Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

BẢN DỰ THẢO THƯ NGỎ CHƯA HOÀN CHỈNH ĐÃ ĐƯỢC GỠ XUỐNG


Bản Dự thảo lá thư gửi Chính phủ Nhật Bản phản đối việc cho chính phủ hiện nay của Việt Nam vay khoảng 10 tỷ USD xây nhà máy phát điện nguyên tử hiện đang trong quá trình được các nhà chuyên môn về hạt nhân, về ngữ văn chỉnh sửa, hiệu chỉnh. NXD - blog tạm gác lại, với lý do quý vị có thể xem ở phần comments của độc giả ở dưới đây. Kính mong chư vị thông cảm!

46 nhận xét :

  1. Một việc làm vì sự an toàn cho cộng đồng rất đáng trân trọng. Trong thực tế những quyết định gây ảnh hưởng trực tiếp cho người dân lại không bao giờ hỏi ý kiến nhân dân, Qốc hội chỉ biết ăn những món mà chính phủ đưa ra mà không hề từ chối, kiến thức và nhân lực về hạt nhân của VN gần như là số không, trong bối cảnh mà thế gới văn minh và ngay cả Nhật Bản, nước muốn bán thiết bị cho VN cũng đã hủy bỏ hoàn toàn điện hạt nhân thì việc làm của quý vị là vô cùng cần thiết. Xin chân thành cảm ơn nghĩa cử của các trí thức...Chúng tôi không muốn hạt nhân, chúng tôi muốn sống...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc bản tiếng Anh càng thấy rõ sự dài dòng, trùng lặp,thiếu sự chuẩn xác, gãy gọn và trang nhã của một văn bản do trí thức biên soạn.Về văn pháp, rõ là một bản dịch từ lối hành văn VN,"pas anglais", không có tính "original" của một lá thư viết thẳng cho họ. Nên nhờ anh chị em trí thức Việt kiều viết lại. Đây là thể diện chung, độc lập với động cơ và mục đích.Vài lời chân tình.

      Xóa
    2. Tôi cũng đồng ý nhờ các GS VN ở nước ngoài như GS Ng Quang Tuấn, Ng Văn Tuấn ở Úc... chỉnh sửa cho nó trang trọng hơn. Vì nó là đại diện cho trí thức và con người Việt

      Xóa
    3. Một GS nổi tiếng của Nhật nói "Làm điện hạt nhân như xây nhà ngôi nhà mà không có cầu tiêu". Khi hết thời hạn sử dụng phải bỏ ra một khoản tiền bằng giá trị lúc mới xây dựng để "chôn" nó.
      Ngu và ngông mới làm điện hạt nhân!!!

      Xóa
    4. Chúng ta cần thêm bản tiếng Nhật thật chuẩn kêu gọi sự ủng hộ dân Nhật, báo chí Nhật!

      Xóa
    5. Thưa các anh chị:
      Tôi đồng ý với một vài bạn là thư đại diện cho trí thức VN thì nên viết lại cho thật chính xác, cả Anh ngữ lẫn tin tức về kỹ thuật. Xin đưa môt vài nhận xét và câu hỏi:
      1. Ai trong chúng ta là người dám chắc là Nhật và Đức đóng cửa các nhà máy ĐHN của họ "vĩnh viễn"?
      2. Các con số chết chóc và mất mát tại Fukushima và Chernobyl có thể đã quá thổi phồng, mặc dầu ta phải tính cho nhiều năm. So với hơn 20,000 người chết và nhiều trăm tỉ USD tài sản mất vì tsunami, thì các nhà xã hội học nghĩ sao về 2 công nhân chết khi cứu Fukushima và vài ngàn người bị nhiễm xạ nhưng vẫn còn sống?
      3. Nga đang thực sự xây nhà máy đầu tiên, tại sao ta không viết thư cho Putin luôn thể?
      4. Theo tôi, lý do ta không nên xây nhà máy ĐHN không phải vì tai nạn kinh khủng, mà vì lý do văn hóa và kinh tế.
      5. Có rất nhiều biến cố nhỏ tại nhà máy ĐHN làm nhà máy đóng cửa tự động. Mỗi ngày nằm chết là tốn 2 triệu USD. Đây là lý do mạnh nhất làm chương trình sẽ rất tốn kém và ta vẫn thiếu điện.
      6. Một điều tối kỵ là dùng nhiều loại nhà máy khác nhau, nhiều thứ tiếng khác nhau, khiến kỹ sư, công nhân, giám đốc của ta sẽ rối mù, càng làm tăng xác suất thất bại.
      Phùng Liên Đoàn

      Xóa
  2. Tuần trước tôi đã đọc một bản tin từ Mỹ: mới nhất đã có khoảng 90 người Nhật tự tử vì tuyệt vọng vừa bị sóng thần vừa bị nhiễm phóng xạ hạch nhân. Người Nhật mà còn vậy nếu mà tai nạn hạch nhân xảy ra ở VN mình thì dân mình còn khổ tới mức nào, bà con ơi hãy ký ngay vào THƯ PHẢN ĐỐI CHíNH PHỦ NHẬT BẢN VIỆN TRỢ XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ TẠI VIỆT NAM
    Ủng hộ và cám ơn TS Nguyễn Thế Hùng, TS nguyễn Xuân Diện và các anh chị.

    Trả lờiXóa
  3. Mười tỷ USD, coi như chính phủ Nhật bán chịu có lãi suất thấp cho Việt nam một đống sắt vụn thải loại thuộc dạng khó tiêu hủy mà nói thẳng ra ở vào thời điểm này dù có cho không cũng còn khó vì khắp nơi đang tẩy chay điện hạt nhân. Sau này con cháu chúng ta phải gánh một khoản nợ quá oan ức.
    DO VẬY: chúng tôi cực lực phản đối bản hợp đồng MAPHIA này và n lần đồng ý ký tên vào bản thư phản đối trên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trình độ thấp quá,
      nên dựa cột mà nghe.
      Nói ra nghe có mùi ngu.

      Xóa
  4. Tôi rất đồng tình và ủng hộ quan điểm của các nhân sĩ, trí thức về việc làm này. Tuy nhiên tôi cũng lấy làm e ngại, băn khoăn và nghĩ rằng. Liệu các vị trong ban lãnh đạo của ĐCS họ có giữ được bình tĩnh để suy xét thiệt hơn trước việc làm đầy tính nhân văn đối với vận mệnh dân tộc của giới trí thức không. Vì từ trước đến nay thực tế vẫn cho thấy một khi đã định hành động gì là họ vẫn luôn rêu rao rằng đó là chủ trương đúng đắn, chủ trương lớn của đảng và luôn khoác thêm cái áo "vì ấm no hạnh phúc của ND" để tìm cách thực hiện cho bằng được. Đồng thời, họ cũng luôn dị ứng với bất kỳ mọi phản biện của bất cứ ai, dẫu cho phản biện đó là thế nào. Tôi thật sự rất mong các anh hãy thật thận trọng và cảnh giác trước những mưu ma, chước quỷ mà người ta sẵn sàng đem ra áp dụng để triệt hạ những tiếng nói, việc làm thực sự vì lợi ích quốc gia, dân tộc (đồng thời cũng ngược với ý tư duy của họ).

    Trả lờiXóa
  5. Nhà máy điện nguyên tử là vấn đề hệ trọng của dân tộc VN. Nên chúng ta đã tính toán kỹ, không nên phản đối Chính phủ Nhật Bản vì CPNB và nhân dân Nhật luôn ủng hộ và muốn tốt cho chúng ta. Các nhà tri thức cần suy nghĩ thật thật kỹ trước khi gởi thư đến CPNB.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác DinhNgocLoc lạc quan quá khi nói "chính phủ Nhật và nhân dân Nhật luôn ủng hộ chúng ta". Không đâu bác ạ! Phải ngậm ngùi mà nói rằng qui luật của cái thế giới này vẫn còn là khôn sống mống chết.

      Chính phủ nào cũng đặt quyền lợi của nước họ lên hàng đầu - nhưng ngay cả nói như thế vẫn còn là lạc quan hão đấy, vì các chính khách không thiếu khi đặt quyền lợi đảng phái, hay giai cấp, hay thậm chí quyền lợi cá nhân họ lên trên lợi ích quốc gia họ nữa cơ.

      Bên Ba Sàm bà con cũng đang tranh luận sôi nổi về lá thư này. Tôi thấy vui, vì dù sao chuyện hệ trọng liên quan đến toàn dân tộc thế này thì phải cho mọi người dân được quyền ý kiến, được bàn luận đến đầu đến đũa.

      Xóa
  6. Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ngưng hoạt động tất cả 54 nhà máy điện nguyên tử trên đất nước Nhật Bản trong khi đó họ lại viện trợ Việt Nam xây dựng một nhà máy điện nguyên tử tại Phan Rang tỉnh Ninh Thuận.
    Nếu thông tin trên là đúng thì đó là hành động không thể nhận được, xét trên tất cả các phương diện, từ pháp lý đến đạo lý.
    Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rất nhiều việc phi lý và vô nhân đạo mà chính phủ các nước tư bản không thể làm được ở chính quốc, do họ không thể bước qua thể chế dân chủ cũng như công luận nước họ, nhưng họ lại làm việc đó đối với các nước lạc hậu.
    Vào đầu thế kỷ XX, cụ Phan Châu Trinh rất ngưỡng mộ nền dân chủ Pháp trên nước Pháp nhưng cụ kịch liệt lên án chính sách thực dân của người Pháp ở Việt Nam.
    Tương tự, trong mấy năm đầu thế kỷ XX, cụ Phan Bội Châu hết sức ca ngợi chính phủ và xã hội Nhật Bản (cho nên mới chủ trương cầu viện họ), nhưng ngay sau đó cụ phát hiện ra bản chất xâm lăng của đế quốc Nhật Bản đối với bên ngoài nên cụ đã thay đổi hẳn đường lối cứu nước. Chính cụ đã chủ trương “Pháp Việt đề huề”, thực chất là lợi dụng mặt tiến bộ trong nền dân chủ Pháp để chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật, đang có nguy cơ thôn tính Đông Dương (điều này quả nhiên về sau đúng như vậy).
    Trong thời kỳ nước ta thuộc Pháp, nhiều người Pháp vốn là những chính khách tiến bộ trong chính phủ Pháp nhưng khi sang Đông Dương cai trị, họ lại trở thành những tên thực dân mà thôi.
    Tất cả những điều trên không có gì khó hiểu, nhất là đối với các nhà tư bản và chính khách các nước tư bản. Trên đất nước họ, họ phải tuân theo nền pháp lý và đạo lý của thể chế dân chủ cộng hòa, họ không thể đi ngược lý tưởng TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI do cha ông họ dựng lên từ thời cách mạng tư sản dân quyền (và càng về sau càng hoàn thiện). Nhưng sang các xứ “dã man”, họ lại ứng xử theo luật pháp dã man, theo lề thói dã man. Cái tham, cái ác trong mỗi con người được buông phóng là lẽ đương nhiên.
    Với nhận thức trên, tôi kịch liệt phản đối việc chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận.
    Nhờ TS. Nguyễn Xuân Diện ghi tên giùm tôi vào thư gửi Thủ tướng Nhật Bản, phản đối việc chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận.
    Đào Tiến Thi, M.A, Hà Nội, Việt Nam

    Trả lờiXóa
  7. Tôi hoàn toàn tán thành với nội dung thư phản đối Chính phủ Nhật Bản về việc tài trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh thuận. Đồng thời trân trọng biết ơn các anh đã khời xướng thư phản đối này.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi hoàn toàn tán thành với nội dung thư phản đối Chính phủ Nhật Bản về việc tài trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh thuận. Đồng thời trân trọng biết ơn các anh đã khời xướng thư phản đối này.

    Trả lờiXóa
  9. Nếu như dự án xây nhà máy điện nguyên tử chỉ là vỏ bọc cho một cái ruột là dự án Nguyên Tử khác mà Nhật hỗ trợ VN dưới sự đồng thuận của Mỹ để VN có cái "gì đó" đối trọng với TQ thì sao hả các Bác ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giả thiết này không vững chút nào bác ạ. Có lẽ ở đây ai cũng hiểu cái "dự án Nguyên Tử khác" mà bác nói úp mở đó là gì. Nói thiệt, nếu cần dùng tới bom hay đầu đạn nguyên tử để đối phó với ông bạn láng giềng phương Bắc thì thà... đi mua "chợ đen" mấy trái nho nhỏ còn khả thi hơn. Dân thường mình chả biết mua ở đâu chứ mấy vị phụ trách quốc phòng ắt phải biết.

      Trái lại là khác, tự nhiên rinh cái nhà máy điện hạt nhân về thì khác nào tự gài mìn vào nhà mình. Chỉ cần TQ nó dọa tấn công vào đó thôi mình cũng đủ đầu hàng vô điều kiện rồi!

      Xóa
  10. Một nhà đầu bếp nổi tiếng Việt Nam ,bà Doãn Cẩm Vân,khi qua Nhật biểu diễn về pha chế nước mắn chấm,bà Vân yêu cầu nhà bếp Nhật cung cấp bột ngọt (mì chính),bạn tìm không ra và nói lâu lắm rồi dân Nhật không xử dụng bột ngọt trong thức phẩm.Thế mà họ có một nhà máy sản xuất nổi tiếng tại Việt Nam:AJNOMOTO.
    Chúng ta mong Người Nhật giúp đừng trao Người Việt xử dụng những cái họ từ bỏ.
    Chúng ta quý những gì Người Nhật đã và đang giúp Người Việt về kinh tế,nhưng trên hết cái chúng ta cần :Tinh Thần,Văn Hóa và trách nhiệm với cộng đồng cửa Người Nhật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện này là bao xạo.
      Người Nhật vẫn dùng bột ngọt nhưng dùng rất ít
      không lạm dụng như ở VN. Họ dùng kompu (khổ tai)
      để lấy nước ngọt khi nấu ăn.

      Xóa
  11. Tôi hoan nghênh và ủng hộ lá thư tâm huyết của các nhà trí thức gửi Chính phủ Nhật Bản. Nhưng mặt khác tôi lại thấy buồn. Vì dù sao cuối cùng thì Chính phủ Nhật vẫn phải ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các công ty Nhật hay rộng ra là quyền lợi của nước Nhật mà thôi. Chúng ta đừng quên chính người Nhật đã gây nên nạn đói năm 45 với trên 2 triệu người dân Việt bị chết đói. Thế thì có vài cái nhà máy điện hạt nhân mà có xảy ra sự cố thì có thấm gì? Tôi lo rằng đã có một thỏa thuận ngầm kinh khủng hơn thế. Đó là 54 nhà máy bị đóng cửa của Nhật sẽ chuyển sang Việt Nam. Họ được xuất khẩu công nghệ cũ và rác thải hạt nhân với cái mác ODA. Và đương nhiên họ lợi đơn lợi kép. Còn dân ta è cổ trả nợ với lãi xuất cắt cổ cùng công nghệ lạc hậu và rác thải hạt nhân của họ. Lo lắng quá...

    Trả lờiXóa
  12. Tôi đã gửi mail theo đ/c trên đồng ý ký tên phản đối CP Nhật. Rất muốn gặp Ts Diện khi làm xong thí nghiệm (hiện đang làm TN này) về đề tài năng lượng mới.
    Hoàng Giang-HP

    Trả lờiXóa
  13. Hôm trước, tôi tình cờ thấy ở diễn đàn này có topic chống điện hạt nhân. Có 1 bạn tổng hợp rất nhiều bài viết rất hay.

    Bác Diện có thể chia sẽ cho nhiều bạn đọc tham khảo.

    http://vozforums.com/showpost.php?p=44927479&postcount=2

    Trả lờiXóa
  14. Việt Nam ta xây dựng nhà máy điện hạt nhân/nguyên tử đã chuẩn bị kỹ càng chưa ? Người Nhật với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất nhì thế giới, đội ngũ nhân lực trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm cộng với tinh thần trách nhiệm cao mà còn không tránh được hiểm họa nữa là.

    Nếu xảy ra tình huống xấu nhất là nhà máy điện hạt nhân bị nổ thì ở Việt Nam ta, ai là người sẽ chịu trách nhiệm ? Ai là đùn đẩy cho nhau ? Và khi chịu trách nhiệm rồi thì sẽ làm gì ? Có đủ khả năng giải quyết hậu quả không ?

    Lâu nay chúng ta thường nghe nói về nổ hạt nhân/nguyên tử. Vậy có ai đã từng thấy (qua mô phỏng) vụ nổ hạt nhân/nguyên tử tàn phá khủng khiếp như thế nào không ?

    Mời quý vị xem đoạn video clip dưới đây mô tả 1 vụ nổ hạt nhân/nguyên tử:

    http://www.youtube.com/watch?v=ZQz91Cx0Ato

    Trả lờiXóa
  15. Nếu nhà máy điện hật nhân ở VN xảy ra thảm họa dân VN sẽ được Trung Quốc đón lên Tân Cương, Tây Tạng để đất nước VN Trung Quốc giữ hộ tẩy uế. Dân VN đỡ khỏi tốn công giữ nước !!!!

    Trả lờiXóa
  16. Đọc thư này, tôi phân vân không biết Thủ tướng Nhật sẽ nghĩ gì.

    - Sao nhóm người Việt này lại không kêu gọi ông Thủ tướng Việt Nam dừng xin viện trợ & dừng dự án này? Cùng là người 1 nước nói chuyện dễ hiểu nhau hơn chứ.

    - Nhà Nước Việt Nam đi xin viện trợ (nếu đúng), còn nhân dân Việt Nam lại viết thư xin thôi. Sao mà thối thế!

    - Nhật Bản có ép uổng gì đâu, mấy ông tự đi xin đó chứ

    hic hic

    Trả lờiXóa
  17. Tôi xin bổ sung thông tin: nhà máy điện gió lớn nhất thế giới Thanet của Vương quốc Anh với công suất 300 MW kinh phí 1,4 tỷ đô la Mỹ. Nếu làm 10 nhà máy như trên có công suất 3000 MW kinh phí 14 tỷ đô la Mỹ. Như vậy sẽ gấp 1,5 lần công suất nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 mà kinh phí chỉ tương đương. Trong khi lợi ích thì ai cũng biết điện gió tốt hơn điện hạt nhân thế nào. Hơn nữa chúng ta có tiềm năng rất lớn về điện gió. Mong các chuyên gia về điện bổ sung phản biện thêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến tuyệt vời.

      Xóa
    2. Bổ sung ý của bạn: Ý kiến rất tuyệt vời.

      Xóa
  18. Theo tôi, lá thư này cũng cần được gửi tới Hạ viện của Nhật Bản và trực tiếp tới một số Nghị sĩ có uy tín lớn của Hạ viện. Và tại sao lại không thể gửi thư này cho Nhật hoàng?

    Trả lờiXóa
  19. Tôi ủng hộ kiến nghị, đây là ý kiến rất đúng và kịp thời, hy vọng ngăn chặn được cái họa biến đất nước thành bãi thải nhà máy điện hạt nhân lỗi thời và họa tự diệt chủng của dân tộc Việt nam trong tương lai.

    Trả lờiXóa
  20. Tôi sẽ kí vào thư. Tôi mong bác Diện liên lạc với nhà thơ người Chăm ở Ninh Thuận để vận động bà con cùng kí.
    Tôi đã thông báo tin này cho tất cả bạn bè tôi là người Phan Rang

    Trả lờiXóa
  21. Nho TS Nguyen Xuan Dien ghi giup ten toi vao danh sach. Toi hoan toan phan doi viec xay dung nha may dien hat nhan o Vietnam.
    TS. Le Thi Lien, Ha Noi, Vietnam

    Trả lờiXóa
  22. Tôi xin ký tên vào danh sách phản đối. Trần Thị Minh Châu, đang sinh sống tại Paris, Pháp

    Trả lờiXóa
  23. Bản tiếng Anh cần chuốt lại, còn nhiều lỗi ngữ pháp và dùng từ. Bản tiếng Việt nên gãy gọn hơn,tránh dùng những từ ngữ nặng cảm tính,có tính lăng mạ, gây phản tác dụng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ đồng ý nên chờ vài hôm , khi viết quá gấp thế nào cũng có sơ sót.

      Xóa
    2. bạn hãy chỉ ra lỗi cụ thể đi và cách chỉnh sửa của bạn, nói chung chung như thế càng làm nhiễu vấn đề

      Xóa
  24. Tôi Nguyên Minh Anh, giáo viên, Hà Nôị xin ký tên vào danh sách,cưc lưc phản đôí nhà máy điên hạt nhân.

    Trả lờiXóa
  25. Tôi xin được tham gia: Bùi Anh Tuấn. Nam Định

    Trả lờiXóa
  26. Quá cảm tính và còn không đúng lý. Nên bỏ những từ như "phi pháp", "vô trách nhiệm". Chính phủ Nhật không cấm được các công ty Nhật bán trang thiết bị một khi điện hạt nhân chưa bị LHQ cấm và còn nhiều nước trên thế giới dùng (nhưng có thể kêu gọi các ct đó không bán nữa).
    Lá thư nên mang tính cách kêu gọi và dùng đạo lý để giải thích lý do phản đối hơn là quy kết và lên án. Nên sửa lại văn phạm bản tiếng Anh.

    Trả lờiXóa
  27. Tớ bây giờ đọc lại những bài viết tâm huyết về Điện hạt nhân của GS Hoàng Xuân Phú tôi vẫn rất xúc động, y như hồi đọc lần đầu. Và không phải chỉ mình GS Phú, bao nhiêu nhà khoa học trong ngành và cả các ngành khác, trong nước và cả ngoài nước, cũng đã lên tiếng cảnh báo mối nguy to lớn này. Thực kỳ lạ là chẳng thấy Chính phủ và nhất là Quốc hội có một động thái nào để đối thoại hoặc phản biện lại những ý kiến trên một cách công khai, cầu thị, có lý, có tình và có trách nhiệm. Họa chăng chỉ là những lời lập luận vu vơ và ngu ngơ, thậm chí còn chụp mũ người ta nữa.

    Cái lối làm việc tắc trách và độc đoán của Chính phủ và Quốc hội ta như thế, tôi tin là cách Chính phủ của các nước Nga, Nhật, Trung quốc... đều hiểu, hiểu rõ. Mối nguy khôn lường của Điện hạt nhân, tôi tin là Chính phủ các nước đó cũng đều hiểu, hiểu rất rõ. Thế mà họ vẫn đang tâm vận động, tranh giành đầu tư và "hỗ trợ tài chánh" (không loại trừ khả năng có "lại quả") cho dự án này ở Việt Nam! Thế nên tôi đồng cảm với lá thư "cực lực phản đối" với lời lẽ cứng rắn trên đây của các vị soạn thảo.

    Ở bên trang Ba Sàm, có một số ý kiến cho rằng nên làm nhẹ hơn lời lẽ trong lá thư (có bác còn cho rằng viết như thế là "xấc láo"!). Nhưng cũng có bác cho biết người Nhật họ thích và tôn trọng sự thẳng thắn như vậy, nói đúng thì họ sẽ nghe, không có kiểu "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" như người Việt mình mà kết quả sẽ là chẳng tới đâu. Tôi ở Mỹ, và cho rằng ngay cả những chuyện có tầm mức nhỏ hơn nhiều, ít quan trọng hơn nhiều, người ta cũng khuyến khích và đánh giá cao những sự phản ứng tự tin, mạnh mẽ, quyết liệt, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề... của công chúng.

    Dù gì thì gì, đây là chuyện cực kỳ hệ trọng cho dân tộc ta trong hiện tại và cả tương lai dài trước mặt. Tha thiết kính xin đồng bào mọi giới hãy ưu tiên thời gian dành mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Các bác nào muốn sửa lại lời văn, xin cứ cho ý kiến. Các bác nào muốn làm một thư kiến nghị khác gởi thẳng đến Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, xin cứ khởi thảo, tôi sẵn sàng ủng hộ ngay. Đừng để sau này lịch sử nhìn lại và phán rằng: chúng ta chết và còn để lại mối di hại to lớn cho các tế hệ sau, chỉ vì chúng ta hèn, và lười, và ngu muội, và vô trách nhiệm!

    Xin hết lòng khẩn thiết nài van tiếng nói trách nhiệm của mọi người Việt Nam trong chuyện này!

    Trả lờiXóa
  28. Tôi xin được cóp lại ý kiến của chị Trần Thị Hường trên trang Ba Sàm. (Chị là một Việt kiều ở Đức, năm ngoái về nước thăm trùng vào đợt đồng bào Hà Nội biểu tình phản đối TQ. Chị và hai con đã bị trục xuất về Đức vi đã tham gia biểu tình).

    "Xin chào Việt nam.
    Thưa các bác ,sau vụ tai nạn thảm khốc của nhà máy điện hạt nhân ở Nhật, bên Đức chúng tôi đồng loạt kiến nghị chính phủ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, nhưng nghĩ về quê hương Việt nam tôi buồn bã lo âu, các bạn Đức liền ủng hộ tôi, cùng tôi kiến nghị lên thủ tướng Nhật qua đường ngoại giao đấy ạ (từ năm ngoái cơ ạ). Nay được tin ở nhà có ký,tôi mừng lắm và lại ký tiếp."

    Chị Hường cho biết trong số những người bạn Đức đã ủng hộ chị tên gởi kiến nghị đến thủ tướng Nhật, có cả Thị trưởng và các vị trong Hội đồng nhân dân sỡ tại nữa.

    Chị Hường ơi, mong chị kể thêm chi tiết về việc trên, và nếu chị còn lưu giữ, xin giới thiệu bản kiến nghị đó cho bà con mình xem, quí hóa vô cùng!

    Trả lờiXóa
  29. Hơn ai hết, người dân VN đặc biệt là nhân dân Ninh Thuận phải quyết liệt bảo vệ an toàn cho chính mình. Những sự cố hạt nhân kinh hoàng nhất đã xảy ra tại các quốc gia có trình độ khoa học hạt nhân tiên tiến nhất. VN chúng ta biết gì về hạt nhân...? Sự cố đấm ăn xôi này chỉ có thể giải thích bằng các nhóm lợi ích...Trong tình hình tham nhũng, bớt xén trầm trọng tại các công trình xây dựng hiện nay tại Vn, liệu người nhập̉ lò hạt nhân "cốt tre" về không nhỉ? Khi thảm họa xảy ra, liệu chúng ta có còn tồn tại để chứng kiến chính quyền nghiêm túc kiểm điểm, nghiêm khắc tự phê bình...?

    Trả lờiXóa
  30. Xin được ký tên vào danh sách: Andy Hồ Hải, Toronto, CANADA

    Trả lờiXóa
  31. Nguyễn Dân Việtlúc 09:43 17 tháng 5, 2012

    xin ký tên vào danh sach,Nguyễn Việt , tiến sĩ ,Hà nội

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin ky ten vao danh sach.
      Mot nguoi Viet o My : Nina Nguyen, Virginia, USA

      Xóa
  32. Việc làm rất đáng trân trọng. Vì tính cách lịch sử và nghiêm túc của vấn đề, xin quí anh chị vui lòng cho hiệu đính bản tiếng Anh cho chuẩn xác về lý luận, ngữ pháp chuyên môn. Tôi nghĩ đến Gs NVT và PQT, Úc, là hai trong nhiều vị, trong công việc hiệu đính này.

    Nguyễn Quang Minh, Norway.

    Trả lờiXóa