đã và đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
-  Hưởng ứng Lễ kỷ niệm 40 năm ngành Hán Nôm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
-  Vấn đề Hán Nôm dạy trong nhà trường, chất lượng giảng dạy, sách giáo khoa, giải thích từ ngữ v.v...
-  Vấn đề thường thức Hán Nôm mà đời sống văn hóa xã hội đang đặt ra.
BTC Hội nghị cho biết đã nhận được 118 bài tham luận của các tác giả gửi đến. Hội nghị được tổ chức trong 01 ngày. Dưới đây là danh sách các tác giả và tên bài viết tham gia hội nghị năm nay: 

DANH MC TÁC GI VÀ TÊN BÀI VIT THAM GIA HI NGH 
THÔNG BÁO HÁN NÔM HC NĂM 2012
TT
Tên tác giả bài viết
Tên bài viết
1. 
Trịnh Khắc Mạnh
Tổng quan tình hình nghiên cứu khai thác và sưu tầm bảo quản tư liệu Hán Nôm năm 2012
2. 
Lê Thị Thúy An & Võ Vinh Quang
Về văn bia thế kỷ XVII – XVIII ở đình Xuân Mỹ (nay ở khối phố 5, phường Thanh Hà, Hội An)
3. 
Nguyễn Văn An
Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở và bài kí trên chuông chùa Cổ Am
4. 
Trần Thị Kim Anh
Về một số sản vật Việt Nam được phản ánh trong “Tề dân yếu thuật”
5. 
Nguyễn Thị Lan Anh - Nguyễn Hoàng Thân
Chuông chùa trên địa bàn quận Liên Chiểu

6. 

Nguyễn Thị Anh

Về tên tác phẩm Thoái thực kí văn của Trương Quốc Dụng

7. 

Cao Việt Anh

Hội thề Đồng Cổ trong lịch sử Lý - Trần

8. 

Phạm Văn Ánh

“Cổ duệ từ” của Miên Thầm - từ văn bản đến nguồn ảnh hưởng

9. 
Vũ Việt Bằng
Kết quả nghiên cứu về tư liệu gia lễ Việt Nam của Giáo sư Shimao Minoru trong bài viết “ Confucian family ritual and popular culture in Vietnam” in trong “Memoris of the Research Department of the Tokyo Bunko, số 69, xuất bản năm 2011)
10. 
Nguyễn Gia Bảo
Trở lại về quê hương gốc của Lý Nam Đế
11. 
Nguyễn Khắc Bảo
Tìm hiểu về thời học sinh của cụ Nguyễn Nghiễm
12. 
Phạm Thị Hà Châu
Tư liệu văn khắc Hán Nôm về dòng họ Bùi ở tỉnh Thái Bình
13. 
Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Hữu Tâm, Đỗ Danh Huấn
Giới thiệu nguồn tư liệu Hán Nôm đang được lưu giữ trong họ Đào, xã Xuân Thụ, Từ Sơn, Bắc Ninh cùng những giá trị lịch sử.
14. 
Vũ Nguyễn Ngọc Chi
Bảo quản tài liệu, hiện vật Hán Nôm, di sản văn hóa trong bảo tàng, di tích Việt Nam
15. 
Nguyễn Văn Chiến
Thơ thần trí thể và nội dung hai bài thơ trên đồ sứ đặt kiểu triều Nguyễn
16. 
Nguyễn Đình Chỉnh
Những sắc phong lưu giữ tại đền Nghè (An Biên cổ miếu thờ nữ tướng Lê Chân), phường An Biên, quận Lê Chân, Hải Phòng
17. 
Nguyễn Thị Thanh Chung
Khảo sát văn bản Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục
18. 
Lê Văn Cường
Giới thiệu tấm bia Nguyễn Thượng thư từ bi kí tại đền Trung Nghĩa
19. 
Nguyễn Tuấn Cường
Tính tuổi chị em Thúy Kiều bằng … ngữ pháp
20. 
Vũ Tuấn Doanh
Lý giải về bãi đá cổ Sapa
21. 
Lê Phương Duy
Tìm hiểu cấu trúc nội tại của Gia lễ
22. 
Phạm Đức Duật
Sơ lược giới thiệu “Chinh phụ ngâm tập chú”
23. 
Nguyễn Thị Dương
Lê Văn Ngữ và chuyến đi Pháp năm 1900 qua một tài liệu lưu trữ của Phủ thống sứ Bắc Kỳ
24. 
Trần Trọng Dương
Từ nguyên của “Pháy pháy” và “Phới phới” qua ngữ liệu tiếng Việt thế kỉ XV - XX
25. 
Thích Đồng Dưỡng
Tìm hiểu về thiền sư Như Sơn
26. 
Phạm Minh Đức
Giới thiệu bài bia chợ ở xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
27. 
Phạm Thị Gái
Thiên nhiên trong tập thơ Du Hiên thi thảo của Bùi Văn Dị
28. 
Nguyễn Quang Hà
Tư liệu Hán Nôm về Tiến sĩ Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
29. 
Nguyễn Văn Hải
Văn bia chùa Vĩnh Phúc xã Thiệu Nguyên huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
30. 
Lã Minh Hằng
Đôi nét về thư tịch Hán Nôm công giáo tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
31. 
Nguyễn Thu Hiền
Giá trị của Thiên Nam hành ký (Từ Minh Thiện) trong nghiên cứu bang giao giữa triều Trần (1226 - 1400) và triều Nguyên (1260 - 1368)
32. 
Trang Thanh Hiền & Nguyễn Xuân Diện
Khảo về các sách tạo tượng trong kho thư tịch Hán Nôm
33. 
Trần Thị Giáng Hoa
Về bài thơ Nôm ngự đề ở chùa Quang Khánh
34. 
Dương Văn Hoàn
Giới thiệu hoành phi câu đối chùa Láng (được sao chép lại năm 1869 thời Tự Đức)
35. 
Nguyễn Quang Hồng
Một bộ tự điển chữ Nôm mới vừa được biên soạn xong
36. 
Đào Thị Huệ
Quốc sử tiểu học lược biên của Phạm Huy Hổ - Một cuốn sách lịch sử có giá trị
37. 
Bùi Quang Hùng
Giới thiệu tấm bia thờ hậu thần ở quán làng Dương Cốc do tiến sĩ Đào Phú soạn.
38. 
Lê Đình Hùng
Thần hiệu và mỹ tự của cá voi qua tư liệu thần sắc tại tỉnh Khánh Hòa
39. 
Lê Quang Hùng
Vài nét về thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn
40. 
Phạm Lê Huy
Tư Lang chậu Sùng Khánh tự chung minh (1113) một quả chuông thời Lý lưu lạc trên đất Trung Quốc
41. 
Nguyễn Đình Hưng
Giới thiệu 4 sắc phong, 1 văn bia của đình – chùa Bản Cái ở ATK Định Hóa (Thái Nguyên)
42. 
Trương Sỹ Hùng
Một số tư liệu về tiến sĩ Trương Đỗ - danh nhân đất Việt thời Trần
43. 
Lê Thị Thu Hương
Giao thương Việt – Pháp qua bản Thương ước được ký giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn
44. 
Phạm Thị Hường
“Tang lễ bị kí” trong bối cảnh học thuật về gia lễ đầu thế kỉ XX
45. 
Vương Thị Hường
Hành trạng danh tướng Phạm Đình Trọng qua tư liệu gia phả dòng họ
46. 
Nguyễn Thị Thu Hường
Tài liệu Hán Nôm “Nha Kinh lược Bắc kỳ” - một nguồn sử liệu quý
47. 
Trần Trị Thu Hường
Tìm hiểu đôi nét về văn bia Hậu thần tỉnh Hải Dương
48. 
Nguyễn Gia Huy
Phát hiện một tài liệu quý viết về thành phố Thái Nguyên
49. 
Nguyễn Quang Khải
Tìm hiểu mong ước về một cuộc sống tốt đẹp của người dân qua các đặt tên chùa ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
50. 
Nguyễn Quốc Khánh
Về một bức tranh “Gia quan ha hộ chi chiến đồ”
51. 
Lý Kim Khoa
Đồng Diệp phố ký 12 danh thần thời Vũ Văn Mật (1545-1580) (Phát hiện tại Đình Khuôn Sơn, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, Yên Bái).
52. 
Dương Văn Khoa
Bài thơ “Cúc hoa” của sư Huyền Quang
53. 
Phạm Văn Khoái
Hán văn đương đại trong phần chữ Nho Nam phong tạp chí (1917 - 1934)
54. 
Nguyễn Huy Khuyến
Giới thiệu một số sắc phong tại nhà thời họ Nguyễn Huy tỉnh Thanh Hóa
55. 
Phạm Thị Hương Lan
Giới thiệu tấm bia ghi chép từ vũ Đại tư đồ Đặng tướng công làng Lương Xá, huyện Chương Mĩ.
56. 
Nguyễn Tô Lan
Một bài vè độc đáo trong tuồng « Quần phương tập khánh »
57. 
Lê Thành Lân
Chúng tôi định cùng nhau cho ra một cuốn sách (Kỷ niệm một năm ngày mất của Phó giáo sư Đào Thái Tôn)
58. 
Nguyễn Thị Hoa Lê
Bước đầu tìm hiểu giá trị bản gia phả họ Nguyễn Tiến ở huyện Thanh Chương, Nghệ An.
59. 
Mỵ Quỳnh Lê
Một số vấn đề về giảng dạy Hán Nôm ở trường Đại học Hồng Đức
60. 
Đặng Văn Lộc
Văn bia về hội trí tri ghi bằng ba ngôn ngữ ở Hải Dương
61. 
Ngô Đăng Lợi - Nguyễn Quốc Võ
Nhìn lại cuộc chính biến lật đổ vua Lê Nhân Tông
62. 
Hoàng Phương Mai
Nghi thức tiếp đón phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn tại biên giới Việt Trung
63. 
Nguyễn Kim Măng
Nhóm bia ghi về ruộng đất mang chữ húy đời Trần ở Ninh Bình
64. 
Hà Minh & Nguyễn Hằng Nga
Về văn bản thơ ca của Đào Nghiễm trong các bản sao Toàn Việt thi lục
65. 
Nguyễn Đăng Na
Lê Hữu Trác lạy thế tử Trịnh Cán 4 lạy, có đúng thế không?
66. 
Nguyễn Thế Nam
Chữ Hán – Nôm trong kiến túc nhà thờ công giáo Việt Nam
67. 
Đặng Công Nga
Hai cha con Ngô Thì Sĩ và Ngô Thì Nhậm với núi Non Nước
68. 
Lê Viết Nga
Bia đá ghi niên hiệu Đại Tùy và tên huyện Long Biên ở chùa Thiền Chúng, đất Giao Châu phải chăng là tấm bia cổ nhất Việt Nam
69. 
Nguyễn Thị Ngân & Nguyễn Thiên Lý
Thêm một văn bản về sự tích thiền sư Từ Đạo Hạnh
70. 
Hoàng Thị Ngọ
Nguyễn Đình Hội và các bài văn diễn ca Nôm về dòng họ Nguyễn Nhị Khê
71. 
Nguyễn Tá Nhí
Bài văn mục lục thờ thành hoàng làng Thụy Lân
72. 
Nguyễn Ngọc Nhuận – Nguyễn Văn Mức
Đình Đại Từ nơi thờ đức thánh Bảo Ninh vương
73. 
Nguyễn Thị Oanh
Việt âm thi tập - Một công trình biên tập khảo cứu công phu của người xưa
74. 
Nguyễn Đăng Phác
Về bản thần phả đình làng Tróc xã Như Trác, Lý Nhân, Hà Nam
75. 
Trương Quang Phúc
Trung lang Thượng tướng quân Trương Công Trấn
76. 
Phạm Quỳnh Phượng
Điều tra sách cổ của người Dao ở Cát Thịnh - một di sản văn hóa có giá trị cần được quan tâm.
77. 
Trương Đức Quả
Bài gia huấn trong một cuốn gia phả
78. 
Nguyễn Ngọc Quận & Lê Quang Trương
Tư liệu Hán Nôm Nam Bộ qua một đợt sưu tầm gần đây của bộ môn Hán Nôm, khoa Văn học và Ngôn ngữ (Đại học KHXH & NV TP.HCM)
79. 
Trần Mạnh Quang
Một số vấn đề về sắc phong đình Yên Phú hiện nay
80. 
Võ Vinh Quang
Về văn bia “Thần vũ bi kí” do Nguyễn Nghiễm soạn tại từ đường họ Nguyễn ở làng Mật, Kim Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
81. 
Nguyễn Văn Quý
Thiền phái Lâm Tế xứ Nghệ qua văn bia sắc tứ Diệc Cổ tự bi ký
82. 
Trần Văn Quyến
Tờ thuận định của dòng họ Trần Tiễn, làng Minh Hương, xã Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
83. 
Mai Thu Quỳnh
Cuộc đi Pháp dự Đấu xảo năm 1900 của phái bộ Việt Nam
84. 
Nguyễn Hữu Tâm &. Đỗ Danh Huấn
Giới thiệu tấm bia Ngạn Thụy miếu bi kí
85. 
Nguyễn Hữu Tâm & Đỗ Danh Huấn
Về hai tấm bia hiện được bảo quản tại nhà thờ họ Đào xã Xuân Thụ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
86. 
Ngô Thị Thanh Tâm
Tìm hiểu giá trị của văn bia Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
87. 
Phạm Văn Thắm
Đơn vị hành chính đạo ( ) qua châu bản thời Gia Long
88. 
Trương Văn Thắng
Cách dịch cấu trúc định – trung từ Hán sang Việt: thiên Cáo tử trong Mạnh tử ước giải
89. 
Trần Thị Băng Thanh
Văn bản Đông Khê thi tập và Chí am Đông Khê của Nguyễn Văn Lý
90. 
Nguyễn Ngọc Thanh

Giới thiệu văn bản: “Nữ tử tu tri” – Phúc An tàng bản 1921
91. 
Nguyễn Văn Thanh
Một số vấn đề về văn bản và nội dung tư tưởng trong sách Trung kinh
92. 
Bùi Chí Thành
Phân tích và dịch mới bài “Hoàng Hạc lâu” của nhà thơ Thôi Hiệu
93. 
Phạm Thuận Thành
Ngọc phả Bình Ngô – cái nhìn khác về thời Hùng Vương
94. 
Trần Hậu Yên Thế
Bảo Quang Hoàng hậu là ai? Tại sao lại có danh hiệu này?
95. 
Nguyễn Thị Thiêm
Giới thiệu đoi nét về Sưu tập rổ bộ Nam Bộ (1819 – 1918) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
96. 
Lương Thị Thu
Bia ghi việc xây dựng đền miếu thôn Vũ Xá
97. 
Lê Thị Thanh Thư & Phạm Văn Thưởng
Bản thần tích về một vị công thần triều Tĩnh vương và hai vị Đại vương Âm phù
98. 
Đinh Khắc Thuân - Trần Mỹ Linh
Chùa Sùng Khánh, xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch và những pho tượng lạ
99. 
Th.s Phan Đăng Thuận
Tư liệu về thứ phi của Thải Tổ Mạc Đăng Dung
100. 
Phạm Văn Thưởng
Về 18 đạo sắc phong tại di tích đình làng Mỹ Thôn, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
101. 
Mai Diệu Thúy
Giới thiệu thơ ngũ ngôn qua Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Tồn Am
102. 
Trương Thị Thủy
Giới thiệu văn bia tại đền thờ Tam nguyên xã Hải Triều
103. 
Đoàn Thị Thu Thuỷ
Giới thiệu ngọc phả trên châu bản triều Nguyễn
104. 
Nguyễn Thị Thu Thủy
Về thần tích xã Nại Từ và 6 bản sắc phong thời Nguyễn tại đền thờ Hai Bà Trưng (Bản Nam Tiến, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La)
105. 
NNguyễn Đông Triều
Giới thiệu bài văn tế hai chí sĩ Nam bộ Phan Văn Đạt và Lê Cao Dõng
106. 
Lê Quang Trường
Đào Trí Phú và hai bài văn bia được phát hiện tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
107. 
Phạm Văn Tuấn
“Nam Chiếu Đức Hóa bi” trong mối liên quan lịch sử Việt Nam
108. 
Nguyễn Thanh Tùng
Đọc lại một bài thơ của Lê Bật Triệu viết về vua Quang Trung
109. 
Đỗ Thị Bích Tuyển
Tìm thấy từ La đá trên văn bia
110. 
Nguyễn Thị Tuyết
Thống kê các cuộc trao đổi học thuật trong chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1760 - 1762 của sứ thần Việt Nam được chép trong sách Bắc sứ thông lục của Lê Quý Đôn
111. 
Đinh Văn Viễn
Về “Tùy Hối xã địa bạ” thời Tây Sơn
112. 
Nguyễn Đại Cồ Việt
Những vấn đề về âm đọc chữ Hán – phiên thiết, vận thư và vận đồ
113. 
Nguyễn Công Việt
Về hình dấu liên quan đến phong trào chống Pháp ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX
114. 
Nguyễn Thị Việt
Phát hiện bia cổ thời Lê Trung Hưng ở thành phố Thái Nguyên
115. 
Phạm Thị Thùy Vinh
Hoàng đế Lê Thái Tông và uy danh của Đại Việt qua văn bia Lam Sơn Hựu lăng bi
116. 
Phạm Tuấn Vũ
Mã Giám Sinh qua ngôn ngữ thơ nghệ thuật của Nguyễn Du
117. 
Nguyễn Thị Hoàng Yến & Nguyễn Thị Minh Quý
Hương ước tỉnh Hưng Yên
118. 
Nguyễn Vân Yên
Vài nét về tư liệu Hán Nôm ở quần thể di tích lịch sử văn hóa đình - chùa Lũ Yên (Thái Nguyên)


Nguồn: Viện Nghiên cứu Hán Nôm

4 nhận xét :

  1. Thật là vui! Xin chúc mừng Viện Nghiên cứu Hán Nôm cách riêng và tất cả các thầy cô, các anh chị em dấn thân trong ngành Hán Nôm học Việt Nam. Xin tri ân tất cả các vị.

    Mỗi năm mà có đến hơn trăm bài báo cáo thế này là rất đáng mừng, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.



    Trả lờiXóa
  2. quá khứ là kinh nghiệm -hiện tại là thời cơ chúc chúc Hội nghị thông báo Hàn _Nôm thành công và phát triển ?chúc các học giả dồi dào sức khỏe ?

    Trả lờiXóa
  3. CHÚ THÍCH CHO BỨC HOÀNH PHI trên đầu trang:
    Hoành phi: THIÊN KINH ĐỊA NGHĨA
    Địa điểm: phòng nghiên cứu Văn Khắc, Viện nghiên cứu Hán Nôm.

    KINH: tức là mô phạm, là chuẩn mực, là cái hằng thường.
    NGHĨA: tức là chuẩn tắc, là cái lẽ chính thống.

    Như vậy, THIÊN KINH ĐỊA NGHĨA tức là những cái chuẩn tắc hằng thường của trời đất. Mà lý hằng thường của trời đất là gì?
    - Trong Tả Truyện, thiên "Chiêu Công nhị thập ngũ niên" có đoạn: “夫礼,天之经也,地之义也,民之行也。” Phù lễ, Thiên chi kinh dã, Địa chi nghĩa dã, dân chi hành dã (Lễ là cái hằng thường của trời, là chuẩn tắc của đất, là những việc làm của dân)
    - Đại phu Tử Sản cũng từng nói Lễ chính là chuẩn mực hằng thường của trời đất.
    Nho gia lại rất mực tôn sùng Lễ, Bất học Lễ vô dĩ lập, bất học thi vô dĩ ngôn,...

    Ngọc Thanh chú giải

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiên Kinh Địa Nghĩa khác với Thiên La Địa Võng phải không bác Tễu ?

      Xóa