Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

DƯƠNG DANH DY: VỀ CUỘC ĐẤU TRANH NỘI BỘ TẠI TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Ông Bạc Hy Lai. Ảnh: AFP
Một vài nhận xét bước đầu:
Về cuộc đấu tranh nội bộ tại Trung Quốc hiện nay
Dương Danh Dy
- gửi riêng NXD -Blog

Đã gần 26 năm trôi qua kể từ cuộc đàn áp đẫm máu tại quảng trưòng Thiên An Môn(4/6/1986) do nhà đương cục Bắc Kinh lúc đó-đứng đầu là Đặng Tiểu Bình tiến hành. Trong thời gian hơn ¼ thế kỷ này, tình hình nội bộ Trung Quốc nhìn chung “có vẻ yên ổn” hơn thời Mao Trạch Đông( mà qua những cuộc đấu tranh như chống phái hữu, cách mạng văn hoá v.v. với những Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, “lũ bốn ngưòi” và nhiều nhân vật nổi tiếng khác của Trung Quốc bị giết, bị đầy đoạ đến chết…, và hàng mấy chục triệu cán bộ và dân thưòng bị chết oan vì đói và vì trăm thứ lý do không ai tin được…) cũng như mấy cuộc thanh trừng cấp cao liên tiếp dưói thời Đặng Tiểu Bình( như vụ cách chức chủ tịch ĐCS Trung Quốc Hồ Diệu Bang hay giam lỏng Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Triệu Tử Dưong cho đến chết).

Tuy vậy cần nhắc lại mấy sự kiện sau: năm 1998 nhà cầm quyền Bắc Kinh đã  kết án Trần Hy Đồng, Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư thành uỷ Bắc Kinh 16  năm tù giam vì tội tham ô và không làm tròn nhiệm vụ; năm 2008 đã kết án Trần Lương Vũ, Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCS TQ, Bí thư thành uỷ Thượng Hải 18 năm tù giam vì tội nhận hối lộ và lợi dụng chức quyền. Đây không phải là những vụ án hình sự mà là sự thanh trừng những người âm mưu chống lại chính quyền TW theo cách  thưòng làm của Trung Quốc! Xin nhấn mạnh thêm, sở dĩ mấy cuộc đấu tranh phe phái đó không gây ra những “xôn xao, ồn ào..” dư luận, một phần lớn là do phái “thắng trận” vẫn còn dựa được vào chút “uy thừa” của Đặng Tiểu Bình, nên đã “hạ bệ” đối phương theo đúng ý định.

Thế nhưng thời thế bây giờ đã khác. Gần đây công luận Trung Quốc bắt đầu lên tiếng về một số hành vi “chơi không đẹp” của Đặng Tiểu Bình với Hoa Quốc Phong và nhất là với Hồ Diệu Bang(xem một phần nhật ký của Dương Thượng Côn vùa được công bố)  và công khai phản bác một số chủ trương của ông ta trước đấy vốn được coi là “quốc sách” như “giấu mình chờ thời’, “gác tranh chấp cùng khai thác” …, cho rằng chúng đã lạc hậu, không cần phải tuân theo v.v. Những điều đó chứng tỏ “uy tín” của ông ta đã và đang mất dần tại Trung Quốc, và  khó có phe, phái nào thể lợi dụng được chút “tàn uy” của ông ta trong cuộc đấu tranh nội bộ sắp tới.

Ngoài ra cần thấy, thời hạn kết thúc “hiệp đấu “ cũng tới , bởi vì muốn gì thì thì muốn, đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 cũng phải họp vào mùa thu năm nay, và tới lúc đó mọi “dàn xếp” phải xong !

Chính vì những lẽ đó mà việc xử lý Bạc Hy Lai, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm bí thư thành uỷ Trùng Khánh-một thành phố trực thuộc TW như Bắc Kinh, Thượng Hải v.v.  đã mang nhiều ý nghĩa hơn là cuộc thanh trừng 2 ngưòi lãnh đạo thành phố nói trên trước đây.

Chưa bao giờ các phương tiện truyền thông Trung Quốc được viết được nói.., hết sức thoải mái về các mưu ma chước quỷ cũng như tội ác, những trò chơi truỵ lạc.. của “ngưòi lãnh đạo một thành phố và cả vợ con, tay chân.. của ông ta”- người một thời đã được chính họ tung hô hết sức náo nhiệt, như Bạc Hy Lai(và không biết vì sao lần này phương tiện truyền thông Việt nam lại được phép công khai ăn theo nhiều đến như thế?).

Khác với hai lần trước, không có UV Thưòng vụ Bộ Chính trị nào bị “dính líu”, lần này công luận Trung Quốc đã để lộ, chí ít đã có 1 vị có liên quan hay là “chủ mưu” (như lời khai của Bạc Hy Lai rằng ông ta chỉ là ngưòi chấp hành). Người đó chính là Chu Vĩnh Khang, một trong chín UV Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ Ban Chính  pháp  của TW ĐCSTQ.

Chính vì có thêm nhân vật cấp cao dính líu vào mà cuộc đấu tranh nội bộ lần nay mang tính chất phức tạp và gay gắt hơn nhiều. Đã một dạo, Chu Vĩnh Khang không “ra mắt” vào mấy dịp ông ta lẽ ra phải ra mắt, nhưng rồi ông ta “lại ra mắt” vào dịp khác.(Bạn đọc nên nhớ rằng sự “xuất diện” hay “không xuất diện” của một chính khách ở Trung Quốc là một tiêu chí quan trọng thể hiện ngưòi đó còn “vai trò” hay là “không còn vai trò” trên chính trưòng) Tuy vậy rõ ràng là “chiếc ghế” đang ngồi của Chu Vĩnh Khang đã và đang bị “lung lay”. Ông ta có “tai qua nạn khỏi” hay không vẫn còn là một vấn đề khó nói.

Trước đây khi trong hay trên ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc còn một ngưòi cầm trịch như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, nói chung các cuộc đấu đá nội bộ thuờng kết thúc theo ý định của ngưòi nắm quyền, nhưng khi những nhân vật như vậy không còn nữa thì những “bất ngờ” đã xẩy ra. Ít ai  đoán được số phận của “lũ bốn ngưòi” đã kết thúc ngay khi Mao vừa chết chưa đầy một tháng. Và bây giờ  khi “tàn uy” của Đặng đã hết, trong nội bộ chẳng còn “mèo nào hơn mỉu nào” thì khi lâm vào thế cùng, chẳng “anh nào” cam chịu ngồi yên chịu chết đâu!

Chính vì vậy cuộc đấu tranh trong nội bộ cấp cao của Trung Quốc hiện nay đày rẫy những yếu tố gay gắt, bất ngờ, khó dự đoán.

Chỉ có một điều có thể khẳng định, vụ Bạc Hy Lai chỉ là một cái “mở màn” kèm theo điều dễ thấy: ngưòi dân lưong thiện Trung Quốc còn chưa được yên, họ còn phải hứng chịu nhiều tai hoạ nữa!
                                                                     
Hà Nội ngày  22/4/2012

 

17 nhận xét :

  1. Theo kinh nghiệm sống và hiểu biết nhiều về Trung Quốc của bác Dương Danh Hy, nếu chính trường Trung Quốc loạn như thế thì có ảnh huởng gì đến chính trường Việt Nam, tốt hay sấu?

    Trả lờiXóa
  2. Gửi TS Nguyễn Xuân Diện.
    Theo báo Thanh Niên:
    Ngày 22.4, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kêu gọi các quốc gia khác thể hiện rõ lập trường trước hành động của Trung Quốc liên quan tới tranh chấp tại bãi cạn Scarborough. Ông khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông là điều không có căn cứ và nếu không lên tiếng từ bây giờ, mọi quốc gia sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi. “Tự do đi lại và thương mại ở biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia. Do đó, tất cả cần xem xét Trung Quốc đang muốn làm gì ở bãi cạn Scarborough. Tất cả, không chỉ Philippines, sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu chúng ta im lặng”, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Rosario nhấn mạnh.
    Nếu Nhà nước chưa rõ ràng về lập trường về vấn đề Biển Đông, thì những người yêu nước Việt Nam chúng ta có thể tập hợp chữ ký để gửi thỉnh nguyện thư đến Tổng thống Philippines để nêu rõ ý chí và nguyện vọng của mình về vấn đề Biển Đông cũng như hiểm họa bành trướng của chính quyền Bắc Kinh được không?
    Kính mong TS và các bậc trí thức yêu nước sớm nghiên cứu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến rất hay.
      Tôi xin góp một chữ ký.

      Xóa
    2. Đòi lại chủ quyền biển đẩo của tiền nhân để lại là nhiệm vụ của tất cả công dân nước Việt.
      Tôi xin góp một chữ ký

      Xóa
  3. VN mới là nơi chịu đựng hậu quả cuộc đấu đá này!
    Thứ nhất, Tàu là nước luôn đùng việc xâm lược nước ngoài làm nơi giải quyết các mâu thuẩn nội bộ.

    Thứ hai, cac phe phái sẽ sử dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Háng làm lá bùa tranh đấu, và cuối cùng phải chứng minh lời nói phải đi đôi với việc làm: gây hấn căng thẳng trên biển Đông; bảo vệ quyền lợi của Tàu cộng bị các tay sai của Mỹ chiếm đoạt; xâm chiếm đòi lại các đảo đã bị VN, PLP chiếm giử; phải làm cho người dân Tàu tự hào với chiến công của PLA mà quên đi chuyện nội bộ tồi tệ...

    Thứ ba, VN là thằng yếu nhất, cô đơn trơ trọi, không có ai chống lưng, và đớn hèn nhất nên sẽ là con vật tế thần cho Tàu cộng khai đao chuyện trên biển Đông. Cho dù có xảy ra, điều tồi tệ nhất là không chiếm được biển đảo VN, thì cũng làm cho dân Tàu cộng chịu nai lưng ra để cho "Tổ quốc" mạnh thêm, 10 năm báo thù còn chưa muộn.

    Sang năm, tới Hoàng Sa!

    F 361

    Trả lờiXóa
  4. Hay ,đúng bản chất truyền thống đấu đá của người TQ.

    Trả lờiXóa
  5. Không hiểu lắm câu cuối, "vụ Bạc Hy Lai chỉ là một cái “mở màn” kèm theo điều dễ thấy: ngưòi dân lưong thiện Trung Quốc còn chưa được yên?"

    Bạc Hy Lai là người tốt với dân? hoặc
    Chúng chỉ đấu đá cho quyền lợi của chúng; dân chẳng có lợi gì trong các cuộc đấu đá này? hoặc
    ???

    Trả lờiXóa
  6. Khi nội bộ lục đục, nguy cơ về an ninh, chính trị thì nhà cầm quyền TQ lại tìm xuất khẩu sang các nước và VN để nhằm tránh tai hoạ sụp đổ. Làm cho dân chúng phân tán sự chú ý, giảm áp lực cho chế độ độc tài. Đó là cách thường thấy trong những năm qua của nhà cầm quyền BK.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc xả áp lực sẽ đến trên Biển Đông

      Xóa
  7. Việc thanh trừng, đấu đá nội bộ và sự bất mãn của dân chúng ngày càng cao thì xem ra sự sụp đổ đảng cộng sản trung quốc không còn xa...một điều quá bất lợi cho các đồng chí"bốn tốt"

    Trả lờiXóa
  8. Gây hấn với VN là việc hoàn toàn có thể xảy ra từ phía lãnh đạo TQ hòng giảm căng thẳng tại nội địa.

    Trả lờiXóa
  9. Xung đột cũng có cái hay là se lộ mặt Lê Chiêu Thống

    Trả lờiXóa
  10. Công dân miệt vườn Nam Bộlúc 14:54 23 tháng 4, 2012

    Nôi bộ TQ có lục đục cách mấy cũng chẳng có lãnh đạo nào của TQ buông tha VN, nhất là Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  11. Bài của Bác Dương Danh Dy cung cấp nhiều thông tin rất hay.

    Tôi cũng đồng ý với nhiều Comment là hậu quả có thể Việt Nam lãnh, cụ thể là cuộc chiến chớp nhoáng của TQ trên Biển Đông.

    Nhằm chiếm Đảo, Biển của Việt Nam.

    Điều này thỏa mãn tham vọng số đông lãnh đạo CSTQ và chuyển mâu thuẫn nội bộ TQ ra bên ngoài lãnh thổ.


    Việt Nam không khôn khéo và nhanh chân hợp tác toàn diện với Mỹ, đặc biệt là hợp tác an ninh, quân sự tầm chiến lược thì hối không kịp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công dân miệt vườn Nam Bộlúc 00:20 24 tháng 4, 2012

      Không phải vô cớ mà tầu chiến Mỹ dồn dập tới VN. Thâm ý của họ là xem TQ làm gì ? Đừng hòng cắt đường Mỹ qua Biển Đông . Các bạn có tin " mật ước tối mật : VN đã nhờ Mỹ can thiệp nếu TQ xâm phạm Trường Sa " ?

      Xóa
  12. Cảm ơn Ông Dương Danh Dy qua bài viết trên.

    TH

    Trả lờiXóa
  13. Tác giả nhầm năm của sự kiện Thiên An Môn
    Ngày 4-6-1989 chứ không phải năm 1986

    Trả lờiXóa