Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

BỘ NỘI VỤ VÔ CẢM VỚI BỮA CƠM MUỐI TRẮNG CỦA TRẺ EM MIỀN NÚI?

Vô cảm với bữa ăn không thịt
Cập nhật lúc :10:02 AM, 04/12/2012

(Đất Việt) Ngăn cản sự sẻ chia của cộng đồng đối với những hoàn cảnh khó khăn, ở góc độ nào đó, sự thờ ơ, vô cảm ấy chính là tội ác

Mới đây, việc nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc xin thành lập quỹ “Cơm có thịt” khiến dư luận đặc biệt chú ý. Chi tiết khiến nhiều người bức xúc thay ông Tuấn là đã hơn nửa năm trôi qua, hồ sơ xin cấp phép thành lập quỹ của ông vẫn bị những chuyên viên của Bộ Nội vụ xếp vào một xó!

Bức thư của ông cũng khiến dư luận cảm thấy chạnh lòng: không lẽ làm từ thiện cũng phải chờ cấp phép?



Những đứa trẻ này đang cần cơm có thịt
Quỹ “Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn ra đời một cách tình cờ, khi ông có dịp lên vùng cao Tây Bắc, chứng kiến chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, ông và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt. 

Sau đó, ông Tuấn có viết về chuyện đó trên blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao. Quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn, ông Tuấn đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Nhưng đến cuối tháng 10/2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét.

Có lẽ, những người có trách nhiệm xem xét, ký duyệt hồ sơ thành lập quỹ từ thiện của Bộ Nội vụ chưa một lần lên với vùng cao, chưa một lần chứng kiến những đứa trẻ nheo nhóc, rách rưới, đi bộ cả mười cây số tới trường trong mùa đông giá buốt.  

Họ chắc cũng chưa chứng kiến những cái lán, được gọi là “lớp học”, che chắn bởi vài mảnh nứa, bàn ghế là những cành cây, khúc gỗ. Và chắc hẳn, họ chưa “được” nếm thử những bữa ăn chỉ có cơm nguội chan với thứ nước được gọi là canh, nấu bằng nước lã và một chút muối. 

Phải chăng vì vậy nên họ chẳng thèm ngó ngàng tới hồ sơ của ông Tuấn? Hay vì đối với họ, bữa cơm nào cũng thừa mứa thịt nên họ cảm thấy miếng thịt chẳng có ý nghĩa gì?

Không thể nào trong một xã hội với truyền thống tương ái, tương thân, lá lành đùm lá rách mà những việc làm xuất phát từ tinh thần thiện nguyện lại bị từ chối một cách vô trách nhiệm như vậy. Không thể nào tình thương yêu giữa con người với con người, giữa đồng bào với đồng bào lại vướng vào những rào cản vô lý như thế.

Đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng cũng còn có rất nhiều những tấm lòng sẵn sàng sẻ chia. Điều quan trọng là đừng ai ngăn cản sự sẻ chia của cộng đồng đối với những hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi trong xã hội. 

Điều quan trọng nữa là đừng ai vô cảm trước khó khăn của đồng bào. Ở góc độ nào đó, sự thờ ơ, vô cảm ấy chính là tội ác, một tội ác không thể dung thứ. 

Nguồn: Đất Việt.
 

18 nhận xét :

  1. Kêu gọi chúng làm gì cho phí nhời. Chúng có phải con người đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói về xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách hết sức giản dị và rõ ràng: “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Người còn cụ thể hóa khái niệm chủ nghĩa xã hội một cách rõ ràng hơn: “Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”, “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh…”.
      Người chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

      Xóa
  2. Những chính khách salon phòng VIP chỉ quan tâm tới đặc sản,chân dài chứ đoái hoài gì món cơm có thịt với bọn trẻ con vùng sâu nữa.Không còn là vô cảm mà phải gọi là vô loài mới đúng

    Trả lờiXóa
  3. Có ai thộc bài "Sở kiến hành"
    chép lên đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.

    Trả lờiXóa
  4. Ông Trần Đăng Tuấn thì ai mà chả biết , lúc tôi chưa trưởng thành thì đã nghe ổng đọc trên TV quá hay đi , sau đó qua thời gian mình lớn lên , ổng cũng già , thế rồi cái tâm của ổng về cơm có thịt rất là trong sáng ... thế mà ôi thôi ! Đụng đến Quan thì ta khỏi bàn luận ,

    Trả lờiXóa
  5. Mấy ông ở Bộ Nội vụ hãy học tập cách làm việc nhanh gọn,chớp nhoáng như vụ ký mấy tờ trình thu hồi đất,giao đất cho dự án ở Văn Giang ấy.3 ngày xong luôn.
    Việc của ông Trần Đăng Tuấn có gì khó khăn,ghê gớm như Văn Giang đâu.Có thể đây là việc làm từ thiện,nhân đạo,không dây dưa gì đến "lợi ích nhóm",hay bọn "sâu"nên các đ/c bên đó còn...chờ xem có gì...gì đó không.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  6. Mình nghĩ nếu bữa cơm có thịt này mà mang danh một đảng bộ nào đó thì được duyệt lâu rồi.

    Trả lờiXóa
  7. Chuyện thật khó tin mà có thật . Một miếng thịt cho trẻ nhỏ vùng cao mà xin phép cả mấy tháng trời không ai trả lời ! Những khẩu hiệu rất kêu như " tất cả vì các em học sinh thân yêu " tất cả vì các thế hệ tương lai của đất nước " nên đổi lại " tất cả vì các quan chức " Trẻ nhỏ chỉ làm vướng bận người lớn " .

    Trả lờiXóa
  8. Làm một người tốt ở Việt nam bây giờ cũng khó.Không biết chính quyền hằn học gì với anh Tuấn mà truy cập vào blog của anh cũng bị chặn.Tôi là một người dân ở một vùng quê nghèo ,muốn ghóp vào bữa cơm của trẻ em vùng cao một miếng thịt.

    Trả lờiXóa
  9. Ông Tuấn không chịu đút lót nên chúng nó hành củ tỏi đấy mà.
    Bọn nó bây giờ chỉ có "Xiền...xiền" là nó làm nhanh lắm.

    Trẻ vùng cao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 01:50 6 tháng 12, 2012

      Ô. Tuấn ở với cấp cao lâu rồi tưởng rằng việc này nhỏ, lại là từ thiện nữa , chẳng qua xin phép cho nó đàng hoàng thôi . Ai dè ... quan chức gầm ghè nhau, các cháu vùng cao mất miếng thịt. Các quan chức chưa có miếng xôi, các cháu ráng nhịn . Cái lò của BNV chưa tìm thấy củi, còn lạnh quá , nhờ cụ tbt nhóm giùm !

      Xóa
  10. Người Nghệ nói:Bộ Nội vụ là lo cái vụ(vú) to to chứ vụ(vú)trẻ em thì sướng đéch gì mà quan tâm

    Trả lờiXóa
  11. Xin chỉ được nói 3 từ" Đồ vô cảm"

    Trả lờiXóa
  12. Bộ nội vụ sợ ông Tuấn làm tay sai cho các thế lực thù địch, quyên tiền mua súng ống chống lại nhà nước

    Trả lờiXóa

  13. Em xin phép post bài "Những điều trông thấy" của Nguyễn Du lên để các bác đọc thêm.

    Dịch thơ: Nguyễn Hữu Bổng


    Một mẹ cùng ba con,
    Lê la bên đường nọ,
    Đứa bé ôm trong lòng,
    Đứa lớn tay mang giỏ.

    Trong giỏ đựng những gì?
    Mớ rau lẫn tấm cám,
    Nửa ngày bụng vẫn không,
    Áo quần vẻ co dúm.

    Gặp người chẳng dám nhìn,
    Lệ sa vạt áo ướt,
    Mấy con vãn cười đùa,
    Biết đâu lòng mẹ xót.

    Lòng mẹ xót vì sao?
    Đói kém phải phiêu bạt.
    Nơi đây mùa khá hơn,
    Giá gạo không quá đắt.



    Quản chi bước lưu ly,
    Miễn sống qua thì đói.
    Nhưng một người làm thuê ,
    Nuôi bốn miệng sao nổi!

    Lần phố xin miếng ăn,
    Cách ấy đâu được mãi!
    Chết lăn rãnh đến nơi,
    Thịt da béo cầy sói.

    Mẹ chết có tiếc gì,
    Thương đàn con vô tội,
    Nỗi đau như xé lòng,
    Trời cao có thấu nổi?

    Gió lạnh bỗng đâu về
    Khách đi đường rầu rĩ,
    Đêm qua trạm Tây hà
    Mâm cổ sang vô kể?



    Nào vây cá, gân hươu,
    Lợn dê mâm đầy ngút,
    Quan lớn không gắp qua,
    Các thầy chỉ nếm chút.

    Thức ăn thừa đổ đi
    Quanh xóm no đàn chó,
    Biết đâu bên đường quan,
    Có mẹ con cực khổ!

    Ai vẽ bức tranh này
    Dâng lên nhà vua rõ

    Trả lờiXóa
  14. tôi muốn khóc cho đất nước tôi :))

    Trả lờiXóa
  15. đất nước ơi, qua bao đời sao vẫn khổ thế này.

    Trả lờiXóa