Các hãng tin nước ngoài đưa tin về bản Tuyên bố Văn Giang:
Nhân sĩ trí thức Việt Nam ra tuyên bố về vụ cưỡng chế Văn Giang
Cảnh sát cơ động được huy động để cưỡng chế đất của dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên vào sáng sớm ngày 24/04/2012.
REUTERS/Stringer
Ban điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam hôm nay vừa công bố bản Tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang và kêu gọi mọi người ký tên vào bản tuyên bố này. Hiện giờ, bản tuyên bố đề ngày 01/05/2012, đã có chữ ký của hơn 120 người, trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức tên tuổi ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Theo bản tuyên bố, vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực ngày 24/4/2012 ở huyện Văn Giang, Hưng Yên « đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước».
Bản tuyên bố nhắc lại là trong vụ Văn Giang, để hỗ trợ cho một dự án kinh doanh tư nhân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân. Các tác giả bản tuyên bố cho rằng đó là «những tội ác Trời không dung, Đất không tha».
Những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam chính thức bày tỏ quan điểm về việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4, cũng như công bố rõ những người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm về vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
Họ còn yêu cầu xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark và đòi các cấp chính quyền và doanh nghiệp Ecopark xin lỗi, bồi thường cho những người dân bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế, đền bù thiệt hại của những hộ nông dân bị giải tỏa đất. Nếu Ecopark không thực hiện những yêu cầu trên, bản tuyên bố kêu gọi mọi người tẩy chay dự án này.
Cuối cùng, những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu chính quyền không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh, quốc phòng, cũng như nhanh chóng sửa Luật Đất đai, theo hướng đặt quyền lợi của người dân và của quốc gia lên cao nhất.
Chưa biết chính quyền Việt Nam sẽ đáp ứng bản tuyên bố nói trên như thế nào, nhưng trong hội nghị toàn quốc ngày 2/5 vừa qua về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã tuyên bố là trong vụ Văn Giang, « có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài ». Thậm chí ông còn khẳng định là những video clip giả đã được « dàn dựng » để « vu khống, bôi nhọ chính quyền ».
Ông Nguyễn Khắc Hào còn yêu cầu phải « xử lý kiên quyết », những người mà ông xem là « lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển ».
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng bauxite Việt Nam đã cho đăng tải bản tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất Văn Giang bằng vũ lực.
Đây được xem như sự lên tiếng của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam phản đối hàng động dùng lực lượng vũ trang của chính quyền để cưỡng chế đất đai của người dân. Việt Hà từ Bangkok gửi về bài chi tiết sau đây:
Vụ việc cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tiếp tục gây bức xúc trong dư luận. Bằng chứng là vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng Bauxite Việt Nam đã công bố bản tuyên bố phản đối vụ cưỡng chế với 125 chữ ký của những nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, bao gồm cả những đảng viên cộng sản kỳ cựu.
Bản tuyên bố nhắc lại là trong vụ Văn Giang, để hỗ trợ cho một dự án kinh doanh tư nhân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân. Các tác giả bản tuyên bố cho rằng đó là «những tội ác Trời không dung, Đất không tha».
Những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam chính thức bày tỏ quan điểm về việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4, cũng như công bố rõ những người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm về vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
Họ còn yêu cầu xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark và đòi các cấp chính quyền và doanh nghiệp Ecopark xin lỗi, bồi thường cho những người dân bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế, đền bù thiệt hại của những hộ nông dân bị giải tỏa đất. Nếu Ecopark không thực hiện những yêu cầu trên, bản tuyên bố kêu gọi mọi người tẩy chay dự án này.
Cuối cùng, những người ký tên vào bản tuyên bố yêu cầu chính quyền không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh, quốc phòng, cũng như nhanh chóng sửa Luật Đất đai, theo hướng đặt quyền lợi của người dân và của quốc gia lên cao nhất.
Chưa biết chính quyền Việt Nam sẽ đáp ứng bản tuyên bố nói trên như thế nào, nhưng trong hội nghị toàn quốc ngày 2/5 vừa qua về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã tuyên bố là trong vụ Văn Giang, « có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài ». Thậm chí ông còn khẳng định là những video clip giả đã được « dàn dựng » để « vu khống, bôi nhọ chính quyền ».
Ông Nguyễn Khắc Hào còn yêu cầu phải « xử lý kiên quyết », những người mà ông xem là « lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển ».
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Nhân sĩ trí thức kêu gọi chấm dứt sử dụng vũ lực cưỡng chế đất
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
2012-05-04
Vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng bauxite Việt Nam đã cho đăng tải bản tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất Văn Giang bằng vũ lực.
Vụ việc cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tiếp tục gây bức xúc trong dư luận. Bằng chứng là vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng Bauxite Việt Nam đã công bố bản tuyên bố phản đối vụ cưỡng chế với 125 chữ ký của những nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, bao gồm cả những đảng viên cộng sản kỳ cựu.
Đối xử với người dân như đối với kẻ thù
Bản tuyên bố viết ‘vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng ngày 24 tháng 4 năm 2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước’.
chúng tôi làm bản tuyên bố này vì quá phẫn uất trước một hiện tượng một đội ngũ cơ quan chức năng vũ trang đến tận răng để đàn áp những người mà mình coi là gốc là lực lượng cơ bản, đã đi đầu trong cuộc cách mạng và cuộc chiến tranh kéo dài nhằm giành lại độc lập cho tổ quốcGiáo sư Nguyễn Huệ Chi
Lên tiếng với đài Á châu Tự do, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người phụ trách trang Bauxite Việt Nam nói về lý do các nhân sĩ trí thức Việt Nam đưa ra bản tuyên bố này như sau:
GS. Nguyễn Huệ Chi: chúng tôi làm bản tuyên bố này vì quá phẫn uất trước một hiện tượng một đội ngũ cơ quan chức năng vũ trang đến tận răng để đàn áp những người mà mình coi là gốc là lực lượng cơ bản, đã đi đầu trong cuộc cách mạng và cuộc chiến tranh kéo dài nhằm giành lại độc lập cho tổ quốc. Bây giờ họ bị bỏ rơi một cách thê thảm và có thể nói là với sự đối xử bằng tất cả những thủ đoạn như là đối với kẻ thù thì đó là tội ác trời không dung, đất không tha. Vì vậy lương tâm người trí thức, lương tâm những người dân là con người đã không thể chấp nhận được, huống chi đây là tình ruột thịt đồng bào.
Bản tuyên bố của giới nhân sĩ trí thức kêu gọi chính quyền phải chính thức bày tỏ quan điểm trước toàn dân về việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất Văn Giang vào ngày 24 tháng 4 năm 2012 có vi phạm những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam hay không.
Giới nhân sĩ trí thức cũng kêu gọi các cơ quan quyền lực cao nhất ở Việt Nam phải công bố những người và cơ quan chính quyền địa phương hay trung ương chịu trách nhiệm và chủ trương thực hiện vụ cưỡng chế này, công khai xin lỗi và bồi thường cho những người dân bị đánh đập, bị thiệt hại về tài sản trong quá trình cưỡng chế.
Bây giờ họ bị bỏ rơi một cách thê thảm và có thể nói là với sự đối xử bằng tất cả những thủ đoạn như là đối với kẻ thù thì đó là tội ác trời không dung, đất không tha.Căn cứ trên thực tế những gì đã diễn ra tại Văn giang, giới nhân sĩ trí thức đưa ra hai yêu cầu với giới chức Việt Nam. Đó là sửa đổi luật đất đai để đảm bảo quyền lợi cho người dân, không được sử dụng lực lượng trị an của nhà nước trong các vụ cưỡng chế đất cho các dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh và quốc phòng.Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Kêu gọi tẩy chay khu đô thị Ecopark
Đi xa hơn nữa, bản tuyên bố còn kêu gọi những nhà đầu tư tẩy chay khu đô thị Ecopark nếu doanh nghiệp chủ đầu tư Ecopark không thực hiện nghiêm chỉnh việc đền bù và xin lỗi người dân thỏa đáng.
Nói về đề nghị tẩy chay Ecopark, giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết:
GS. Nguyễn Huệ Chi:hy vọng những người có tiền mà có lương tri thì điều ấy là nghịch lý vì chính các nhà kinh điển đã nói là lãi độ 200% thì dù treo cổ họ cũng làm, huống chi đây là đòi hỏi họ phải có lương tri thì là cái mà họ không có. Cho nên ở đây hy vọng thì ít nhưng đấy chính là phát đi một tiếng nói để cho thấy dù xã hội đang bị đồng tiền làm đảo điên thì một số người tỉnh thức, sáng suốt và giữ tình yêu mặn mà với đồng bào mình vẫn còn rất nhiều.
Bản tuyên bố được hoàn tất để lấy chứ ký vào đúng ngày quốc tế lao động 1 tháng 5. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết đến tối ngày 3 tháng 5 đã có 250 chữ kýBản tuyên bố được hoàn tất để lấy chứ ký vào đúng ngày quốc tế lao động 1 tháng 5. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết đến tối ngày 3 tháng 5 đã có 250 chữ ký nhưng ban biên tập trang mạng Bauxite mới chỉ kịp cập nhật được 125 chữ ký đưa lên mạng.
Vào sáng ngày 4/5, trang blog Nguyễn Xuân Diện cho biết người dân ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn giang đã đồng loạt ký tên vào bản tuyên bố này.
Ngày 24 tháng 4 vừa qua, chính quyền tỉnh Hưng yên đã sử dụng hàng ngàn công an, bộ đội có trang bị lá chắn, súng để thực hiện cưỡng chế cánh đồng hơn 70 ha của người dân xã Xuân Quan.
Đây là khu đất được chính quyền tỉnh Hưng Yên dùng cho dự án đô thị Ecopark rộng 500 ha trên địa bàn 3 xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao. Dự án này đã được Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt vào năm 2004. Tuy nhiên người dân địa phương không đồng ý giao đất cho chính quyền vì lý do đền bù chưa thỏa đáng.
Nguồn: RFA Tiếng Việt.
Bà con Văn Giang đồng lòng đồng loạt ký TUYÊN BỐ VĂN GIANG (tiếp theo):
Nhìn chữ ký của đồng loạt bà con nông dân Văn Giang càng xót thương cho bà con, càng thấm thía những lời bác Nguyễn Minh Thuyết nói trong bài ĐỐI THOẠI :
Trả lờiXóa"Người thắng trận này không phải nhân dân.
Dân là vậy
Chỉ thắng trong trận cuối.
Nhưng chính quyền nhân dân thất bại
Khi tấn công những người mình nhân danh."
Tôi bỗng nhớ lời Phật hoàng Trần Nhân Tông: "Dân đồng lòng vận nước mới thịnh"
Nhìn nét chữ muốn khóc.
XóaTừ nay xin chính quyền tha cho nhân dân, đừng lấy từ 'nhân dân' trong các phát biểu của mình. UBNN, HĐND, Toà Án ND, VKS ND...xin thay hai từ nhân dân bằng từ khác...cho thích hợp hơn.
Xóathật lòng tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào chính quyền này rồi ,nhớ lại vụ ký xin tha bổng cho Tến Sĩ CÙ HUY HÀ VŨ,kết quả thế nào thì mọi người quá rõ ,họ chỉ đọc,ghi nhớ ,điểm mặt ,để ý và làm phiền những người ngịch ý với họ vì đã dám ký tên vào thỉnh nguyện thư chứ họ hoàn toàn không thèm đọc đến tính nhân đạo trong nội dung của thỉnh nguyện thư,tuy nhiên tôi mong mọi người đừng quá mất niềm tin giống tôi ,tôi chỉ là một trường hợp ngoại lệ mà thôi
Trả lờiXóaKhông được đụng tới đồng bào tôi!
Trả lờiXóaChúng đã bộc lộ rõ bộ mặt gian trá ,vu khống bỉ ổi ,phản bội đê hèn lại những người nông dân và những người đồng chí của mình .
Trả lờiXóaKhông thể ngụy biện tráo trở .Không thể vu khống bỉ ổi ti tiện như thế .Không thể phản bội đê hèn lại xương máu của nông dân ,của đồng bào mình như thế .
Hành đông tội ác và bỉ ổi ở Văn giang là :
Trời khó dung!
Đất khó tha !
Khổ thân cho người Nông dân nước tôi...
Trả lờiXóaTH
Tôi đọc kỹ danh sách những người ký đơn mà không thấy Bọ Lập (quê choa) đâu cả. Tại sao ?
Trả lờiXóa