Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Ảnh: Guardian. |
Điện lực Tokyo rút khỏi dự án điện hạt nhân Việt Nam
Công ty điện lực Tokyo (Tepco) của Nhật Bản sẽ rút ra khỏi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, do phải tập trung khắc phục sự cố Fukushima.
Tepco đưa ra quyết định trên để tập trung khắc phục hậu quả từ sự cố nhà máy Fukushima xảy ra vào tháng 3 năm ngoái. "Các kỹ sư hạt nhân của Tepco phải tập trung vào việc bất hoạt các lò phản ứng tại nhà máy do sự cố Fukushima trong thời gian dài, nên không thể đặt ưu tiên vào xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân", Manichi Daily dẫn lời chủ tịch Naomi Hirose nói cuối tuần trước.
Các lò phản ứng của nhà máy điện Fukushima I đã bị hư hại nghiêm trọng trong động đất và sóng thần năm ngoái, gây cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ năm 1986.
Tờ Japan Daily Press cho hay, theo kế hoạch ban đầu, các kỹ sư của Tepco sẽ làm việc và huấn luyện nhân viên tại nhà máy điện ở Việt Nam, trong khi các kỹ sư của Việt Nam sẽ sang học và thực hành ở các nhà máy của Tepco.
Tepco có 20% cổ phần trong liên doanh Công ty Phát triển Năng lượng Hạt nhân Quốc tế của Nhật Bản (JINED) cùng sự tham gia của 8 công ty điện khác có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
JINED được thành lập tháng 10/2010 theo sáng kiến của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật - nơi làm đầu mối tiếp xúc với Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Các đối tác của JINED còn gồm các công ty Hitachi, Mitsubishi Heavy Industries và Innovation Network Corporation of Japan.
Một quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói họ đang xem xét chuyện mời Công ty Điện lực Kansai thay thế Tepco.
Một quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói họ đang xem xét chuyện mời Công ty Điện lực Kansai thay thế Tepco.
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Minh Tuấn, trưởng ban điện hạt nhân Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, dù có thông tin trên báo chí, ông chưa nhận được thông báo chính thức nào từ phía JINED về việc Tepco rút lui khỏi dự án điện hạt nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, Tepco chỉ là một doanh nghiệp tham gia trong liên doanh JINED. "JINED sẽ tìm công ty khác thay thế Tepco. Do đó việc công ty này rút khỏi liên doanh không ảnh hưởng tới tiến độ nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam", ông Tuấn nói.
Hương Thu
Nguồn: VNE.
Bàn tin của RFI Việt ngữ:
Tepco rút lui khỏi kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng nguyên tử sang Việt Nam
Thứ năm 28 Tháng Sáu 2012
Trụ sở Tepco tạiTokyo
REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Thụy My Theo nhật báo Mainichi Shimbun ngày 28/06/2012, tập đoàn Nhật Tokyo Electric Power Co. tức Tepco, từ bỏ kế hoạch xuất khẩu hai lò phản ứng cho một nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam.
Tập đoàn Tepco dự kiến rút lui khỏi đề án cung ứng và vận hành hai lò phản ứng hạt nhân cho một nhà máy điện nguyên tử Việt Nam. Dự án này do International Nuclear Energy Development thực hiện. Đây là một tập đoàn có trụ sở tại Tokyo, được thành lập năm 2010 với nguồn vốn từ ngân sách, các nhà sản xuất thiết bị hạng nặng và công ty năng lượng, trong đó có Tepco, nhằm xúc tiến xuất khẩu kỹ nghệ nguyên tử.
Theo tờ Mainichi Shimbun, thì giám đốc Tepco, Naomi Hirose hôm qua nói rằng: “Các kỹ sư năng lượng nguyên tử của chúng tôi vẫn còn phải làm rất nhiều việc để ổn định và ngưng vận hành các lò phản ứng” tại nhà máy Fukushima Daiichi bị tai nạn. Theo ông Hirose, thì không thể từ bỏ nhiệm vụ trong nước mà vẫn xúc tiến xuất khẩu.
Hãng thông tấn Jiji Press cho biết, Tepco đã từng hy vọng gởi các kỹ sư sang nhà máy điện nguyên tử Việt Nam để vận hành và bảo trì, và nhận các kỹ sư Việt Nam vào làm việc tại các nhà máy của Tepco ở Nhật.
International Nuclear Energy Development nói rằng đã không được thông tin về bất kỳ thay đổi nào trong kế hoạch của Tepco. Một viên chức giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã khẳng định với Tepco là sẽ tiếp tục hợp tác trong dự án với Việt Nam”. Còn tập đoàn Tepco trước mắt chưa đưa ra lời bình luận nào.
Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Fukushima ngày 11/03/2011 khiến nước Nhật vốn hãnh diện về công nghiệp hạt nhân của mình, đã rơi vào khủng hoảng. Tai nạn đã làm ô nhiễm một vùng đẩt rộng lớn, khiến hàng chục ngàn người phải đi sơ tán. Việc làm sạch phải mất nhiều thập kỷ, và các nhà khoa học cảnh báo một số ngôi làng sẽ phải bị bỏ hoang.
Tập đoàn Tepco hồi tháng Ba cho biết đã bị lỗ đến 781 tỉ yen trong năm tài chính vừa qua, do các chi phí phát sinh từ thảm họa Fukushima, và phải nhập khẩu dầu hỏa để sản xuất bù vào lượng điện bị thiếu hụt vì các nhà máy điện nguyên tử bị ngưng hoạt động. Được biết trong cuộc họp hôm qua, các cổ đông đã tranh cãi dữ dội, trước khi thông qua quyết định quốc hữu hóa tập đoàn này.
Nguồn: RFI.
Người ta bỏ đi, còn mình rước cái công nghệ hạt nhân của nợ ấy về làm gì? Dân VN là đồ rác rưởi chắc?
Trả lờiXóaTình tình này làm em lo anh Diện ah, vì em e rằng, các bác "Cờ Lốc" nhà mình sẽ kéo nhau sang Nhật để yêu câu phía Nhật rút lại quyết định mất.
Trả lờiXóaƠn trời!
Trả lờiXóaĐừng ơn trời. Thắng lợi này tuy chưa phải lớn nhưng đây là công sức đấu tranh của một bộ phận nhân dân Việt Nam, trong đó có những người đã phải trả giá đắt, đặc biệt là TS. Nguyễn Xuân Diện. Anh đã bị 6 thương binh nặng đến đe dọa, quậy phá và anh đã phải làm theo yêu sách của họ (tất nhiên việc đó họ chỉ đạt được phần nào mục đích, vì sau đó bức thư gửi TT. Nhật vẫn được gửi đi), tiếp theo là anh bị vu cáo "hành hung thương binh nặng", rồi bị Sở 4T thanh tra, rồi cụ Đức bảo vệ anh Diện cũng mắc nạn cùng...
XóaLang thang ơi hỡi Lang thang
XóaDám còm lên mạng nói năng ra lời
Trời đâu Lang bảo "ơn trời"
Tepco họ rút, ơn người Nhật kia
Nhưng mà tui cũng xin thưa
Người Việt không "chống" còn khuya mới thành
Còn không "điện lực liên doanh"
Lò tôn, lò tạo tung hoành trời Nam.
Nhật mà bỏ cuộc thì ta lại thuê các nhà thầu "Tàu khựa" xây giúp, lo gì!
Trả lờiXóaCó mỗi cái lỗ rò ở đập sông Tranh, rồi cháy xe v.v... mà lực lượng "Khoa học" còn chưa tìm ra được, vẫn đang bàn, huống hồ điện hạt nhân. Mà tại sao cứ phải cố sống cố chết làm bằng được dù các trí thức chân chính can ngăn. Khi có sự cố thì các ông ấy chạy sạch...
Trả lờiXóa