Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

FESTIVAL HUẾ 2012: CHẶT CHÉM ĐỂ ...."ĐUỔI KHÁCH"?

Festival Huế 2012: Chặt chém để... “đuổi” khách?

 

(Dân Việt) - Nhiều khách sạn ở TP.Huế ngày thường, giá mỗi phòng chỉ 300.000-400.000 đồng/ngày đêm, nhưng trong thời gian diễn ra festival được nâng lên 600.000- 800.000 đồng/ngày đêm.

 

Trong 9 ngày diễn ra sôi nổi, các chương trình nghệ thuật nước ngoài đặc sắc đã làm nên “hồn vía” của Festival Huế 2012, trong khi nhiều chương trình nghệ thuật trong nước cầu kỳ nhưng kém hấp dẫn.

“Lép vế”, nhạt nhòa

Tối qua (15.4), Festival Huế 2012 đã bế mạc, kết thúc chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra trong 9 ngày đêm. Thành công lớn nhất của festival lần này là sự góp mặt của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế có đẳng cấp, đem đến cho công chúng những màn trình diễn mới lạ, đặc sắc.

Tại các lễ hội đường phố và chương trình của các đoàn nghệ thuật nước ngoài, lượng người xem lúc nào cũng quá tải. Đây là những chương trình được khán giả đánh giá là “đáng xem” nhất của festival lần này.

Nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ quy kết khán giả mê các chương trình nghệ thuật ngoại là bởi yếu tố “lạ”. Thực ra, lạ chỉ là một trong những yếu tố giúp những chương trình nghệ thuật này thu hút công chúng. Đông đảo khán giả đến với các chương trình này là bởi nó hấp dẫn, mang lại nhiều trạng thái cảm xúc thú vị. Vì thế, rất nhiều người đã bỏ thời gian xem đi xem lại các buổi biểu diễn của nhiều đoàn nghệ thuật ngoại, mặc dù nội dung các buổi biểu diễn có thể y chang nhau.

Trong khi chương trình của các đoàn nghệ thuật nước ngoài thu hút lượng lớn công chúng thì nhiều chương trình nghệ thuật trong nước lại “ế ẩm” vì nhạt nhòa, kém hấp dẫn. Có thể đếm trên đầu ngón tay một số chương trình nghệ thuật nội thu hút được nhiều người xem, như Lễ hội áo dài hay chương trình sân khấu của Lê Cát Trọng Lý, nhạc Trịnh Công Sơn ở vườn Cơ Hạ. Còn lại, các chương trình “đinh” của Festival như lễ Tế giao, sân khấu hóa “Thiên hạ thái bình”, Lễ hội trống và nhạc cụ gõ “Âm vang hào khí Việt”… thì lượng người thưởng thức không đáng kể, dù không bán vé.

Sau khi xem một nửa thời gian Chương trình “Thiên hạ thái bình”, chị Nguyễn Thu Minh - du khách đến từ Hà Nội đã nằng nặc đòi chồng đưa về. 

Các chương trình nghệ thuật đường phố tại Festival Huế 2012 được khán giả đánh giá cao nhất.

“Chương trình được dàn dựng rất cầu kỳ nhưng nhộn nhạo, nhiều tiết mục na ná những chương trình sân khấu hóa mà tôi từng xem”- chị Minh giải thích lý do khiến chị bỏ xem chương trình giữa chừng. Nhiều du khách khác cũng nhận xét các chương trình nghệ thuật truyền thống tại Festival Huế 2012 thiếu bản sắc, lộn xộn.

Chặt chém để... “đuổi” khách?

Đến ngày 11.4, qua thống kê ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn, lượng du khách đến Huế đạt 94.548 lượt (chưa tính khách lưu trú trong dân), trong đó khách quốc tế là 43.611 lượt. So với các kỳ Festival Huế 2008 (thu hút 82.000 lượt khách), Festival Huế 2010 (gần 130.000 lượt khách), lượng du khách đến Huế tại festival lần này được xem là thành công với Ban tổ chức.

Việc nghệ thuật “ngoại” lên ngôi tại Festival Huế 2012 là điều đáng buồn đối với nghệ thuật truyền thống, nhất là khi festival lần này được lấy chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Tại cuộc họp báo giữa kỳ festival, ông Ngô Hòa- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết: “Tỉnh làm festival không phải để chơi mà là để thúc đẩy phát triển du lịch”. 

Vì vậy, ông Hòa không hài lòng khi các phóng viên hỏi tiền tài trợ có đủ chi cho festival và chuyện đổ ngân sách lớn cho các kỳ festival nhưng lại thiếu quan tâm xử lý tình trạng “đuổi” khách bằng cách nâng vống giá phòng và các dịch vụ của không ít cơ sở lưu trú, lữ hành.

Nhiều khách sạn ở TP.Huế ngày thường, giá mỗi phòng chỉ 300.000-400.000 đồng/ngày đêm, nhưng trong thời gian diễn ra festival được nâng lên 600.000- 800.000 đồng/ngày đêm. 

4 du khách Hà Nội khi đến thuê phòng khách sạn G. trên đường Bà Triệu được nhân viên xếp vào 2 phòng chất lượng kém hơn phòng nhà nghỉ nhưng giá mỗi phòng lên đến 600.000 đồng. Đây chỉ là một trong những ví dụ về tình trạng “chặt chém” tại Festival Huế, khiến rất nhiều du khách bức xúc và cho biết sẽ không trở lại Huế nữa.

Bên cạnh đó, tình trạng tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng festival bị phá hoại cũng lại xảy ra. Tác phẩm “Nguồn thơ” sắp đặt tại khu nhà kèn sát chân cầu Trường Tiền của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh bị đập phá tan tành đêm 7.4, chỉ sau vài giờ giới thiệu đến công chúng. Điều đáng nói là những hiện tượng này đã xảy ra trong các kỳ festival trước và đến festival lần này lại tiếp diễn, là hậu quả của sự yếu kém trong quản lý.


12 nhận xét :

  1. Ai bảo các ông đi , nghèo như tôi ở nhà có hơn ko , trời thương kẻ nghèo khó hi..

    Trả lờiXóa
  2. Huế Mộng Mơ Ơi!lúc 18:50 16 tháng 4, 2012

    Một lần tôi và gia đình từ Đà Nẵng ra Huế thăm quan với hy vọng được đến một nơi du lịch nổi tiếng và thấy được những công trình văn hóa lâu đời của Cố đô xưa.

    Xe đến Đại Nội và dừng lại. Chúng tôi ngay lập tức xuống xe nhưng không thể nhanh hơn vì còn hai cháu rất bé phải cẩn thận khi bế các cháu xuống.

    Ngay lúc đó một anh công an đến và yêu cầu lái xe phải rời ngay khỏi đó nếu không sẽ bị phạt nặng với thái độ không lấy gì làm thân thiện.

    Từ lúc đỗ xe đến khi chúng tôi xuống hết chưa đầy 5 phút đồng hồ.

    Chúng tôi bảo với anh ta rằng vì xe vừa dừng bánh và có các cháu nhỏ nên chúng tôi phải cẩn trọng chứ không muốn xe đỗ lâu tại đó làm gì.

    Anh lái xe cho biết bãi đỗ xe thì hơi xa. Anh ấy bảo chúng em sợ ra Huế lắm vì ở đó người ta không tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và lái xe như ở Đà Nẵng đâu.

    Vào trong Đại Nội thì thấy có cả rác, bao sữa ở trong lư hương, ao sen thì chẳng có sen và nhiều rác.

    Chúng tôi bảo nhau rằng không bao giờ chúng tôi trở lại nơi này thêm một lần nữa qua cách cư xử với khách du lịch như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Huế ở HKlúc 20:26 16 tháng 4, 2012

      Dao, thớt, dây thòng lọng sẵn sàng rồi . Chờ khách tới là làm việc thôi. Dịp may hiếm có mà. Huế bình thường vốn trầm lắng , chờ các dịp Festival mới sôi động lên ! Có than thì cũng thế thôi .

      Xóa
  3. Hầu như TP du lịch nào (Hạ long, Nha trang, Đà lạt...) của VN cũng chung một kiểu chặt chém như mùa Festival Huế vậy thôi.
    Chính cái kiểu du lịch "chặt chém" lấy được này đã dần đuổi khách nước ngoài một đi không trở lại mặc dù họ rất quý con người VN nói chung hiếu khách, thân thiện...
    Phải chăng "đồng tiền" đã làm lu mờ hết các ý nghĩa Văn hóa, Bản sắc từng địa phương ?
    Ngay tôi là người trong nước mà mỗi dịp lễ lạc như thế cũng chỉ dám "thử" một lần rồi...bye...bye...
    Cám cảnh cho DU LỊCH !!!

    TH

    Trả lờiXóa
  4. Huế miềng có cái Phét-ti
    Van thì cũng chém, mấy khi dịp này
    "Du" mà không "lịch" xưa nay
    Hai năm nữa Huế lại bày phét-ti

    Trả lờiXóa
  5. Festival Huế địc ra có nghĩa là : đến đó để nghe chúng noi Fes ,tối về ra sông Hương mút Ti,ra về thì phải Van nài mới có đủ tiền về.Dân Huế ko hợp tác đc đâu nó anh em sinh đôi với Sầm sơn đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói vậy e oan cho người Dân Huế đó. Cốt yếu là cách quản lý cẩu thả và quảng cáo thái quá của chính quyền và các phương tiện báo đài chính thống thôi!
      Một người Hà Nội!

      Xóa
  6. Nói đúng ra thì ở bất cứ địa điểm Du Lịch nào ở Việt Nam cũng như thế cả. Chặt, chém, hiếp là cách móc tiền du khách.
    Nói đúng ra thì ta không có biết làm du lịch văn hóa. Cho nên những du khách ngoại quốc vô văn hóa thì khinh khi, coi thường người dân Việt. Còn người dân Việt thì vì cái lợi hiện tại trước mắt, và chạy theo nhu cầu "Phát giàu cấp bách", nên đã không chú trọng đến cái mặt văn hóa du lịch để làm du lịch văn hóa.
    Cái này trách người dân mình cũng không nỡ trách! mà nên trách những ai có trách nhiệm biến cái đời sống xã hội, đời sống văn hóa, cái tinh thần văn hóa của con người Việt Nam như ngày hôm nay.
    Những du khách nước ngoài, vô văn hóa ỷ có tiền thì khinh thường người Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài về(Việt Kiều) thì làm những chuyện để người Việt trong nước ghét. Người dân Việt trong nước thì vì đồng tiền mà đánh mất cái nhân phẩm của mình, tự mình không tôn trọng mình thì ai tôn trọng mình đây? cái câu "Lành cho sạch, rách cho thơm" của ông bà ta ngày xưa đã bị mối gặm nát rồi hay sao!
    Tại sao trên thế giới có những địa điểm du lịch đắt đỏ gắp trăm, ngàn lần hơn những nơi ở Việt Nam, mà khi người đi vẫn muốn quay lại, người chưa đến thì muốn đến?
    Nếu không biết lấy cái giá trị văn hóa để làm du lịch thì chỉ thu được những cái lợi tức thời nhỏ nhoi, để rồi tiếng xấu đồn xa mà thôi!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi không phải người Huế nhưng tôi cũng xin nói rằng đừng lên án Huế. Hiện tượng chặt chém du khách không phải chỉ có ở Huế, mà nó còn xảy ra ở Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, Sầm Sơn, Cửa Lò, Vũng Tàu...... Nói chung là Tp du lịch nào ở VN cũng vậy cả. Nó gần như là một vấn nạn xã hội. Còn lâu lắm chúng ta mới theo kịp Thái Lan.

    Trả lờiXóa
  8. Huế là một trong những thành phố có hạn trong cả nước với tình trạng cướp đất của chính quyền, dân chúng thì kêu ca, người lao động thì bị mất đất ... những chuyện như vậy thì có gì là Đạo lý đâu mà đòi chính quyền cố dày công tổ chức Lễ Hội hòng đưa bản sắc văn hoá Việt Nam ra toàn thế giới.

    Trả lờiXóa
  9. "Bên cạnh đó, tình trạng tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng festival bị phá hoại cũng lại xảy ra. Tác phẩm “Nguồn thơ” sắp đặt tại khu nhà kèn sát chân cầu Trường Tiền của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh bị đập phá tan tành đêm 7.4, chỉ sau vài giờ giới thiệu đến công chúng. Điều đáng nói là những hiện tượng này đã xảy ra trong các kỳ festival trước và đến festival lần này lại tiếp diễn, là hậu quả của sự yếu kém trong quản lý."

    Nếu trong nhà chúng ta có đứa trẻ "hư", trái tính trái nết, phá hoại đủ mọi thứ lọt vào tầm tay nó... thì thay vì lăng xăng chạy đi tìm bác sĩ tâm lý cho nó, chúng ta cần đi tìm sự trị liệu cho chính mình, cho bầu khí gia đình mình, cho các mối tương quan giữa mọi thành viên trong gia đình. Sự chướng tính của đứa trẻ thực ra chỉ là triệu chứng dễ lộ ra nhất thôi, của căn bệnh trầm kha trầm trọng nào đó mà cả gia đình đang mắc phải.

    Thành ra nói nguyên nhân của sự việc là "sự yếu kém trong quản lý" thi theo tôi chưa hẳn là đúng và dễ gây ngộ nhận. Cũng giống như quá đơn giản bảo rằng đứa trẻ hư chỉ là tại cha mẹ quá nuông chiều, chưa đủ nghiêm khắc dạy dỗ. Không đâu! Cái gốc của căn bệnh là lối sống của những người lớn trong nhà và đặc biệt là bầu khí liên hệ giữa họ với nhau - có chân thực và trong sáng không; có lắng nghe và tôn trọng nhau không; có mâu thuẫn gữa nói và làm, giữa "tâm địa" bên trong và sự biểu hiện ra bên ngoài không?...

    Tôi không có ý nói chính quyền là cha mẹ dân. Chính quyền một nước giống như những người lớn trong một gia đình. Họ có quyền lực và rất dễ khư khư bảo vệ quyền lực ích kỷ của mình mà không biết tôn trọng quyền được sống, được hạnh phúc, kể cả quyền được phản kháng của "con dân". Muốn chữa một đứa trẻ hư, cách tốt nhất là cải thiện mối liên hệ giữa mọi thành viên trong gia đình - giữa người lớn với nhau và giữa người lớn với con trẻ.

    Thuốc chữa hữu hiệu nhất là sự lắng nghe và đối thoại giữa mọi thành viên, giữa mọi giới, giữa mọi "giai cấp" - trong chân thành, trung thực và... dân chủ!

    Trả lờiXóa
  10. Dạ thưa xứ Huế bây giờ
    Chỉ còn núi Ngự với bờ sông Hương
    Nam thanh , nữ tú tha phương
    Cầu thực,vì lủ bất lương cầm quyền
    Em là phận gái thuyền quyên
    Vì không muốn thầy cửa quyền quan tham
    Từ bắc cho tới chí Nam
    Chứ đừng mắn Huế làm em đau lòng.

    Trả lờiXóa