.
LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI
THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.
Điều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán Nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước… là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ. Nhưng với Điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều 50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc hội quy định. Chính phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm những quyền đó. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, trong đó đã khẳng định biểu tình là quyền cơ bản trong một chế độ dân chủ, công dân chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương trước khi tiến hành biểu tình. Đến nay sắc lệnh này chưa có luật nào hủy bỏ, mặc nhiên vẫn còn giá trị pháp lý. Nghị định 38 nêu trên vừa trái sắc lệnh này, vừa trái các quy định của Hiến pháp hiện hành và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, nên phải được hủy bỏ ngay lập tức.
Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hãy giải thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng bào mình.
Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người.
Thực thi và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam là điều kiện không thể thiếu để xây dựng một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Đó cũng là cách hiệu quả nhất để thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, như ý nguyện của toàn thể đồng bào.
Để thực thi những quyền này, trước hết Quốc hội hãy hủy bỏ Điều 88 BLHS và Nghị định 38/NĐ-CP/2005, yêu cầu Chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo Điều 88 BLHS.
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quyết thực thi những quyền cơ bản của con người và buộc Chính quyền phải tôn trọng và bảo đảm những quyền đó. Để thể hiện sự hưởng ứng, chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước tích cực tham gia và vận động ký tên vào Lời kêu gọi này.
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành quyền con người ngày càng được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN VÀO
LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM
(82 người đã ký)1. Hoàng Tụy, giáo sư, Hà Nội2. Nguyễn Trọng Vĩnh, Hà Nội3. Đào Xuân Sâm, Nhà giáo Nhân dân4. Tương Lai, giáo sư, TP. HCM5. Chu Hảo, giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội6. Nguyễn Quang A, TSKH, Hà Nội7. Hồ Uy Liêm, nguyên phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội8. Trần Việt Phương, Hà Nội9. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn Hán Nôm, Hà Nội10. Nguyễn Huệ Chi, nguyên chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Hà Nội11. Lê Hiền Đức, Hà Nội12. Trần Đức Nguyên, Hà Nội13. Đào Tiến Thi, ThS Ngữ văn, Hà Nội14. Phạm Duy Hiển, giáo sư, Hà Nội15. Phạm Quỳnh Hương, Hà Nội16. Đặng Bích Phượng, Hà Nội17. Hoàng Xuân Phú, giáo sư TSKH, Hà Nội18. Nguyễn Đông Yên, giáo sư TSKH, Hà Nội19. Nguyễn Đăng Quang, đại tá, Hà Nội20. Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch MTTQVN TP. HCM21. Hoàng Dũng, PGS TS Đại học Sư phạm TP. HCM22. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn23. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Sài Gòn24. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài Gòn25. Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP.HCM26. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn27. Lê Công Giàu, nguyên phó bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM, nguyên phó giám đốc Tổng công ti Du lịch Thành phố (Saigontourist)28. Huỳnh Kim Báu, nguyên tổng thư kí Hội Trí thức Yêu nước TP.HCM (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật TP.HCM)29. Hồ Ngọc Nhuận, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, nguyên giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng30. Hồ Ngọc Cứ, luật gia, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương MTTQVN31. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục Giáo phận Vinh32. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An33. Nguyễn Thế Hùng, GSTS, Trường Đại học Bách khoa, phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng34. André Menras - Hồ Cương Quyết, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp-Việt (ADEP), Pháp35. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP.HCM36. Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kì37. Tô Lê Sơn, kĩ sư, TP.HCM38. Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt39. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cán bộ cựu kháng chiến, nguyên chủ tịch Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt40. Hiền Thục, nghệ nhân mĩ thuật ứng dụng, nhà báo, nguyên phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt41. Trần Minh Thảo, Đà Lạt42. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP.HCM43. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP.HCM44. Lại Nguyên Ân, nghiên cứu phê bình văn nghệ, Hà Nội45. Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội46. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội47. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu minh triết, Hà Nội48. Trần Băng Thanh, PGSTS Văn học49. Vũ Khởi Phụng, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế50. Lưu Ngọc Quỳnh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế51. Trần Ngọc Kha, nhà báo, Hà Nội52. Nguyễn Nguyên Bình, Hội nhà văn Hà Nội53. Vinh Sơn Nguyễn Văn Viễn, kinh doanh, Hà Nội54. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP.HCM55. Kha Lương Ngãi, nguyên phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng56. Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống57. Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao Động58. Nguyễn Duy, nhà thơ, TP.HCM59. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Thành phố Huế60. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn TP Huế61. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu Huế học62. Ngô Minh, nhà thơ, TP Huế63. Võ Quê, nhà thơ, Huế64. Nguyễn Xuân Hoa, nhà nghiên cứu, nguyên giám đốc Sở Văn hóa Thông tin TP. Huế65. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM66. Trần Hải, kĩ sư, TP.HCM67. Lê Văn Tâm, TS, nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản68. Nguyễn Viện, nhà văn, TP.HCM69. Nguyễn Ngọc Giao, dạy học (về hưu), Pháp70. Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên phó ban Việt ngữ Đài RFI, Pháp71. Vũ Thị Phương Anh, công dân Việt Nam, TP.HCM72. Nguyễn Quốc Vũ, Công hòa Czech73. Nguyễn Mạnh Cường, doanh nhân, Cộng hòa Czech74. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp75. Phạm Hữu Uyên, Cộng hòa Czech76. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM, nguyên chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975).77. Vũ Quang Việt, TS, nguyên chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc, Hoa Kì78. Nguyễn Bá Thuận, chuyên gia vận trù và dự báo, Đan Mạch79. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP.HCM80. Đào Duy Chữ, TS, TP.HCM81. Phạm Gia Minh, nhà báo, Hà Nội82. Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
|
Giống như trước đây hơn 01 thế kỷ, những việc mà Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can.. đã kêu gọi. Lịch sử tiến chậm quá!
Trả lờiXóaQN nói vậy là VN giống cách nay hơn trăm năm à ! Buồn thế .
XóaGửi QN và CD Sài Gòn
XóaCách đây hơn 100 năm Pháp vẫn là một thể chế dân chủ, tất nhiên tính dân chủ ấy chỉ bằng vài phần nước Pháp bây giờ. Và khi họ cai trị thuộc địa thì việc thực thi nền dân chủ lại chỉ còn vài phân. Tuy vậy, nền dân chủ ấy vẫn đem lại cơ may cho dân tộc ta. Ví dụ, thời đó không có tội "tuyên truyền chống nhà nước". Báo chí thoải mái chỉ trích nhà cầm quyền (ví dụ Ngô Tất Tố viết "Ông thống sứ với trận mưa hôm nọ", đả kích Thống sứ Bắc Kỳ Thorance). Cụ Phan Bội Châu tuyên truyền chống Pháp mạnh mẽ như thế nào chúng ta đều biết. Nhưng năm 1925, cụ Phan ra toà là vì liên quan đến các vụ bạo động vũ trang, trong đó có nhiều vụ ám sát (ngày nay gọi là khủng bố), chứ không ai kết tội cụ tuyên truyền chống nhà nước bảo hộ cả. Cụ Phan dõng dạc công khai các hoạt động tuyên truyền của mình (vì chả có tội gì), còn việc quy cho cụ chủ mưu các vụ bạo động thì cụ không nhận (vì không có bằng chứng). Chính vì các hoạt động tuyên truyền yêu nước của cụ đã làm cho hai trạng sư người Pháp (do chính toà án Pháp cử ra) rất khâm phục, từ đó ra sức bảo vệ cụ. Toà giảm án từ tử hình xuống chung thân. Cụ Phan kháng cáo. Ngay sau đó chưa đầy 1 tháng, Toàn quyền Varen tuyên bố ân xá.
Như vậy lịch sử tiến chậm hay thụt lùi?
Cám ơn bác Đào Tiến Thi. Em đang tính nói lịch sử đi thụt lùi nhưng chưa dám, vì không có khả năng nói có sách mách có chứng như bác. Theo em hiểu thì cụ Phan Bội Châu chí ít cũng đồng ý với chủ trương bạo động phải không ạ? Nhưng ra tòa thì quan tòa phải xét theo chứng cớ chứ đâu có "án bỏ túi" như giờ!
XóaEm đoán có lẽ ý bác QN là than thở cho cái dân trí của VN ta hiện nay. Những điều các cụ xưa kêu gọi cách đây cả thế kỷ, nay vẫn phải kêu gọi lại!
So sánh Hiến pháp 1946 và Hiến pháp hiện hành thấy ngay sự thụt lùi về dân chủ, về thể chế chính trị, cần gì nghiên cứu kỹ mà sợ nói không sách mách không chứng hả bác Ha Le.
XóaHiến pháp 1946 viết theo lối trừu tượng. Hiến pháp hiện đại thường chi tiết hóa. So sánh như trên là phiến diện, không chính xác.
XóaThân gửi LÔC GIA. Bạn nhầm rồi. Nhầm ở chỗ: NGUYÊN TẮC CHUNG; Hiến pháp nêu lên đường hướng chung, mang tính khái quát, giống cái SUON BÀI LUÂN vậy, còn Bộ luât/đạo luât thì mới cần phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Lấy ví dụ HIẾN PHÁP MỸ rất khái quát cô đong, đã bao nhiêu thập kỹ trôi qua mà, về cơ bản, không cần chỉnh sửa gì nhiêu, mà nó vẫn có giá trị nhất đinh (tuc là vẫn phù hơp / sát sao với THUC TẾ CUÔC SÔNG. Nói cách khác HIẾN PHÁP là GÔC, là ĐẠO LUÂT MẸ (mọt số nguoi nói ví von, hài huoc là ĐẠO LUẬT VỢ). Chỉ có hiến pháp VN duoi thoi CS mới là kỳ quai, quái di, sửa xoàng xoạch, mà càn sửa càng tụt lùi, càng sai. Yeus kemsmaf vẫn bảo thủ, ko chịu hoc hỏi các nuoc văn minh tiến bộ. Thạm chi, đáng buồn là nhiêu nguoi có quyen luc ở VN VẪN BIẾT SAI (khi Quoc tế chỉ cho) mà lai ko muôn sửa , hoăc là chỉ sửa theo hướng có lơi cho NHÓM THIỂU SỐ, cho lơi ích cá nhân, chư ko chịu sửa theo huong có loi chung cho toan thể nhân dan, cho toàn xã hội
XóaCầu chúc quí vị thành công!
Trả lờiXóaHọ có thể trù dập một người,một nhóm người.Nhưng không thể trù dập được toàn thể dân tộc.
Trả lờiXóa(Tư Sang)
Không khéo những người lãnh đạo cao nhất lại cho rằng những người ký tên trên lại là một nhóm tổ chức chính trị đối lập như mấy ngày nay tôi được đọc tên báo chính thống mà suy ra !
Trả lờiXóaTôi thì suy nghĩ rằng : tất cả những người ký tên là một tập thể trí thức , có hiểu biết rộng , nhìn xa , họ muốn để có một xã hội tốt đẹp , phát triển , cơm no áo ấm cho toàn dân nên chắc chắn họ đã trăn trở rất nhiều để có cái lời kêu gọi nầy trong thời điểm hiện nay , tôi nói : chắc chắn họ là những người yêu nước , dám dấn thân vì lẽ phải không sợ một sức mạnh nào nếu sức mạnh ấy làm sai .
Tôi xin chúc cho tất cả các quý vị có tên nhiều sức khỏe trước thềm năm mới dương lịch nầy . Cám ơn quý vị .
Bên thềm năm mới,xin chân thành cầu liệt quí vị trong danh sách trên một năm mới nhiều AN VUI,HẠNH PHÚC VÀ THẮNG LỢI-xin quí vị đừng bỏ rơi dân tôc này và hết lòng thương yêu Tổ quốc-Xin cúi đầu đa tạ.
Trả lờiXóaThật là thống thiết... Buồn cho Dân Tộc Việt Nam.
XóaỦng hộ lời kêu gọi LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM của các vị trí thức chân chính.Đề nghị Quốc hội cần phải có hành động can thiệp với Chính phủ,không thể để CP lạm quyền muốn làm sao thì làm như từ trước tới nay.Không thể để máu xương của Nhân dân đổ ra một cách vô ích khi không còn quyền con người đúng nghĩa
Trả lờiXóaTôi ủng hộ lời kêu gọi này, vì được làm người là một ước mơ của của không riêng ai.
Trả lờiXóaHoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP tại Việt Nam của các vị nhân sĩ trí thức yêu nước.
Trả lờiXóaKhông có quyền con người thì không có dân chủ.Không có dân chủ thì độc tài sẽ thống trị.
VN đang rơi vào tay Trung Quốc. Lối thoát cho VN là đi theo con đường DÂN CHỦ.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ việc làm này.
Thêm một chữ ký là dấu hiệu của thêm một người dân thức tỉnh. Rất hoan nghênh và ủng hộ Lời Kêu Gọi này của các vị nhân sĩ, trí thức. Bác Trương Tấn Sang nói đúng: Không ai có thể trù dập được cả một dân tộc.
Trả lờiXóaMặc dù hôm nay có nhiều tin buồn: LS Quân bị bắt, Hoàng Khương bị 4 năm tù, phiên tòa xử ba blogger, "kết quả điều tra" của CA Hải Phòng... nhưng khi nhìn lại bức ảnh trên đầu bài - bác Tễu rất khéo chọn - lòng tôi lại trào lên niềm hy vọng và sự quyết tâm. Đó là hình ảnh nhân dân thức tỉnh. Những anh, những chị, những ông, những bà, những người dân rất bình thường, như tôi, như các bác, như tất cả chúng ta. Chúng ta đã bừng tỉnh, và chắc chắn là không chịu ngủ mê lần nữa!
Thật đáng kính trọng và khâm phục các Nhà trí thức. Với lòng nhân ái và nhiệt thành của Quý vị đối với nhân dân như vậy, tôi tin rằng dù nhanh hay chậm, nhất định dân tộc chúng ta sẽ có ngày vinh quang, con cháu chúng ta sẽ được làm Người theo đúng nghĩa trong một xã hội văn minh & nhân ái.
Trả lờiXóaKhi định đến dự phiên toà xử phúc thẩm 3 blogger, cô Nguyễn Hoàng Vi bị câu lưu tại đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh. Không chỉ bị đánh đập, cô Hoàng Vi còn bị an ninh lột quần áo để quay phim, khám xét thân thể rất thô bạo.
Trả lờiXóaTrả lời phỏng vấn đài RFI sau khi được thả về, Nguyễn Hoàng Vi kể lại:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121228-blogger-nguyen-hoang-vi-ke-lai-vu-cong-an-bat-giu-va-kham-xet-than-the
Những con khỉ đực chứ đâu phải người ! Khỉ đực mà thấy đàn bà con gái , nó rú lên kinh lắm !
XóaThân gởi cô Nguyễn Hoàng Vi và bạn đọc,
XóaAn Ninh bắt phụ nữ rồi lột trần truồng như nhộng để quay phim làm nhục chính là hành động xúc phạm nhân phẩm, quyền con người rất nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn nữa là sự việc đã xảy ra ngay tại đồn Công An và lúc đó có rất nhiều nhân viên an ninh tham gia (theo tường thuật thì có ít nhất 6 người trở lên).
Khuyên cô Nguyễn Hoàng Vi nên làm đơn kiện bọn An Ninh vô pháp vô thiên này lên Toà Án Quốc Tế. Cô Hoàng Vi chỉ cần làm đơn kiện, trong đơn kể rõ sự việc rồi tung lên mạng Internet thì sẽ có người gởi lá đơn kiện đó đến toà án quốc tế giúp cô. Tôi tin rằng cô Hoàng Vi sẽ thắng kiện và sẽ nhận được sự bồi thường thoả đáng. Ở những quốc gia văn minh, dân chủ họ rất coi trọng nhân phẩm và quyền con người. Nếu như nhà nước VN thua kiện mà không chịu bồi thường cho cô thì toà án quốc tế cũng sẽ có cách cưỡng chế họ.
Nên nhớ trước kia cũng có một thương gia Việt kiều Hà Lan tên là Trịnh Vĩnh Bình đã khởi kiện nhà nước VN chiếm đoạt tài sản của ông ta trị giá gần cả chục triệu USD một cách bất hợp pháp, rồi còn bỏ tù ông ta một năm rưỡi nữa. Sau khi ra tù về lại Hà Lan, ông Bình đã viết đơn khởi kiện nhà nước VN theo tinh thần khế ước thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan. Luật sư của nhà nước VN biết sẽ bị thua kiện nên đã giàn xếp với luật sư của ông Bình để bồi thường bên ngoài toà. Nhà nước VN rất sợ bị đương sự kiện họ ra toà án quốc tế. Bởi vì khi đối diện với toà án quốc tế thì nhà nước VN thường sẽ bị thua và còn bị mất hết sĩ diện nữa.
Chúc cô Hoàng Vi thành công. Người Việt trong nước và hải ngoại sẽ đứng bên công lý tức là đứng bên cô. Thế nên cô cũng đừng nên lo sợ gì hết mà cứ tiến lên khởi kiện những kẻ đã hạ nhục cô.
Tuần trước, cô Nguyễn Hoàng Vi đã viết đơn gửi đến các cơ quan chức năng tố cáo hành vi làm nhục cô của an ninh và công an phường Nguyễn Cư Trinh. Đơn tố cáo cũng được gửi đến cụ Lê Hiền Đức.
XóaQuý vị có thể xem chi tiết nội dung đơn tố cáo tại blog Lê Hiền Đức:
http://lhdtt.blogspot.com/2013/01/on-to-cao-cua-cong-dan.html
Chúng ta mới hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, còn cách mạng dân chủ thì chưa hoàn thành cần tiếp tục thực hiện. Mong rằng có nhiều người cùng đứng lên ủng hộ kiến nghị này.
Trả lờiXóaTôi hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố đòi thi hành quyền con người trong hiến pháp nước ta bằng cách Quốc hội xóa bỏ điều 88 của BLHS - luật này đã cản trở hạn chế tối đa quyền công dân mà bất kì 1 nước dân chủ văn minh nào đều được tôn trọng thi hành. Đây là ước mong từ lâu của cả dân tộc kể từ ngày thành lập nước VNDCCH đến nay để đất nước nhanh chóng hội nhập vào tốp các nước văn minh có nền kinh tế khoa học kỉ thuật phát triển.
Trả lờiXóaCái quan trọng là nhà cầm quyền có chịu nghe hay không? Còn có ký tên kêu gọi n lần đi nữa mà nhà cầm quyền nhất quyết không nghe và ngược lại ra lệnh bắt bớ, trấn áp thì rõ khổ.
Trả lờiXóaBác ẩn danh ơi. Thứ nhất: nói phải củ cải cũng nghe. Hic, không lẽ nhà cầm quyền mình thua cả củ cải à? Thứ nhì: cứ thử cỡ mười ngàn chữ ký xem, có điếc cũng phải nghe ra phải không ạ?
XóaĐã cóa trên 14 ngàn chữ ký ủng hộ "kiến nghị 72 " bạn ạ.
XóaQuyền con người đã được ghi rất rõ trong Hiến pháp 1946;1959;1980;1992.Nội dung về quyền con người được ghi trong Hiến pháp rất cụ thể,nếu từ trước đến nay chính quyền thực sự tôn trọng các quyền này thì thật diễm phúc cho muôn dân.Hiến pháp 1992 đã cụ thể quyền con người gồm quyền về chính trị,quyền về kinh tế văn hoá,quyền về tự do dân chủ.
Trả lờiXóaQuyền về tự do dân chủ trong Hiến pháp 1992,nếu được tôn trọng thì nước ta đã thực sự là dân chủ và văn minh chứ không phải chỉ có dân chủ,văn minh viết trên khẩu hiệu.Về quyền này Hiến pháp đã chỉ rõ:
-Quyền tự do ngôn luận,tự do báo chí,quyền được thông tin,quyền hội họp,lập hội,biểu tình theo quy định của pháp luật(điều 69)
-Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo(điều 70)
-Quyền bất khả xâm phạm về thân thể(điều 71)
-Quyền bất khả xâm phạm về nhà nhà ở,quyền bí mật về thư tín,điện thoại,điện tín(điều 73)
-Quyền tự do đi lại và cư trú(điều 68).
Nhưng trên thực tế thì bao nhiêu phần trăm các điều này được thực hiện?đây là một câu hỏi mà tôi nghĩ rằng ai cũng rất dễ để trả lời.Đọc những điều này,chợt thấy hình ảnh ông CHHV,hình ảnh các cuộc biểu tình phản đối sự gấy hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc,hình ảnh bà Bùi Hằng trong trại Thanh Hà,hình ảnh anh em nhà ông Vươn giữ đầm tôm,bảo vệ nơi trú ngụ,hình ảnh thu hồi đất ở Văn Giang và qui định cấm người nhập cư ở một số thành phố.v.v.mà thấy quá buồn.
Các sự việc xảy ra trong thời gian qua,đã có quá nhiều điều thực sự đã đi ngược với những gì đã ghi trong Hiến pháp.
Thật buồn là những quyền này đã được ghi trong Hiến pháp từ năm 1946,trải qua hơn nửa thế kỷ đã được hoàn chỉnh cụ thể từng chi tiết.Nhưng không hiểu do trình độ có hạn,hay vì lợi ích của những ai mà nhiều cơ quan thực thi pháp luật đã vô tình,hay cố tình phủ nhận những quyền này của con người,để đến nay những người dân lại phải viết lời kêu gọi thực thi quyền con người thì thật quả là những điều đáng phải suy nghĩ cho sự phát triển của đất nước.
Chấn Phong.
Không biết có nước nào thay đổi HP nhiều như VN không ? 46-59 : 13 năm ; 59-80 : 21 năm ; 80-92 : 12 năm ; 92-2013 : 21 năm . Thế mà quyền con người lại cứ phải xin cho .
XóaTôi có đề nghị thế nay: Mỗi gia đình Việt Nam một tháng ít nhất có hai lần thắp hương mùng 1 và ngày rằm. Lúc khấn thì cầu cho quốc thái dân an cầu cho bọn hại dân hại nước tuyệt tự tuyệt tôn, tai ương liên tục.Rồi mới đến cầu cho gia đình mình. Tôi nghĩ cả dân tộc nguyền rủa chúng hàng tháng thì chắc có kết quả. Ý kiến mọi người thế nào
Trả lờiXóaTôi nhớ có một vị lãnh đạo dân chủ nào đó dã nói " Tôi không sợ những người bất đồng chính kiến với tôi; tôi chỉ sợ những người không đồng ý với tôi nhưng họ không nói cho tôi biết" THẾ MỚI LÀ DÂN CHỦ phải không các bạn. INT OK !
Trả lờiXóaVN luôn có những phong trào của nhân dân.
Trả lờiXóaQuyền con người đã được ghi vào hiếp pháp 50 năm nay , và cũng 50 năm qua quyền con người chỉ là trên giấy và bị chà đạp tại Việt nam .
Trả lờiXóaĐể ký vào lời kêu gọi này sao thấy khó quá, xin qui vị dùng cách như Vietcatholic để mọi người ký như bản tuyên bố của HĐGM VN.
Trả lờiXóaMong lắm thay