Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa
Không đầy hai ngày sau khi đến khu vực Trường Sa, đội tàu hải giám của Trung Quốc hôm qua 03/07/2012 đã ngăn chặn và đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ra khỏi một khu vực mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Báo chí Trung Quốc đã tiết lộ tin trên, nhưng không nói rõ là tàu Việt Nam thuộc loại gì.
Theo Tân Hoa Xã, hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuất phát từ Tam Á trên đảo Hải Nam ngày 26/06 vừa qua, đã đến vùng bãi đá Hoa Dương (Việt Nam gọi là Châu Viên) ngày 01/07, sau đó tiếp tục hành trình đến vùng đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Các đảo này đều bị Bắc Kinh chiếm đóng vào năm 1988.
Tân Hoa Xã cho biết là khi đang tuần tra trong khu vực này, đội tàu Trung Quốc đã bất ngờ phát hiện một chiếc tàu Việt Nam đang chạy với vận tốc nhanh. Phía Trung Quốc đã lập tức chặn đường tàu Việt Nam, triển khai đội hình bao vây, rồi lên tiếng cảnh cáo bằng ba thứ tiếng Anh, Hoa và Việt, nội dung xác định là vùng biển đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, đồng thời yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực. Theo Tân Hoa Xã, 10 phút sau đó, tàu Việt Nam đã giảm tốc độ và rút lui ra khỏi khu vực.
Báo chí Trung Quốc đã loan tải rộng rãi tin trên, trong lúc chưa thấy có phản ứng chính thức từ phía Việt Nam.
Xin nhắc lại là Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm đóng một số hòn đảo nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam, rồi càng lúc càng củng cố các cơ sở của họ trên các đảo đó.
Trên đảo Đá Châu Viên chẳng hạn, Trung Quốc đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố, trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar tìm kiếm, để sẵn sàng sử dụng đảo này làm căn cứ cho chiến hạm Trung Quốc. Trên Ðảo Chữ Thập cũng vậy, Trung Quốc đã xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh.
Theo giới quan sát, việc Trung Quốc cử 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra ở vùng quần đảo Trường Sa nằm trong ý đồ dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền của họ tại vùng Biển Đông, đang được Bắc Kinh đẩy mạnh từ khi Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06 vừa qua.
Hành động này kèm theo một loạt động thái leo thang tranh chấp khác, từ việc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa, được giao quyền quản lý cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa mà ho đã đánh chiếm từ năm 1974. Không những thế, tập đoàn dầu khí hải dương CNOOC còn ngang nhiên phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời gọi quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí.
Động thái hung hăng của Bắc Kinh còn thể hiện qua việc quân đội Trung Quốc nhập cuộc, khi phát ngôn viên bộ Quốc phòng nước này, ngày 28/06 vừa qua, loan báo là họ đã tiến hành các cuộc “tuần tra võ trang” tại vùng Biển Đông, và sẵn sàng đối phó với mọi hành động bị họ cho là “khiêu khích quân sự”, ám chỉ việc Việt Nam trước đó đã cho phi cơ Sukhoi 27 tuần tra tại vùng Trường Sa.
Nguồn: RFI.
Thông tấn xã Việt Nam:
TTXVN bác bỏ thông tin của báo chí Trung Quốc
Trước thông tin từ một vài phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc nói rằng, bốn tàu Hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và chặn đuổi tàu công vụ của Việt Nam, ngày 4/7/2012 Thông tấn xã Việt Nam khẳng định:
Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông./.
Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông./.
Nguồn: TTXVN.
______________
Ba Sàm bình:
Chuyện nghe ngô nghê, như thể chỉ để nói với … dân ta, để khỏi nghe chửi là hèn và vô tích sự, dân khỏi tức rồi sinh ra biểu tình, ảnh hưởng tình hữu nghị với bọn cướp biển, tới sự “ổn định” của chế độ. Nó xâm phạm, ta đuổi, sao không thấy đưa tin? Chờ tới khi nó “bịa đặt” thì mới “bác bỏ”? Sao không nói rõ sau khi yêu cầu “rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa” thì nó có rời không, hay là nó … đuổi lại ta, rồi ta không thèm chấp, nên … “rời” luôn, theo tinh thần “lấy chí nhân thay cường bạo”?
Tễu bình:
Đúng là thông tấn xã! Quanh quẩn ở thôn xã thì được, ra huyện, ra trung ương mà đưa tin kiểu này, thiên hạ cười cho thối mũi!
Kính anh Ba Sàm và anh Tễu:
Trả lờiXóaĐọc các lời bình của 2 anh, xin 2 anh có đề nghị và sáng kiến gì hay mách nước cho chính phủ ta để "trả đũa" lại bọn xâm lược bành trướng Bắc Kinh. Công nầy thật là lớn! Cảm ơn 2 anh.
Sao Thông tấn xã Việt Nam lại phải có nhời sau Tân Hoa Xã? Sao ngay sau khi một tàu của VN đuổi được 4 tàu TQ thì TTXVN không loan tin ngay đi cho nhân dân VN và cả thế giới biết?
Trả lờiXóaTất cả chỉ là các phép thử của TQ. VN phản ứng thế nào, họ ghi nhận và có hành động tiếp theo trên cơ sở đó. Tôi đoán chắc rằng họ sẽ tiếp tục làm tới chứ không tạm dừng lại như trường hợp với Philippin.
Kính gửi bác Nặc danh07:41 Ngày 05 tháng 7 năm 2012
Trả lờiXóaAnh Ba sàm và Anh Tễu cũng chỉ là công dân không thể đòi hỏi hai anh này làm thay việc của những chính khách Quốc gia được và giả sử hai anh này làm được việc đó thì 14 vị BCT 500 vị ĐBQH và các bộ để làm giề
Ngoài biển chúng nó rượt tàu tuần tra ,còn trong đất liền chúng truy bắt Huỳnh Thục Vy
Trả lờiXóaThế mới biết bàn tay lông lá của Tung công nó luồn lách tận đẩu tận đâu nhỉ
Bằng chứng rõ ràng trong video clip của CCTV có 3 tàu TQ đuổi tàu cảnh sát biển VN. Tàu mình chạy nhưng thanh minh là tớ có chạy đâu?!
Trả lờiXóaThằng chủ nhà không dám "ẳng", đợi thằng ăn cướp "ẳng" rồi mới phản đối. Thời thế ngược đời
Trả lờiXóaCác bác không biết gì mà cứ bình loạn. Tàu ta không phải bị đuổi chạy mà tàu ta dùng kế giả vờ bỏ chạy để dụ địch đuổi theo. Thế nhưng địch quá xảo quyệt không mắc cái mu của chúng ta.
Trả lờiXóaThôi lo muối ,đèn pin vừng( mè) lạc, lương khô cho vừa.
Trả lờiXóaGiặc đã vào đến cửa-
bài ca Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới sắp cất lên.
Thế mới biết người Mỹ nhìn xa trông rộng nhưng lực bất tòng tâm.
Ngày xưa sấm Trạng? có nói:
Thằng Tây nó cút thì thằng tàu sẽ qua.
Vũ khí dành để phục vụ cho các cuộc cưỡng chế hết rồi, còn lấy đâu ra để bảo vệ tổ quốc nữa.
Trả lờiXóaGiặc đã vào tới nhà rồi biết phải làm sao đây? Bác nào có kế sách gì hay thì mang ra giúp nước với chứ !
Trả lờiXóaPhát sốt ruột khi cố gắng để hiểu cái ý TTXVN "bác bỏ" cái gì trong thông tin của TQ? rằng không phải tàu VN rút lui? thật không hiểu bác bỏ cái gì?!
Trả lờiXóaSao ko giả bộ chạy rùi dụ nó mắc mịa vào cái bãi đá ngần nào đó nhỉ .Tầu nó to mắc đá dễ chết hơn .Kiểu như thời xưa ông Trần Hưng Đạo đánh quân nguyên ở Bạch đằng ý .
Trả lờiXóa