Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Thư giãn cuối tuần: THẾ CÓ ĐIÊN ÔNG KHÔNG!

Chùm truyện tiếu lâm:

Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, truyện Tiếu lâm có một vị trí đặc biệt. Đó là tiếng cười vượt thời gian của cha ông ta. Truyện cười, truyện tiếu lâm in bằng chữ quốc ngữ thì ta thấy đã nhiều, nhưng ít ai biết người xưa không chỉ kể chuyện tiếu lâm mà còn dùng chữ Nôm chép lại và in để “phát hành” rộng rãi.  

Xin giới thiệu vài truyện trích t cuốn Tiếu lâm tân truyện (2 quyển) được in vào năm Khải Định 1 (1916), tại nhà in Phúc Yên. Hai cuốn này có mang ký hiệu VNv.269 và VNb.98, hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản do Nguyễn Xuân Diện phiên âm từ bản Nôm.

13. Thế có điên ông không!
Ông lão nghiện rượu, xưa nay ở tỉnh chỉ uống rượu ty, không mấy khi được rượu ngon mà uống, nghe nhà ông thân gia ở nhà quê vẫn có rượu lậu ngon lắm, rắp tâm về chơi, xin bữa chén. Chẳng may về thì ông thân gia đi vắng, bà thân gia thết cơm nhưng không dám đem rượu lậu ra. Ông lão nghiện rượu, đêm nghĩ trong lòng tính rằng: chắc ngày mai ông thông gia về được uống rượu ngon. Xưa nay nhà quê lấy đâu làm hào phóng. Ông này nằm gian nhà ngoài, giáp liền buồng bà chủ nhà nằm. Đêm bà chủ đi tiểu vào các nồi đình, nhân có khách nằm gần đấy mà tương tồ tồ ra thì e bất lịch sự, cho nên phải nhịn hơi đi ti tỉ mà thôi. Ông lão nằm nhà ngoài nghe thấy nước chảy tong tỏng, tưởng trong nhà đang cất rượu. Mới lẩm bẩm rằng: “ờ, có thế chứ, rượu còn đương cất, sáng ngày mai ta được nếm hẳn thôi”. Bà chủ nhà ở trong kia, nghe thấy bật cười, bật hơi mới hóa ra tồ tồ, tồ tồ một tràng dài. Ông này tưởng vò đổ. Than rằng: “Thôi, vò đổ rồi, thế có điên ông không”.

25. Con gái thật thà
Một người đàn bà hóa, có một con gái mới lớn lên, độ mười bảy mười tám, tính thì thật thà. Một hôm nhà thuê thợ ngói, mẹ sắp đi chợ, bảo con rằng: “Con ở nhà trông nhà, bác phó có bảo gì thì con làm nhé”. Thợ ta nghe thấy chực sự chi chi mấy cô ta. Lúc bà chủ nhà đi vắng, thợ ta một tay cầm ngói, một tay cầm vôi, gọi cô con gái rằng: “Cô ơi, cô lại đây, tôi nhờ cô một việc cần”. Cô kia vội vàng chạy lại, hỏi rằng: “Việc gì”. Thợ rằng: “Hai tay tôi có việc cả, nhờ cô vén hộ tôi cái quần một tí, để tôi đi tiểu”. Cô ta không làm. Thợ rằng: “Bà đã bảo thế mà, cô không làm thì rồi tôi thưa bà cho cô”. Cô ta e bà mắng, phải vén quần hộ thợ ta. Thợ ta rằng: “Cô cầm hộ tôi cái này, không có tôi tiểu ra cả quần, ở đây tôi không có quần thay thì làm thế nào?”. Cô ta cầm ngay lấy cái ấy, (cái ấy) của thợ ta to lên. Thợ rằng: “Tôi bắt đền cô. Cái này có thế đâu, hôm nay tôi không xong việc là tại cô, cô làm thế nào cho khỏi đi". Cô ta sợ quá, van lạy mới nói rằng: “Bác bảo gì tôi cũng xin nghe”. Nó mới đem cô ấy vào buồng, ấn cái ấy vào cái kia của cô ấy.
Chiều mẹ về hỏi rằng: “Hôm nay thợ bảo con làm gì không?”. Con kể chuyện lại mẹ nghe. Mẹ mắng rằng: “Cha vạn đời mày, mày để người ta “ấy” mày rồi”. 

28. Nhả ngay ra không thì chết
Một anh phải lòng một chị nhà thổ. Chị nọ lấy hai cái lông cho anh ta làm của tin. Anh kia nhận lấy, quý hóa không biết chừng nào, làm một cái túi bỏ vào, đêm ngày đeo ở trước mình. Một hôm đi chơi ở ngoài phố, nhớ đến nhân tình, mở túi ra xem, gió bay mất. Anh ta vội vàng chạy theo gió, chạy đến ngã ba, thấy một anh thợ giầy, miệng ngậm hai chỉ tóc, anh mất của chỉ vào  mặt bảo rằng: “A, mày chực nuốt sống của ông à. Muốn sống nhả ngay ra không thì chết”. 

35. Được cả đơn lẫn kép
Một chị có chồng, phải lòng anh bên cạnh. Một hôm chồng đi vắng, chị ta đón nhân ngãi về nhà. Đương trò chyện trong màn, sực thấy anh chồng ẩn cửa về. Anh nọ vội vàng chạy ngay xuống chân giường, còn chị kia thì giả cách đau bụng kêu ran ở trong màn, gọi chồng bảo rằng: “Có mau mà dắt tôi ra đằng sau đi đồng, không thì chết mất”. Chồng vội vàng dắt vợ vào nhà trong. Vào đến nơi chị nọ làm bộ cố rặn mà nói rằng: “Mày không ra mau thì chết cả tao mấy mày bây giờ”. Anh kia nghe thấy thế vội vàng chạy ra đi về nhà. Chẳng may sân nhà nó lắm rêu, ngã đánh oạch một cái bằng trời giáng. Anh ta lập tức lấy ngay rêu viên lại đứng dậy chạy vào bảo chồng chị kia rằng: “Tôi ở bên nhà nghe thấy bác gái kêu đau bụng từ sớm đến giờ mà chưa yên. Đây tôi có viên thuốc hay lắm, đem để bác gái uống thử xem có khỏi không?”. Rồi cho chị kia viên thuốc mà nhai ngay đi.Chị kia mới nhai đã kêu khỏi rồi. Anh chồng không biết lấy gì giả ơn, hôm sau mua cặp gà lễ tạ.
______________________________
Chùm ảnh vui:





Ba người họ Đinh


 
Tác nghiệp

"Tự do" của Nhật Bản

 Ai sexy hơn?

 Cử chỉ "lạ" của Tễu phu nhân...hi hi iii


5 nhận xét :

  1. hehehe,bi giờ mới biết 'TỰ DO' của người Nhật lớn nhất thế giới.

    Trả lờiXóa
  2. Hồi xưa làm công nhân chuyển bệnh của bệnh viện khoa sản Hùng Vương , mọi nhân công đều mặc áo bluose trắng cho nên bệnh nhân lầm tưởng là bác sĩ .
    Có hôm trực cùng một ông lớn tuổi , nhưng bản chất hay ba hoa chích chòe và "nổ" . Tối khi đi ngang qua phòng sản phụ sinh con so , có một sản phụ rên siết than đau , ông ta liền chạy vô hỏi : Sao vậy con ? - Ngực cháu đau quá bác sĩ ơi ! (cô ta tưởng lầm bác sĩ vì mặc áo bluose . Ông ta liền "nổ" : Con sinh đầu lòng cho nên bị cương sữa , mà giờ khoa nhi nghỉ rồi không thể mượn bình hút sữa vậy để bác sĩ chữa cho . Bác sĩ làm ơn cho con hết đau đi - Cô ta van nài... Được dịp ông ta trổ tài ... vậy con đưa tấm drap ... ông ta trùm đầu vào và ...bú ... một lúc chồng sản phụ vô thăm nhìn thấy la lên : Úi trời lất ơi ! Con của ngộ mới sanh có mấy ngày sao mà ló lớn thế !? (vì ông chồng là người Hoa)...Hết ý !!!

    Trả lờiXóa
  3. Kho chuyên tiếu lâm của VN mỗi ngày lại được châm thêm nhiều cái mới . Thời nào tiếu lâm thời đó, kễ muôn năm không hết. Nội cái tiếu lâm về BT ĐLT , về CSGT cả nước cũng quá hay và vui rồi .

    Trả lờiXóa
  4. Không biết cái"TỰ DO"của cụ Diện có bằng cái"TỰ DO" ỏ trong hình không?

    Trả lờiXóa
  5. “Tiếu lâm“ Linga

    Tôi rất phản cảm với chữ “tự do” theo câu nói của một tay VÔ VĂN HÓA, nên sẽ không dùng theo ... “thời thượng” (rất “hạ đẳng”, xin lỗi).
    Phần sau là góp vui.

    Tôi đọc một “tiếu lâm” và đã kể cho các bạn sinh viên Đức nghe (các bạn rất khoái) sự tích hình hài Linga:
    Linga xưa, vốn rất dài nên khi ra đường, sở hữu chủ phải quấn nó vào quanh thắt lưng. Vấn nạn là nhiều khi “trên bảo, dưới không nghe” rất ... bất tiện ; Anh sở hữu chủ quyết định đốn ngắn đi. Trước khi đốn, anh ta kề dao lên 1 chỗ và hỏi “cơ sở” của mình (chắc thời này, còn có “dân chủ” ?): - Chừng này được chưa? Linga nói: - Anh ơi, NỚI thêm ra chút đi!
    Dấu tích (vết dứ dao) còn đến nay (và mãi mãi?).


    Thân mến.

    Trả lờiXóa