Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

GS. Nguyễn Minh Thuyết: "ÉP DÂN KHÔNG PHẢI LÀ CÁCH PHỤC VỤ DÂN"

GS. TS Nguyễn Minh Thuyết:

'Ép dân không phải là cách phục vụ dân'

"Với phương tiện công cộng hiện nay, thu phí xe cá nhân không thể làm người ta ít đi xe, giảm ùn tắc. Tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm bức xúc của dân", cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phân tích.
> 'Bộ Giao thông chưa tính đến thời điểm thu phí' / 'Phí chồng phí' với xe cá nhân

- Chính phủ vừa quyết định thu phí bảo trì đường bộ, ngay sau đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mức phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm, ông nhìn nhận về những khoản phí này thế nào?

- Từ khi lên làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng rất tích cực đề ra các giải pháp giải quyết hai vấn đề lớn của ngành, đó là tiến độ, chất lượng thực hiện các công trình giao thông và ùn tắc, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, biện pháp thu phí hạn chế phương tiện và phí vào nội đô giờ cao điểm nhằm giải quyết ùn tắc rõ ràng là không ổn. 

Trước hết, chúng ta cần bình tĩnh đánh giá nguyên nhân ùn tắc là gì. Dĩ nhiên, quy lỗi cho phương tiện cá nhân phát triển quá nhiều là dễ nhất, vì điều đó rất trực quan. Nhưng đó không phải nguyên nhân mà chỉ là triệu chứng. Dẫn đến triệu chứng này là do hàng loạt hạn chế về chính sách của Nhà nước, của ngành giao thông và của các thành phố. 

Cụ thể, trong hàng chục năm qua, đường giao thông ở nội đô các thành phố lớn không được phát triển. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 khóa 13 đánh giá: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị)”. 

Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông công cộng ở nội đô không những không phát triển mà còn có vẻ thụt lùi. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển hạ tầng cơ sở không đồng bộ cũng làm tăng cơ học những người về sống ở đô thị lớn, đặc biệt là trong vành đai nội đô.

Đổ lỗi cho phương tiện cá nhân và tìm cách đánh vào túi tiền để buộc người ta sử dụng phương tiện khác không phải là thượng sách. Bởi vì có mấy người muốn đi xe máy, ôtô riêng nếu thành phố có nhiều phương tiện giao thông công cộng thuận tiện? 

Nhiều luật gia đã phân tích sự phi lý của những loại phí mới được đề xuất này. Thứ nhất là trái quy định của pháp luật về phí. Phí là tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, nhưng hạn chế lưu thông không phải là một dịch vụ và vì vậy không thể nào thu phí được. 

Thứ hai là việc thu thêm phí hạn chế phương tiện, phí vào nội đô giờ cao điểm dẫn đến tình trạng phí chồng phí. Đó là trái nguyên tắc của pháp luật vì trên một đầu xe, một loại hoạt động, người dân chỉ phải nộp một loại phí. Cũng như đối với một tội thì người phạm tội chỉ phải chịu một bản án, không thể mỗi lúc lại tuyên thêm cho họ một bản án. 

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng thu thêm các loại phí giao thông không thể giải quyết được nạn ùn tắc giao thông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Với thực trạng như ông vừa phân tích thì việc thu các loại phí như đề xuất sẽ có tác động như thế nào?

- Trước hết là tác động đến người dân và doanh nghiệp. Với người thu nhập khá thì một năm nộp thêm 500.000 đồng thì cũng không sao, nhưng với một công nhân lương chừng 1,2-1,5 triệu đồng thì mỗi tháng phải bỏ ra vài chục nghìn đồng cũng là số tiền khá lớn với họ. 

Còn người đi ôtô, không hẳn tất cả đều giàu. Có người phải đi ôtô vì nhà quá xa nơi làm việc hoặc hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp bắt buộc. Đối với họ, bỏ ra chục triệu, vài chục triệu không hề dễ dàng. Ngoài việc đóng những khoản phí do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, trong trường hợp sử dụng xe ôm, taxi, người dân còn phải gián tiếp đóng thêm một khoản do những phương tiện trên tăng giá dịch vụ để bù đắp thiệt hại mà những loại phí mới đem lại.

Đối với doanh nghiệp lắp ráp và người kinh doanh ôtô, xe máy, chắc chắn họ sẽ ế hàng do ít người mua. Ế hàng thì ảnh hưởng đến doanh thu và đời sống của lao động. Người lao động đã phải trả nhiều loại phí cho phương tiện cá nhân của mình, giờ lại tiếp tục chịu thiệt, mà thiệt hại lớn nhất là có thể mất việc do doanh nghiệp không bán được hàng.

Việc thu hai loại phí này cũng tác động đến ngân sách nhà nước. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ ngân sách sẽ tăng nhiều, nhưng nghĩ kỹ thì tăng không đáng kể. Vì từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh xe máy, ôtô không bán được hàng thì thuế nộp vào ngân sách nhà nước chắc chắn phải giảm đi. 

Đối với xã hội, điều dễ thấy là giữa cơn bão trượt giá, mọi thứ đều tăng giá trong khi lương thì giữ nguyên, việc tăng thu phí chỉ tiếp tục làm giảm thu nhập và tăng thêm tâm trạng bức xúc của người dân. 

Ngoài ra, việc thu phí này cũng không đảm bảo công bằng. Bởi vì tuy cùng có xe nhưng người dùng ít, người dùng nhiều, như cùng có ôtô nhưng có người chỉ dùng mỗi tháng 1-2 lần và có người sử dụng hằng ngày. 

- Pháp luật quy định công dân được quyền tự do đi lại. Việc thu phí ôtô vào nội đô giờ cao điểm có phải là vi phạm pháp luật?

- Theo tôi, nên sử dụng biện pháp hạn chế một số phương tiện vào từng thời điểm trên những đường phố nhất định. Giả thiết chỉ có dân ngoại thành, ngoại tỉnh mới phải nộp phí vào nội đô thì điều đó không công bằng đối với các công dân này. Còn nếu dân nội đô đã phải đóng phí hạn chế phương tiện giao thông ở nội đô, rồi mỗi lần ra ngoại thành, ngoại tỉnh trở về lại đóng thêm một lần phí nữa để về nhà thì họ lại thiệt thòi quá.

Bộ trưởng Thăng có lần nói anh đi ôtô anh phải nộp tiền vì Nhà nước không có tiền làm đường cho ôtô của anh. Nói vậy là không đúng. Người có ôtô cũng như người không có đều phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong số người mua ôtô, có không ít người thu nhập cao, họ đã phải đóng thuế thu nhập cao. Mua ôtô, họ cũng phải nộp thuế, nộp phí. 

Nhà nước có trách nhiệm làm đường, làm cầu, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho họ cũng như cho mọi người dân, không kể mức đóng góp ít hay nhiều. Cũng có ý kiến của nhà quản lý hỏi người dân lấy đâu tiền mua ôtô? Theo tôi, người dân có thể hỏi quan chức lấy đâu ra tiền mua ôtô, biệt thự, chứ quan chức không thể hỏi dân như vậy. Quan chức nhà nước với đầy đủ bộ máy quản lý trong tay phải kiểm soát được thu nhập của người dân. Ai làm giàu bất chính phải bị xử lý, người không bị toà án kết tội làm giàu bất chính hoàn toàn có quyền chi tiêu mua sắm theo ý họ, miễn là không vi phạm pháp luật, đạo đức. 

Kết quả vote đến ngày 3/4.

- Khi đề xuất các loại phí, Bộ Giao thông thường dẫn chứng một số nước như Trung Quốc, Singapore... cũng thu các loại phí đó. Ông nhìn nhận thế nào về sự so sánh này?

- Nếu như phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam mà hiện đại như Singapore, Nhật Bản, thậm chí chỉ như Trung Quốc thôi thì người dân chọn đi phương tiện công cộng, chứ tội gì đi xe cá nhân để vừa mất tiền mua, tiền bảo trì, tiền xăng, tiền gửi xe, vừa lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải trên đường. Tôi đi các nước phát triển của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, bạn bè tôi ai cũng có ôtô riêng nhưng rất ít khi sử dụng. Có ông Bộ trưởng Giáo dục Pháp cũng đi tàu điện ngầm đến cơ quan hằng ngày. 

Trước đây Hà Nội có hệ thống xe điện đi đến mọi ngóc ngách của thành phố. Sau đó chúng ta thiếu điện, thấy xe điện nằm chình ình giữa phố, vô dụng quá nên bóc đi. Có phương tiện công cộng chở được rất nhiều người, nhiều hàng hóa lại bóc đi, đó là do tầm nhìn chiến lược của chúng ta còn hạn chế. Xe buýt đang hồi phục trở lại nhưng chất lượng thì kém xa ngày xưa: bỏ bến, phóng nhanh vượt ẩu, không hiếm trường hợp nhà xe đánh hành khách... Phương tiện giao thông vừa không đi đúng giờ, vừa khó chịu như vậy thì ai lựa chọn? 

- Ông đánh giá thể nào về mối tương quan giữa thu phí và hiệu quả giảm ùn tắc?

- Bộ trưởng cho rằng thu thật nhiều phí thì sẽ hạn chế được xe cá nhân, từ đó giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng không thể làm được điều đó, bởi điều kiện tiên quyết để giảm ùn tắc là phát triển phương tiện giao thông công cộng và đường giao thông, chứ không phải là tăng thu phí. 

Thu phí không thể làm người ta ít đi xe. Điều này giống như có tăng học phí, tăng viện phí thì người dân cũng phải cố, chỉ trừ những người quá nghèo khó mới cho con nghỉ học hoặc nằm nhà chờ chết. Nhưng Nhà nước ta đâu có bỏ mặc dân như thế. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.

- Nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua thì ảnh hưởng như thế nào đến gia đình ông?

- Con cái lập gia đình và ở riêng hết rồi, hiện nhà tôi chỉ có hai người, một xe máy. Vợ tôi làm ở viện nghiên cứu, cơ quan chật hẹp nên làm việc ở nhà là chính, mỗi tuần chỉ đến viện hai lần bằng xe ôm. Còn tôi đã về hưu, mỗi tuần chỉ ra khỏi nhà một lần bằng xe máy, lương cũng khá nên việc đóng phí 500.000 đồng một năm với chúng tôi không thành vấn đề. 

Tôi cho rằng Bộ trưởng Thăng là người sốt sắng lo giải quyết công việc, dám hành động dám chịu trách nhiệm. Tôi từng lên tiếng ủng hộ ông và mong muốn các bộ trưởng khác cũng hành động quyết liệt hơn. Chỉ có điều, làm gì cũng phải nghĩ cho sâu, nhìn cho xa. Chính sách đề ra phải hợp lý, hợp tình. Ép dân không phải là cách phục vụ dân. So sánh với các nước, phải thấy hạn chế, yếu kém ở nước mình là hạn chế, yếu kém của Nhà nước, đừng giải quyết bằng cách trút thêm gánh nặng cho dân. 

Hoàng Thùy thực hiện
Nguồn: VNEXpress.

31 nhận xét :

  1. http://www.youtube.com/watch?v=gFHpSJQEPJ4&feature=related

    Sao ở hà Nội có chuyện như thế này mà chẳng ai lên án hết vậy TS Diện. Quá nhiều cảnh ác ôn diễn ra hàng ngày mà không ai có biện pháp gì để ngăn chặn. Đề nghị hội những người trí thức viết tâm thư gửi các tổ chức quốc tế lên án những hành động độc ác của công an và chính quyền địa phương. Xe hất tung 1 phụ nữ mà công an không tổ chức cấp cứu. Thấy nhà cháy có người tự thiêu (ông Đương) mà công an đứng như không, không tổ chức chữa cháy, cứu người.

    http://www.youtube.com/watch?v=1p71argDSlM

    Quá nhiều cảnh kinh hoàng trên khắp cả nước mà giới trí thức không lên tiếng bảo vệ. Tôi mong các bác Quang A, Nguyên Ngọc, Tướng Vĩnh, Chu Hảo hãy soạn tâm thư gửi các tổ chức nhân đạo của LHQ. Kêu gọi khẩn thiết đó.

    Mong TS Diện post còm này để mọi người hưởng ứng, cứu nhân.

    Trả lờiXóa
  2. Ép dân như thế rõ ràng là không phải là cách phục vụ dân. Vậy ép như thế nhằm mục đích gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Phúc Sông Hươnglúc 21:03 3 tháng 4, 2012

      Hính như họ :" Đang tìm cách chiến thắng nhân dân " kỳ lạ thay ,đất nước tôi ơi

      Xóa
    2. Dân trí - “Bộ GTVT đề xuất thu phí theo chỉ đạo của Chính phủ và Nghị quyết của Quốc hội. Với những đề xuất này, Bộ GTVT và cá nhân tôi sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tôi làm mọi việc vì đại đa số người dân nên không ngại phiếu tín nhiệm cao hay thấp”.
      Có phải ông Thăng thu phí VÌ ĐẠI ĐA SỐ NGƯỜI DÂN không?

      Xóa
    3. Người Lao động: Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”.
      Có lẽ, phải xem lại đầu óc của ông BT này. Ôi đất nước của tôi!

      Xóa
    4. thu thuế tăng ngân sách.

      Xóa
  3. Thằng VnEpress hỏi thăm dò rất thiếu dân chủ, nên thêm cái đáp án BIỂU TÌNH để phản đối mấy cái vụ thăng lố lăng này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm sao tôi kết bạn dc với Sông Hương tôi thấy ý bạn giông ý tôi quá

      Xóa
  4. Tình hình xã hội ta hiên nay trên nhiều lãnh vực như giao thông , giáo dục , y tế , văn hóa , kinh tế...cần những tư lệnh có tư duy nổi bật bởi vì hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu ngày hôm nay là do nhửng tư duy kém của ngày hôm qua . Lãnh vực giao thông cần phải giải quyết rốt ráo các vấn đề bộ phận của nó trước như công tác qui hoạch và chất lượng xây dựng , ý thức của người tham gia giao thông ,sự minh bạch và nghiêm túc của các cơ quan chức năng liên quan đến giao thông , các biện pháp kỹ thuật trong lưu thông ... và nên tập trung vào các đô thị hiện đang xảy ra sự rối loạn giao thông để rút ra kinh nghiệm chứ không nên lợi dụng để lạm thu tiền của người dân trong cả nước bằng một biện pháp cảm tính , áp đặt và không công bằng .

    Trả lờiXóa
  5. Hoan hô GS Nguyễn Minh Thuyết ý kiến của ông luôn hợp tình hợp lý và hợp lòng dân

    Trả lờiXóa
  6. Công dân miệt vườnlúc 03:47 4 tháng 4, 2012

    Không lo được xe công cộng cho dân đi nên khuyến khich dân mua xe gắn máy. Chưa có nhà máy sản xuất xe thì mua xe second hand vế bán lại cho dân. Rồi kếu gào các nhà đầu tư Nhật, Đài Loan, TQ , Hàn lập nhà máy lắp ráp xe gắn . Nhờ xe gắn máy mà kinh tế phát triển. Dân chúng năng động hơn, có xe gắn máy đi làm ăn. Xe gắn máy là cái chân của người VN từ nghèo nhờ nó mà vươn lên. Nay hạn chế xe gắn máy, các lãnh đạo sẽ phải tính toán lợi hại của nó đối với nền kinh tế. Nhà máy đóng của, công nhân mất việc. Người dân phải chịu nhiều phí hơn nhưng đành chấp nhận. Nền kinh tế cần phải chạy. Không chạy lấy gì mà ăn ?
    Sao các quan chức không hạn chế đi xe hơi. Đỡ cho ngân sách, giảm ùn tắc giao thông . Ông bà lớn nào cũng khoái ngồi xe hơi sang trọng, đi máy bay miễn phí, đi nước ngoài bằng tiền ngân sách . Còn cả một cái đuôi ăn theo nào tài xế, nào thu kí, nào trợ lí,nào hộ tống, bầy ra nhiều công tác để đi lấy tiền nhiều, có dịp được đón tiếp, tiệc tùng, quà cáp.
    Dân coi các quan chức không phải là công bộc mà thành những kẻ ăn hại nhân
    dân . Tiết kiệm từ phía NN trước đã .

    Trả lờiXóa
  7. GS Nguyễn MInh Thuyết luôn xứng đáng là người đại biểu(dù đã nghỉ)là người con của Nhân dân

    Trả lờiXóa
  8. cám ơn giáo sư thuyết đã nói hộ những bức xúc của người dân chúng tôi!!

    Trả lờiXóa
  9. Cuộc chiến thu phí xe... chính là cuộc chiến đánh vào người giàu. Vì chỉ có những giàu mới sử dụng xe ô tô (đương nhiên có người thu nhập bình thường - nhưng chắc chắn không phải số nhiều). Nhưng đáng tiếc quá nhiều người (gọi là trí thức vì có bằng cấp) lại ra sức chống đối. Thế mới biết không chỉ ở các nước giàu, ngay ở VN - một nước còn nghèo chống lại người giàu thì chỉ có mà... toi. Thái Lan : Thacsin dám chống lại người giàu : đã gục ngã. Hiện nay Obama Tổng thống Hoa Kỳ liệu có thắng nổi tầng lớp người giàu đang ra sức chống lại luật bảo hiểm y tế cho người nghèo của ông.
    Nếu không có biện pháp nhằm hạn chế xe ô tô... thì chỉ cần 200 triệu - số tiền mà hiện nay hàng vạn gia đình (không dám nói đến hàng triệu) thùa sức mua ô tô. Đến lúc đó chỉ còn có cách là bò. Chưa kể văn hóa của ta là a dua, làm oai... nên nhà nhà ô tô, người người ô tô. Ông anh tôi buổi trưa cùng bè bạn hẹn nhau lên phố trung tâm đánh chén, có 6, 7 người thì cũng 6, 7 chiếc ô tô cho oai. Nên cũng chính ông thấy chướng mắt. Xin các vị, nhất là những người có học hãy suy nghĩ thấu đáo nhìn xa trông rộng mà nói, đừng vội vã... nhất là lĩnh vực mà mình còn dốt.
    Cảm ơn TS Diện

    Trả lờiXóa
  10. - Kết quả đổi giờ làm việc của người dân : thất bại
    - Nếu thu phí giảm được 12.8% do chuyển sang đi xe buýt như kết quả thăm dò thì đồng nghĩa phải tăng lượng xe buýt tương ứng (nhưng không thấy phương án của BGT đưa ra)

    Trả lờiXóa
  11. Không ngờ sau bao nhiêu năm "đổi mới" liên tục, giờ lại chịu cảnh "siu cao thuế nặng" thế này.
    Tuy nhiên chúng tôi vẫn vui lòng thực hiện trách nhiệm của công dân một cách tự nguyện nếu họ công khai những khoản thu từ thuế được sử dụng như thế nào.
    Nếu không thế, cứ hết tiền tiêu họ lại đưa tay "khoắng" của dân, như thế là không chấp nhận được. Người dân đang phải trả giá, không phải là cho sự sử dụng lợi ích công của mình, mà trả giá cho sự điều hành kém (vụ VINASHIN là điển hình), nạn tham nhũng tràn lan- cái mà không phải do người dân. Đó là cái mà người dân chúng tôi BỨC XÚC, PHẪN UẤT
    ĐÀM QUANG ĐÔNG

    Trả lờiXóa
  12. Có phải là một phần bản sao vụ Tiên Lãng ?

    Chính quyền vẫn quyết thu hồi hòn đá của dân

    - Trong khi chưa điều tra làm rõ nguồn gốc hai hòn đá và giá trị thực như thế nào nhưng cả 2 cấp chính quyền đã vào cuộc để cưỡng chế thu hồi, khiến cho dư luận rất bức xúc.

    >>Chuyện lạ, chính quyền cưỡng chế đá quý của dân
    >>Hai cấp chính quyền 'xuất binh' vì…hòn đá

    Liên quan tới thông tin mà VietNamNet đã đưa, sau khi thu hồi bất thành hai viên đá của gia đình ông Lê Hùng Dũng ở thôn Ia Sa, xã H’bông, huyện Chư Sê, Gia lai, UBND huyện Chư sê đã giao cho chính quyền xã H’bông giám sát hai hòn đá nhằm không để gia đình ông Dũng tẩu tán.

    Một trong hai hòn đá bị chính quyền huyện ra quyết định thu hồi
    Ngày 3/4, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cho biết: “Mặc dù những viên đá được khai thác trong vườn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là để cho người dân sản xuất trồng trọt chứ không phải để khai thác đá”.

    “Sắp tới, huyện sẽ trực tiếp mời các hộ gia đình đang sở hữu lên để làm rõ nguồn gốc những viên đá khai thác từ đâu. Nếu là đá khai thác trong vườn thì dù có giá trị hay không có giá trị, cơ quan chức năng cũng đều có quyền thu” – Ông Linh nhấn mạnh.

    Tuy nhiên vị lãnh đạo huyện cũng thừa nhận, việc thu hồi hai viên đá do ông Phó chủ tịch thường trực phụ trách như vừa qua là không hợp tình, hợp lý vì chưa làm rõ nguồn gốc mà đã tổ chức thu hồi.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

    • Tiến Thành
    http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/66844/chinh-quyen-van-quyet-thu-hoi-hon-da-cua-dan.html

    Trả lờiXóa
  13. Từ thực tế và lý thuyết về thực trạng giao thông ở VN đã hiển nhiên đúng như vậy. Các ý kiến đã thể hiện sự đóng góp xây dựng rất hữu ích cho các nhà quản lý ngành GTVT nói riêng và kinh tế đất nước nói chung cho trước mắt và lâu dài. Nhưng thật đáng buồn là người lãnh đạo cao nhất Bộ GTVT vẫn rất bảo thủ và vẫn bao biện là "phí không hề chồng phí" và quyết tận thu bằng được. Phải chăng ngân sách quốc gia cạn kiệt đến vậy. GS Thuyết đã nói rất đúng. Mong sao các vị Đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ có cái nhìn như GS Thuyết.

    Trả lờiXóa
  14. Một giải pháp dở ẹt là chọn thu phí để hạn chế phương tiện tham gia giao thông.Không hiểu sao một bộ trưởng mà lại có một tầm nhìn ngắn ngủn đến như thế? Nhà dột từ nóc,muốn nhà hết dột chỉ phải duy nhất là thay mới, lợp lại mái nhà.

    Trả lờiXóa
  15. Chúng ta sẽ kiện (và cả biểu tình nữa) nếu tay Thăng đưa ra các loại phí trái Luật.

    Trả lờiXóa
  16. Người tham gia giao thônglúc 10:13 4 tháng 4, 2012

    Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông thì vấn đề quan trọng nhất là VỐN.Quy hoạch mạng lưới không đồng bộ, không có thứ tự ưu tiên,giờ đã dở dang rồi, động đến công trình nào cũng bí vốn thế là đành đằn dân ra thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Tôi truy cập vào web của chính phủ và đọc bài nói về họp báo của BT THăng và đọc luôn các comment thì thấy toàn hô hào ủng hộ và ca ngợi "sáng kiến" của BT Thăng . Tôi thấy thất vọng quá , nếu các lãnh đạo cuả chính phủ mà suốt ngày chỉ đọc và nghe những lời ca tụng của bọn nịnh thần thì dân ta nguy to rồi - Thảo nào thấy BT Thăng ( và nhiều lãnh đạo khác )mạnh miệng tuyên bố tôi làm vì nhân dân và đa số nhân dân ủng hộ tôi ...

    Trả lờiXóa
  18. - Khi nói giàu nghèo tức là so sánh với mặt bằng cuộc sống hiện tại ở VN, do đó BT Thăng không cần phải ngại khi cho rằng người có xe hơi ở VN là giàu ! Thật vậy với giá xe như bây giờ (gần như cao gấp đôi ở nước ngoài), thì nói chung việc sở hữu một xe hơi ở VN là cũng giàu so với mặt bằng chung, không thể đưa ra những trường hợp cá biệt rồi cải lý hay so với người giàu bên Mỹ được !

    - Hạn chế sử dụng xe cá nhân không hoàn toàn đồng nghĩa với hạn chế sự đi lại của người dân như một số người lý luận được vì nếu không sử dụng phương tiện cá nhân thì có thể sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng khác.
    Vấn để là ông Thăng và bộ GTVT nên cải thiện và phát triển các hệ thống giao thông công cộng đồng bộ với việc hạn chế giao thông cá nhân. Đây không thể là việc làm xong ngay nhưng cần phải làm ngay, làm liền chứ không thể chỉ nói mãi được !

    Thật vậy ở các nước phương Tây cũng vậy, người ta cũng có như kế sách hạn chế phương tiện giao thông khá nghiêm ngặc đặc biệt ở thành phố lớn và trong những giờ cao điểm dù hiện trạng còn tốt hơn nhiều so với tại HN và TP HCM và người dân họ cũng ý thức và chấp nhận mà thôi. Cứ ở các nước Phương Tây lâu sẽ ngấm điều này !!!!

    Thường người dân mình chỉ biết "than" và "chỉ trích" khi bị động chạm chút quyền lợi hay gây tí phiền nhiễu, chứ theo tôi bất kỳ biện pháp nào để làm dịu tình hình giao thông ở VN đều phải tác động đến một bộ phần người dân mà thôi !

    Hãy trở về quy định mang mũ bảo hiểm trước đây thì rõ !!! Chúng ta đã từng công kích & phê bình dữ dội trên các phương tiện báo chí làm trì hoãn không đáng có việc đội mũ bảo hiểm trong nhiều năm bằng mọi lý lẽ có thể được nhưng một đứa trẻ phương tây khi đạp xe đạp ra phố cũng tự giác độ mũ bảo vệ đầu ! Thế là thề nào ?!

    Chúng ta than tình trạng kẹt xe nhưng có mấy cán bộ công chức hài lòng & chấp nhận khi biết cơ quan mình chuyển ra ngoại ô. Hãy xem thăm dò cán bộ công nhân viên các trường Đại Học tại HN và TP HCM sẽ rõ !

    .....

    Theo tôi ông Thăng và Bộ GTVT cần nghiên cứu kỹ các biện pháp trước khi ban hành nhưng hãy quyết đoán vì không có bất kỳ một biện pháp nào với tình hình giao thông ở VN mà không ảnh hưởng đến một bộ phận người dân cả ! Vấn đề là làm thế nào để sự ảnh hưởng không tác động quá xấu đến tầng lớp nghèo khó thật sự trong xã hội mà thôi !

    Trả lờiXóa
  19. Ông ĐLT nói đóng phí là yêu nước, chính xác là yêu ông ĐL THăng. Tôi đề nghị làm cái huy hiệu Ông ĐLT thành ba cỡ, cỡ loại một có đường kính 15cm, cỡ loại 2 có đường kính 10cm, cỡ loại 3 đường kính 8cm. Tùy theo số tiền đóng phí như thế nào thì được đeo huy hiệu loại ấy.
    Khi đeo huy hiệu thì đường có ùn tắc cũng phải dẹp cho các vị "yêu nước" này đi trước, như thế mới công bằng vì các vị này yêu nước nhiêu hơn.

    Trả lờiXóa
  20. Trong phát biểu,có câu ông Thăng nói"600.000 người có xe ô tô sẽ hoàn toàn tự hào,hạnh phúc vì đóng góp cho đất nước"và"Cá nhân tôi chịu trách nhiệm về đề xuất mức phí".
    Thử hỏi,Bộ trưởng căn cứ vào đâu?căn cứ vào cuộc thăm dò ý kiến của những người có xe ô tô lúc nào mà Bộ trưởng khẳng định như vậy?Nói như vậy có mang tính áp đặt,vụ lợi cho đề án của mình không?Ngay lời phát biểu không có cơ sở,không có căn cứ này đã phần nào thể hiện sự vội vàng,ít cân nhắc trong việc thu cái phí này của Bộ GTVT.Không hề,và chưa bao giờ có cuộc thăm dò ý kiến ai,mà ông Bộ trưởng dám khẳng định 100%người có xe ô tô tự hào,hạnh phúc khi đóng cái phí của ông đưa ra thì quá là chủ quan.Nếu thời chiến tranh,trong chiến trường mà vị tổng chỉ huy đánh giá tương quan lực lượng địch-ta chủ quan như vậy thì không biết thảm họa sẽ ra sao.
    Khi đưa ra mức phí,ông Bộ trưởng nói là sẽ chịu trách nhiệm.Nhưng chịu trách nhiệm là chịu thế nào?Một viếc có ảnh hưởng rất lớn đến an ninh kinh tế,đến cuộc sống của người dân,đến trật tự của xã hội mà chỉ có một câu chịu trách nhiệm chung chung thì e là chưa ổn.Nếu việc thu phí được tiến hành như mục tiêu đã đề ra,nhưng phương tiện vẫn không hạn chế được,đường vẫn tắc thì lúc đó cái phí đó sẽ được trả đúng tên của nó là PHÍ.Lúc đó trách nhiệm sẽ là thế nào?hay chỉ là một lời xin lỗi rút kinh nghiệm?
    Vì cuộc sống mưu sinh,người dân vẫn phải dùng phương tiên.Nhà nước sẽ chỉ được thêm nguồn thu từ phí dân đóng,nhưng sẽ mất nhiều nguồn khác do nhiều nghành khác bị ảnh hưởng.
    Xe vẫn chạy,đường vẫn tắc,lượng xe vẫn tăng,chỉ có bát cơm của nhiều người dân là sẽ bị vơi đi.

    Trả lờiXóa
  21. Thế nên việc tăng các khoản phí giao thông chẳng giải quyết được gì. Làm cho dân khó khăn khi lưu thông trên đường, tôi nghĩ đó không phải là điều Bộ trưởng Thăng mong muốn.

    Trả lờiXóa
  22. Tôi rất hoan nghênh ý kiến của GS Thuyết. Đọc tất cả các bài viết của ông được đưa lên mạng tôi đều cảm nhận ở ông một con người có tầm nhìn rộng và sâu. Tôi rất đồng tình với ông và nghĩ rằng ép dân để móc tiền túi của dân trong khi đời sống của đại đa số người dân đang trong tình cảnh bần cùng là người lảnh đạo thiếu trí tuệ và lương tâm. Ông Bộ trưởng nghĩ gì khi thu được một số tiền nhỏ nhoi gây nhiều khó khăn hàng ngày cho dân thì các ngành công nghiệp ôtô đình trệ,hàng hóa không bán được, nhà nước thất thu thuế, hàng chục nghìn cán bộ nhân viên kỉ sư chuyên gia trong ngành ôtô buộc phải đi tìm việc khác để vất vưởng sống qua ngày thì làm gì có hình ảnh một nược VN công nghiệp hóa sau 10 năm nữa như mục tiêu đề ra của đất nước? Không hiểu ông Thăng sẽ nghĩ gì?

    Trả lờiXóa
  23. Các bác dân kêu ca anh bộ trưởng Thăng ghê thế! Anh Thăng có đi xe bus 1 lần, nên anh ấy sát dân! Anh ấy nghĩ dân ai cũng giàu như cán bộ ngành giao thông Tư lèo của anh, chỉ chơi cờ tướng mà chi 1 ván 5 tỉ đồng. Anh ấy thu thêm dân mỗi người vài triệu hay vài chục triệu thì ăn nhằm gì! Bác nào thiếu tiền thì đi bán con như chị Dậu để nộp cho anh Thăng vui nhé!

    Trả lờiXóa
  24. Sáng này ông ĐLThăng lại tiếp tục nổ: "Xin lỗi người có xe hơi..."

    Trả lờiXóa
  25. Cái chính là mỗi một chính sach đưa ra CP lại chẳng đạt được tí mục đích nào: chẳng làm cho nhà giàu bớt giàu, nhưng cũng chẳng làm cho người nghèo bớt nghèo. Nhưng tiền vẫn thu từ dân! Nhiều , nhiều vô kể (tiền phạt vi phạm các loại, phí giáo dục , y tế...). Vậy tiền thu được đó để đạt mục đích gì? Câu trả lời : CHÍNH PHỦ HẾT TIỀN RỒI, HẾT SẠCH SẼ. Mời moị người suy luận tiếp.

    Trả lờiXóa
  26. Thưa Bộ trưởng, GS Thuyết còn lương cao để đóng 500 ngàn. Tôi vì bệnh phải thất nghiệp hai năm nay, không có Bảo hiểm y tế, nay lấy đâu ra 500 ngàn để đóng thuế này, mà tôi mỗi tuấn cũng chỉ ra đường 1, 2 lần để mua thuốc uống và thăm cha mẹ. Không lẽ bán xe để dành dụm đi bộ ra bến xe buýt. Mà xe buýt, xe ôm cũng phải tăng giá theo. Những xe dưới 100cc thường là xe chở hàng nặng, chạy thường xuyên, hao mòn đường phố nhiều hơn, sao lại đóng thuế ít hơn. Dân ngoại thành vào nội thành là rất nhiều, họ vào là họ có việc làm, có lương, sao họ lại được miễn thuế khi họ chạy vào nội thành hàng ngày. Dân nội thành số nghèo, thất nghiệp là rất nhiều, sao lại phải gánh cho dân ngoại thành về chuyện dường phố. Ông BT nói vậy để mỵ dân ngoại thành sao. Đó chỉ là chuyện quanh quẩn của dân đen.

    Trả lờiXóa