Sinh viên 'cầu cứu' Chủ tịch nước
Các bài liên quan
Cập nhật: 15:37 GMT - thứ bảy, 20 tháng 10, 2012
Bạn học của sinh viên Nguyễn Phương Uyên vừa gửi thư cầu cứu khẩn cấp lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc sinh viên này 'mất tích'. Lá thư làm tại TP Hồ Chí Minh hôm thứ Bảy 20/10 có chữ ký của nhiều sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM, là nơi Phương Uyên học tập.Các bài liên quan
Thư được gửi tới 'Bác Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang'.
Bức thư thuật lại việc Nguyễn Phương Uyên,
20 tuổi, sinh viên quê Bình Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn
Thanh niên Lớp 10CDTP1, "bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công an
Quận Tân Phú khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi" hôm 14/10.
Lý do được nói là để xác minh về một số
truyền đơn chống Trung Quốc mà Phương Uyên bị cáo buộc đã dán
ở một số nơi.
"Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn ấy về."
Bức thư viết tiếp: "Cha mẹ và bà nội của bạn
Uyên đã đến cơ quan công an Phường Tây Thạnh và công an Quận Tân Phú để
xin cho bạn được thả nhưng mấy chú công an nói là không có bắt giữ bạn
ấy".
Một bạn học cùng Đại học của Phương Uyên nói
với BBC hôm thứ Bảy 20/10 rằng 'các bạn học của Uyên trong lớp và
trong trường đang rất lo cho Phương Uyên và chỉ mong cô được sớm trở về
để học thi vì năm cuối có rất nhiều bài vở và thi cử."
Cũng người bạn này của Phương Uyên xác nhận khi
được mời lên đồn làm việc, cô đã nhận mặt được một trong 10 người được
cho là Công an trước đó tới bắt Uyên và một số bạn khác lên đồn.
"Khi em được mời lên làm việc, em nhận ra một
người trong số đó. Ông ta mặc thường phục và ngồi cùng với các công an ở
trên Phường khi triệu tập em."
"Tuy nhiên, khi đó, em không thấy mặt Phương
Uyên ở đâu. Trước đó, có một chị cùng phòng với Phương Uyên cùng bị đưa
lên Phường làm việc, nhưng sau 3 tiếng thì được thả về."
"Còn bạn em cho đến nay là 1 tuần, vẫn không thấy đâu."
'Không có tội'
Trong khi đó, thân phụ của sinh viên Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, nói ông cũng đã nhận được tin về lá đơn của 'tập thế sinh viên gửi Chủ tịch nước.'
'Không có tội'
Trong khi đó, thân phụ của sinh viên Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, nói ông cũng đã nhận được tin về lá đơn của 'tập thế sinh viên gửi Chủ tịch nước.'
Ông nói: "Tuy chưa được đọc tận mắt lá đơn, nhưng tôi cảm thấy nhẹ trong lòng, vui hơn vì có người giúp đỡ cho con mình."
"Khi em được mời lên làm việc, em nhận ra một người trong số đó. Ông ta mặc thường phục và ngồi cùng với các công an ở trên Phường khi triệu tập em" (Bạn học cùng lớp của Phương Uyên)
Ông Linh cho hay cho tới nay ông và gia đình
vẫn chưa tìm được tung tích của con gái và ông cũng không nhận được sự
liên lạc nào từ phía Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, nơi con gái
ông là sinh viên năm cuối và là một cán bộ đoàn và hội sinh viên.
Trong bức thư gửi Chủ tịch Sang, nhóm sinh
viên giải thích: "Sở dĩ chúng cháu viết thư cho Bác là vì chúng cháu
tin chỉ có Bác mới giúp được cho bạn ấy".
"Chúng cháu rất ngưỡng mộ Bác, một vị lãnh đạo
có tinh thần trách nhiệm với dân tộc. Những gì bác nói xứng đáng để tập
thể sinh viên chúng cháu noi theo."
Các sinh viên khẩn cầu: "Kính xin bác Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hãy lên tiếng giúp đỡ bạn ấy và gia đình".
BBC chưa liên lạc được tới văn phòng của
ông Trương Tấn Sang để xác minh liệu bức thư đã đến được tay
người nhận hay chưa.
Hôm 18/10, trả lời phỏng vấn của BBC, mẹ
sinh viên Nguyễn Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung nói gia đình
'rất hoang mang' nhưng không cho rằng con gái mình có tội.
"Nếu thực chất mà cháu ghét Trung Quốc, thì điều
đó theo tôi nghĩ không có vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng. Là vì
một công dân yêu nước là chuyện bình thường."
"Với những hành vi ngang tàng bạo ngược của
Trung Quốc, xâm chiếm lãnh hải, làm những chuyện mà phải nói là không ai
mà không biết, thì sinh viên và học sinh mà suy nghĩ như thế, theo tôi
không có gì là nghiêm trọng."
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
Toàn văn bức thư khẩn cấp gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
Toàn văn bức thư khẩn cấp gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2012
Thư cầu cứu khẩn cấp
Kính gởi: Bác Chủ tịch Nước CHXHCNVN: Trương Tấn SangTrước hết chúng cháu xin gởi lời chào, và lời chúc sức khỏe đến Bác.Chúng cháu là những sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí MinhĐịa chỉ: 140 A Lê Trọng Tấn, Quận Tân Phú. TPHCMChúng cháu mạn phép viết thư này cho Bác là để cầu cứu đến Bác về trường hợp bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên.Nguyên quán: Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận - Việt NamỦy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên Lớp 10CDTP1Vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012 bạn của chúng cháu là Nguyễn Phương Uyên đã bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công An Quận Tân Phú khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi và nói là để xác minh một số vấn đề về Truyền Đơn chống Trung Quốc Xâm Lược do bạn ấy dán. Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn ấy về. Cha mẹ và bà nội của bạn Uyên đã đến cơ quan công an Phường Tây Thạnh và công an Quận Tân Phú để xin cho bạn được thả nhưng mấy chú công an nói là không có bắt giữ bạn ấy. Hiện giờ cha mẹ bạn Uyên rất lo lắng cho bạn đó, không biết an nguy của bạn Uyên thế nào? Cha mẹ của bạn ấy là gia đình thuần nông, gia cảnh rất khó khăn bây giờ cha của bạn ấy là chú Nguyễn Duy Linh đã gom hết tiền của ở nhà và gõ cửa các cơ quan nhà nước xin được giúp đỡ nhưng không được đáp ứng. Mẹ bạn ấy khóc rất nhiều vì nhớ con.Kính xin bác Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang hãy lên tiếng giúp đỡ bạn ấy và gia đình. Bản thân bạn Nguyễn Phương Uyên là một người có đạo đức tốt, luôn được lòng các bạn bè và thầy cô trong trường. Bạn ấy luôn xung phong đi đầu trong các hoạt động về phúc lợi xã hội do đoàn trường phát động. Xin Bác hãy thương xót đến gia cảnh khó khăn của bạn ấy, và nỗi lòng của một người cha, người mẹ đã mất con mà can thiệp giúp cho bạn Uyên sớm về lại với gia đình.Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì mà bác đã gửi đến các cháu cùng nhân dân nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.”Sở dĩ chúng cháu viết thư cho Bác là vì chúng cháu tin chỉ có Bác mới giúp được cho bạn ấy. Chúng cháu đã có dịp đọc báo trên các trang báo của cơ quan nhà nước khi tường thuật lại buổi gặp gỡ của bác với đồng bào cử tri quận 4 TP HCM. Những lời của bác thật là giản dị, sâu sắc khiến cho sinh viên chúng cháu rất cảm động khi thấy Bác cương quyết với tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, vấn nạn tham nhũng vẫn và đang tồn tại trong một số bộ phận cán bộ đang suy đồi đạo đức Cách Mạng. Nhưng thật may mắn thay cho dân tộc Việt Nam vẫn còn nhiều cán bộ trong bộ máy lãnh đạo như Bác đang nỗ lực bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải. Chúng cháu đọc trên báo nghe lời bác nói:“Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. ” “Bữa nay tôi nói dứt khoát là vậy”.“Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui”.“Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc.”Thật sự chúng cháu rất ngưỡng mộ Bác, một vị lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm với dân tộc. Những gì bác nói xứng đáng để tập thể sinh viên chúng cháu noi theo. Với tinh thần đạo đức, nhân bản và lòng ái quốc, xin Bác hãy can thiệp khẩn cấp để giúp cho bạn Nguyễn Phương Uyên sớm về lại với gia đình, trường lớp và thầy cô. Bạn ấy là sinh viên năm cuối cấp, nên việc học cho tương lai là rất quan trọng. Chúng cháu tập thể sinh viên và gia đình rất nhớ bạn Uyên. Rất mong nhận được sư giúp đỡ của Bác.Cuối thư chúng cháu xin kính chúc bác luôn luôn khỏe mạnh để tiếp tục sự nghiệp chống tham nhũng và đem lại những gì tốt đẹp nhất cho nhân dân và đất nước.Tập Thể sinh viên: Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí MinhTập Thể Sinh Viên Khoa Công Nghiệp Thực Phẩm Khóa 10
Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh Blog..
Hôm trước ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có những câu nói làm rúng động lòng người và đánh trúng vào nỗi bức xúc của nhân dân trước tình hình đất nước. Chủ tịch còn khẳng định: "Điều dân và Đảng đang đòi hỏi chính là hành động".
Trả lờiXóaVâng ! Vụ việc của Phương Uyên chính là cơ hội để ngài Chủ tịch biến lời nói thành hành động.
Cá nhân tôi xin hết lòng ủng hộ Chủ tịch. Mong ngài ra tay nhanh chóng giùm. Tôi sốt ruột lắm rồi.
Kính nhờ Chủ tịch nước ra tay dẹp loạn bắt người vô cớ,tuỳ tiện của Nghành công an cho Dân ta an tâm sinh sống đàng hoàng chứ Dân ngày nay hoang mang với LL này lắm rồi ạ
Trả lờiXóaĐúng vậy. Hiện nay tình trạng coi thường pháp luật đến mức trầm trọng lắm rồi. Nếu một đất nước vô luật pháp, ai muốn làm gì thì làm sẽ dẫn đến hỗn loạn. Đề nghị Chủ tịch chấn chỉnh khẩn cấp.
XóaĐiều 123 Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN
TỘI BẮT, GIỮ HOẶC GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT.
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
e) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
"Cầu cứu" là yêu cầu của nạn nhân hoặc người thân, hoặc người biết nạn nhân đang gặp nguy hiểm được gửi đích danh cho người có khả năng giải cứu nạn nhân khỏi mối nguy hiểm đó.
Trả lờiXóa"kêu cứu" thường không xác định rõ người có khả năng giải cứu hoặc cứu giúp nạn nhân đang gặp nguy hiểm Người giải cứu, cứu giúp là bất kỳ ai có khả năng giúp đỡ nạn nhân, giống như Lục Vân Tiên "thấy chuyện bất bình chẳng tha".
Người cầu cứu đã gửi đích danh Chủ tịch nước, chắc chắn Chủ tịch nước phải có động thái cứu giúp nạn nhân.
Nạn nhân thường là đối tượng mà bọn tội phạm tác động vào để đạt được những mục đích mờ ám, không được pháp luật và đạo đức xã hội thừa nhận.
Đích thị cháu Nguyễn Phương Uyên đang là nạn nhân của một mục đích mờ ám, không được pháp luật và đạo đức xã hội thừa nhận.
đất nước tôi?
Trả lờiXóaHành động kéo công an đông người đến bắt cháu Nguyễn phương Uyên, Không tuân theo trình tự bắt người mà pháp luật CHXHCNVN quy định ,nay lại chối bỏ trách nhiệm , làm cho chúng tôi lo sợ về những hành động bắt cóc tương tự.
Trả lờiXóaTôi đề nghị một luật sư,dũng cảm , biết pháp lý khởi thảo một bản kiến nghị gữi chủ tịch nước về việc này , để mọi nhười ky tên.