Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Nguyễn Thị Hường: CHIẾT TỰ - CÁCH ĐỂ NHỚ CHỮ HÁN ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT


Đế tưởng nhớ TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG sinh năm 1981, cán bộ Phòng Nghiên cứu Văn bản Lịch sử - Địa lý, Viện Nghiên cứu Hán Nôm vừa qua đời hồi 14h00, ngày 16 tháng 9 năm 2012 (tức ngày Một tháng Tám, năm Nhâm Thìn) sau một tai nạn giao thông thương tâm tại Gia Lâm, Hà Nội; chúng tôi đăng lại bài viết dưới đây của chị:
Tạp chí Hán Nôm Số 5 (54), năm 2002 . - Tr.77-82
CHIẾT TỰ - MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC, NHỚ CHỮ HÁN ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT
Nguyễn Thị Hường

Có lẽ, khi đi học chữ Hán, mấy người không nhắc cho nhau câu:

Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

(Chiết tự chữ đức 德)

Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự.
 
Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.

Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình - âm - nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.

Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ. Những câuchiết tự kiểu như:

Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.

(Chữ an 安)

đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.

Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình nghĩa. Chẳng hạn: 

- Đấm một đấm, hai tay ôm quàng
Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ? 


- Lại đây anh nói nhỏ em nì
Ấy là chữ mật một khi rõ ràng. 
Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo  là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể).
Hay như: 

Hai người đứng giữa cội cây,
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
 


Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).

Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm.
 
Đó là chữ oanh 轟. Chữ oanh được viết với ba chữ xa 車 và có nghĩa là "tiếng động của nhiều xe cùng chạy". (Chiết tự về mặt ý nghĩa). 

Tây quốc hữu nhân danh viết Phật,
Đông môn vô thảo bất thành "lan".
 


Câu trên có thể dịch là: "Nước phương Tây có người tên là Phật". Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải...) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.

Câu dưới có nghĩa: "Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết: thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).

Chiết tự về mặt âm đọc trong chữ Hán tiêu biểu nhất là lối phiên thiết phục vụ cho việc chú âm trong các sách học, các tự điển. Nó cũng xuất hiện rải rác trong các câu đố chữ Hán. Ví dụ như:

Con gái mà đứng éo le,
Chồng con chưa có kè kè mang thai.
 
Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始. Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.

Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.

Qua những ví dụ chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, có thể thấy các câu đố chiết tự này có ý nghĩa không nhỏ đối với việc học nhớ chữ Hán. Dựa vào việc phân tích và mô tả cụ thể, sinh động hình thể chữ Hán, các câu đố chữ Hán đã giúp cho người giải đố có khả năng tái hiện lại những chữ đã học không mấy khó khăn. Đồng thời, nó cũng giống như một bài kiểm tra định kỳ cho người mới học mà việc thuộc lòng đề bài và lời giaỉ là rất dễ dàng (do tính ấn tượng của nó). Chẳng hạn những câu như: 

Anh kia tay ngón xuyên tâm.
(Chữ tất 必)
Mặt trời đã xế về chùa.
(Chữ thời 時)

Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ đã làm cho chiết tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.

Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà chúng tôi sưu tập được. có đặc điểm chiết tự khá thú vị. Chẳng hạn: 

Dưới đây là một số ví dụ:

- Có tú mà chẳng có tài,
Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê.
(Chữ hy
)

- Chữ lập đập chữ viết, chữ viết đập chữ thập. (Chữ chương
)

- Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.
(Chữ hiếu
)

- Một vại mà kê hai chân,
Con dao cái cuốc để gần một bên.
(Chữ tắc
)

- Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu,
Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu.
(Chữ tỉnh
)

- Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy
)

- Đêm tàn nguyệt xế về Tây,

Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư. (Chữ nhiên )

- Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.
(Chữ mỹ
)

- Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu
(Chữ phu
)

- Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm.
(Chữ dũng
)

- Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.
(Chữ hảo
)

- Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.
(Chữ tư
)

- Đất cứng mà cắm sào sâu,
Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào.
(Chữ giáo
)

- Em là con gái đồng trinh
Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em.
(Chữ uy
)

- Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật. (Chữ giả
)

- Đất sao khéo ở trong cung,
Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ.
(Chữ cương
)

- Muốn cho nhị mộc thành lâm
Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày.
(Chữ tự
)

- Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê,
Thập trên nhất dưới bẻ què lê.
(Chữ pháp
)

 
Nhìn chung, các câu đố liên quan đến chiết tự chữ Hán đều dựa vào ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán để "chiết" và "đố" chữ. Chúng tôi đã thống kê được 44 chữ chiết tự về mặt hình thể, 28 chữ chiết tự về mặt ý nghĩa, và chỉ có một trường hợp được chiết tự về mặt âm đọc (chữ thủy 始) trên tổng số 73 chữ được sưu tập. Như thế, chiết tự về hình thể chiếm số lượng nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là việc nhận biết và nhớ hình thể chữ Hán luôn là yêu cầu đầu tiên đối với người học chữ Hán. Hai bảng thống kê 72 chữ chiết tự về mặt hình thể và ý nghĩa sẽ được chúng tôi để ở phần Phụ lục.
 
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt hình thể chiếm khá cao, 60% (44 chữ trong tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong khi đó, tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt ý nghĩa là 38% (28 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Chỉ có 2% còn lại là số chữ được chiết tự về mặt âm đọc. Điều này chứng tỏ khi đem các chữ Hán ra chiết tự, người ta thường chú trọng đến hình thể chữ. Bằng cách chú ý đến hình thể, chiết tự sẽ giúp cho người mới học dễ dàng tưởng tượng và hình dung ra các chữ Hán cồng kềnh, nhiều nét mà họ đã học. Tất nhiên, không ít trường hợp chiết tự đã áp dụng vào tục tự, biệt tự.
 
Phép phân tích chữ Hán được áp dụng chủ yếu trên cơ sở phân tích các thiên bàng tổ hợp nên hợp thể tự. Các thiên bàng này cũng là những độc thể tự. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp chiết tự, phép phân tích này còn được tiến hành trên cả độc thể tự qua phương thức mô tả từng bộ phận của chữ. Điều đó rất phù hợp với điều kiện truyền thống, khi chiết tự được thực hiện trên cơ sở phân tích hình thể chữ Hán.

Tỉ lệ chữ độc thể hợp thể được đưa ra chiết tự trong các câu đó cũng không giống nhau. Trong đó, chữ độc thể được đưa ra chiết tự chiếm tỉ lệ thấp, chỉ khoảng 29% (21 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong 70% còn lại là chữ hợp thể thì chữ hội ý chiếm đa số.

So sánh hai bảng thống kê, chúng tôi còn thu được những kết quả rất khác nhau về tỉ lệ chữ độc thể. Tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 1 cao gấp 2 lần tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 2 (36% so với 18%). Kết quả ấy chứng tỏ khi chiết tự, những chữ độc thể chủ yếu áp dụng phương thức tả chữ.

Cũng qua hai bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy các chữ Hán được chiết tự đều là những chữ thông dụng, thường dùng trong đời sống hàng ngày qua hệ thống tiếng Hán - Việt của chúng ta. Ví dụ như các chữ thánh 聖, vương 王, thủy 始, tử 子, an 安, điền 田, pháp 法... Vì vậy, tìm hiểu chiết tự còn rất tiện ích cho việc phổ cập tri thức về chữ Hán trong trường phổ thông, giúp người Việt thông hiểu hơn tiếng nói của mình.

Như vậy, từ những ưu điểm đã phân tích ở trên của chiết tự, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa: chiết tự là một phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt. Đồng thời qua những câu đố chiết tự này có thể tạo sự hứng thú cho việc học, nhớ chữ Hán.

PHỤ LỤC: 
Bảng 1: Các chữ được chiết tự về mặt hình thể
.
STT
Âm đọc
Chữ Hán
Nghĩa
1
An
Yên ổn
2
Bát
Tám
3
Bất
Không
4
Chấn
Nhấc lên
5
Chủ
Vua chúa
6
Chương
Văn chương
7
Dũng
Mạnh
8
Ta
9
Điền
Ruộng
10
Đoan
Đầu mối
11
Đức
Đạo đức
12
Giả
Trợ từ
13
Giáo
Dạy
14
Hán
Sông Hán
15
Hầu
Chờ chực
16
Hiếu
Hiếu thảo
17
Hiểu
Buổi sớm
18
Hương
Hơi thơm
19
Hy
Hơi, khí mây
20
Kỳ
Đại từ
21
Lai
Đến, lúa lai
22
Mật
Rậm, bí mật
23
Nghĩa
Nghĩa
24
Niên
Năm
25
Pháp
Phép
26
Phi
Chẳng
27
Phối
Phối, sánh
28
Phu
Chồng
29
Phú
Giàu có
30
Quy
Con rùa
31
Sắc
Sắc lệnh
32
Tâm
Tấm lòng
33
Tất
ắt
34
Tắc
Thì (liên từ)
35
Thập
Mười
36
Thất
Mất
37
Thỉnh
Xin, hỏi
38
Thụ
Nhận
39
Thuỷ
Nước
40
Tỉnh
Giếng
41
Triêu
Buổi sớm
42
Tuỳ
Theo, nhà Tùy
43
Nghĩ
44
Tự
Chữ



Bảng 2: Các chữ được chiết tự về mặt ý nghĩa

STT
Âm đọc
Chữ Hán
Nghĩa
1
ám
U tối
2
Bảo
Giữ gìn
3
Cương
Ranh giới
4
Hảo
Tốt đẹp
5
Hoặc
Hoặc giả
6
Khâm
Kính
7
Lan
Lan can
8
Lan
Hoa lan
9
Luật
Luật phép
10
Luỹ
Bờ lũy
11
Mỹ
Đẹp
12
Nhất
Một
13
Nhiên
Đốt cháy
14
Như
Bằng, ví như
15
Oanh
ầm ĩ
16
Phật
Phật
17
Phụng
Vâng, dâng
18
Thánh
Tột bậc
19
Thiên
Trời
20
Thời
Lúc, khi
21
Thủy
Bắt đầu
22
Tứ
Bốn
23
Tình
Tình
24
Tốt
Quân lính
25
Tử
Con
26
Uy
Oai
27
Vương
Vua
28
Xuân
Mùa xuân


N.T H



9 nhận xét :

  1. Chân Không cư sỹlúc 14:48 17 tháng 9, 2012

    Hình như đây không phải là "chiết tự" ("chiết" phải là "bẻ" , "cắt"),
    mà chỉ là "ghép nét", kiểu như "đánh vần", trong chữ La Tinh để dễ nhớ mặt chữ.
    Một ví dụ điển hình của "chiết tự" là trường hợp sau đây, khi nói về người phụ nữ chưa chồng mà có con:
    -Duyên thiên chưa kịp nhô đầu doc.
    Phận liễu sao đà nảy nét ngang.
    (Truyền rằng câu này của Hồ nữ sỹ).
    ---------------
    Chữ "thiên" là "trời" mà nhô đầu lên thì thành chữ "phu" nghĩa là "chồng".
    Chữ "liễu" ý nói "phận liễu", nếu thêm nét ngang thành chữ "tử" nghĩa là "con".

    Trả lờiXóa
  2. - Con câu mà đậu nhánh nè,
    vua đi dưới núi cha kè một bên.
    là chữ 徴 TRƯNG
    - Cái miệng mà gởi trên cây,
    nỡ ngu nỡ dại không ngây cũng đần.
    chữ 呆 NGỐC
    - Người lớn mà đội điểm đen,
    không là loài chó ai khen bao giờ.
    là chữ 犬 KHUYỂN (chiết tự chữ nầy rất hay)
    - Quan lớn mà ghét điểm đen,
    đem bỏ xuống đất người khen quá nhiều.
    là chữ 太 THÁI (chiết tự chữ nầy rất trượng phu)
    - Người một nửa, của một nửa kề bên,
    cùng nhau kết hợp để nên tình người
    là chữ 伴 BẠN
    - Có nhà có cửa đàng hoàng,
    cớ chi cất chấm để sang nằm mồ
    là chữ 冢 TRŨNG

    Trả lờiXóa
  3. Chân Không cư sỹlúc 18:30 17 tháng 9, 2012

    "Ngọc tàng nhất điểm..."
    "Ông kỳ ngồi ỉa, con đỉa bám đít".
    Ôi, nhiều lắm,
    những mẹo các thầy đồ nghĩ ra để giúp học trò ghi nhớ đó mà.

    Trả lờiXóa
  4. Di sản Tiền nhân vô giá!

    Nhân đọc nhận xét của bác Chân Không, xin có ý kiến nhỏ:
    * Tra Tự điển của Cụ Đào Duy Anh, „Chiết tự“ là „Một cách bói chữ, cứ đếm theo nét chữ mà đoán cát hung (analyser les caratères)“; Mục từ „triết tự“ không có.
    – Vậy „chiết tự“ có nghĩa „bẻ chữ theo nét rồi nhớ theo nghĩa đơn“ – Đúng theo nội dung bài chủ.
    * Nghĩ về ngôn ngữ bao gồm tiếng nói và chữ viết, tôi thống nhất xác định là „công cụ tư duy“. Chữ Hán và sáng tạo Nôm là công cụ được Tiền nhân vận dụng để lưu giữ tinh thần và tư tưởng Việt là di sản vô giá đối với chúng ta.

    Tôi trân trọng Công đức của Tác giả và công sức của Viện Hán-Nôm trong tinh thần nhủ vậy.
    Kính bút.

    Trả lờiXóa
  5. Trong kho tàng văn tự cổ của nhân loại, chữ Nho của vùng văn minh Đông Á - mà ta quen gọi là chữ Hán - là loại văn tự tượng hình xuất hiện từ rất sớm, có sức sống lâu dài mãnh liệt và duy nhất tồn tại đến tận nay. Việc nghiên cứu những nét chữ đó là đầu mối quan trọng có thể giúp chúng ta hiểu được thế giới tâm hồn và tinh thần của người Á Đông cổ sơ, thủy tổ của một nền văn minh rộng lớn mà dân Việt mình cũng là một thành phần.

    Sự "bẻ chữ ra mà học" này, nhìn gần thì cũng chỉ là một phương pháp, chỉ là "mẹo các thầy đồ nghĩ ra để giúp học trò ghi nhớ" (bác Chân Không cư sỹ) nhưng theo tôi, đây cũng là một cầu nối quan trọng để chúng ta lần ngược về ngọn nguồn để tìm hiểu điều rất đáng tìm hiểu nói trên.

    Cũng vậy, luận án "Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm" của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường sẽ không chỉ giúp chúng ta biết về phương pháp hay mẹo dạy sử mà còn hơn thế, có thể chúng ta sẽ lần tìm ra được cái mà ngày nay gọi là "sử quan", và cả thế giới, vũ trụ, xã hội, nhân sinh quan của cha ông ta. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng.

    Trả lờiXóa
  6. Xin chia buồn, tiếc thương một tài ba.
    ...chử tài đi vởi chử tai một vần...

    Có phải Nguyễn Thị Hường thường vào comment trong Football club NoU không vộy ?

    Trả lờiXóa
  7. Cô Hường này trẻ tuổi mà chữ nghĩa một bụng, thât đáng phục!
    Còn tôi từ nhỏ chỉ biết mỗi câu:
    "O tròn như quả trứng gà,
    Ô thời có mũ
    Ơ thời thêm râu ..."

    Đến khi nuôi con mọn thì học thêm được câu hát :
    "Cạp! cạp! cạp! vịt con đến trường
    Cạp! cạp! cạp! vịt ta học chữ o tròn như trứng gà, vịt học trước quên sau
    Cạp! cạp! cạp! vịt ta học chữ o tròn như trứng vịt là vịt ta nhớ liền"

    Trả lờiXóa
  8. Nghĩa tử là nghĩa tận. Tập thể cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thật nhân đạo, nhân văn và thấm đậm tình người. Xin cảm ơn TS (thật) Nguyễn Xuân Diện, xin chia buồn cùng gia quyến. Dịp này không biết loc gơ Beo (Thu Hồng) hay các thương binh xe 3 bánh có đến hay có ý kiến quậy phá gì nữa không ? Các thương binh biến chất cũng quan tâm đến "Kloc" lắm.

    Trả lờiXóa