Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

HỒ CƯƠNG QUYẾT: ĐẨY LÙI NỖI SỢ HÃI ĐỂ CỨU ĐẤT NƯỚC

Các bài học Munich và những nơi khác: Đẩy lùi nổi sợ để cứu đất nước

André Menras, Hồ Cương Quyết
Nguyên Ngọc dịch từ nguyên văn tiếng Pháp.


Nhiều đồng bào Việt kiều Đức của chúng ta đã tường thuật trên Internet: cuộc biểu tình ở Munich ngày 20 tháng mười, chống bành trướng Trung Quốc, các buổi chiếu ở Munich và Nurnberg bộ phim tài liệu « Hoàng Sa Việt Nam, Nổi đau mất mát » – vẫn luôn bị cấm ở Việt Nam – đã thật sự thành công.

Được mời tham dự các hoạt động ấy, tôi đã là đối tượng của một sự đón tiếp bất ngờ và rất cảm động của những người những người bạn trước đó chưa từng quen. Ở Munich : căn nhà với các phòng bằng kính nơi trồng một cây thông Alep cao 3 mét và một cây chuối trổ những quả chuối Việt Nam tại ngay trung tâm thành phố Đức đẹp đẽ này. Ở Nurnberg : phòng ngủ khắc khổ mà thịnh tình của chùa phật giáo Vĩnh Nghiêm nơi đứng cạnh nhau là tượng vua Hùng Vương và tượng Đại đế Carolus (Karl der Groβe). Hai nơi thật khác biệt song đều thấm đượm cùng một không khí thanh tịnh bình thản và mạnh mẽ, hòa nhập đến tận cùng với đất nước tiếp nhận chúng mà vẫn sâu đậm tâm hồn Việt Nam quê hương.

Một cuộc biểu tình tuyệt đẹp !

Cuộc tuần hành ở Munich thật mẫu mực về tư thế. Khởi đầu là một giờ phát biểu của các bộ phận tham gia tổ chức trước quảng trường Đại học. Bốn chiếc xe cảnh sát địa phương cực kỳ thân thiện và sẵn sàng bảo vệ theo suốt, đoàn người đã tuần hành trong hai giờ liền, yên tĩnh và vui vẻ trên ba cây số của đại lộ lớn nhất của Munich nối liền trường Đại học với các con đường đông người qua lại ở trung tâm thành phố. Tại đấy, trước hàng trăm người qua đường và những người Đức tò mò đã biến thành khán giả, lại có một cuộc phát biểu mới, kéo dài một tiếng đồng hồ. Trên những tấm băng rôn lớn màu xanh là những khẩu hiệu được suy tính rất kỹ, chữ trắng, bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Đức, tố cáo chính sách bành trướng của những người lãnh đạo Bắc Kinh. Tấm bản đồ Việt Nam lớn, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nổi bật, được giương lên kiêu hãnh ở đầu đoàn người. Những tấm băng rôn dài được bố trí dọc hai bên, thuận tiện cho người qua đường có thể đọc, trong khi các cô chủ nhà duyên dáng mặc áo dài và đội nón lá truyền thống vừa phân phát những tờ gấp có minh họa và in tiếng Đức, vừa giải thích cho họ lý do và mục đích của cuộc biểu tình.Một hoạt náo viên nang nổ và vui vẻ dùng loa hô vang các khẩu hiệu được mọi người đáp lại : « Hoàng Sa, Trường Sa, của Việt Nam ! », « Tôi yêu Việt Nam ! » Hoang Sa, Truong Sa, mein Vietnam ! » « I love Vietnam ! », « Wir lieben Vietnam ! ».Những bài hát dân gian tuyệt vời, cũng tuyệt vời như vô số áo dài và những nụ cười khiến đoàn người rực rỡ sắc màu, biến cuộc biểu tình thật sự trở thành một buổi trình diễn đường phố vừa đậm đà văn hóa vừa rất chinh trị, mang lại cho thông điệp chống xâm lược Trung Quốc của chúng ta một sức hấp dẩn và thuyết phục sống động và đầy truyền cảm. Một thành công. Một thành công lớn sẽ được đánh dấu trong lịch sử phong trào chống xâm lược kiểu mới của Trung Quốc.  Một tham khảo cho tương lai, ở Munich và những nơi khác. Nói về điều này, một người bạn của tôi đã gọi đấy là « tinh thần Munich ». Chính xác là vậy. Nhưng tinh thần của « tám người Munich » là trái ngược với cái tinh thần mà Lịch sử đã ghi lại.


Quả thật về mặt lịch sử, Munich là ký ức buồn. Chình trong thành phố này, tháng chín năm 1938, những người đại diện của Pháp và Anh đã ký với Hitler một hiệp ước nhục nhã sẽ mở cửa cho tên độc tài lao vào cuộc xâm lược bành trướng trên toàn bộ châu Âu. Họ tưởng nhân nhượng cho nước Đức của Hitler sáp nhập bằng vũ lực Tiệp Khắc thì sẽ xoa dịu được sự hung hăng bành trướng và hiếu chiến của chúng. Họ tưởng đã cứu vãn được hòa bình bằng cách phản bội quyền của các dân tộc, trong thực tế họ dọn đường cho chiến tranh ! Sợ hãi không đẩy xa được hiểm nguy. Hèn nhát cũng không. Trái lại, là khuyến khích nó. Tại Munich, về điều này lịch sử đã cho một bài học đau đớn : không thể ký hòa ước với chủ nghĩa bành trướng, nhất là khi nó được tuyến bố rõ ràng và ta là nạn nhân đầu tiên của nó !

Nhưng, rất thận trọng trong so sánh, tinh thần của « tám người ở Munich », những người đã hoàn toàn độc lập tổ chức cuộc biểu tình và chiếu phim HSVNNDMM, không phải là tinh thần cúa sợ hãi cũng không phải của hổ thẹn.

Tôi có thể làm chứng cho tinh thần ái quốc bất diệt của tám đồng bào này. Và tôi có thể nói lòng ái quốc ấy phải đạt đến một sức mạnh kỳ lạ để có thể cho phép họ vượt qua các khác biệt, các đối lập của họ, vượt qua những vết thương quá khứ, vẫn mãi tứa máu, để kháng cự lại những đe dọa trực tiếp hay ngụy trang, và đôi khi cả những lời thóa mạ mà họ là nạn nhân của cả hai phía.

Họ nằm trước làn đạn kín đáo mà hoàn toàn có thực của một chế độ run rẩy cứ đeo bám đến thảm hại « 16 chữ vàng » với lại « 4 tốt » của lũ cướp biển Bắc Kinh (« Hội người Việt » ở Stuttgart đã từ chối hợp tác với Munich để chiếu bộ phim HSVNNDMM). Họ đã nhận được những lời đe dọa hung hăng hay được phát biểu một cách tế nhị hơn của những người lãnh đạo một cộng đồng thuyền nhân khăng khăng trương ngọn cờ đầy đắng cay của mình lên trên trách nhiệm bảo vệ dân tộc. Bao nhiêu nhân nhượng, bao nhiêu thảo luận hăng say, mà cũng biết bao nhiêu khoan dung, thương mến, bao nhiêu tình yêu đất nước.  Bao nhiêu trách nhiệm và can đảm ở tám người đàn ông và đàn bà hữu trách ấy. Cho đến nay tôi chưa bao giờ được chứng kiến một sự chín muồi mang tính người và về chính trị đến như vậy từ những con người đã từng qua những trải nghiệm sống khác nhau sâu đậm đến thế. Thấy tôi ngạc nhiên về điều đó lúc dự cuộc họp tổ chức cuối cùng của họ hôm trước ngày tuần hành, một người trong số  họ mỉm cười trả lời tôi : « Chúng tôi học dân chủ ». Vâng, bạn ạ, dân chủ, đẹp đẽ biết bao, khó khăn biết bao để dân chủ được sinh thành, mong manh biết bao cho ta phải giữ gìn nó, và đắt giá biết bao để nuôi cho nó lớn lên ! Nó chỉ có thể ra đời và lớn lên trong dũng cảm. Đẹp đẽ biết chừng nào là  bài học về cuộc chiến đấu dân chủ mà những người bạn ở Munich đã cho chúng ta. Họ đã thắng nổi sợ hãi để giải phóng được lời nói và hành động, để bảo vệ Việt Nam,

Thắng những nổi sợ

Tôi đã bao nhiêu lần  cận kề với nổi sợ chế độ ấy ở trong nước : sợ bị đe dọa, bị theo rỏi, bị ngược đãi, sợ bị mất việc, sợ thấy người thân của mình bị gây khó khăn trong công việc, trong học tập, sợ bị bắt, bị tống vào tù … cái nổi sợ chế độ, thậm chí lại được thay thế bằng các sứ quán mà ta sợ các hành động khủng bố hành chính tại chỗ hoặc các báo cáo về trong nước có thể khiến ta không còn gặp lại được gia đình, bạn bè. Cái mũ đáng sợ sẽ nhanh chóng xuất hiện: « diễn biến hòa bình », « thế lực phản động » …


Một loại nổi sợ khác mà tôi từng được chứng kiến khi gặp các cộng đồng Việt kiều, cũng hiện diện rất rõ ở « phe bên kia », trong cái phe muốn tự coi mình vừa là nạn nhân đặc quyền của chiến tranh và là người đặc quyền nắm giữ dân chủ.  Nổi sợ này được nuôi dưởng bởi các nhóm cực đoan, quả là rất thiểu số nhưng có thể có hành động bạo lực và các hình thức gây sức ép khác. Ở những chỗ ấy bốc lên mùi vị của một nổi hận thù thật sự, giống như nổi hận thù tôi từng phải chịu đựng trong tù. Một nổi thù hận mù quáng được nuôi dưỡng bằng những trải nghiệm đau đớn, đã đóng băng trong ký ức. Một nổi thù hận muốn trở thành vĩnh cữu và đòi phải đáp trả.  Chỉ cần ta ghé tai về phía bên kia một chút là lập tức bị khoác cho một cái mũ khác : « phản bội », « chơi trò cộng sản », « cộng sản nằm vùng » …

Để không mất mình và để bảo vệ đất nước

 Những nổi sợ ấy, dù đến từ đâu, là một tai họa thật sự đối với con người, với xã hội và quốc gia. Chúng là tội ác vì chúng giam hãm người ta trong tình trạng bất động đồng nghĩa với đồng lõa với bất công, với bạo lực tùy tiện, với tham nhũng mang tính chất mafia chính trị, với tình trạng đất nước bị uy hiếp. Chúng sĩ nhục và thiến hoạn con người vì chúng bóp nghẹt niềm kiêu hãnh công dân và ái quốc, cùng ý chí sáng tạo cái mới. Chúng  hủy hoại nhân tính và đẩy một số người vào tuyệt vọng. Đôi khi được biện minh là phản xạ tự vệ, cuối cùng chúng có tác dụng tự hủy hoại. Ở cấp độ quốc gia, chúng gây ức chế và chỉ nuôi dưỡng sự bất động có lợi cho tất cả hành vi xâm lược của Trung Quốc và cho những kẻ tiếp tay hay ủng hộ các cuộc xâm lược ấy mà không bị trừng phạt. Các nổi sợ hãi tước vũ khí của con người !  

Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam mong muốn hòa giải, thống nhất dân tộc trong một nền hòa bình mà mình làm chủ. Đấy là nhu cầu sống còn của đất nước để có thể đối mặt với thách thức khủng khiếp của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc hau háu tài nguyên thiên nhiên và con người, tàn phá các căn tính văn hóa, chỉ mang đến bạo lực và chiến tranh … Đất nước cần điều đó để chiến thắng nạn dịch tham nhũng, để thắng tình trạng đói nghèo vẫn còn đó.

Thắng những nổi sợ hãi ấy để hành động chặt chẽ cùng nhau trong một cuộc chiến đấu thật sự với chính mình và vì đất nước. Một cuộc chiến đấu nhất thiết phải thắng để không mất đi tất cả. Kể cả đánh mất chính mình. Một chiến thắng cần thiết và khả thể.

Đấy là bài học mà nhóm tám người ở Munich, và cả những người ở  Berlin, Kholn, Praha, Warsava, Leipzig, Hannover, Frankfurt-Offenbach, Sarrebruken, Nurnberg, Toulouse, Lyon, Paris… đã cho chúng ta … Thắng nổi sợ hãi  như các đồng bào của chúng ta ở Bình Châu và Lý Sơn mỗi lần họ ra khơi trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam để mưu sinh. Thắng nổi sợ hãi như các bạn của chúng ta ở Sài Gòn và Hà Nội đã xuống đường để bảo vệ tổ quốc mình.

Cám ơn tất cả, tất cả các bạn của tôi, đã nuôi dưởng tôi thêm mỗi ngày bằng dũng khí của các bạn.

Ôi, tôi còn quên một chuyện : trong hai ngày, các đồng bào của chúng ta đã góp ủng hộ các ngư dân, góa phụ và trẻ mồ côi 5300 ơ-rô !

 —
Leçons de Munich et d’ailleurs : faire reculer la peur pour sauver le pays.

Nos compatriotes Viet Kieu allemands en ont déjà rendu compte sur internet : la manifestation de Munich, le 20 octobre, contre l’expansionnisme chinois, la projection à Munich et à Nurnberg du film documentaire « Hoang Sa Vietnam Noi Dau Mat Mat »-toujours empêché au Vietnam- ont été un  franc succès.

Invité à participer à ces actions, j’ai fait l’objet d’un accueil inattendu et très touchant par des amis jusque –là inconnus.  A Munich : appartement aux pièces de verre où poussent un pin d’Alep de 3 mètres de haut et un bananier qui donne des bananes vietnamiennes en plein centre de cette belle ville allemande !…. A Nurnberg : dortoir austère mais chaleureux de la pagode bouddhiste Vien  Nghiem où se côtoient la statue du roi Huong Vuong et du Đại đế Carolus (Karl der Große). Deux lieux si différents mais empreints de la même sérénité tranquille et  forte, parfaitement intégrée au pays hôte mais profondément enracinée dans l’âme du pays natal vietnamien.

Une belle manifestation !

La marche de Munich a été exemplaire par sa tenue. Elle a débuté devant la place de l’université par une heure de prise de parole de la part les diverses composantes de l’organisation. Encadré d’un bout à l’autre par quatre voitures de policiers locaux parfaitement aimables et extrêmement protecteurs, le défilé s’est tranquillement et joyeusement déroulé pendant deux heures sur les trois kilomètres de la plus grande avenue de Munich qui relient l’Université aux belles rues passantes du centre ville. Là, devant des centaines de passants et curieux allemands transformés en spectateurs, eut lieu, pendant une heure, une nouvelle prise de parole. Sur les grandes banderoles bleues, les slogans en lettres blanches étaient méticuleusement pensés, accusant, en vietnamien, en anglais et en allemand la politique expansionniste des dirigeants de Pékin. La grande carte du Vietnam avec, bien en évidence, les archipels de Hoang Sa et de Truong Sa, se dressait fièrement en tête du cortège.  Les longues banderoles étaient disposées sur chaque côté du défilé, à la vue des passants auxquels de charmantes hôtesses en ao dai et chapeau traditionnel distribuaient des dépliants illustrés et imprimés en allemand tout en leur expliquant les raisons et le but de la manifestation. Un animateur plein d’énergie et de gaité envoyait au micro les slogans repris par tous : « Hoang Sa, Truong Sa, mein Vietnam !», « I love Vietnam ! », « Wir lieben Vietnam ! ». De belles chansons populaires, belles comme la multitude d’ao dai et de sourires qui coloraient le défilé, ont transformé cette manifestation en véritable spectacle de rue, à la fois culturel et très politique, donnant à notre message contre l’agression chinoise un attrait et une force de persuasion vivante et émouvante. Un succès. Un grand succès qui fera date dans l’histoire du mouvement résistant à l’agression chinoise de type nouveau. Une référence pour le futur, à Munich et ailleurs. Pour en parler, un de mes amis a employé l’expression : « tinh than Munich ». C’est exactement cela. Mais l’esprit des « huit de Munich » est le contraire de celui que l’Histoire a retenu.

En effet historiquement, le nom de Munich est de triste mémoire. C’est dans cette ville qu’en septembre 1938 les représentants de la France et de l’Angleterre ont signé avec Hitler un humiliant traité qui allait ouvrir au dictateur la porte de l’agression expansionniste dans toute l’Europe. Ils pensaient que concéder à l’Allemagne hitlérienne l’annexion par la force de la Tchécoslovaquie calmerait ses ardeurs expansionnistes et guerrières. Ils pensaient avoir sauvé la paix en trahissant le droit des peuples, ils ont en fait préparé la guerre ! La peur n’écarte pas le danger. La lâcheté non plus. Au contraire, elles l’encouragent. A Munich, l’histoire en a donné une douloureuse leçon : on ne signe pas de traité avec l’expansionnisme, surtout quand celui-ci est clairement annoncé et qu’on en est la première victime !

Mais, toutes proportions gardées, l’esprit des « huit de Munich » qui ont, en toute indépendance, organisé la manifestation et la projection du film HSVNNDMM, n’est pas celui de la peur ni celui de la honte.

Je peux témoigner du patriotisme indéfectible de ces huit compatriotes. Et, je peux dire que ce patriotisme a dû être d’une force extraordinaire pour leur permettre de dépasser leurs différences, leurs oppositions, d’aller au-delà des blessures du passé, toujours ouvertes, de résister aux menaces directes ou déguisées et quelques fois aux invectives dont ils ont été victimes des deux côtés. Ils ont été sous le feu discret mais bien réel d’un régime frileux qui s’accroche pitoyablement aux « 16 chu vang et 4 cai tot » avec les pirates de Pékin (La « Hoi nguoi Viet » de Stuttgart a refusé de se joindre à Munich pour projeter le film HSVNNDMM). Ils ont reçu les menaces violentes où plus délicatement exprimées de dirigeants d’une communauté de réfugiés thuyen nhan qui fait passer son drapeau chargé d’amertume avant la défense de leur peuple. Combien de concessions, combien de discussions passionnées, mais aussi combien de tolérance, d’affection, d’amour du pays. Combien de responsabilité et de courage chez ces huit hommes et femmes  responsables. Jamais jusqu’ici je n’ai été témoin d’une telle maturité humaine et politique de la part de personnes aux parcours de vie si fortement différents. Comme je m’en étonnais devant eux quand j’assistais à leur dernière réunion d’organisation, la veille du défilé, un d’entre eux m’a répondu en souriant: « Nous apprenons la démocratie ».  C’est vrai, mon ami, la démocratie, si belle, est si dure à enfanter,  si fragile à préserver et si coûteuse à faire grandir ! Elle ne peut voir le jour et grandir que dans le courage. Quelle belle leçon de combat démocratique nous donnent ces amis de Munich ! Ils ont vaincu la peur pour libérer la parole et l’action, pour protéger le Vietnam.

Vaincre les peurs

Cette peur du système, je l’ai maintes fois côtoyée dans le pays : peur d’être menacé, suivi, maltraité, peur de perdre son emploi, de voir ses proches inquiétés dans leur travail, dans leurs études, peur d’être arrêté, jeté en prison… Cette peur du système qui, même à l’étranger est relayée par les pouvoirs des ambassades dont on redoute des représailles administratives sur place ou les rapports envoyés au pays pouvant priver l’accès à la famille, aux amis. Le redoutable chapeau est vite sorti : « dien bien hoa binh », « the luc phan dong »…

Un autre genre de peur, dont j’ai également été témoin au contact des communautés Viet Kieu, est aussi entretenu bien réellement dans « l’autre camp » qui se veut être à la fois victime exclusive de la guerre et tenant exclusif de la démocratie. Cette peur est entretenue par des groupes extrémistes, certes très minoritaires mais capables de violence et d’autres formes de pression. On sent monter de ces milieux une vraie haine, pareille à celle que j’ai subie en prison. Une haine aveugle nourrie d’expériences douloureusement vécues, figées dans les mémoires. Une haine qui se veut éternelle et vengeresse.  Pour peu qu’on soit à l’écoute de « l’autre côté », on est vite affublé d’un autre chapeau : « traître »,  « qui-fait-le-jeu-des-communistes », « communiste infiltré »…

Pour ne pas se perdre et pour protéger le pays

Ces peurs, d’où qu’elles viennent, sont un véritable fléau humain, social, national. Elles sont individuellement angoissantes. Elles culpabilisent car elles confinent à l’inaction synonyme de complicité devant l’injustice, la violence arbitraire, la corruption politico-maffieuse, le pays menacé. Elles sont humiliantes et castratrices car elles étouffent la fierté citoyenne et patriotique, la volonté de créer du nouveau. Elles déshumanisent et poussent certains au désespoir. Quelque fois justifiées comme un réflexe protecteur, ces peurs sont, en fin de compte, auto-destructrices.  Nationalement, elles sont inhibitrices et ne font que nourrir l’immobilisme favorable à toutes les agressions chinoises et à l’impunité de ceux qui les favorisent ou les soutiennent. Les peurs désarment !

Le peuple vietnamien, dans son immense majorité, veut la réconciliation, l’unité nationale dans une paix qui lui appartienne. Il en a un besoin vital pour faire face au terrible défi que lui lance l’expansionnisme chinois prédateur des ressources naturelles et humaines, destructeur des identités culturelles, porteur de violence et de guerre… Il en a besoin pour vaincre la corruption endémique, pour vaincre la pauvreté encore bien présente.

Vaincre ces peurs pour agir solidairement est un vrai combat sur soi-même et pour le pays. Un combat qu’il faut gagner sous peine de tout perdre. Y compris de se perdre soi-même. C’est nécessaire et possible.

C’est la leçon donnée par le  groupe des huit de Munich, mais aussi par ceux de Berlin, Kholn, Praha, Warsava, Leipzig, Hannover, Frankfurt-Offenbach, Sarrebruken, Nurnberg, Toulouse, Lyon, Paris…Vaincre la peur comme nos compatriotes de Binh Chau et de Ly Son le font chaque fois qu’ils prennent le large pour aller gagner leur vie dans le eaux vietnamiennes d’Hoang Sa et de Truong Sa. Vaincre la peur comme nos amis de Saigon et de Ha Noi qui descendent dans la rue pour les protéger et défendre leur patrie.

Merci à vous tous, mes amis, pour me nourrir chaque jour un peu plus de votre courage.

Ah, une information oubliée : en deux jours, nos compatriotes ont contribué à l’aide des pêcheurs, veuves et orphelins pour un montant de 5300 euros !

André Menras, Ho Cuong Quyet
Texte français par l’écrivain Nguyen Ngoc.

Nguồn: Ba Sàm.
 

2 nhận xét :

  1. Một bài viết quá hay, tinh tế đến từng lời! Cám ơn vị "đồng bào gốc Pháp" mà lịch sử đã trao tặng cho dân Việt tôi!

    Tôi xin chia sẻ cảm nghĩ của tôi về một phần trong bài viết của bác Hồ Cương Quyết. Là con em miền Nam và giờ đã sống giữa cộng đồng hải ngoại, ở Mỹ, nhiều lần tôi đã nghiền ngẫm điều mà tác giả gọi là "nỗi sợ của phe bên kia, cái phe muốn tự coi mình là nạn nhân đặc quyền của chiến tranh và là người đặc quyền nắm giữ dân chủ".

    Tôi đồng ý là có một nỗi sợ nào đó, nhưng tôi không nghĩ là chỉ do "lòng hận thù được nuôi dưỡng bằng những trải nghiệm đau đớn, đã đóng băng trong ký ức". Tôi tự hỏi tại sao hận thù và đau đớn ấy không tan dần đi với liều thuốc thời gian? Vả lại, hận thù và đau đớn thì sao lại liên quan đến nỗi sợ hãi?

    Theo tôi, nỗi sợ nằm ở chỗ: nếu buông bỏ cái "căn cước tỵ nạn", "căn cước nạn nhân" ấy đi, thì mình còn biết mình LÀ AI đây, ở một đất nước mà dù có sống thêm mấy chục năm nữa thì cũng vẫn là xa lạ đối với mình này? Đó là một nỗi sợ sâu xa liên quan đến vấn đề "căn tính". Con cái lớn lên và nói tiếng "nước ngoài" sành sõi hơn tiếng mẹ đẻ, tôi nghĩ đó là một trong những thí dụ nói lên nỗi cô đơn sâu xa nơi lòng người hải ngoại, và đó cũng là một phần của nỗi sợ chăng?

    Thử thách lớn nhất của cộng đồng hải ngoại có lẽ là ở chỗ phải khó nhọc xác định lại căn tính của mình trong hoàn cảnh mới. Nỗi sợ sâu xa nhất tôi nghĩ có lẽ chính là đó - sợ đánh mất chính mình. Nhưng, đúng như lời tác giả nói, cần phải chiến đấu với chính mình, với nỗi sợ đó nơi mình. Một cuộc chiến đấu nhất thiết phải chiến thắng, bởi nếu không thì sẽ mất tất cả, mất nước và mất luôn cả chính mình.

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn người mà ngẫm đến ta ... thật là buồn cho đất nước VN !

    Trả lờiXóa