Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

NÊN NIÊM PHONG HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ


Đóng góp ý kiến cho tờ Thanh Niên, độc giả Trần Bảo Nghĩa Vương cho rằng việc cấp thị thực rời, không đóng dấu thị thực lên tấm hộ chiếu bá đạo nhưng cho phép công dân mang “một tài liệu vi phạm chủ quyền nước mình” nhập cảnh Việt Nam cũng quá dễ dãi.

Ý kiến này được chia sẻ trên cộng đồng mạng thể hiện sự quan tâm của nhân dân Việt Nam trước hành động leo thang xâm phạm chủ quyền một cách tinh vi của “nước bạn” Trung Quốc, trong đó, niêm phong hộ chiếu (cả cuốn hoặc tất cả các trang trừ trang thông tin cá nhân) sẽ mang thông điệp mạnh hơn, đó là “hộ chiếu phi pháp không được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam và đối với những trường hợp “cứng đầu”, không chấp hành quy định, nên kiên quyết từ chối cho nhập cảnh.
 
Cũng bên lề Hội thảo quốc tế Việt Nam học, chủ đề tranh chấp Biển Đông thu hút được quan tâm của rất nhiều học giả quốc tế trên thế giới và hầu như tất cả đều không chấp nhận những luận điểm, luận cứ phi lý của học giả Trung Quốc về cái được gọi là “đường lưỡi bò”.
 
GS Motto Furuta từ Đại học Tokyo, Nhật Bản cho rằng “đây là hành động thiếu hiểu biết của Trung Quốc” chỉ mang lại hậu quả nặng nề cho Bắc Kinh. Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra nhận định sắc nét rằng, cho dù đây chỉ là một hành động mang tính biểu tượng nhưng từ đó sẽ đặt thành nguyên tắc giống như chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, nếu không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy “công nhận chủ quyền” của Trung Quốc. Tiến sĩ Harsh Pant từ Đại học King’s London (Anh) đánh giá, không thấy dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ nhường bước trong tương lai nên các nước trong khu vực cần phải nghĩ ra một cơ chế hiệu quả đối trọng lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc”. Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ bằng việc cấp thị thực lật ngược chủ quyền Trung, Philippines cũng sẽ sớm có hành động đáp trả. Bên cạnh đó, ông Ristian Atriandi Supriyanto từ Trường S.Rajaratnam cũng cho rằng biện pháp của Việt Nam cũng là một thắng lợi ngoại giao của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế khi bác bỏ được tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nhưng không cản trở việc giao thương đi lại của người dân.
 
Ngày 27/11 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã thẳng thắn phủ nhận “đường lưỡi bò” trên tấm hộ chiếu của Trung Quốc là không có tính pháp lý. Sau thất bại tại Hội  nghị thượng đỉnh Đông Á, tấm hộ chiếu lưỡi bò đã tạo ra một cơ hội tốt cho các nước ASEAN cũng như nước láng giềng Trung Quốc đưa được khía cạnh phi pháp của đường lưỡi bò ra ánh sáng công luận cũng như thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. 
 
Sơn Minh
Theo Thanh Niên 

1 nhận xét :

  1. Mời quý vị đọc bài này để có thêm những ý tưởng hay, những gợi ý tốt cho cuộc đấu tranh... "QUYẾT CHỐNG ĐƯỜNG LƯỠI BÒ".

    http://boxitvn.blogspot.de/2012/11/nghi-voi-ve-tuyen-bo.html

    Xin cảm ơn tác giả Trần Minh Thảo.

    Trả lờiXóa