Thư ngỏ của nhà báo Tống Văn Công gửi Quốc hội:
BỐN ĐIỀU BỨC XÚC TỪ VĂN GIANG
Kính gửi Quốc hội khóa XIII , kỳ họp thứ 3
Ngày 5-5- 2012, tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ có báo cáo riêng gửi đại biểu Quốc hội “việc xử lý, giải quyêt vụ việc ông Đoàn văn Vươn (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) vì đây là việc nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội và gây nhiều bức xúc trong thời gian qua”. Thiết nghĩ, Quốc hội cần quan tâm hơn đối với vụ cưỡng chế ở Văn Giang ngày 24-4, vì vụ này gây bức xúc đối với người Việt trong và ngoài nước vô cùng nghiêm trọng. Bởi vì, theo ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên báo cáo với Thủ tướng trong hội nghị trực tuyến: “Đây là một trong số ít các vụ khiếu kiện đông người điển hình”, “Có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước”, “Có dàn dựng lên các video clip giả để vu khống bôi nhọ chính quyền”. Tuy nhiên,
Tuyên Bố của các trí thức tiêu biểu của đất nước cho rằng, vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bẵng vũ lực ở Văn Giang “đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết ưu tư về vận mệnh đất nước”. Chỉ trong vài ngày có hàng ngàn người hưởng ứng xin ký tên, đặt biệt là bà con nông dân Văn Giang đã vượt qua nỗi sợ hãi. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội đã viết những câu thơ thâm ưu:
“Người thắng trận này không phải nhân dân.
Dân là vậy,
Chỉ thắng trong trận cuối.
Nhưng chính quyền nhân dân thất bại,
Khi tấn công những người mình nhân danh”.
Kính thưa Quốc hội, một sự kiện ở tầm vận mệnh đất nước như thế, rất mong phải được kỳ họp này quan tâm mổ xẻ, đem lại hi vọng và niềm tin cho đồng bào, đặc biệt là bà con nông dân đã bị quá nhiều thua thiệt bất công!
Từ các ý kiến tâm huyết, xin kính gửi tới Quốc hội bốn điều bức xúc từ Văn Giang:
I – LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI NHẰM ĐÁP ỨNG “NHÓM LỢI ÍCH”?
Kể từ năm 1993, Luật Đất đai được sửa đổi 5 lần. Các điêù khoản thu hồi đất được quy định chặt chẽ ở luật 1993 đã trở nên rắc rối ở Luật 2003. Điều 27, Luật Đất đai 1993 quy định:”Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Luật đất đai 2003, tuy rằng ở Điều 40 quy định trong trường hợp “Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế “, Thì “nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”. Nhưng, tại Điều 39, các công trình đầu tư có “mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” chỉ được định nghĩa là “những dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Điều này đã biến “lợi ích của nhà đầu tư” thành “lợi ích quốc gia”. Theo Luật sửa đổi này, Dự án Ecopark ở Văn Giang đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, do vậy nó là “lợi ích quốc gia”. Đó chính là căn cứ để giáo sư Đặng Hùng Võ trả lời đài BBC rằng “Quyết định thu hồi đất ở Văn Giang là đúng Luật.
Từ khi Luật đất đai sửa đổi 2003 đã có hàng ngàn vụ khiếu nại tố cáo. Khiếu nại ,tố cáo về đất đai chiếm 70% số khiếu nại, tố cáo. Điều đó chứng tỏ Luật sửa đổi này không hợp lòng dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:”Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa”. Vì không chịu nghe khiếu nại tố cáo của dân chúng cho nên đã xảy ra vụ Đoàn văn Vươn, Văn Giang và nếu không kịp thời sửa đổi thì chắc chắn sẽ còn xảy ra nhiều vụ khác ngày càng nghiêm trọng hơn!
Tại Hội nghị Trung ương 3, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:”Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị tư duy nhiệm kỳ, tư tưởng cục bộ, thành tích, chủ quan duy ý chí, hay nhóm lợi ích chi phối”. Luật Đất đai sửa đổi 2003 quả là minh họa cho cái sự thật mà Tổng bí thư cảnh báo: Bị nhóm lợi ích chi phối!
Quốc hội bằng quyền lực nhà nước cao nhất cần có biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tai họa khủng khiếp đối với giai cấp nông dân, cũng là tai họa đối với đất nước. Sự nghiệp đổi mới đã trả lại quyền sở hữu cho các thành phần xã hội, kể cả nhà tư sản; chỉ riêng nông dân vẫn không có quyền sở hữu ngay trên mảnh đất thừa kế của cha ông mình đã đổ mồ hôi, xương máu. Xin Quốc hội xây dựng Luật đất đai mới, trả lại sự công bằng cho giai cấp nông dân, vốn là đội quân chủ lực của cách mạng.dân tộc dân chủ.
II – 1000 CÔNG AN ĐÁNH ĐẬP 200 NÔNG DÂN, CÓ NGƯỜI GIÀ VÀ PHỤ NỮ.
Nhiều đảng viên, nhà báo kể lại vụ cưỡng chế:
Một bên, khoảng 1000 ( UBND Hưng Yên đã xác nhận 1000, nhưng nhiều nguồn tin cho là hơn 2000 ) công an cảnh sát cơ động, mặc áo chống đạn, có khiên che, có súng, lựu đạn, dùi cui.
Một bên là khoảng 200 nông dân, nhiều người già, phụ nữ tay cầm gậy gộc, gạch vỡ, chai xăng.
7 giờ 30, công an rầm rập xáp tới. Sau khi tung 2 quả lựu đạn, khói mù trời, hằng ngàn dùi quật tới tấp vào những người nông dân khóc la chửi bới, chống cự một cách tuyệt vọng và bỏ chạy!
Thưa Quốc hội,
“Người cày có ruộng!” Giai cấp nông dân trở thành quân chủ lực cách mạng là vì tin theo khẩu hiệu đó của Đảng. Nay bỗng dưng họ bị cưỡng chế tàn bạo ngay trên mảnh ruộng của cha ông mình để lại!
Từ một đứa con nông dân đã có 10 năm mặc áo lính, tôi không khỏi đau lòng khi nhìn thấy hàng ngàn cảnh sát nện dùi cui lên lên đầu bà con Văn Giang. Tôi thấy như chính mình là kẻ phản bội các cha, các mẹ chiến sĩ đã cưu mang mình và đồng đội trong suốt những năm kháng chiến gian khổ!
Luật đất đai sử đổi 2003 đã biến bộ máy công quyền thành người làm thuê cho các nhà đầu tư, tức những “đại gia”. Từ khi có Luật này các đại gia không cần trực tiếp thương lượng với nông dân mà chính quyền địa phương đã phục vụ cho họ đạt được giá đền bù rẻ mạt:
Nhà đầu tư dự án này đang rao bán “giá căn hộ trên dưới 20 triệu đồng/ m2, giá biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/ m2, đã bao gồm phần xây thô”. Trong khi giá đền bù là 135.000 đồng/m2, nếu đến nhận tiền sớm thì được nhà đầu tư thưởng thêm cho 35000 đồng/ m2.
Báo Nông Thôn Ngày Nay có bài viết gọi đây là “Cánh Đồng Vàng đã mất”.Dự án này xâm phạm quyết định giữ 3,8 triệu ha đất nông nghiệp của Chính phủ,nhưng đây chỉ nói về việc nó gây thiệt hai to lớn cho bà con nông dân, vì không được đền bù đúng mức,và vì vậy rồi đây họ sẽ phải lâm vào cảnh khốn cùng. Nhiều năm nay, bà con vùng này chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây cảnh, mỗi sào bình quân thu hoạch từ 50 đến 70 triệu đồng/năm. Với số tiền đền bù ít ỏi như trên, họ làm sao để có số thu nhập ấy?
Nguyên phó Thủ tướng phụ trách nông nghiệp Nguyễn Ngọc Trìu nhận định khái quát về đền bù giải tỏa:”Khi trong này khai trương công trình thì bên ngoài dân khiếu kiện biểu tình. Vì giá đền bù cho dân là 1, khi đem lô đất đó ra bán thì giá gấp 15 lần.” Như vậy Luật đất đai sửa đổi 2003 đã tạo môi trường tốt cho tham nhũng, bởi các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao cho nhà chức trách ra quyết định cưỡng chế “hỗ trợ thi công”. Đây là vấn đề thuộc nội dung của Nghị quyết TƯ. 4 phải giải quyết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói:”Dân sai thì phải thuyết phục”. Đúng vậy! Trong vụ Văn Giang chưa thể nói dân sai, nhưng việc dùng 1000 cảnh sát để cưỡng chế dân là trái với ý kiến Thủ tướng. Nhiều người coi đây là một vết nhơ không thể gột rửa trong lịch sử!
Bằng quyền lực cao nhất xin Quốc hội mau chóng nghiêm cấm hình thức phản nhân dân này!
III- “SỐ ÍT CHỐNG ĐỐI MÓC NỐI VỚI BỌN PHẢN ĐỘNG TRONG, NGOÀI NƯỚC”?
Sáng ngày 2 -5- 2012, tại Hội nghị trực tuyến có 63 tỉnh thành và các Bộ, Ngành do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, Phó Chủ tịch UBND Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào báo cáo rút ra những “bài học bước đầu trong lãnh đạo chỉ đạo và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo” rất đáng lo ngại:
1- Về lý do cưỡng chế, ông Hào cho rằng, khi đã có chủ trương đúng, hiệu quả kinh tế xã hội cao, “được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ thì không thể vì một số người chống đối mà không triển khai thực hiện chủ trương đó”.
Chúng ta đã có kinh nghiệm: Ngày xưa, chủ trương hợp tác hóa nông nghiêp từng được cho rằng có 100% nông dân tự nguyện gia nhập, nhưng sự thật là họ không thể không “tự nguyện”, bởi bao nhiêu lo lắng bị đối xử như công dân hạng hai, con cái sẽ khó vào Đoàn, khó vào đại học… Người dân Văn Giang cho báo Đất Việt biết: Côn đồ vào nhà dọa nạt bảo phải mau chóng nhận tiền đền bù; đảng viên bị dọa nếu chống chính sách sẽ bị khai trừ; giáo viên bị dọa sẽ không nhận tiền đền bù sẽ bị đổi công tác đến nơi khó khăn; người sắp kết hôn sợ không cho đăng ký kết hôn khi chưa chịu nhận tiền đền bù… Báo Người Cao Tuổi cho biết, có ít nhất là 4 người bị bắt ngày 24 - 4 phải ký giấy cam kết không khiếu nại nữa mới được thả. Một phụ nữ có con nhỏ còn bú cho đài RFI biết, chị phải ký giấy cam kết không khiếu kiện nữa, mới được thả về cho con bú!
Theo truyền thống văn hóa dân tộc, cái gì từ 1 tăng lên đến 3 thì đã thay đổi về chất:
“Một cây làm chẳng nên non; Ba cây dụm lại nên hòn núi cao”; “Ba anh thợ da thành ông Gia Cát”; “Ba chị đàn bà thành cái chợ”; “Hơn một tuổi là anh; Hơn 3 tuổi là chú”… Vậy thì hơn 160 hộ dân, có hơn 200 con người dám đứng ra đương đầu, làm sao có thể gọi là số ít?
2 - Trong vụ cưỡng chế ngày 24- 4 ở Văn Giang Phó Chủ tịch Hào cho rằng: “Có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống bôi nhọ chính quyền…”. Ông nói, do tính chất nghiêm trọng như vậy nên 19 người đã bị bắt ngay, hiện 5 người còn bị tạm giữ, có 9 “đối tượng cầm đầu”, “nhiều năm gây rối” đã bỏ trốn. Ông Hào nhận định: “Xử lý được 9 người này sẽ khắc phục được tình trạng tập trung đông người, kéo lên cơ quan Trung ương”.
Nhận định nói trên của đại diện chính quyền tỉnh Hưng Yên là cực kỳ nguy hiểm: Ghép nông dân Văn Giang vào với bọn phản động, đẩy 9 người nông dân bị o ép, quá sợ hãi bỏ trốn vào hàng ngũ phản động nguy hiểm!
Đề nghị Quốc hội kiểm tra, giám sát làm rõ các kết luận sai trái hết sức nguy hiểm nói trên, đừng để một chính quyền cấp tỉnh phát ngôn tùy tiện, dựng đứng, vu cáo nhân dân, bất chấp sự thật mà không bị trừng phạt, như vậy cách làm này sẽ lan tràn như một thứ bệnh dịch làm mục ruỗng hệ thống chính quyền của dân, do dân vì dân.
IV- VÌ SAO PHẢI HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ?
Trong vụ Tiên Lãng, báo chí được Thủ tướng khen ngợi đã góp phần tích cực sớm làm sáng tỏ sự thật giúp Chính phủ kịp thời xử lý. Vụ Văn Giang, về quy mô cũng như sự phức tạp của nó còn lớn hơn, rất cần được báo chí quan tâm làm sáng tỏ thì trái lại có những bằng chứng các hoạt động báo chí đã bị hạn chế ngay từ đầu.
Nếu việc cưỡng chế là đúng pháp luật thì tại sao phải hạn chế thông tin? Tại sao những tấm bảng “Cấm quay phim, chụp ảnh” được dựng ra khắp nơi? Chỉ có hai tờ báo dám nói một phần sự thật, và nói rất từ tốn là báo Người Cao Tuổi và báo Sài Gòn tiếp thị thì cả hai đều bị buộc phải gỡ xuống khi vừa cho lên mạng! Lạ lùng là hai nhà báo của đài phát thanh quốc gia bị công an Hưng Yên đánh “hội đồng”, còng tay, mặt mũi bê bết máu, phải đi bệnh viện, dù hai anh nhiều lần kêu to “chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ”! Càng lạ lùng hơn trong khi đài BBC biết chuyện nhà báo bị đánh đã có ngay cuộc phỏng vấn, thì phía Việt Nam mãi đến ngày 9-5, tức là mất nửa tháng sau, các báo chúng ta mới được lên tiếng! Và cho đến nay, Công an Hưng Yên chẳng những chưa có lời xin lỗi mà còn từ chối trả lời câu hỏi rất đơn giản: Vì sao đã biết nhà báo đang tác nghiệp mà vẫn cứ đánh đập?!
Hình như một số việc nhằm hạn chế hoạt động của báo chí trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang không phải chỉ là từ phía Hưng Yên? Vậy thì cấp nào và vì lý do gì đã chủ trương hạn chế hoạt động của báo chí trong vụ này? Tại sao bài học tích cực của báo chí trong vụ Tiên Lãng được Thủ tướng biểu đương, nhưng đã không được phép vận dụng?
Giải mã được những uẩn khúc về việc hạn chế hoạt động báo chí trong vụ Văn Giang sẽ rút ra nhiều bài học bổ ích cho thực hiện quyền được thông tin, công khai minh bạch các hoạt động ảnh hưởng tới người dân, xúc tiến dân chủ…
Vốn là một nhà báo, tôi vô cùng bức xúc trước câu hỏi mà mình không tự trả lời được, xin tin cậy gửi tới Quốc hội .
Ngày 9 tháng 5 năm 2012
Tống Văn Công
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn: BauxiteVietNam.
Comment lạc đề chút nhưng cũng là một tin thời sự sốt dẻo !
Trả lờiXóaThưa bà con,
Mấy hôm nay đọc các báo online TT. Thanh Niên, VN_exp đều thấy có những bài về : Thương lái Trung Quốc quỵt nợ tràn lan....
Đọc mà buồn cho người Việt mình, vốn nghèo nên có cái tật là tham vặt vãnh từng đồng cắc, tham kiểu tranh nhau vì từng chút mén lợi lôc.... thì bị lừa thôi !
Mà đâu phải một vài lần ! Điều này cho thấy bọn tàu nó bắt mạch được tính tham lam ích kỷ chỉ biết quyền lợi cá nhân trước mắt trong máu của số đông người Việt nên chúng làm cú nào ăn cú đó ! hehe :) !
Cái kiểu chỉ thấy lợi cá nhân trước mắt này không chỉ ở người dân nghèo, nông dân, bọn tiểu thương hám lợi bán đủ thứ lậu, giả, độc hại từ trung quốc mà còn ở các cấp chính quyền, quan chức và ngay cả một giáo sư đại học có tiếng về vụ khoai lang cũng phát biểu nghe rợn cả tóc gáy !
Chết người hơn là vì lợi vài đồng mà người tiêu thụ Việt Nam còn mua đồ xú uế từ tàu để ăn, mặc, xài
Không những thế mà còn đua nhau chạy vào cho các thằng thầy băm, thầy lang tàu tại TP HCM, Hanoi, nó cứa cổ ! tiền mất tật mang nữa haha :) !
Đúng là dù gì đi nữa chúng cũng hơn ta cái đầu , ta thua nó cái đầu cũng chỉ vì cái thòi tham lam và cạnh nanh hơn thua nhau .... mà chịu thiệt !
Còn than vãn cái nổi gì - Tự trách mình trước đi !
Tôi đã đọc bài của Nhà báo Tống Văn Công 2 lần , quả thật nghe quá sướng một phân tích quá sâu sắc theo cả luật và trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước VN này . Mong sao Quốc hội thấu hiểu nỗi lòng của nhân dân cả nước (đúng như thư ngỏ của Nhà báo Tống Văn Công gửi Quốc hội) để bảo vệ nhân dân chứ không để bảo vệ các nhóm lợi ích . Mong sao ???
XóaĐọc comment của bạn, tôi cảm thấy bạn thật đáng thương vì có những suy nghĩ của kẻ học thức quá kém. Điểm quan trọng hơn, đó là một cái đầu của dân "xã hội đen" nữa.
XóaTrước hết xin đề nghị TS Nguyễn Xuân Diện cho vứt khỏi trang này comment (7:29), một dạng ăn nói vô đạo đức với nông dân và nhân dân VN nói chung. Hắn ta không hiểu được do đâu đến nông nỗi này, sự khổ ải khốn cùng của người dân VN ta.
XóaCòn tôi, khi đọc bài của nhà báo Tống Văn Công tôi cảm động và uất hận vô cùng. Bản thân tôi cũng đã từng có những năm tháng mặc áo lính, đã từng là "chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam", tôi cảm thấy rất nhục nhã và xót xa quá. Hay chăng giờ đây những đồng tiền "của tư bản đỏ", của các nhóm lợi ích đã thao tứng cả lực lượng vũ trang của Tổ quốc ta!
Tôi nghĩ những người lính, công an tham gia đàn áp dân, nhà báo trong cưỡng chế hôm nay chỉ được hưởng lương mức thu nhập bình thường, và có thì mấy trăm ngàn bồi dưỡng mà thôi. Thế thì nay mai, (xin cầu mong không có) nếu xẩy ra chiến tranh chống ngoại xâm, với 100$ "quà cáp" thôi quân thù (đang tràn ngập trên mọi miền đất nước VN ta) sẽ làm cho lính tráng của ta bỏ súng mất thôi!
Tôi lại thấy Tan Phan đáng thương theo đúng ý nghĩa tự mình nêu lên !
XóaGửi Nặc Danh:
Trả lờiXóaĐọc comment của anh tôi thấy tội nghiệp cho cái tư duy lùn của anh quá!!..Đã biết nói rằng tại dân mình nghèo cho nên "tham" thành ra bị lừa. Hỏi nặc danh điều này nhé: Ai nghèo mà không muốn kiếm thêm ít tiền để nuôi sống bản thân, gia đình? Lẽ ra bạn phải thông cảm cho họ hơn là trách móc chứ!!..Và cái quan trọng nhất đó là bạn phải cố gắng hiểu xa hơn chút nữa. Đó là nên trách kẻ, nhóm nào làm cho dân ta nghèo, kém hiểu biết mới ra nông nổi này bạn nhé.
Nâất trí với Dũng Nguyễn !
XóaTrên VnExpress có trả lời của ông GĐ CA tỉnh Hưng Yên là "đánh nhà báo là ngòai ý muốn", vậy đánh dân là trong ý muốn hay sao? Trả lời ngu quá!.
Trả lờiXóaSẵn có ai rành về luật thì cho tôi hỏi luôn là tội chống người thi hành công vụ thì bị tù mấy năm? Vì tôi nhớ hồi năm ngóai ở tp.HCM có một thiếu nữ chỉ vì bạt tai một CSGT mà bị phạt tù 9 tháng (mặc dù anh CSGT không có ý định khởi kiện cô ta). Còn ở đây 2 nhà báo này thi hành công vụ do VOV giao (Tiếng nói của nước CHXHVN) thì bị đánh đập như vậy thì có được coi là chống người thi hành công vụ không? Nếu chống người thi hành công vụ thì dù có đơn kiện hay không thì Viện Kiểm Sát cũng có quyền khởi kiện chứ?
Câu trả lời chứng tỏ quá ngu . Đánh ngoài ý muốn là đanh thế nào ? Ngoài ý muốn mà đánh được à ? Ngoài ý muốn tức là không muốn đánh. Đàng này là nệ n thẳng tay . Ông thiếu tướng ơi, ông về cất cái sao đi, rồi nói giống mấy đứa côn đồ !
XóaĐúng vậy.
XóaHãy xem xét vụ đánh Nhà báo đang thi hành công vụ !
Các bác khai thác góc độ này để xem lòi cái mặt xấu xa của lũ chuột hèn, để bà con hiểu rõ chân tướng của sự thật.
Thử xem cơ quan chính quyền trả lời thế nào về vấn đề này.
Trích:
Trả lờiXóa"Người dân Văn Giang cho báo Đất Việt biết: Côn đồ vào nhà dọa nạt bảo phải mau chóng nhận tiền đền bù; đảng viên bị dọa nếu chống chính sách sẽ bị khai trừ; giáo viên bị dọa sẽ không nhận tiền đền bù sẽ bị đổi công tác đến nơi khó khăn; người sắp kết hôn sợ không cho đăng ký kết hôn khi chưa chịu nhận tiền đền bù… Báo Người Cao Tuổi cho biết, có ít nhất là 4 người bị bắt ngày 24 - 4 phải ký giấy cam kết không khiếu nại nữa mới được thả. Một phụ nữ có con nhỏ còn bú cho đài RFI biết, chị phải ký giấy cam kết không khiếu kiện nữa, mới được thả về cho con bú!"
Những việc như đã trích có phải là hành xử ĐÚNG của một chính quyền DO DÂN, VÌ DÂN ???
Cảm ơn ông Tống Văn Công đã gióng thêm một tiếng chuông nưa về phía Quốc hội, thức tỉnh những người đại diện cho dân, cơ quan quyền lực cao nhất...
TH
Làm sao có được văn bản cấm báo chí đăng tin, đến làm việc về Văn Giang nhỉ? Chắc phai có "Thượng phương bảo kiếm" mạnh lắm mới cấm được 700 tờ báo "Im lặng" như vậy! Hay chỉ là "Khẩu dụ" thôi?
Trả lờiXóaHỏi tức là trả lời rồi đó !
XóaNhà báo Tống Văn Công cần gửi thư ngỏ này cho ĐOÀN ĐBQH tỉnh Hưng Yên nữa chứ, những đại biểu của Hưng Yên sao bị câm hết vậy.
Trả lờiXóaCũng là một người biết đọc biết viết biết suy tư nên tôi tồn tại"Je pense, donc je suis" nhưng những thảm cảnh đang diễn ra đối với đất nước ta đặc biệt đối với các vụ cưỡng chế với nông dân hiện nay làm tôi nhức nhối con tim, đêm nằm không sao ngủ được. Nhiều người khuyên "mặc kế nó..." nhưng làm sao nghe lời khuyên đó vì chấp nhận có nghĩa là coi như tôi không còn tồn tại trên đời này nửa! Là 1 cơ thể đang sống với đầy đủ mọi chức năng nhiều lúc- như anh- cũng muốn gửi 1 lá thư lên các cấp cao nhất để các vị tự đánh giá lại vai trò của họ trong dòng chảy lịch sử đang diễn ra trên đất nước thân yêu này. Nhưng hoàn toàn thất vọng và niềm tin hầu như đã xuống đáy rồi nên không còn lòng tin để làm 1 việc như anh. Vì vậy nên rất hoan hô bức thư của anh đã gửi đến cơ quan cao nhất do dân bầu ra(về hình thức thôi!
Trả lờiXóa)nhưng phản hồi e rằng không bao giờ có...Nếu có anh hãy công bố lên để chúng tôi được chứng kiến và nhen nhóm 1 tia hi vọng nào đó ???
Rất đồng ý với Lê Minh :-)
XóaBài viết của bác Tống Văn Công rất rõ ràng, có sức thuyết phục. Mong rằng Quốc hội, Đảng, chính phủ coi đây là tiếng nói của lương tri người dân để có thể soi vào đó mà nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa những việc đã làm với một tinh thần cầu thị đúng đắn.
Trả lờiXóaCám ơn tác giả bài viết-TỐNG VĂN CÔNG,nhưng không biết những quan chức lãnh đạo có chịu đọc không ?Theo tôi nghĩ chắc họ không thèm đọc,họ nghĩ chung quanh họ đã có công an đủ sắc áo và quân đội bảo vệ rồi,sợ ai nữa chứ!!! Thương dân thì họ không thương,sợ thì không sợ,vậy thì đọc để làm gì?
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ vậy !
XóaHL: Bác Diện cho đăng bài này nhé:
Trả lờiXóaFrom: Geoff Crossick [Geoff.Crossick@london.ac.uk]
Sent: Friday, 11 May 2012 6:49 AM
To: Tuan Pham
Cc: Jonathan Kydd
Subject: RE: Sir Graeme Davies - Appeal concerning the Ecopark project in Hung Yen, Vietnam
Dear Professor Pham Quang Tuan
The University has received your letter of 8 May 2012, co-signed by 27 other individuals, concerning the Ecopark Project in Hung Yen. The letter covers matters which we take very seriously. You will appreciate that it will take a little time to study these issues and to resolve on any subsequent actions.
Meanwhile I draw your attention to information about our Institutions Policy Framework which can be found on the website of University of London International Programmes.
In this regard, I should make it clear that the British University Vietnam (BUV) is not a Recognised Centre of the University of London International Programmes as defined by the Institutions Policy Framework. The British University Vietnam (BUV) is presently no more than a candidate for Recognised status.
It may be helpful if you corresponded with Professor Jonathan Kydd, Dean of University of London International Programmes, who has direct responsibility for this area of work of the University of London, and to whom I am copying this message. I would, nonetheless, be grateful if you could copy me into any messages you send him, so that I am aware of them.
Trả lờiXóaYours sincerely,
Geoffrey Crossick
Professor Geoffrey Crossick
Trả lờiXóaVice-Chancellor
University of London
Senate House | Malet Street | London WC1E 7HU | UK
Tel: +44 (0)20 7862 8004 Web: www.london.ac.uk
From: Jonathan Kydd [Jonathan.Kydd@london.ac.uk]
Sent: Friday, 11 May 2012 5:50 PM
To: Tuan Pham
Cc: Geoff Crossick; Andrew Bollington; Chris Cobb
Subject: RE: Appeal concerning the Ecopark project in Hung Yen, Vietnam
Dear Tuan Pham:
Thank you for getting in touch and for the additional information. I reiterate the Vice Chancellor’s comment that the matters you raise are ones which we take very seriously.
As the Vice Chancellor indicated in his email, we have begun to make contacts to deepen our understanding of the circumstances which are of concern to you and co-signatories. As I am sure you will appreciate, the processes of information gathering, analysis and subsequent decision making will take some time. Nevertheless, be assured that we will give this matter high priority.
With best wishes:
Professor Jonathan Kydd
Dean
University of London International Programmes
Chief Executive University of London International Academy
Stewart House | Russell Square | London WC1B 5DN | United Kingdom
Tel: +44 (0)20 7862 8294 Web: www.londoninternational.ac.uk
Người gửi: Geoff Crossick Geoff.Crossick @ london.ac.uk]
Trả lờiXóaNgày gửi: Thứ sáu, 11 năm 2012 06:49 AM
Người nhận: Tuấn Phạm
Đồng kính gửi: Jonathan Kydd
Tiêu đề: RE: Sir Graeme Davies - Khiếu nại liên quan đến dự án Ecopark tại Hưng Yên, Việt Nam
Kính thưa Giáo sư Phạm Quang Tuấn
Trường Đại học chúng tôi đã nhận được lá thư của ngài đề ngày 8 tháng Năm 2012, với chữ ký của 27 cá nhân khác, liên quan đến Dự án Ecopark ở Hưng Yên. Lá thư đề cập đến vấn đề mà chúng tôi xem xét rất nghiêm túc. Xin Ngài hiểu cho rằng sẽ mất một thời gian để chúng tôi nghiên cứu những vấn đề này để đưa ra giải pháp với bất kỳ hành động nào tiếp theo.
Đồng thời tôi xin ngài chú ý đến thông tin về Khung chính sách tổ chức của chúng tôi mà có thể tìm thấy trên trang web của Chương trình quốc tế thuộc Đại học London.
Về vấn đề này, tôi phải nói rõ rằng Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) không phải là một Trường học đã được công nhận của Chương trình quốc tế Đại học London theo quy định của Khung Chính sách tổ chức. Đại học Anh Quốc-Việt Nam (BUV) hiện nay chẳng qua chỉ là một ứng cử viên đang chờ được công nhận.
Có thể là hữu ích nếu bạn trao đổi thư từ với Giáo sư Jonathan Kydd, Hiệu trưởng Chương trình quốc tế Đại học London, người có trách nhiệm trực tiếp đối với công việc thuộc lãnh vực này của Đại học London, và là người mà tôi đang gởi thông điệp này. Tuy nhiên, tôi sẽ biết ơn nếu ngài có thể gởi cả cho tôi bất kỳ tin thông điệp nào mà ông gởi cho Giáo sư Jonathan Kydd, Hiệu trưởng Chương trình quốc tế Đại học London, để tôi có nhận thức về những thông điệp đó.
Trân trọng,
Geoffrey Crossick
thư 2:
Trả lờiXóaGiáo sư Geoffrey Crossick
Phó-Giám đốc
Đại học London
Nhà Thượng viện| đường Malet | London WC1E 7HU | Vương quốc Anh
Điện thoại: +44 (0) 20 7862 8004 Web: www.london.ac.uk
-------
Người gửi: Jonathan Kydd Jonathan.Kydd @ london.ac.uk]
Ngày gửi: Thứ sáu 11 Tháng 5, 2012 17:50
Người nhận: Tuấn Phạm
Đồng kính gởi: Geoff Crossick, Andrew Bollington, Chris Cobb
Tiêu đề: RE: Khiếu nại liên quan đến dự án Ecopark tại Hưng Yên, Việt Nam
Kính thưa Ông Phạm:
Cảm ơn bạn đã gởi thư và cung cấp thông tin bổ sung. Tôi xin nhắc lại nhận xét của Phó Giám đốc rằng những vấn đề ông nêu lên là những vấn đề mà chúng tôi xem xét rất nghiêm túc.
Như Phó Giám đốc đã viết trong email của mình, chúng tôi đã bắt đầu các cuộc tiếp xúc để làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta về tình huống mà khiến ông và những người đồng ký tên cùng quan ngại. Tôi chắc chắn ông cũng sẽ hiểu rằng, quá trình thu thập thông tin, phân tích và ra quyết định tiếp theo sẽ mất một thời gian. Tuy nhiên, xin hãy yên tâm rằng chúng tôi sẽ coi vấn đề này là vấn đề hết sức ưu tiên xem xét.
Chúc ông mọi điều tốt lành:
Giáo sư Jonathan Kydd
Hiệu trưởng
Chương trình quốc tế Đại học London
Giám đốc điều hành Học viện Quốc tế Đại học London
Stewart House | Quảng trường Russell | London WC1B 5DN | Vương quốc Anh
đề nghị bác Diện góp ý những người viết tâm thư gửi lãnh đạo đảng và nhà nước, ngoài việc gửi cho Bauxite VN,cũng nên sao một bản gửi theo đường bưu điện tới các lãnh đạo đó, như bác Diện và các nhân sĩ khác đã làm, để đảm bảo là thư tới tay lãnh đạo, lãnh đạo nhận được thư.
Trả lờiXóaThôi thì hy vọng các ông to nhận được và đọc được những thông tin mà tác giả gửi.
Trả lờiXóa