Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Hà Văn Thịnh: BÍ THƯ TỈNH ỦY KHÁNH HÒA "DẠY KHÔN" Ở ĐH KHOA HỌC HUẾ

Ảnh: Website của ĐH Khoa học Huế.

Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà "dạy khôn" ở ĐH Khoa học Huế 

Hà Văn Thịnh


Trường tôi, vừa làm lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập – tức là tính từ khi ông Ngô Đình Diệm và Linh mục Cao Văn Luận đã lập nên cái trường này (1957-2012). Tất nhiên, về dự hội trường chỉ toàn những người sinh sau muộn mằn, đến với Huế sau năm 1975.

Trước khi làm Lễ chính thức Kỷ niệm (19.4.2012), cả trường náo nức rằng thì là khoa Văn là oai nhất; rằng thì là thành đạt như khoa văn, Đại học Tổng hợp Huế (nay là ĐHKH) chỉ có một mà thôi. Nguyên do, rất chi là giản dị: Một cựu giảng viên của khoa là ông Lương Ngọc Bính, đương kim bí thư tỉnh ủy Quảng Bình; một là Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, đương kim bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa!

Từ cổ chí kim, sánh về mức độ “thành đạt”, khoa Văn Đại học Tổng hợp Huế chỉ thua có Harvard. Chính vì thế nên sự náo nức của thăng hoa thì gần như thành lố, sự mê say của cái yêu chưa đúng chỗ, cái đúng gần lắm với sai, cứ việc băng hoa, băng nụ đến tẽn tò. Ai chẳng thích con em mình, học trò mình, cán bộ cũ của mình đem tới nhiều tình yêu và cơ hội để ngẩng cao hơn cái…lầm lũi và cái dở với đời?

Hôm làm lễ tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lương Ngọc Bính, bí thư QB, đến nhắc với ông Phó Hiệu trưởng trường ĐHKH rằng khi giới thiệu, phải nhớ bí thư tỉnh ủy là Ủy viên Trung ương Đảng đấy. Chẳng lẽ, nếu thiếu, quên giới thiệu cái chức Ủy viên Trung ương Đảng, địa vị của ông bí thư QB có kém đi chăng?

Tiếp đó, ông Lê Thanh Quang, cựu sinh viên khóa 3, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa nói chắc nịch rằng ông ta giỏi, thành đạt như hôm nay  là nhờ giảng viên thỉnh giảng từ Hà Nội(?) Nguyên văn: “Chúng tôi được học các giáo viên từ Hà Nội vào hết”. Nói như thế chẳng khác gì cho các thầy cô giáo cũ của ông một cái tát âm vang rạo rực giữa gian bảy của mặt trời. “Các vị không có công lao gì đâu nhé. Đào tạo tôi “nên người” toàn là Hà Nội và chỉ Hà Nội mà thôi”. Ông Quang bí thư hình như thích lẳng lơ với sự thật nên ông nói tiếp rằng, khoa văn ngày nay tuyển nhiều quá, nên tuyển ít thôi. Thì ra, ông quay lại kỷ niệm để dạy bảo các thầy cô. Các thầy cô có biết gì cái chuyện tuyển sinh viên nhiều hay ít. Đó là trách nhiệm của ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cơ mà? Nói như thế vẫn chưa đã, vì ông Lê Thanh Quang đế thiên đế thích cái căn bệnh răn dạy cuộc đời, nên cứ nghênh ngang nói tiếp: “Tôi xin kể một câu chuyện. Có một sinh viên (mới) hỏi tôi rằng, vì sao ngày xưa anh giỏi thế, học chi biết nấy, chẳng cần dối gian, đằng đãi bao giờ”? Tôi trả lời rằng vì ngày xưa được học nhiều thầy giỏi nên khác với ngày nay(!)? Câu trả lời này xét về điểm số tặng cho nhân cách của cán bộ khoa văn là không thể nào so sánh nổi. Xét về mặt nhân học, XHH, là nỗi đớn đau còn mãi đến… muôn đời; bởi dù có ngu chi đi nữa, ai cũng phải nhất định – buộc phải biết rằng, ông Lê Thanh Quang hàm ý “tri ân” các thầy giáo cũ là, nếu tôi đây có thành đạt, thành bí thư tỉnh ủy như bây giờ, không phải do công lao các thầy cô của Đại học Khoa học Huế mà là, nhờ công ơn của những người thầy giỏi giang ngoài Hà Nội; và, Đại học Khoa học Huế, trình độ chỉ có thế thôi cà, nếu không muốn nói là kém....

Buồn và đau đớn, tôi hỏi Nguyễn Thế Thịnh (NTT) – Trưởng đại diện báo Thanh Niên tại miền Trung, một câu, đại ý: “Anh nghĩ sao về cái văn hóa bí thư”? NTT nói rằng, một, thầy cứ viết nguyên xi cuộc trao đổi này, bởi nỗi đau không ai chịu nổi phải được “giải mã’, được hiểu rõ ràng. Hai, em đau nhất là câu anh Lê Thanh Quang nói, hồi trước “các thầy Hà Nội dạy HẾT”. Chẳng có ai lại tàn nhẫn với thầy cô giáo cũ của mình như thế. Ba, anh Lê Thanh Quang quen dạy đời rồi hay sao ấy nên anh ấy quên, nhầm chỗ đến thậm nguy. Anh ấy đến Huế không phải với tư cách là người RĂN DẠY các thầy cô mà phải là người học trò về báo hiếu, báo lễ với thầy. Thành đạt rồi đến, rồi vênh vang, rồi chỉ đạo, rồi dạy bảo – đó không thể là văn hóa học trò…          

Tôi hỏi PGS.TS H.V.H. rằng chuyện như thế, anh nghĩ sao? Thầy H. nói, em nhận được hàng chục cuộc điện thoại phàn nàn về cái bài giảng đạo đức của ông bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa, nhưng biết làm sao thầy ơi. Chuyện như thế, giống thế và nhiều lắm thế, có đầy rẫy trong cuộc đời này…

Nguồn: Văn hóa Nghệ An.

Đọc thêm bài trên Blog Nguyễn Thế Thịnh:
Khi cựu sinh viên là…bí thư tỉnh ủy

Chiều 19.4, cựu sinh viên Văn khoa về hội khoa tại Nhà Văn hóa Trung tâm TP Huế. Có hai chuyện rất ấn tượng: Một là phát biểu của thầy Lê Tài Thuận; hai là phát biểu của Lê Thanh Quang. Chuyện Lê Tài Thuận nói rất hay sẽ đề cập vào dịp khác, nay kể chuyện Lê Thanh Quang.

Lê Thanh Quang được giới thiệu là là sinh viên Văn K3, nay là Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (còn thiếu  Ủy viên TƯ Đảng), thay mặt cựu sinh viên lên phát biểu. Quang nói thế này:

Tôi không định phát biểu nhưng vì ban tổ chức giới thiệu nên thôi, phát biểu luôn. Rồi nói đại ý, ngày trước, thế hệ chúng tôi mỗi khóa chỉ tuyển sinh một lớp; mỗi lớp lại chỉ 20-30 người nên đầu vào rất chất lượng. Tụi tôi lại được học với toàn giáo sư từ Hà Nội vào thỉnh giảng nên sinh viên tốt nghiệp cũng rất chất lượng. Bây giờ tôi thấy nhà trường tuyển nhiều quá. Rồi anh khuyên: theo tôi không nên tuyển nhiều vì tuyển nhiều chất lượng sẽ không cao.

Kết thúc, anh kể một chuyện vui: Có một ông thầy dạy học trò, thấy học trò không hiểu, ổng hỏi: “Sao thầy nói mãi mà em không hiểu. Ngày xưa thầy của thầy chỉ cần nói một câu là thầy hiểu liền!”. Cậu học trò gãi đầu gãi tai, đoạn thủng thẳng đáp lại: “Thầy may mắn hơn em là ngày xưa thầy gặp được thầy giỏi!”.

Hết. (Hì hì, chuyện hay nổi mề đay!)

Ngày hôm sau, 20.4, trường ĐHKH  tổ chức kỷ niệm, câu chuyện trên được bàn tán râm ran, thành đề tài chính. Thầy cũng bực mà sinh viên cũng bực. Thầy thì nói, thằng Quang nói thế là nó không coi thầy trường này ra gì (nó giỏi là nhờ học các giáo sư từ Hà Nội), sinh viên đang học thì giận vì anh Quang không coi bọn trẻ ra gì (tuyển nhiều nên không chất lượng), lại gặp thầy…không được như thầy của thầy.

Tui không bàn đúng sai, chỉ nghĩ trong bụng: Quang nhầm mẹ nó rồi. Về dự hội khoa và phát biểu với tư cách cựu sinh viên nhưng nó nhầm là nó đang phát biểu với tư cách là…bí thư tỉnh ủy! 

(Chuyện này chắc ở trong tỉnh nó nó đã kể nhiều lần khi phát biểu ở các hội nghị về giáo dục).

 

53 nhận xét :

  1. Không mày, đố thầy dạy ai?

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là cái thằng học trò mất dạy, vô phúc cho đại học Huế. Ông ấy lại là bí thứ thì nguy, học giỏi là một chuyện, còn nhận thức ngu dốt lại là chuyện khác đấy ông bí thứ ạ!

    Trả lờiXóa
  3. Bí thư thành ủy !!! trời ơi..

    Trả lờiXóa
  4. "Chúng tôi được học các giáo viên từ Hà Nội vào hết".Câu nói của BT Khánh Hòa Lê Thanh Quang đúng 100%!!!Vì quyết định Lê Thanh Quang làm bí thư Tỉnh KH có phải do trường ĐHH ra quyết định đâu !!!???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Huế ở HKlúc 21:55 23 tháng 4, 2012

      Nên mời ông BT Tỉnh Khánh Hòa Lê Thanh Quang làm Giám Đốc Đại Học Huế .

      Xóa
  5. Tôi nghĩ câu chuyện này chỉ có trong những câu chuyện cười, chuyện tiếu lâu mà tôi đã từng đọc: đó là có 1 ông chủ tịch huyện về dự lễ 20-11 mừng ngày nhà giáo Việt Nam của 1 trường cấp 3 của huyện lúc phát biểu trước toàn thể buổi lễ ông ông có những lời nhắn nhủ đến các học sinh: "Các cháu là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, nhiệm vụ của các cháu là cố gắng học thật chăm, thật giỏi (nghe thật là thấm thía) để các cháu có thể thi đậu vào các trường đại học: Bách khoa, Y khoa, Kiến trúc, Kinh tế, ... bèo lắm thì các cháu cũng thì vào trường đại học sư phạm". Thật là nực cười cho ông chủ tịch huyện nhân ngày nhà giáo Việt Nam mà lại phát biểu như vậy. Nhưng đó chỉ là câu chuyện tiếu lâm thôi vậy mà không hiểu sao 1 bí thư tỉnh ủy khi về lại trường cũ mà lại có những phát biểu như vậy. Chắc thằng bí thư này cũng thuộc lại COCC chứ chẳng có tài cán gì đâu, những thứ này chỉ hại nước hại dân vơ vét của dân về làm của riêng cho mình bợ đít cấp trên, bắt nạt cấp dưới, hà hiếp nhân dân mà thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Tại sao lúc hắn phát biểu không thầy cô hay SV nào đứng dậy chửi cho hắn tẽn tò nhỉ.

    Trả lờiXóa
  7. Mấy cái "Ông Đảng" này quen bệnh "dạy khôn" nhân dân rồi, không sao chữa được. Đến cả khi vinh quy cần phải về bái tổ thì lại lộng ngôn, hỗn hào.
    Khi Cụ Hồ mất các ông này còn chưa biêt mặc quần, và chưa biết đọc di chúc của Cụ, Cụ đã căn dặn rằng dù là người lãnh đạo xã hội thật nhưng mỗi Đảng viên phải nhớ Đảng là "đầy tớ thật trung thành của nhân dân" chứ không phải là ông chủ hay thầy giáo của nhân dân. Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự cao một tý cũng là thừa. Mấy ông học trò kém cỏi kia chắc khi học ở các trường thì cũng quay cóp, cũng lười nhác nhưng do lưu manh thủ đoạn hơn người nên khi làm chính trị ở ta thì phát huy hiệu quả: thăng tiến nhanh trên con đường hoạn nộ và vì thế tha hồ nói xằng mà người ta không được vả vào mồm. Làm chính trị xã hội này là thế- cho nên người xưa đúc kết đâu có sai:" miệng quan-Trôn trẻ" mà lại.

    Trả lờiXóa
  8. Củng chung đề tài nhưng tôi thấy bài này của Nguyễn Thế Thịnh viết hay hơn : http://vn.360plus.yahoo.com/thinhbabel

    Trả lờiXóa
  9. Các bác chấp làm gì cái bọn GUGOO>TIÊNLANG.

    Trả lờiXóa
  10. Mình có giỏi thì để người khác khen, ai lại tự khen mình bao giờ? Thầy Cô thì muôn đời vẩn là Thầy Cô."Tiên học lể, hậu học văn", xin 2 quan đại thần nhớ điều đó nhé.
    Dài, dai, dở, dốc. Bố lếu, bố láo !!

    Trả lờiXóa
  11. Học trò cũ về thăm trường sao mất dạy vậy . Thầy không dám mắng ah !

    Trả lờiXóa
  12. Ối giời ôi! Đây là quả báo cho nền giáo dục nước nhà hay sao?. Học trò cũ mà đến trường thóa mạ các thày cô trong dịp đại lễ tri ân thày cô thì hỏi còn đạo lý nào không?
    Cho nên chúng ta không ngạc nhiên với câu hỏi của Cụ lê Hiền Đức ở bài trước "Ai đã đào tạo ra những "sản phẩm" như thế?" ?????.

    Trả lờiXóa
  13. Đại học Harvard Việt Nam mà sản xuất được 2 nhân vật tiêu biểu như bài viết nêu trên ( 55 năm ) mà khoe khoang thì quá buồn cười vì sản phẩm của một đại học không phải << đại học chính trị >> phải là những sản phẩm khác.

    Trả lờiXóa
  14. Thật là lố bịch.
    Không thể tưởng tưởng một bí thư của 1 tỉnh, lại là UVTWD, lại ấu trĩ và kém cỏi như vậy, ứng xử như một kẻ vô văn hóa. Chắc mấy ông này tự coi mình là ông vua con trời hay sao?

    Trả lờiXóa
  15. Bí thư Tỉnh uỷ chi mà ăn nói như đồ cá tràu,thấy động là đớp.Thật đau buồn cho các"thầy Hà nội"có một đứa học sinh lếu láo như vậy,không hiểu các thầy Hà nội nghĩ sao về đứa học sinh này chắc cũng không dám tự hào khi được cho là nhờ công lao của mình mà"nên"như vậy

    Trả lờiXóa
  16. BTTU ít nhất phải qua khóa cử nhân chính trị (triết học),hai vị này lại chưa "tốt nghiệp khóa học làm người". Thật là đau đớn

    Trả lờiXóa
  17. Đồ ăn cháo đá bát lại còn lên mặt mô phạm! Có giỏi bằng mười vẫn là học trò cũ, kiểu như ông BT này là con chê bố mẹ khó - chó chê chủ nghèo.

    Trả lờiXóa
  18. Khoan hãy nói về cái bệnh huênh hoang, lên mặt dạy bảo của ông Lê Thanh Quang, cái đó mới là phần văn hóa. Hãy nói cái phần bí thư tỉnh uỷ, tức là một cán bộ lãnh đạo của Đảng mà nói sai hết quan điểm của Đảng.
    Ông ấy bảo xưa giỏi; xưa (tức thời ông ấy đi học) "học chi biết nấy, chẳng cần dối gian, đằng đãi bao giờ”, thế có nghĩa là ngày nay học mãi vẫn chẳng biết gì, lại hay dối gian, lại hay đãi đàng thay cho việc học. Ơ thế thì hoá ra người đi học bây giờ hỏng quá. Nên nhớ là trong số đó có rất nhiều cán bộ lãnh đạo (có thể nói là hầu hết cán bộ lãnh đạo được "chuẩn hoá" trong thời gian 20 năm qua).
    Ông Quang lại bảo "vì ngày xưa được học nhiều thầy giỏi nên khác với ngày nay", thế nghĩa là bây giờ nhiều thầy dốt (cho nên trò dốt)
    Tóm lại là ngỳa nay cả người học lẫn người dạy đều hỏng. Nghĩa là nền giáo dục hỏng.
    Tưởng những ý kiến trên là của bọn phản động hay của bọn "trí thức tiêu cực" cố tìm cách "phủ nhận thành tựu xây dựng CNXH, chứ có thấy nghị quyết nào của Đảng bảo xã hội ta ngày càng đi xuống, ngày càng đốn mạt như thế đâu.

    Trả lờiXóa
  19. Người xưa có dạy "Nhất tự vi sư" do các Thầy cô trường Đại Học Huế lúc trước quên dạy ông Lê Thanh Quang câu này nên ông ta không hiểu và thiếu lễ nghĩa. Trước khi trách ông Quang em trách các Thầy cô tại Trường ĐH Huế trước đó nhen. Chỉ trừ, ông Quang có học ở Trường Đại Học Huế hay không ? hay chỉ ghi danh có người học dùm ? hay là mua bằng ? nên mới láo lếu khi về Trường xưa gặp lại Thầy cô giáo cũ mà phát biểu như thế.

    Trả lờiXóa
  20. Trời ơi !Chuyện có thật ư ?HỢM HỈNH VÀ NGU DỐT THAY là anh cựu học trò như thế !Cũng "đáng đời" cho ban tổ chức,tưởng mời được đương QUAN là vinh hạnh cho Nhà trường !?!?

    Trả lờiXóa
  21. Bố tôi, khoảng năm 1942 - 1945, dạy tiểu học tại một số trường ở Ninh Bình. Một trong những học trò của bố tôi lúc bấy giờ, về sau là một khoa trưởng ở Trung tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ (Đại Học Bách Khoa bây giờ) khoảng năm 1973 - 1975. Ông vẫn giữ lễ tết bố tôi hàng năm. Khi ông đến thăm bố tôi, lúc bấy giờ cũng vẫn là một giáo viên tiểu học, ông khoa trưởng của một trường đại học lớn nhất nước vẫn gọi bố tôi bằng "thầy" và xưng "con".

    Gương nhớ ơn thầy đâu phải chỉ ở trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư.

    Trả lờiXóa
  22. Ông phó chu tịch tinh tôi về dự lễ trường cũ cám ơn rối rít các thầy cô cũ. ông nhớ đầy đủ tên các thầy.mọi người ai cung xúc đong.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những tấm gương sáng như người học trò hiếu hạnh này sao không nêu dánh tính cho mọi người noi theo ?

      Xóa
  23. Đúng là thứ chẳng ra gì!!!Vậy mà cũng xưng là trí thức sao???

    Trả lờiXóa
  24. nông dân nam bộlúc 10:36 23 tháng 4, 2012

    Chỉ biết kêu trời mà thôi, thằng mất dạy trong số rất nhiều thằng mất dạy khác...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn xài từ thằng "mất dạy" để chê bai Mr Quang e không đúng nghĩa (không chuẩn). Bởi lẽ, người đời xài từ "mất dạy" để ám chỉ chê bai một người mà người đó không có (mất) người dậy dỗ,nghĩa bóng của nó là ám chỉ hạng người không được dạy dỗ (hay cha mẹ chết hết nên ko dạy dỗ). Còn như ngài BT Quang thì rõ ràng là kẻ được dạy dỗ. Tuy nhiên, ở đây ngài ấy đã thể hiện ra như 1 kẻ vô học. Do đó, phải xài từ khác thì mới hợp nhẽ.

      Xóa
  25. NÓI RỨA CÓ GÌ LÀ SAI
    XƯA NAY QUAN CHỨC VẪN TÀI NÓI ĐIÊU
    LÀM ÍT NÓI XÍT RA NHIỀU
    TỰ KHEN MÌNH GIỎI LÀ ĐIỀU HIỂN NHIÊN
    MẠNH VÌ GẠO BẠO VÌ TIỀN
    MIỆNG NHÀ QUAN... NÓI CHẾT LIỀN THỊNH ƠI...

    Trả lờiXóa
  26. Ông Quang phát biểu trong lễ kỷ niệm 55 của khoa Ngữ văn - trường ĐH Khoa học Huế, chứ không phải trong lễ kỷ niệm của trường ĐH Khoa học Huế như tấm ảnh đăng trong bài này. Tôi có dự buổi lễ này và thấy lời phát biểu của ông này không đến mức hỗn xược, răn dạy và không đáng để phải bàn tán nhiều như thế. Có thể nói là một phát biểu không có gì là hay lắm, nếu không nói là nhạt. Thái độ ông này tỏ ra khiêm nhường, giọng điệu cũng nhẹ nhàng, đúng là một cựu sinh viên về thăm trường cũ. Câu chuyện kết thúc phát biểu của ông (bài viết này trích dẫn không chính xác lắm, nên đọc blog Nguyễn Thế Thịnh dẫn chính xác hơn), theo tôi không có ý răn dạy, lên lớp hay chê bai ai cả. Chẳng qua ông này diễn đạt dở quá, nên không nói được cái ý của mình. Cái ý mà ông ta muốn nói là: đại học bây giờ chạy theo qui mô, số lượng nên chất lượng không tốt như thời của ông, mỗi lớp chỉ 20-25 người, nhờ vậy nên sinh viên được học toàn thầy giỏi. Tác giả Hà Văn Thịnh vẫn tiếp tục cái lối viết lách rất ẩu: nghe phong phanh, không xác minh, suy diễn và qui kết. Tôi thấy câu chuyện nó chỉ như thế, trong khuôn khổ một buổi họp mặt khoa văn, vậy mà các anh đã thổi nó lên như chuyện chính trường đại sự. Thật vô duyên !

    Tư codo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật xấu hổ vì đã có những đứa học trò vô học và ngu xuẩn như vậy.

      Xóa
    2. Thầy Hà Văn Thịnh đang giảng dạy tại ĐH Khoa học Huế, tấm ảnh ghi lại rõ ràng ngày 20/4/2012, cách đây 3 ngày thôi, không thể có sự lầm lẫn.
      --------------------
      "Trường tôi, vừa làm lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập – tức là tính từ khi ông Ngô Đình Diệm và Linh mục Cao Văn Luận đã lập nên cái trường này (1957-2012). Tất nhiên, về dự hội trường chỉ toàn những người sinh sau muộn mằn, đến với Huế sau năm 1975."
      --------------------
      Khoa Ngữ Văn thành lập thì đương nhiên cùng năm thành lập trường-tức là 1957. Tôi không rõ ông Lê Thanh Quang bao nhiêu tuổi nên không biết ông là cựu sinh khóa 3 của năm nào (1959-1960 hay 1996-1997)? Vì sau 1975 đã có sự phân ra, nhập lại vào năm 1994. Đây là một đạn trích từ website ĐH Huế:

      "1957

      Viện Đại học Huế được thành lập ngày 1/3/1957. Sự ra đời của Viện Đại học Huế là một mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của nền giáo dục Đại học Việt Nam: đây là cơ sở đào tạo đại học đầu tiên ở miền Trung được khai sinh và cũng là một trong những Viện Đại học có bề dày truyền thống, có quá trình xây dựng lâu dài ở nước ta.

      Năm 1957, Viện Đại học Huế có 4 phân khoa: đó là: Khoa học, Sư phạm, Văn khoa và Luật khoa. Hai năm sau (1959), một phân khoa mới được thành lập là Y khoa.

      1975

      Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, Viện Đại học Huế có sự thay đổi về mô hình tổ chức và quản lý. Tổ chức Viện không còn, thay vào đó là mô hình trường độc lập trực thuộc các bộ chủ quản gồm Trường đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y khoa.

      1994

      Sau 18 năm hoạt động, để phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước trong giai đoạn mới, ngày 4/4/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/CP thành lập Đại học Huế trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường đại học, cao đẳng trong khu vực. Một lần nữa Đại học Huế được tổ chức lại theo hướng xây dựng một Đại học đa lĩnh vực – mô hình phổ biến của Đại học Thế giới. Lúc này, Đại học Huế gồm có các đơn vị: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông Lâm (tiền thân là Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc được chuyển về Huế, sáp nhập thêm trường Cao đẳng Nông-Lâm-Súc Huế và đổi tên thành Trường Đại học Nông lâm Huế), Trường Đại học Y khoa, Trường Đại học Nghệ thuật cùng các Trung tâm NCKH và đào tạo khác như: Trung tâm Đào tạo Từ xa (1995), Trung tâm Tài nguyên Môi trường và Công nghệ Sinh học (1995)."

      Tôi không nghĩ Thầy Hà Văn Thịnh là viết ẩu, mà ông ấy viết thẳng thừng, chẳng kiệng dè ai nên làm nhiều người khó chịu, trong đó có bác @Tu codo.

      Xóa
    3. Tấm ảnh là do Lâm Khang chủ nhân đưa vào, lấy từ trang của ĐH KH Huế. Không phải là gửi và đăng kèm theo bài viết của Hà Văn Thịnh.

      Tôi đã ghi rõ lại rồi. Xin cám ơn bác!

      Xóa
    4. Tôi thấy bác mới là tùy tiện, thầy Thịnh đã nghe và có xác minh của một phóng viên báo thanh niên, thầy đã kể lại mà.

      Xóa
  27. Trò phải ra trò!

    Kính thưa Giáo sư Hà Văn Thịnh,

    Tôi hân hạnh được đọc nhiều bài viết của Giáo sư và cảm nhận qua những bài đó nhiệt huyết của một nhà giáo cũng như những tri thức giá trị về nhiều mặt. Dù làm công việc thuần túy kỹ thuật nhưng vì cũng đã là người đi học và có đọc sách nên tôi quan tâm tìm hiểu về “văn hóa”, “trí thức” và “giáo dục”. Lĩnh vực thứ 3 có lẽ mang tính “mở” nhiều nhất vì nó đang đứng trước thử thách về vai trò và nhiệm vụ của xã hội trước chiều hướng băng hoại nhiều mặt, nhất là đạo đức và tư cách làm người.
    Con người cần có giáo dục là để đạt được mức phổ quát về 2 phương diện: Tư Cách và Tư Chất. Tư chất là trình độ hiểu biết bao gồm tri thức và cách thức (phương pháp) tư duy trong khi Tư cách là phẩm cách đạo đức con người. Người học trò đang giữ chức vị xã hội kia, khi về trường đã thể hiện là người thiếu tư chất (không còn biết phân biệt được tri thức chính trị chỉ là phần tri thức ứng dụng nhỏ hẹp trong kho tàng văn hóa nói chung) lại mất tư cách khi không hiểu phải đối nhân xử thế sao cho đúng hoàn cảnh. Điều đó chứng tỏ sự thất bại trong việc học của đương sự, nhưng cũng chỉ ra sự không thành công của giáo dục. Mục tiêu và nguyên tắc của trường đòi hỏi “trò phải ra trò”. Tiêu đề bài viết đã không chỉ rõ nội dung: Một bí thư hoặc ủy viên trung ương đảng có thể phát biểu chủ trương chung khi đến cơ sở trong đó có trường học. Chính việc nêu chức danh hoặc nhân nhượng trước những đề nghị giới thiệu chức danh của một học trò nào đó đã mặc nhiên thừa nhận khiếm khuyết này ở cả hai phía.
    Với nội dung bài chủ, nên chăng dùng một tiêu đề khác, tỷ như:
    ”Học trò cũ quên lời dạy và mất tư cách người có học.”

    Tôi đọc, nghe và biết rằng những người đi học ngày xưa, khi làm quan hoặc làm vua vẫn một lòng cung kính thày dạy mình. - Nếp đẹp văn hóa xưa đã mất rồi chăng?
    Xin trình bày đôi điều thiển kiến để ... chia buồn cùng Giáo sư.

    Trân trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thầy thịnh chưa bao giờ là giáo sư đâu Văn ĐứcApr 22, 2012 08:45 PM ạ. Người ta chỉ ghi là giảng viên Hà Văn Thịnh thôi. Nhưng thầy là giảng viên được sinh viên yêu thích nhất của DHKH Huế. Thầy cũng là người thầy tôi nhớ nhất thời SV.

      Xóa
  28. một nhân cách mất dạy , ăn cháo đái bát. một chữ củng là thấy, nử chữ cũng là thày. một con ngưởi như vậy mà làm đến chức bí thư... xã hội này loạn mất rồi

    Trả lờiXóa
  29. Vậy thì nên kết thúc chuyện này đi.

    Trả lờiXóa
  30. Chắc thầy từ HN vào dạy: Làm người có khó không?! Công nhận dạy được mấy ông quan này làm người khó thật!!!

    Trả lờiXóa
  31. Xin lỗi,tôi vẫn tin tuyệt đối anh Ha văn Thịnh,dân VN ai lại không biết tư cách cúa các người này,sợ rằng ông BT'dạy' nhiều mà anh Thịnh ghi lại chưa đủ đấy!!!

    Trả lờiXóa
  32. Học trò hỏi thày sau khi học xong
    -Thưa thày ,con biết làm gì để cám ơn thày đây ạ ?
    -Anh đừng bao giờ kể với ai là anh đã học tôi.

    Trả lờiXóa
  33. Lúc thằng này vừa tốt nghiệp thì ngoan lắm, nhưng đến khi có chức quyền thì bắt đầu học những bài ấy rồi thay đổi hết. Chẳng lẽ đạo đức của cán bộ, lãnh đạo ta vậy sao?

    Trả lờiXóa
  34. Đồ ăn cháo đái bát

    Trả lờiXóa
  35. Cái thằng học trò "ăn cháo đái bát". Đồ mất dạy!

    Trả lờiXóa
  36. Xin cám ơn tác giả bài viết Hà văn Thịnh đã cho chúng tôi những tin tức quí giá này.Xin có một lời đề nghị với Trường ĐH Huế lần sau không mời những cựu SV(những người đã tốt nghiệp)đương có chức vụ lớn về dự các lễ hội của trường hàng năm để tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra như thế này!

    Trả lờiXóa
  37. Khi đọc,biết được phát ngôn của ông Lê Thanh Quang,cựu sinh viên năm thứ 3,đương kim bí thư tỉnh Khánh Hòa.Huyênh hoang,kẻ cả, vô đức,vô lễ,vô ơn,đó là mấy từ tôi muốn nói đến.Một người có lễ,có nghĩa,có đức thì dù có là đương kim tổng thống,hay một nhà bác học đại tài, khi gặp người thầy cũ,dù chỉ là người thầy dạy từ tiểu học,thì họ vẫn chào một tiếng là thầy,dù thầy đang ở một cương vị rất thấp so với họ bây giờ.
    Xem cách cư xử của ông Quang,tôi chợt nhớ chuyện cũng của một ông bí thư tỉnh ủy khi về một huyện để chỉ đạo,quán triệt công tác.Ông để ý thấy trong hội trường có một người thầy dạy cũ của ông,mà là ông thầy dạy từ hồi cấp hai.Trước khi vào việc chính,ông đã khéo léo giới thiệu người thầy cũ của mình cho mọi người biết,và trận trọng một tiếng chào thầy,xin phép thầy được bắt đầu buổi làm việc.Cả hội trường đã trầm trồ thán phục trước lễ nghĩa của ông với người thầy cũ của mình.Ông đã tự hạ mình trước thầy,nhưng không hề thấp bé.Ngược lại ông đã được sự nể trọng của mọi người.
    Trường hợp ông bí thư Quang thì ngược lại.Ông tự đưa mình lên cao,nhưng ông không hiểu rằng như vậy là ông đã tự dìm mình xuống tận đáy sâu của chuẩn mực đạo nghĩa thầy trò.

    Trả lờiXóa
  38. thôi nói thế đủ rồi.

    Trả lờiXóa
  39. Tôi thấy rằng các GS ở ĐHKH Huế nền mừng trước những phát biểu của ông Quang BT, không nên buồn đau hay phàn nàn.
    Ông Quang BT nói là ông í giỏi là nhờ học từ các thầy ngoài HN. Nhưng các thầy HN của ông Quang BT là ai? mà sao dạy ông í đến MẤY DẠY như vây.
    Mong các GS ở ĐHKH Huế đừng buồn, đừng đau nhất là GS Hà Văn Thịnh!

    Trả lờiXóa
  40. ôi cái loại ăn cháo đái bát này thì lam gì đủ tư cách là sinh viên đh khoa học(đh tổng hợp)

    Trả lờiXóa
  41. Đạo đức xã hội đang xuống cấp!

    Trả lờiXóa