Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

CUỐI NĂM, THĂM ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP


Từ ngày 18 đến 24 tháng 12 năm 2012, vợ chồng chúng tôi có chuyến thăm và khảo sát tại Campuchia. Chuyến đi này là tôi tháp tùng Trang phu nhân sưu tập tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử mỹ thuật; đồng thời cũng là để Trang phu nhân tự thưởng cho mình một chuyến du lịch sau một năm học tập vất vả để giành văn bằng tiến sĩ trong năm 2012.

Vì bận hành trình, nên có một số việc tôi không tham gia và đưa tin được, như: Liên hoan Ca trù Hà Nội 2012, tọa đàm về Tiếng Việt, tọa đàm về truyền thông xã hội, vụ chợ Thanh Ấm - Vân Đình, v.v...

Để chuyến đi được thuận lợi, chúng tôi đã nhờ hỏi về việc xuất cảnh trước đó nửa tháng. Dù đèn vàng nháy nháy, vẫn quyết tâm đi. Đồng thời để khỏi phức tạp, bèn đăng ký chuyến đi theo tour du lịch. Tôi viết đơn xin nghỉ, trình bày rõ lý do vắng mặt là đưa Trang phu nhân đi sưu tập tài liệu phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy về mỹ thuật. 

Tại Sài Gòn, chúng tôi có một buổi chiều đàm đạo về Phật giáo và cổ sử với học giả Lê Mạnh Thát: Ông cho xem phiên bản tấm tranh "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ" bản đầy đủ nhất với tất cả các lưu đề và ấn chương trên tranh.

Học giả Lê Mạnh Thát đang làm vườn như một người làm vườn thực thụ. Ông đón tiếp chúng tôi như những người bạn thân thiết - vì trước đó ông đã hai lần tiếp Trang phu nhân mỗi buổi là cả một buổi chiều. 

 

KHÁM PHÁ ANGKOR 
Tp.Hồ Chí Minh - Siem Reap - Phnom Penh - Tp.Hồ Chí Minh
Thời gian: 4 ngày – 3 đêm

NGÀY 1: TP. HỒ CHÍ MINH – SIEM REAP
- 05h00 tập trung tại điểm hẹn và khởi hành đi Siêm Riệp. Ăn sáng tại Trảng Bàng.
- 07h30 Đến cửa khẩu Mộc Bài, làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cửa khẩu.
.

12h00 đến Kom Pong Cham. Dùng cơm trưa tại nhà hàng. Tiếp tục khởi hành đi Siêm Riệp.
- 17h30 Đến Siêm Riệp. Thưởng thức ẩm thực Cambodia tại nhà hàng địa phương - thưởng thức một số tiết mục văn nghệ. Nghỉ đêm tại khách sạn.
.
 
 
NGÀY 2: SIEM REAP - ANGKOR
- Sáng: Dùng điểm tâm tại khách sạn. Sáng tham quan Khu Đền Angkor Wat một trong những kỳ quan của thế giới, thiêng liêng bậc nhất ở Đất nước Chùa Tháp.
Tại đây, Trang phu nhân và một đồng nghiệp đã tách đoàn để dành trọn 10 tiếng đồng hồ để chụp ảnh và khảo sát tư liệu. 
VỀ ANGKOR WAT  - tổng hợp của Quách An
Angkor Wat, còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích.
Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Surja warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo.
Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Kiến trúc
Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.
Cách bố cục này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².
Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.
Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia.
Chi tiết
Miêu tả đền đưới đây là miêu tả từ ngoài vào, từ dưới lên và từ thấp lên cao và được chia làm các khu vực.
Chu vi đền là 6km vuông, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.
Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.
Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độc cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Đền Angkor không phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.
Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat là những phiến đá xanh, ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích xưa chuyện cổ mà các chuyên gia nói rằng xuất phát từ sử thi Ấn Độ Mahabharata và Raymana.
Tầng 1: Có thể nói Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Có lẽ độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Với bề cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền. Nhờ được bảo vệ bởi bức trần và mái hành lang chạy xuyên suốt, bức tranh dường như còn nguyên vẹn và như mới. Phía trong cùng của bức tranh là cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara... Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng trên nguyên tắc, sắp xếp đá trước, sau đó các kiến trúc sư mới bắt đầu điêu khắc. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở. Tầng nhất của Angkor có các hồ nước dùng cho vua tắm rửa, tẩy rửa tội lỗi và thoát y hiện nay đã khô cạn nước và nhằm bảo vệ cho di tích.
Tầng 2 của ngôi đền là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành bao bọc, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát hước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ các vị thần Visnu giáo to lớn bằng đá đen nhưng lại bị người dân Campuchia hiện tại lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng như Phật giáo. Sự lầm tưởng về vị thần của Hindu giáo và Phật giáo cũng dễ dàng chấp nhận bởi sự giao thoa về tôn giáo. Tại tầng 2 có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng bóng loáng do du khách nghịch ngợm sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.
Tầng 3 là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65m.Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đàng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên dốc đứng gần như 45 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Nó không dành cho những du khách tim mạch và những người lớn tuổi. Đã xảy ra tai nạn đối với du khách và nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý Angkor chính là việc phải xây dựng một cầu thang sắt có tay vịn và bục gỗ che chắn nhằm bảo vệ di tích. Bốn mặt của tháp đã được xây dựng một tháp có cầu thang sắt đi lên.
Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng như mình đang đánh trống, gian phòng này nếu nhìn từ bên ngoài vào thì được thiết kế ở phía bên trái. Với rất nhiều các tiên nữ được điêu khắc trên tường thì có một tiên nữ há miệng nhe bốn cái răng do cô này mắc cỡ mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình bên phải sát cánh cửa.
Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
Năm 1973, các nhà khảo cổ học người Pháp từng tiến hành quản lý ở đây, nhưng do chiến tranh leo thang nên bắt buộc học phải dời đi. Ngôi chùa vĩ đại này cũng như quần thể kiến trúc xung quanh trở thành nơi ẩn náu của Khmer Đỏ (gần 160km² ở đó, tồn tại khoảng 200 chùa miếu, Angkor Wat nằm giữa trung tâm của những kiến trúc đó). Hiện nay, khắp ngôi chùa này, vẫn còn lỗ chỗ những vết đạn.
Sau 20 năm bị bỏ hoang phế, công tác bảo vệ lại được bắt đầu. Nhưng mọi người vẫn lo ngại, với cách sửa chữa thô sơ, thiếu phương tiện, có thể làm cho di tích càng bị tổn hại nhiều hơn.

 
 









Hình t­ượng Apsara trong lịch sử mỹ thuật - Quách An tổng hợp 

Hình tư­ợng vũ nữ Apsara đ­ược bắt nguồn từ Ấn Độ. Theo Ấn Độ giáo Apsara là những tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, cử chỉ thanh thoát, duyên dáng và múa hát điêu luyện. Họ là vợ các nhạc công trên tiên giới, đồng thời là các tì nữ hầu hạ thần Indra - vua của các vị thần.

- Đặc trư­ng của hình t­ượng Apsara là tác phẩm điêu khắc một hoặc nhiều vũ nữ trình diễn những động tác chậm rãi, tinh tế như­ những nàng tiên đang vui chơi.

- Apsara du nhập vào Campuchia từ khoảng thế kỷ I, cùng Phật giáo nghệ thuật này phát triển mạnh với kỷ nguyên Angkor. Đến thế kỷ XIII các nghệ nhân chạm khắc ng­ười Khmer với nhiều tác phẩm điêu khắc, phù điêu về Apsara ra đời trong các đền đài.

- Tới thế kỷ VII nghệ thuật điêu khắc cùng hình t­ượng Apsara ảnh h­ởng tới văn hoá Việt Nam và phát triển liên tục tới thế kỷ XVII tại v­ương quốc Chămpa cổ. Những pho t­ượng, chạm khăc về vũ nữ Apsara đ­ợc tìm thấy ở nhiều vùng, trong những ngôi tháp Chàm, đền thờ, bệ thờ…Tuy đư­ợc kế thừa từ nền văn hoá Ấn Độ, Campuchia như­ng lại mang những nét đặc sắc riêng về nghệ thuật điêu khắc. Đó là sự hài hoà, uyển chuyển, hoàn mỹ hơn, xinh xắn hơn.

Ý nghĩa điệu múa Apsara.

- Điệu múa Apsara có 24 động tác một tay, 13 động tác hai tay. Mỗi động tác đều mang một ý nghĩa hay biểu t­ượng nào đó về thiên nhiên hay con ngư­ời. Chẳng hạn như­: một ngón tay cong lên trời nghĩa là “hôm nay”, đặt tay ngang ngực là “hạnh phúc”. Hai tay hướng lên trên là “cái chết”, hai tay hư­ớng xuống d­ưới là “sự sống” 

Theo dân gian Apsara là các nàng tiên mây n­ước, khi các nàng ca múa thì cỏ cây muông thú sinh sôi nảy nở. Vì vậy ngư­ời ta tôn vinh Apsara là nữ thần Thịnh vư­ợng. Th­ường được biểu diễn vào những ngày lễ tết, hội hè, c­ưới hỏi
.

 


Tham quan quần thể cung điện Angkor Thom: tượng Bayon bốn mặt với nụ cười phúc hậu và bí ẩn, chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc Angkor hùng vĩ. 

ANGKOR THOM - Quách An tổng hợp thông tin

Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Tại trung tâm thành là ngôi đền quốc gia của Jayavarman, đền Bayon, với các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ngay phía Bắc đền.

Lịch sử

Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII, và là trung tâm của chương trình xây dựng khổng lồ của ông. Một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã viết về Jayavarman VII như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.

Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Khmer tại địa điểm này. Trước đó 3 thế kỷ, Yashodharapura ở gần đó về phía Tây Bắc đã là thủ đô. Angkor Thom trùm lên một phần của thành phố đó. Các đền thờ nổi tiếng nhất của thời kỳ cổ hơn nằm trong thành phố là Baphuon - ngôi đền quốc gia cũ, và Phimeanakas - ngôi đền đã được nhập vào Cung điện Hoàng gia. Người Khmer đã không phân biệt rõ ràng giữa Angkor Thom và Yashodharapura, thậm chí đến thế kỷ 14, một tấm bia vẫn còn sử dụng tên cũ (Higham 138). Cái tên Angkor Thom — thành phố vĩ đại — đã được sử dụng từ thế kỷ 16.

Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609, khi một du khách phương Tây viết về một thành phố bỏ hoang: "kỳ diệu như Atlantis của Plato" mà có người cho là đã được xây dựng bởi Hoàng đế La Mã Trajan (Higham 140).

Phong cách

Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng Naga tại mỗi tháp.

Vị trí

Thành phố nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng vào đến Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc. Các bức tường thành (cao 8 m, dài 3 km, bên ngoài là hào nước) bao quanh một khu vực rộng 9 km². Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, có một cổng thành. Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. Do bản thân Bayon không có tường hay hào của riêng mình, các nhà khảo cổ học giải thích rằng các tường và hào của thành phố đại diện cho núi và biển bao quanh Núi Meru của Bayon (Glaize 81). Một cổng khác — Cổng Chiến thắng — nằm cách cổng phía Đông 500 m; con đường Chiến thắng chạy song song với con đường phía đông để dẫn tới Quảng trường Chiến thắng và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon.

Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành (sau này được bổ sung vào công trình chính) giống với các khuôn mặt tại đền Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này. Trước mặt mỗi cổng thành có một bờ đường đắp ngang qua hào nước, dọc theo mỗi bên đường có một hàng các deva, mỗi hàng nâng một naga trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) - một truyền thuyết phổ biến tại Angkor. Đền-núi Bayon, hay có lẽ chính cổng thành (Glaize 82), có thể là cái trục của sự kiện khuấy biển. Các naga có thể cũng đại diện cho sự chuyển dịch từ thế giới loài người tới thế giới của thần thánh (đền Bayon), hoặc là các thần hộ vệ (Freeman and Jacques 76). Các cổng vào có kích thước 3,5 × 7 m và có thể đã được đóng bằng các cánh cửa gỗ (Glaize 82). Cổng phía Nam cho đến nay là nơi được thăm viếng thường xuyên nhất, do đây là lối vào chính của khách du lịch.

Tại mỗi góc thành phố là một Prasat Chrung — điện thờ đặt tại góc — được xây dựng bằng sa thạch và để thờ Quán Thế Âm. Các điện thờ này có hình chữ thập với một tháp trung tâm và hướng về phía đông.

Bên trong thành có một hệ thống kênh đào dẫn nước chảy từ phía Đông Bắc tới phía Tây Nam. Khu đất được bao bọc bởi tường thành có thể đã là nơi xây dựng các tòa nhà thế tục của thành phố, nhưng các tòa nhà này đã không còn tồn tại. Khu vực này ngày nay được bao phủ bởi rừng cây.

Trừ đền Bayon, tất cả các di tích chính đều nằm tại phía Tây hoặc phía Đông của Quảng trường Chiến thắng. Tính từ Nam tới Bắc, các di tích này là Baphuon, Sân Voi, Phimeanakas và Cung điện Hoàng gia, Sân Vua Cùi, Tep Pranam và Preah Palilay; ở phía Đông, Prasats Suor Prat, đền Khleang phía Nam, đền Khleang phía Bắc và Preah Pithu.

Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Campuchia. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia.

Nằm ở trong khu phức hợp quần thể Angkor Thom, Bayon được xem là ngôi đền trung tâm của khu phức hợp Angkor Thom - hay còn gọi là thành Yaxodarapura.

Lịch sử

Angkor Thom, có nghĩa là "Kinh thành lớn", là thành phố kinh đô lâu dài nhất và cũng là cuối cùng của Vương quốc Khmer được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 12. Sau khi vua Suryavarman II là người xây dựng Angkor Wat băng hà vào khoảng năm 1150, Campuchia rơi vào tình trạng rối ren, vô chính phủ. Quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công và cuối cùng cưỡng chiếm Angkor Wat. Jayavarman VII lúc sinh thời vốn là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, ông thờ ơ với mọi biến động trong đời sống. Đến 50 tuổi, thấy đất nước quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm dày xéo, ông thấy không còn con đường nào khác hơn là theo con đường kiếm cung mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn. Năm 1181, ông dấy binh khởi nghĩa, sau ròng rã bốn năm chiến đấu, ông đánh đuổi được Chiêm Thành ra khỏi đất nước mình, khôi phục lại thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh.

Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệu miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các đền Bayon và Bantay Chrma. Sau khi hoà bình được lập lại Jayavarman VII lên ngôi, lúc này ông khoảng 50 tuổi. Ông liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới gọi là thành Yaxôdarapura.

Chi tiết

Khu đền Bayon nằm ở trung tâm Angkor Thom, cách cổng thành khoảng 1 cây số rưởi. Bayon là khu đền súc tích với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ. Được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13 như là đền chính thức của vua Jayavarman VII, tin theo Phật giáo Đại thừa khác với tín ngưỡng Ân Độ giáo như các vua trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (devaraja). Vua Jayavarman VII cải giáo sang Đại thừa vì các vua đời trước nối nghiệp vua Suryavarman II theo Ấn Độ giáo, người xây dựng Angkor Wat đã để quân Chiêm Thành đánh bại. Sau khi Jayavarman VII chết, những vua nối tiếp với tín ngưỡng khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo Nguyên thủy, đã xây thêm cho ngôi đền dựa theo tín ngưỡng của mình.

Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng mà cả ba tầng đều đổ nát nhiều, gạch đá nằm ngổn ngang khắp nơi. Hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1200 mét, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ chiến, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ. Nhiều khoảng tường công trình vẫn còn dở dang, chỉ còn để lại nét phát họa. Có lẽ bị bỏ dở khi vua Jayavarman VII qua đời. Hình ảnh nổi bật nhất của Bayon vẫn là những ngọn tháp cao vút ở trung tâm bằng đá tảng, chạm khắc thành 2, 3 và chung chung là 4 khuôn mặt nhìn bốn hướng. Kiến trúc của Bayon được xem như có phong cách của trường phái baroque, trong khi Angkor thuộc phái cổ điển. Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Người khác thì cho là của Quán Âm Bồ Tát (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học Coedes thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các vua Khmer tự cho mình là vua thần (devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình. Có tất cả 37 tháp đền đá tạc hình nhiều khuôn mặt nhìn xuống và nhìn đi bốn hướng như thể quan sát chúng sanh và che chở cho đất nước. Bên trong đền có hai dãy hành lang đồng tâm ở tầng dưới, và một dãy ở tầng trên. Tất cả nằm dồn lại với nhau trong một không gian hạn hẹp bề 140 m và bề 160 m, trong khi phần chính của ngôi đền nằm ở tầng trên lại còn hẹp hơn với kích thước 70 m × 80 m; khác với Angkor Wat, người ta phải trầm trồ với qui mô to lớn và thoáng rộng của nó. Từ xa nhìn vào Bayon rải dài theo chiều ngang như một đống đá lổn chổn muốn vươn lên trời cao. Các tháp có kích cỡ cao thấp khác nhau, có tháp thật thấp khiến khuôn mặt như nhìn thắng vào mắt của du khách. Đi theo những lối đi quanh co, người ta có cảm giác như đi lạc vào một mê trận. Bất cứ rẽ vào lối nào du khách cũng trực diện với những đôi mắt đang chăm chú nhìn mình. Trong số hằng trăm ngôi đền nơi quần thể Angkor, Bayon khiến cho các nhà khảo cổ thắc mắc nhiều nhât. Bayon hiện vẫn bao trùm nhiều bí ẩn mà lời giải đáp vẫn đang còn được tranh cãi: nó được xây với biểu tượng gì, để thờ ai? Có lẽ thích hợp với lời giải thích nhất vẫn là khuôn mặt với nụ cười hết sức bí ẩn nằm ở tháp trung tâm. Một số dân Khmer cho rằng Bayon được xây dựng vào thời vương quốc này được chia thành 54 tỉnh, những đôi mắt của những bức tượng này nhìn về phía muôn dân trong các tỉnh đó để cứu độ (dưới hình ảnh Quán Âm bồ tát), để che chở (dưới hình ảnh của vua Jayavarman VII). Thoạt đầu vào năm 1929, Robert J. Casey trong cuốn sách về Angkor nhan đề In Fact cho rằng những khuôn mặt đá là những khuôn mặt của thần Siva thuộc Ấn Độ giáo. Thế rồi trong thập niên 1930, các nhà khảo cổ thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ khám phá ra rằng cái mô-típ ấy thuộc bên Phật giáo Đại thừa mà những hình ảnh bốn mặt đó là của Quán Thế Âm (Avalokitesvara). Họ lý luận rằng theo Đại thừa, bồ tát là người đã hoàn toàn giác ngộ để đạt thành Phật. Thay vì nhập Niết bàn, họ chọn ở lại trần gian để cứu độ những kẻ đang bị trầm luân trong khổ ải. Qua nụ cười bí ẩn của các khuôn mặt, vị bồ tát mà dân Campuchia gọi là Lokesvara đang tỏ lòng thương cảm trước nỗi đau của chúng sinh. Đồng thời có thuyết cho rằng vua Jayavarman VII tự cho mình hiển thị qua hình ảnh của Lokesvara, một vị Phật sống qua vai trò của một vị vua thần. Nhìn ngược về lịch sử, chiến thắng bất ngờ của vua Jayavarman VII dành lại độc lập cho xứ sở từ Chiêm Thành đã chiếm được trái tim của mọi con dân Khmer. Sau khi đánh bại quân Chiêm Thành, ông thôn tính luôn nước Chiêm Thành và mở rộng lãnh thổ trải dài khắp vùng Đông Nam Á. Những tháp với bốn khuôn mặt nhìn ra bốn hướng có lẽ để làm e dè những kẻ đến chiêm bái ở đền Bayon. Nhìn đâu họ cũng thấy những đôi mắt của vị vua thần đang chằm chằm nhìn họ. Đồng thời những kẻ sùng bái thần phục lòng thương yêu của vị vua dành cho họ qua những hình ảnh trên những bức phù điêu mô tả đời sống thường nhật của dân chúng. Ngoài ra còn những bức miêu tả công lao đánh đuổi ngoại xâm Chiêm Thành nhắc nhở với thần dân rằng họ mang ơn vô vàn đối với vị vua thần đầy nhân ái, kẻ đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.

Cố nhiên những công trình vĩ đại được xây dựng vào thời gian này đã làm cho nhân lực và vật lực trong nước bị khánh kiệt, thuế má và sưu dịch ngày càng đè nặng lên đầu nhân dân, làm cho quần chúng lao động vô cùng cơ cực và oán than. Nhiều cuộc bạo động và khỡi nghĩa của quần chúng đã nổ ra, nhưng ngoài một số phong trào đấu tranh được ghi chép lại một cách vắn tắt và mơ hồ trong một số rất ít ỏi tài liệu văn bia, chúng ta không có thêm nguồn tài liệu nào khác nữa. Dẫu sao thì những công trình kiến trúc đồ sộ và vô cùng tốn kém đó cũng nói lên được sức sáng tạo của những người Khmer thời cổ. Dưới đời vua Jayavarman VII, sức sáng tạo đó rõ nét nhất qua việc xây dựng khu chùa Banteay Chmar, một trong những ngôi chùa đẹp nhất của Campuchia. Theo ước tính của G. Groslier trong cuốn Angkor - Người và đá "chỉ riêng việc xây dựng ngôi chùa cũng đòi hỏi bốn vạn bốn nghìn công nhân làm việc trong tám năm, mỗi ngày làm mười giờ. Còn như việc trang trí cho ngôi chủa thì cũng cần đến một nghìn thợ điêu khắc làm việc suốt trong hai mươi năm".

Nhiều đền chùa khác được xây dựng ở các tỉnh xa xôi: đền Wat Norko ở Kompong Cham, đền Ta Prom ở Bati và rất nhiều đền khác tại Lopburi, Ratburi, Phetchaburi, Muong Sen... tất cả đền nằm trên đất Thái Lan ngày nay. Trong những công trình kiến trúc quy mô đó, tập trung nhiều nhất pở kinh thành Angkor Thom và vùng phụ cận. Đó là một kinh thành với những bức tường thành dài 12 km, những hào sâu bao bọc, những cổng lớn hướng về bốn phương trời và đền Bayon ở trung tâm; đó là đền Banteay Kdei, đền Ta Prhom, đền Neak Pean, đền Preah Khan, được coi là những viên ngọc của nghệ thuật kiến trúc Khmer. Ở đây người ta không thờ vua-thần với những tượng linga bằng vàng như dưới các đời vua trước, mà người ta thờ pho tượng Jayavarman VII khổng lồ bằng đá dưới dạng Quan Âm Bồ Tát. Phía Đông Angkor Thom còn có các đền Banteay Kdei bên cạnh hồ Sras Srang, đền Ta Prom thờ tượng bà hoàng thái hậu, tượng vị cao tăng thầy học của nhà vua cùng với trên 260 pho tượng khác. Ở phía bắc Angkor Thom có đền Prei Khan thờ tượng vua chúa, trong đó người ta tìm thấy bia đã nói trên đây tường thuật lại buổi lễ đang quang cũng như những công trình xây dựng đường sá và bệnh viện của nhà vua.

Tình trạng

Ngôi đền có thể do may mắn và do một phần chính do sự may mắn của lịch sử. Chính khuôn mặt từ bi của những bức tượng thần bốn mặt đó mà các vị vua sau theo Ấn Độ giáo đã tưởng lầm là khuôn mặt của thần Shiva nên tiếp tục hoàn thiện nó mà không đập bỏ. Khác với những công trình khác có sự đấu tranh về tôn giáo, vị vua trước theo Phật giáo, các vị vua sau theo Ấn Độ giáo sẽ đập bỏ toàn bộ các công trình xây dựng trước đó, và khi các vị vua sau theo Phật giáo sẽ làm việc tương tự và theo quy trình đó, toàn bộ các công trình trong quần thể Angkor Thom hoàn toàn không nguyên vẹn mà có sự đấu tranh tôn giáo gay gắt. Một trong những ngôi đền tiêu biểu cho sự đấu tranh tôn giáo gay gắt nhất là Ta Prohm. Bayon lại may mắn hơn khi khuôn mặt Bồ Tát bốn mặt bị lầm tưởng là thần Shiva nên nó vẫn tồn tại khá nguyên vẹn đến tận ngày nay, dù bị đổ nát do chiến tranh và thời gian. Di tích này hiện nay đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi nó là một trong những di tích thu hút du khách. Hiện nay Nhật Bản đã giúp Campuchia khôi phục di tích này.Phần phía bức tường có bức tranh sử thi được trùng tu trước vì sức phá hoại của thiên nhiên đến với các bức tranh này đang diễn ra nhanh chóng.














 Sau đó tham quan Hoàng Cung của vị vua Yayavarman thứ VII thế kỷ XII, thăm Quảng trường đấu Voi – nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của Người Khơme cổ. 

- Trưa: Dùng cơm trưa. Chiều tham quan các ngôi đền Banteay Kdey, Takeo cổ kính, quan trọng nhất là Đền Taprohm, nơi ghi lại sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên gần 1000 năm qua. Nơi đây đã được Hollywood chọn làm bối cảnh chính trong bộ phim nổi tiếng “Bí Mật Ngôi Mộ Cổ” do nữ minh tinh Angelina Jolie thủ vai chính.

Tường thành đá ong.

Người hướng dẫn viên giới thiệu cây cổ thụ này là cây cái. 
Tôi bảo: Anh chẳng cần giới thiệu, nhìn, tôi cũng biết.




- Chiều: 17h00 Leo Núi Bakheng ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi, phóng tầm nhìn toàn cảnh Angkor Wat, Hồ Barây, sân bay Siêm Riệp. 





18h00 dùng cơm tối tại với các món ăn tự chọn (buffet) tứ phương và cùng thưởng thức điệu múa Apsara quyến rũ làm đắm say lòng người. Nghỉ đêm tại khách sạn.




NGÀY 3: SIEM REAP – PHNOM PENH
- 06h30: Ăn sáng tại khách sạn, trả phòng. Xe đón khởi hành đi Phnôm Pênh. Trên đường ghé thăm cây cầu đá (Cầu Rồng) cổ nhất Đông Nam Á: Kom Pong Kdei. Cầu này được xây dựng vào năm 1181.
.



13h00 Đến Phnôm Pênh. Dùng cơm trưa tại Phnôm Pênh. Nhận phòng khách sạn.
- 14h30: Tham quan biểu tượng linh thiêng của thành phố: Wat Phnom, Hoàng Cung, Chùa Bạc. 
.

Dùng bữa tối. Xe đưa đi tham quan Thủ đô Phnôm Pênh về đêm dọc theo bờ sông Mêkông thơ mộng và thử vận may tại Casino Naga. Nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 4: PHNOM PENH - TP. HỒ CHÍ MINH
- 07h30: Điểm tâm, trả phòng. Xe đón và đưa đi tham quan thành phố Phnôm Pênh: Đài Độc Lập, Đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam, Chợ Mới và các trung tâm mua sắm lớn của thủ đô. 

Chúng tôi không đi chợ mua sắm, mà đi thăm Bảo tàng quốc gia Campuchia và bảo tàng tội ác diệt chủng Ponpot - Yengxary.





Dùng cơm trưa tại Phnôm Pênh. Sau đó khởi hành về TPHCM, 15h30 đến cửa khẩu Mộc Bài, làm thủ tục xuất nhập cảnh. Đến TPHCM lúc 18h00. Kết thúc chương trình. 

Tối 24 nhậu đến 12h PM tại Tp HCM. 
Sáng 25, nữ sĩ Khánh Trâm lái xe đưa đi thăm Chùa Giác Lâm - ngôi chùa cổ nhất Nam Bộ. Xem tận mắt đôi câu đối độc đáo:

朝 朝 朝 朝 朝 拜朝 朝 朝 拜
齊 齊 齋 齊 齊 戒 齊 齊 齋 戒

Triêu triêu triều, triêu triêu bái, triêu triêu triều bái
Tề tề trai, tề tề giới, tề tề trai giới.

(Nhộn nhàng chầu, nhộn nhàng bái, nhộn nhàng chầu bái
Lặng lẽ trai, lặng lẽ giới, lặng lẽ trai giới). 

đã được học giả Cao Tự Thanh đọc và dịch, công bố trên tạp chí Hán Nôm số 3/1993.



Trưa, các vị Lê Hiếu Đằng - Tương  Lai - Huỳnh Kim Báu - Khánh Trâm mời cơm.
Các nữ sĩ Phương Anh, Nguyễn Thị Hậu, thi sĩ Bùi Chát và các bạn mời Trang phu nhân dùng cơm trưa.






Sau bữa trưa, ra sân bay về HN.   

Một vài ghi chép thực địa trong chuyến đi; 
- Phải chăng tòa Ngọ Môn kinh thành Huế là do người Chàm xây dựng?
- Kỹ thuật đào đá ong ở vùng Sơn Tây (Từ Thạch Thất - Quốc Oai - Phúc Thọ - Sơn Tây - Ba Vì  - trong đó nổi tiếng nhất là làng Việt cổ Đường Lâm) phải chăng là học được từ những tù binh Chàm bị bắt giữ nơi đây?
- Tình hình các bảo tàng ở Campuchia: Tùy tiện, tạm bợ, không khoa học.

..... 
Cuối cùng, chuyến đi đã kết thúc tốt đẹp. Xin cám ơn các vi nhân sĩ trí thức, bè bạn tại Tp HCM đã đón tiếp. Cũng xin cảm ơn những người bạn mà chúng tôi chưa có dịp quen biết, vì nhiệm vụ mà đã tiễn chân tới Nội Bài, và một lần nữa tại cửa khẩu Mộc Bài, và đồng hành cùng chúng tôi trên đất nước Chùa Tháp, trong cả hành trình, khiến chúng tôi thấy rất yên tâm.

Hà Nội đêm cuối năm 2012.

7 nhận xét :

  1. Kính chào bác và trang phu nhân.
    Bác sướng thật đấy. Sang Cam-pu-chia, bác thấy Vũ nữ Áp-sa-ra có đẹp như bên mình không?
    Em Zai

    Trả lờiXóa
  2. Ho bao ton di san Van Hoa the chu . Ben ta chac dem nung voi het Bac nhi ?

    Trả lờiXóa
  3. Hi hi! Thế là lão đi thăm Pôn pốt, à quên Căm bốt!

    Trả lờiXóa
  4. Bác Diện ơi bác và phu nhân đi ngắm cảnh thiên nhiên thế này thích quá. Tôi không còn địa chỉ email của bác, đành viết vài dòng ở đây gửi lời thăm bác. Chúc bác năm mới luôn mạnh giỏi, hãy giữ và phát huy chí khí của người con Xứ Đoài bác nhé. Đất nước rất cần những người như bác đấy!

    Tôi vừa đọc bài này "Chiêu Hổ - Phạm Đình Hổ" trên Văn Hóa Nghệ An, thấy nhiều điểm mới. http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/5441-chieu-ho-pham-dinh-ho.html

    Bác có comments gì về ý kiến của tác giả trong bài không? bác có biết tác giả Trần Thị Kim Anh là ai không?

    Tết này tôi sẽ về Việt Nam ăn tết, anh em gặp nhau một chút thì vui nhỉ.

    Đặng Đình Thi- Anh Quốc

    Trả lờiXóa
  5. Vừa vui vừa học được nhiều điều thú vị . Ts và Phu nhân ghé Saigon chắc còn lưu lại ít ngày chơi với bạn bè. Chúc ngày vui cho trọn ngày vui, gửi lại cái buồn cho nhân thế, gửi lại cả cái lo toan năm 2012 cho dĩ vãng . Còn mấy giờ nữa thôi . Let bygones be bygones .
    Năm Mới . Niềm Vui Mới . Thắng Lợi Mới nhá Ts và Phu Nhân . Biết đâu sau chuyến du hành Chùa Tháp, thưởng thức của ngon vật lạ, ngắm cảnh kì quan, lại hứng khởi, hai ông bà lại có thêm thục nữ Quí Tỵ . Chúc Mừng ! Chúc Muu72ng ! Năm Mới 2013 tới nơi rồi .

    Trả lờiXóa
  6. Đọc lại bài này khi bác Tễu đã bổ sung đấy đủ các chi tiết và hình ảnh thực địa. Thú vị quá! Và cũng giá trị quá! Rất cám ơn đôi vợ chồng Tiến sĩ Diện + Hiền cùng cám ơn vị đồng nghiệp về chyến đi khảo sát này; vừa nghiên cứu công phu nghiêm túc, vừa rộng lòng chia sẻ với bạn đọc bốn phương.
    Tôi thao thức mong chờ cái ngày mà quê hương ta đủ điều kiện để gởi đi khắp vùng Đông Á + Đông Nam Á lực lượng hùng hậu các học giả tài năng và tâm huyết, để khai quật lại ký ức vô giá của dân tộc, của giống nòi!

    Trả lờiXóa
  7. Bài chưa kịp xem, nhưng ảnh thì tuyệt

    Trả lờiXóa