Sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả 49 nhân sự cấp cao
"Khi cán bộ không còn được Quốc hội tín nhiệm sẽ có
người mới. Trường hợp chưa chuẩn bị ứng viên thay thế có thể để khuyết,
bộ máy Chính phủ cũng từng có lần khuyết một Phó thủ tướng", Viện trưởng
Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội Đinh Xuân Thảo trả lời VnExpress.
> 'Giới thiệu người thay thế nếu tín nhiệm quá thấp'
- Trong dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm vừa trình Quốc hội, theo ông đâu là những điểm đột phá?
- Việc lấy phiếu được dự kiến bắt đầu từ kỳ họp đầu
tiên trong năm thứ hai nhiệm kỳ Quốc hội. Nghị quyết của Quốc hội lần
này phân biệt rõ 2 cấp độ lấy phiếu và bỏ phiếu. Lấy phiếu tín nhiệm là
việc sẽ tiến hành thường xuyên, định kỳ hằng năm. Còn bỏ phiếu tín nhiệm
tiến hành đối với những người không đạt tín nhiệm ở vòng lấy phiếu.
Ở Quốc hội, những người được lấy phiếu sẽ phân ra hai
nhóm, nhóm lấy phiếu trước toàn thể Quốc hội là những người giữ các chức
vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn, gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước;
Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc,
Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban
thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên khác
của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. Tổng số gồm 49 người.
Đối với nhóm hai, Hội đồng dân tộc thực hiện lấy phiếu
tín nhiệm đối với các Phó chủ tịch, các ủy viên của Hội đồng dân tộc.
Các Ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó
chủ nhiệm, các ủy viên. Tổng số 380 người. Như vậy, việc lấy phiếu tín
nhiệm của nhóm một trước toàn thể Quốc hội thì có thể biết ngay kết quả;
còn ở nhóm hai thì báo cáo sau. Ở HĐND, việc lấy phiếu tiến hành theo
hình thức tương tự.
- Với những cán bộ tín nhiệm thấp, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm như thế nào?
- Việc lấy phiếu tín nhiệm tiến hành với tất cả những
người tôi nói ở trên song bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ đối với những người
rơi vào một trong năm trường hợp. Trong đó có trường hợp người hai kỳ
liên tục mà tín nhiệm không quá bán (50%) hoặc chỉ một kỳ nhưng trên 2/3
phiếu tín nhiệm thấp.
Nghị quyết cũng giữ nguyên quy định của Luật hoạt động
giám sát của Quốc hội 2003 tức là bỏ phiếu tín nhiệm đối với một chức
danh khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị hoặc do ít nhất 20% tổng số
đại biểu Quốc hội đề nghị; chức danh đó do Hội đồng Dân tộc hoặc các Ủy
ban của Quốc hội đề nghị. Tức là, không nhất thiết phải lấy phiếu mà có
thể phiếu tín nhiệm luôn.
Đối với lấy phiếu tín nhiệm thì có 4 lựa chọn: là tín
nhiệm cao, trung bình, thấp và chưa có ý kiến. Nhưng với bỏ phiếu tín
nhiệm chỉ có 2 mức độ là tín nhiệm hoặc không. Nếu người giữ chức vụ nào
đó không còn được tín nhiệm thì có thể gửi đơn xin từ chức. Còn nếu
không thì cơ quan nào đề cử, giới thiệu người đó phải đề nghị Quốc hội,
HĐND làm thủ tục bãi nhiệm và giới thiệu người thay thế.
- Với những cán bộ có khuyết điểm trong quản lý, điều hành nhưng đã nhận lỗi, cam kết khắc phục. Họ sẽ có cơ hội giải trình thế nào trước khi Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm?
- Dù cán bộ qua lấy phiếu chỉ đạt tín nhiệm dưới 50%,
thậm chí trên 2/3 không tín nhiệm nhưng vị đó vẫn có quyền giải trình
trước Quốc hội về các quyết định, chỉ đạo; trình bày rõ hơn nguyên nhân,
giải pháp. Nếu đại biểu Quốc hội thấy giải thích là hợp lý, thuyết
phục, ví dụ tại thời điểm khẩn cấp đó phải quyết định như thế, thì đại
biểu vẫn bỏ phiếu tín nhiệm.
- Trong số 49 vị lấy phiếu tín nhiệm hàng năm có
nhiều ủy viên trung ương, ủy viên Bộ chính trị. Ông nghĩ gì về khả năng
tìm ứng viên thay khi ai đó đạt tín nhiệm thấp?
- Tôi cho là không khó tìm ứng viên thay thế. Đảng đã
có công tác quy hoạch cán bộ và tiến hành thường xuyên. Khi một người
không còn được tín nhiệm, khắc sẽ có người mới. Trong trường hợp chưa
chuẩn bị được người thay thế thì có thể để khuyết. Trong bộ máy Chính
phủ đã từng có lần bị khuyết một Phó thủ tướng.
Việt Anh - Nguyễn Hưng
Nguồn:VNE.
Một đồng chí X trong Bộ chính trị không còn tín nhiệm, không còn xứng đáng được tiếp tục tại vị, mà vẫn không hề chi, không bị nêu tên, không bị kỷ luật, không bị cách chức... Các ông bây giờ vẫn cứ tiếp tục ca bài ca "SẼ THẾ NÀY, SẼ THẾ NỌ" mà mần chi? Chúng tôi đã từ lâu không còn tin vào các ông nữa, và ngày càng không tin vào các ông nữa !
Trả lờiXóaÔi , sao cái vòng danh lợi ở VN thời XHCN sao mà quẩn chân các vị mang chức mang quyền thế ? Ngày trước các vua nhà Trần , nhất là Trần Nhân Tông coi áo cẩm bào nhẹ như tờ giấy, coi ngai vua không bằng cái ghế gỗ, coi vị hoàng đế sao sánh bằng vị chân tu , nên Ngài chẳng ngại từ bỏ ngai vàng lên núi Yên Tử làm cư sĩ . Còn ngày nay, danh quá to , vọng quá nặng , bổng lộc không thể buông cho người khác hưởng, nhiều vị phải để người ta lôi xuống vẫn chưa chịu buông cái mũ ô sa .
Trả lờiXóaThế mới biết cái tham, sân, si của chúng sinh ngày càng rối mù, lòng người ngày càng xa chân lý. Phật vẫn ngồi trên Tòa, Chúa vẫn ngự trên cao, nhưng với người vô thần , Phật , Chúa chỉ là của một bộ phận nhân dân chẳng ăn nhằm gì đến chức đến quyền , đến con người có lợi có danh .
Cách nay hơn 500 năm, cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chẳng nói " cái vòng danh lợi cong cong / Kẻ hòng ra khỏi người mong bước vào " Vậy mà nay người bước vào rồi lại chẳng muốn ra khỏi. Thì ra " Thớt có tanh tao ruồi muỗi đến / Gang không mật mỡ kiến bò chi ". Đối với những loại người như thế thiết nghĩ họ cũng chỉ băm nát đất nước mà thôi ! Cớ gì mà phải bùng nhùng trong cái bỏ phiếu tín nhiệm mà không thoát ra được . Ngẩng mặt lên mà nhìn ra thế giói kìa !
Các thông tin về sai phạm của các quan to bị bưng bít, đến tên cũng không đưa ra thì bỏ phiếu có ích gì? Chỉ là hình thức mị dân thôi.
Trả lờiXóaGì mà...bầy đặt lê thê nhỉ? Đến chóp bu tối thượng mà còn thế thì thử hỏi "công đồng nghị gật" đông kịt cũng có ăn thua gì chứ?
Trả lờiXóaNói cho sướng mồm ấy mà!
Trả lờiXóaTôi không mất lòng tin , vì từ trước tới giờ chỉ tin duy nhất một điều : dù QH có bỏ phiếu thì cũng chẳng có ai tín nhiệm thấp cả , mà dù có ai đó tín nhiệm thấp thì cũng chỉ bị phê bình , cảnh cáo nhì nhằng thế thôi . Kết quả HNTW6 vừa qua chứng minh rồi!
Trả lờiXóaHôm trước xem cái clip của đài truyền hình, thấy bác Tổng Bí Thư nhiệt tình giải thích với cử tri Hà Nội về chuyện lấy phiếu với bỏ phiếu gì đó, tự nhiên đâm ái ngại cho bác Tổng. Cho dù lập kế hoạch công phu tỉ mỉ đến đâu đi nữa, tôi thấy thành công hay thất bại chủ yếu nằm ở yếu tố con người (con người cụ thể) và yếu tố thực tế (tình hình cụ thể) chứ không ở lý thuyết! Có khi bác Tổng buông bỏ lý thuyết hàn lâm đi để có thể rảnh tay nắm bắt cái thực tế cuộc sống, bắt kịp cái tình thế thay đổi từng ngày... thì có lẽ dễ thành công hơn chăng?
Trả lờiXóaRồi lại đọc bài của bác GS. Hoàng Xuân Phú: "Bỏ cái lấy, lấy cái bỏ", tôi thấy bác Phú tỏ ra thực tế hơn nhiều.
toàn thì tương lai, chúng ta sẽ, sẽ làm, sẽ thực hiện,sẽ và sẽ! bao giờ cho đến...
Trả lờiXóacác bác khéo vờ vịt mãi.Dân trí bây giờ đã khá hơn nhiều rồi,lại thêm đời sống người dân lương thiện ngày càng khó khăn,bế tắc.Nên mấy ai còn nghe nỗi những lời tán suông,nghe rác tai lắm . Hãy chứng tỏ cho dân chúng thấy đi...
Trả lờiXóa