Triển lãm ảnh:
Hà Nội, những ngày đêm năm 1972
Triển lãm được tổ chức và điều phối bởi Olivier Tessier (Viện viễn đông Bác cổ Pháp) - Ngày 11 tháng 10 đến ngày 09 tháng 11 năm 2012 - Sảnh triển lãm Trung tâm Văn hóa Pháp
Những hình ảnh về Hà Nội trong trận đánh bom năm
1972.
Triển lãm cũng giới thiệu những giai đoạn của trận đánh bom theo trình
tự thời gian (mục tiêu chiến lược, sự tham gia của lực lượng không quân, những
thiệt hại về cơ sở vật chất và con người, dân sự và quân sự) và quá trình đàm phán đồng
thời diễn ra.
Khai mạc: Ngày 11.10 – lúc 18h00 Triển lãm: từ ngày 11.10 > ngày 09.11
.
Vào cửa tự do
Vào cửa tự do
Tọa đàm:
Năm 1972 – năm mấu chốt tháo gỡ cuộc xung đột
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tọa đàm được tổ chức và dẫn dắt bởi Olivier Tessier (Viện viễn đông Bác cổ Pháp) - Ngày 11 tháng 10 năm 2012 - 18h00 - Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp
Phân tích và nghiên cứu lịch sử của các chuyên gia
Việt Nam
và Pháp về chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, về tiến trình hòa bình và về
những ngày đêm ném bom vào tháng 10 năm 1972.
Diễn giả:
- T.S Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
- T.S sử học Pierre Journoud, phụ trách nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược của Trường quân sự (IRSEM – Bộ Quốc phòng), nghiên cứu viên tại UMR-CNRS IRICE (Bản sắc, quan hệ quốc tế và văn minh châu Âu), tại Trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, thành viên Trung tâm lịch sử châu Á đương đại của trường Paris I.
- T.S Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
- T.S sử học Pierre Journoud, phụ trách nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược của Trường quân sự (IRSEM – Bộ Quốc phòng), nghiên cứu viên tại UMR-CNRS IRICE (Bản sắc, quan hệ quốc tế và văn minh châu Âu), tại Trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, thành viên Trung tâm lịch sử châu Á đương đại của trường Paris I.
Dịch song song Pháp – Việt
Vào cửa tự do
Vào cửa tự do
Năm 1972 trước sự kiện Ký kết HD Paris 27/01/2973, buộc Mĩ rút quân khỏi miền Nam VN, những ngày cuối tháng Chạp Mĩ đã đưa LL chiến lược B52 rải thảm HN hòng đánh canh bạc cuối cùng.
Trả lờiXóaĐầu năm đó TT Nixon thăm TQ, mang lại mối e ngại cho cả 2 phía VN dân chủ CH và VNCH.
Năm ngày sau khi đoàn Mỹ rời Bắc Kinh, Chu Ân Lai bay đi Hà Nội. Ông cam đoan với người Việt Nam là ông ta không bán rẻ họ trong cuộc họp cấp cao với Tổng thống Nixon
Và TT Mĩ đã trấn an ông Thiệu bằng 1 bức thư đề ngày 31 tháng 12, 1971:
"Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thoả thuận nào tại Bắc Kinh nếu nó phương hại tời các quốc gia khác, hoặc về những vấn đề có liên hệ tới các nước khác…
Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lạ hoà bình cho Việt nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.
Khánh Linh
.....
(còn nữa)
(tiếp )
Trả lờiXóaThế nhưng theo chính Tổng thống Nixon viết lại trong hồi ký của mình thì trong những ngày viếng thăm Trung Quốc từ 21 tới 28 tháng 2, 1972, ông đã nói với Chu Ân Lai:
Giả sử như tôi có thể ngồi đối diện với bất cứ ai là người lãnh đạo Bắc Việt Nam, và giá như hai bên có thể thương thuyết một cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, thì tất cả quân đội Mỹ sẽ được triệt thoái khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày đó.
....
Người ta cũng kể rằng năm 1972 Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Trung Cộng, được Mao Trạch Đông dẫn đi xem lầu Hoàng Hạc, và khi đứng trước cảnh đã ngâm bài Hoàng Hạc Lâu cho Mao sếnh sáng nghe. Âu cũng là mánh khoé của nhà ngoại giao không ngoài mục đích ve vãn. Qua câu chuyện này đủ biết không chỉ người Trung Hoa mà những người khác trên toàn TG trân trọng bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu biết như thế nào.
Nguyên tác:
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lình lịch Hán dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch nghĩa:
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc:
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Lòng sông quang tạnh in rõ cây đất Đương Hán
Cỏ xanh mướt ở bãi sông Anh Vũ,
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Khói sóng trên sông khiến ai buồn sầu.
...
40 năm trôi qua, những bí ẩn lịch sử dần được lóe rạng.
Đôi khi vì sự đồng điệu của cảm xúc của những vĩ nhân mà số phận các dân tộc nhỏ bé được và hoặc bị định đoạt bằng núi xương, sông máu.
Cái giá của Chiến thắng hôm qua, 40 năm hoặc 400 năm sau chúng ta mới thấu rõ chúng Vĩ Đại và Đắt Đắng ngần nào!?
Hy vọng con cháu chúng ta sau này không bao giờ bị sa đà vào Ảo Vọng.
.......
Khánh Linh
Bản dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Tản Đà :
Trả lờiXóaHạc vàng ai cưỡi đi đâu ?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?
( Nguồn Wikipedia )