Ấn Độ sẽ bảo vệ lợi ích ở Biển Đông
Tư lệnh hải quân Ấn Độ hôm qua tuyên bố nước này sẽ bảo vệ các lợi ích tại Biển Đông, thậm chí là gửi lực lượng tới đây, khi New Delhi quan ngại sâu sắc trước sự hiện đại hóa nhanh chóng của hải quân Trung Quốc.
> Vai trò của Trung Quốc ở ASEAN bị thách thức
Tàu sân bay INS Viraat của hải quân Ấn Độ. Ảnh: The Indian Express |
"Đúng, sự hiện đại hóa đó (của hải quân Trung Quốc) là
thực sự ấn tượng. Nó rõ ràng là một nguồn cơn đáng kể cho sự lưu tâm
của chúng tôi, điều mà chúng tôi vẫn luôn đánh giá để từ đó cân nhắc các
lựa chọn cũng như chiến lược của mình", Times of India dẫn lời tư lệnh Devendra Kumar Joshi nói.
Đây là câu trả lời của tư lệnh hải quân Ấn Độ cho một
câu hỏi về những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra tại Biển Đông, việc bảo
vệ các lợi ích của Ấn Độ tại vùng biển này cũng như ấn tượng về sự hiện
đại hóa của hải quân Trung Quốc.
Ông Josi cho rằng, dù sự hiện diện của Ấn Độ tại Biển Đông không phải là quá thường xuyên, nhưng New Delhi có các lợi ích tại đây, ví dụ như việc tự do đi lại cũng như khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
"Không phải là chúng tôi muốn có mặt ở những vùng nước đó một cách thường xuyên, nhưng khi xảy ra tình huống có liên quan tới các lợi ích quốc gia, ví dụ như liên quan tới công ty dầu mỏ ONGC Videsh, chúng tôi sẽ được yêu cầu tới đó và chúng tôi sẵn sàng cho điều này", tư lệnh hải quân Ấn Độ cho hay. "Có phải chúng tôi đang diễn tập cho tình huống này không ư, câu trả lời ngắn gọn là có".
Ông Josi cho rằng, dù sự hiện diện của Ấn Độ tại Biển Đông không phải là quá thường xuyên, nhưng New Delhi có các lợi ích tại đây, ví dụ như việc tự do đi lại cũng như khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
"Không phải là chúng tôi muốn có mặt ở những vùng nước đó một cách thường xuyên, nhưng khi xảy ra tình huống có liên quan tới các lợi ích quốc gia, ví dụ như liên quan tới công ty dầu mỏ ONGC Videsh, chúng tôi sẽ được yêu cầu tới đó và chúng tôi sẵn sàng cho điều này", tư lệnh hải quân Ấn Độ cho hay. "Có phải chúng tôi đang diễn tập cho tình huống này không ư, câu trả lời ngắn gọn là có".
Ông Josi cũng bày tỏ quan điểm về việc các tranh chấp
cần được giải quyết bởi những bên liên quan, phù hợp với luật pháp quốc
tế, điều đã được nhấn mạnh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
(UNCLOS 1982).
Trung Quốc vừa đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động
hồi tháng 9, một trong những hoạt động nhằm hiện đại hóa hải quân. Sự
chuyển động nhanh chóng này cùng với thái độ ngày một cứng rắn trong các
tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh khiến các nước láng giềng quan ngại.
Tại Biển Đông, Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng
lấn với các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và
Brunei. Mới đây, việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò", một định nghĩa
minh họa cho tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Bắc Kinh tại Biển
Đông, vào mẫu hộ chiếu điện tử phổ thông mới đã khiến các nước liên quan
phản đối mạnh mẽ.
Nhật Nam
Nguồn: VNE.
Hải quân Ấn Độ sẽ can thiệp vào Biển Đông nếu cần thiết
07:00 | 04/12/2012
(Petrotimes) – Phát biểu với các phóng viên ở New
Delhi, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc DK Joshi khẳng định, nếu cần
thiết, Hải quân nước này sẽ can thiệp để bảo vệ hoạt động đầu tư khai
thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí ONGC Videsh ở ngoài khơi bờ biển Việt
Nam.
Hải quân Ấn Độ đang ngày một lớn mạnh
“Ở đâu liên quan đến lợi ích quốc gia của chúng tôi, chúng tôi sẽ bảo vệ và can thiệp”, Đô đốc Joshi tuyên bố.
Tuyên bố này của ông Joshi đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng
cường hiện đại hóa quân sự và liên tiếp có những hành động gây hấn ở
Biển Đông, gây quan ngại, bất bình trong cộng đồng quốc tế và khiến các
nước láng giềng phản đối mạnh mẽ. Điển hình gần đây là vụ in hộ chiếu có
“đường lưỡi bò” gây tranh cãi hay tự cho mình có quyền lục soát tàu
thuyền nước ngoài đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông,…
“Biển Đông là một vấn đề phức tạp. Chúng tôi không phải là một bên
liên quan trực tiếp. Không có lợi ích lãnh thổ của chúng tôi”, Đô đốc
Joshi nói với các phóng viên khi được hỏi về các hoạt động gần đây của
Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo vị Tư lệnh này, hiện ONGC Videsh có 4 lô thăm dò dầu khí ngoài
khơi bờ biển của Việt Nam và nếu cần thiết, Hải quân Ấn Độ sẽ can thiệp
để bảo vệ hoạt động đầu tư khai thác của Tập đoàn này.
“Mối quan tâm chính của chúng tôi là tự do hàng hải. ONGC cũng tham gia
đầu tư khai thác một số lô dầu khí ở Biển Đông. Việc triển khai lực
lượng hải quân ở đây là để bảo vệ lợi ích quốc gia của Ấn Độ trong lĩnh
vực hàng hải”, Đô đốc Joshi tuyên bố.
Quyết định sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông cho thấy một sự thay đổi lớn trong chiến lược hàng hải của Ấn Độ. Trước
đây, Ấn Độ luôn duy trì tập trung lực lượng Hải quân ở khu vực rộng lớn
nằm giữa eo biển Hormuz ở vùng Vịnh và eo biển Malacca ở phía Đông.
Trong thời gian tới, theo Đô đốc Joshi, Bộ Tư lệnh Hải quân Miền Đông
Ấn Độ sẽ tăng cường triển khai lực lượng tại Biển Đông. Ngoài 3 tàu khu
trục tàng hình, Hải quân Ấn Độ sẽ triển khai ở khu vực này các tàu ngầm
hạt nhân INS Chakra và tàu đổ bộ cỡ lớn INS Jalashva.
Linh Phương (Theo NDTV)
Cầu chúc người bạn Ấn Độ tiến bước vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ cuộc sống của mình!
Trả lờiXóaCó thêm đồng minh ta cũng thấy ấm lòng . Nhưng phải làm sao giữ được đồng minh để họ hết lòng với ta. Chơi với đồng minh Ấn Độ chắc sẽ bị " ân sư " TQ chọt tới chọt lui phá đám. Xưa nay hai bác lớn này vẫn như nước vói lửa.
Trả lờiXóa