Nguyễn Giang (BBC)
Sau hai tuần họp kín, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc
diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6, công bố sự thắng lợi của tinh
thần ‘tập thể đóng cửa bảo nhau’ trong vụ đề nghị nhưng không kỷ luật
‘một ủy viên Bộ Chính trị’.
Nhưng dù đã nâng cao uy tín của chính mình qua kỳ họp gay go, Giáo sư
Trọng chưa tạo ra đột phá hay chỉ ra được hướng đi lớn cho các vấn đề
trọng đại hơn của đất nước.
Năm điều đã đạt
1. Dư luận hẳn thở phào sau khi chờ đợi hai tuần họp kín, Trung ương
Đảng cầm quyền tại Việt Nam cuối cùng cũng đã ra được thông cáo bế mạc
và bài diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng được truyền hình cho toàn dân
xem.
Chỉ riêng đây cũng đã là một thành công: thành công của sự trở lại
bình thường vì trừ Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, việc họp kín dài ngày
không phải là thông lệ của chính trị trong khối Asean mà Việt Nam là
thành viên cũng đã lâu.
Điểm nhấn của thành công này là lời ‘thành thật nhận lỗi trước toàn
Đảng, toàn dân’ vì những sai lầm nghiêm trọng làm kinh tế ảm đạm, doanh
nghiệp lao đao, nồi cơm của hàng triệu người bị bể chỉ trong vài năm
qua.
Rõ ràng là Giáo sư Trọng phải là người có dũng khí, bản lĩnh chính
trị cao và làm chủ hoàn toàn nghị trình của Hội nghị 6 mới cho ra được
lời xin lỗi đó.
“Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý”
Vận hành giữa các hạn chế của bộ máy nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng đã
chứng tỏ là nhà lãnh đạo khôn khéo và nhất quán hơn hẳn hai ba đời tổng
bí thư trước và đây là điều đáng mừng cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Điều thứ nhì thể hiện quyết tâm xử lý các vụ việc trong ngành ngân
hàng gây chấn động cả nước thời gian qua là việc nêu đích danh các nhân
vật từ Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Dương Chí Dũng…
trong thông báo của Trung ương, điều ít xảy ra từ trước tới nay trong
các văn kiện, văn bản của Đảng Cộng sản khi nói về các vụ án cao cấp.
3. Với câu “điều chỉnh hành vi của gia đình, vợ con và người thân”,
Hội nghị cũng gián tiếp xác nhận nạn bè phái, bảo kê chính trị, con ông
cháu cha không chỉ còn là một thông lệ xã hội mà đã trở nên tệ nạn mang
tính lũng đoạn kinh tế và chính trị Việt Nam ở mức cao nhất, tức là
trong chính các Ủy viên Trung ương Đảng.
4. Về công tác cán bộ, điều đạt được là nêu ra một loạt chuẩn về quy
hoạch nhân sự mới, ‘mỗi chức danh có thể quy hoạch vài ba người, một
người có thể quy hoạch vào bài ba chức danh” và đạt ra ba độ tuổi để đảm
bảo tính liên tục cho nhân sự Ban Chấp hành Trung ương.
Hiện nay chưa rõ điều này sẽ có tác động thế nào đến sự cải thiện
chất lượng cán bộ cho bộ máy và thậm chí có làm tăng con số vụ chạy chức
chạy quyền hay không, nhưng về mặt nội bộ, ít ra ngôn ngữ của Hội nghị
cho thấy một sự linh hoạt hơn, thậm chí dân chủ nội bộ được nới rộng ít
nhiều.
5. Điều đạt được nữa, ít ra là trên lý thuyết, chính là việc xác nhận
công khai ý tưởng đã được nói đến từ lâu rằng các tập đoàn kinh tế, các
tổng công ty của nhà nước phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty
mẹ – công ty con và chúng phải được kiểm toán hàng năm.
Con số các doanh nghiệp nhà nước cũng được giảm từ 5.374 xuống còn 1.060 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Năm điều chưa xong
Nhưng căn cứ vào những gì được nêu ra cuối ngày 15/10 tại Hà Nội, Hội nghị Trung ương còn khá nhiều điều chưa đạt.
1. Thứ nhất là dù họp nội bộ căng thẳng, Đảng vẫn phải nêu ra ‘các
thế lực thù địch, phá hoại’ làm lý do để nêu cao ‘tình đồng chí’ trong
vụ đề nghị xử lý kỷ luật nội bộ đã nêu chức danh, chỉ thiếu nêu tên của
một ủy viên Bộ Chính trị.
Trên thực tế, từ nhiều năm qua, chưa có thế lực bên ngoài nào phá
hoại tới mức làm sụt cả tăng trưởng kinh tế hoặc gây ra các vấn đề chính
thông báo nêu ra, từ khủng hoảng ngân hàng, nợ xấu, tai nạn giao thông
đến tệ nạn xã hội.
Những thông tin công kích cá nhân lãnh đạo thời gian qua cũng xuất
phát từ nội bộ, không phải từ đài báo nước ngoài hay những tổ chức của
người Việt ở hải ngoại vốn phần lớn thiếu tin trong nước.
Quán tính ‘đổ tại’ cho bên ngoài phần nào thể hiện não trạng ít chịu
trách nhiệm về chính mình và đây mới chính là điểm khó làm cho Đảng tự
cải tổ.
2. Thông báo bế mạc Hội nghị viết, “Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm
điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân
thuộc diện Bộ Chính trị quản lý”, cho thấy các tin đồn đoán về ‘cuộc
chiến cung đình’ là có thực và sẽ còn tiếp diễn.̣
Tuy vậy cú ‘hoãn binh’ cũng cũng bộc lộ một nỗi quan ngại của chính Đảng về nguy cơ đổ vỡ lớn nếu tự phê làm tới nơi tới chốn.
Nhìn vào các định hướng kinh tế – xã hội, danh sách những điều chưa
đạt, có thể vì thiếu thời gian bàn thảo còn dài hơn, hoặc thực ra không
có ai có ý chí để thay đổi.
3. Đó là doanh nghiệp nhà nước vấn sẽ đóng vai trò nòng cốt dù chúng bị cấm ‘đầu tư dàn trải’.
4. Đó là Luật Đất 2003 sẽ được điều chỉnh nhưng về nguyên tắc thì Nhà
nước sẽ vẫn toàn quyền quyết định chuyện thu hồi đất của dân cho các
công trình quy hoạch.
Dù cách bồi thường có thể điều chỉnh khi cưỡng chế đất của dân nhưng
đây sẽ vẫn là điểm nóng kinh tế – xã hội không có hướng giải quyết.
5. Đó là chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục nhưng vẫn theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, một học thuyết cũ kỹ, mơ hồ và không phù hợp với
hội nhập quốc tế. Hỗ trợ giáo dục, nhân tài vẫn căn cứ vào tiêu chuẩn
giai cấp (xuất thân công nhân, nông dân), hay dân tộc thiểu số thứ không
mang tính chuyên nghiệp.
Nhìn chung, trong tinh thần tập thể vượt trên cá nhân, Hội nghị Trung
ương 6 đã thể hiện mạnh mẽ hơn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khi bị việc nước thách thức.
Nhưng hiện chưa rõ các kết quả và hệ quả của Hội nghị sẽ như điệu
nhảy Cha-Cha-Cha, bao nhiêu bước tiến thì cũng từng đấy bước lui, hay là
một vũ điệu hoành tráng chứng tỏ năng lực tự điều chỉnh để tiếp tục nắm
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
N.G.
Nguyễn Giang viết bài này khi đọc xong thì cũng thấy "huề cả làng"... lại buồn !
Trả lờiXóaMột bài viết có cảm tưởng như nâng bi, không tư duy, rất ba phải trong ngôn ngữ, tương tự như chủ đề của một bài viết trên trang mạng BBC "Đi NHANH phải đi TỪ TỪ " mà tổng biên tập là Nguyễn Giang.
Trả lờiXóaNhìn bức hình thứ nhất giống như TBT đang hà hơi tiếp sức hay chúm miệng nhóm lửa vậy
Trả lờiXóaCái được nhất của hội nghị BCHTW6 đó là "đã thành công tốt đẹp".
Trả lờiXóaSau một thời gian dài "phê và tự phê" rất rầm rộ, hội họp triền miên, triển khai quyết liệt nghị quyết này kia, chốt lại hội nghị TW6 là chẳng có đồng chí nào bị kỷ luật cả!
Huề cả làng....
Nhưng những cái mất vẫn đang hiển hiện có thể liệt kê ra sau đây:
- Thực trạng nền kinh tế đất nước đang èo uột;
- Chỉ số tín nhiệm nền kinh tế ngày càng bị đánh tụt thê thảm;
- Bội chi ngân sách ăn thâm vào thành quả kinh tế của những năm về trước;
- Rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản, và còn đang tiếp tục phá sản;
- Các quả đấm thép bị méo mó, tan chảy;
- Thị trường tài chính bị lũng đoạn;
- Lạm phát như căn bệnh kinh niên cứ ăn dần nồi cơm của người dân;
- Khiếu kiện đất đai ngày càng tăng cả về quy mô lẫn số lượng;
- Chỉ số niềm tin của người dân bây giờ đối với Đảng đang chạm đáy.
- Rất nhiều và còn rất nhiều điều tệ hại nữa...
Thế nhưng, kết quả của hội nghị BCHTW6 đã chẳng chỉ ra tên tuổi cụ thể của 1 con sâu nào cả, mà ngay trước đó ngài CTN đã nói là có cả "một bầy sâu".
Còn nhớ khi phát động cuộc "phê và tự phê" ngài TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh đây là một thời khắc thiêng liêng, việc làm cấp bách, không được làm qua loa, chiếu lệ, cả nể. Vậy mà, khi đọc kết luân để đóng lại một kỳ hội nghị TW hết sức quan trọng được nhân dân cả nước trông chờ dài cổ, thì chính ngài TBT lại có biểu hiện né tránh, sợ làm đồng chí của mình đau, dùng từ ngữ rất chiếu lệ "1 đồng chí UV BCT". Quả thật rất coi thường dân đen!
Bởi thế, ra đến hội nghị TW mà còn như thế thì trách sao khi xuống cấp dưới "phê và tự phê" chỉ thấy đầy rẫy những kết quả tốt đẹp!
Chẳng thấy cá nhân nào chịu trách nhiệm, và thực trạng xã hội vẫn còn nguyên đó... đúng là họp nữa, họp mãi chẳng giải quyết được gì cả, chỉ tốn thời gian và tiền thuế của người dân đen khi mà ngân sách đã bội chi. Tự hỏi, không biết khi ra đến TW dự hội họp, các vị đại biểu có được phát phong bì tiền bồi dưỡng cán bộ hay không?!
Không hiểu sao bài phát biểu bế mạc hội nghị của TBT Nguyễn Phú Trọng, cũng như cảm nghĩ của tôi trước giờ về tính cách của cá nhân bác ấy, tự dưng làm tôi nhớ tới... những ngày cuối cùng của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan, tức Đảng Cộng Sản Ba Lan. Tôi dò lại trên Google thì tìm thấy bài này, và xin phép các bác cho tôi trích vài đoạn ngắn:
Trả lờiXóahttp://www.talawas.org/?p=17424
Hai mươi hai năm trước, 27/01/1990, ĐCS Ba Lan họp đại hội thứ XI, cũng là đại hội cuối cùng trước khi tuyên bố giải thể, chấm dứt 45 năm cầm quyền...
"Một tuần trước khi khai mạc đại hội, Mieczyslaw Rakowski, bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đi về các địa phương, gặp gỡ tất cả các đại biểu sẽ dự đại hội Đảng lần thứ XI, thuyết phục họ đừng chia rẽ. Ông nói: “Cánh hữu (chỉ Công Đoàn Đoàn Kết – chú thích của người dịch) chỉ chờ đợi chúng ta chia rẽ để tóm chúng ta như bắt cá trong chậu! Không, tôi không giơ tay để làm tan rã Đảng”.
Trybuna Ludu tường thuật buổi gặp gỡ đầu tiên của bí thư thứ nhất: “Các đồng chí đảng viên già đã phát biểu với một niềm cay đắng và nỗi đau, rằng thật uổng phí cả cuộc đời đã cống hiến cho Đảng. Trong cuộc gặp mặt, những khuôn mặt của các công nhân đầy lo lắng về số phận của dân tộc và tổ quốc. Đây là hình ảnh người thợ nguội Zalewski, giơ bàn tay lao động chai dầy, với nỗi niềm cay đắng thổ lộ: “Các cháu tôi ở trường học nghe người ta nói rằng những đảng viên như tôi đã hủy hoại đất nước.”...
"Trong ngày khai mạc đại hội, trên trang nhất Trybuna Ludu đăng tin cuộc đối thoại qua điện thoại trực ban của ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Leszek Miller[9]: “Anna Szymańska ở Warszawa khóc òa lên trong điện thoại, rồi nức nở, nghẹn ngào: Với lòng kính trọng, tôi van xin các đồng chí đừng phá bỏ Đảng!”...
Tôi nghĩ bác Nguyễn Phú Trọng là một người rất yêu Đảng, rất yêu lý tưởng Cộng Sản, không khác gì những đảng viên ĐCS Ba Lan mà bài báo trên đã kể. Xin được trích tiếp một đoạn nữa thôi:
"Trong diễn văn khai mạc đại hội, Mieczyslaw Rakowski nói: “Sự hiện hữu của Đảng chúng ta trong đời sống của dân tộc, đất nước, coi như đã chấm dứt. Nhưng thật không tốt, nếu như đại hội của chúng ta ghi vào nghị quyết lên án nó… TÔI CHO RẰNG, ĐIỂM YẾU KÉM CƠ BẢN NHẤT CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ ĐỒNG THỜI LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TẤT CẢ CÁC THẤT BẠI CỦA NÓ LÀ SỰ TỪ BỎ DÂN CHỦ… Xã hội đã được giải phóng khỏi sự sợ hãi và xã hội đã ban thưởng cho Công Đoàn Đoàn Kết lòng tin và hy vọng. Nói một cách thẳng thắn: sự thất bại của chúng ta là bài học đích đáng.”
Bác Ngyễn Phú Trọng là một trí thức. Tôi nghĩ rằng bác ấy cũng (sẽ?) nhận ra điều mà Bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐCS Ba Lan đã từng nói trên đây.
LS sẽ ghi danh cựu CT QH Nguyễn Văn An phát hiện và dám nói (muộn còn hơn không): Lỗi hệ thống. Ai là người bốc thuốc và chữa bệnh cho lỗi hệ thống nhỉ ? Hay tại lỗi hệ thống, cơ chế nó thế ?
Trả lờiXóa