Thua đau TQ về giáo dục chủ quyền biển đảo
Báo Thanh niên
Không thể chậm trễ
30/03/2012 3:51
Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc…
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã “tranh thủ” giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: “Hoàng Sa, Trường Sa là của VN”…
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách… bỏ cơm.
Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.
Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi.
Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?
Vấn đề là làm sao để câu chuyện “Hoàng Sa, Trường Sa là của VN” không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.
Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.
Kim Trí
Nguồn: Thanh niên
-
1-Tranh minh họa của Thành Phong, trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”. 2- Tàu TQ bắt giữ trái phép tàu cá VN 3- Ngư dân ta bị TQ bắt giữ trái phép năm 2009. Ảnh do phía TQ chụp, đưa lên mạng, do blogger Mai Thanh Hải sưu tầm.
Nguồn: Ba Sàm.
Qủa đúng như vậy ! Thật buồn cho đất nước mấy nghìn năm.
Trả lờiXóaCon tôi cũng học cùng với bạn người TQ ở một trường học tại Mỹ. Không hiểu sao con bé lại ghét TQ đến thế (mặc dù tôi không bao giờ dạy cháu điều đó). Và đây là câu chuyện thật: Trong một buổi học, con bé nhà tôi nói “China takes our land” (TQ cướp đất của chúng tôi). Thế là bạn TQ của nó khóc ầm lên, nói rằng “It’s not true, it’s not true”. Và cô giáo phải đứng ra phân xử (thực ra thì cô giáo cũng chỉ dỗ cho bạn kia nín mà thôi chứ cô cũng đâu có hiểu được tường tận mọi việc).
Trả lờiXóaThật sự là tôi không hiểu con gái tôi học được ở đâu mà nó lại tỏ thái độ gay gắt như vậy.
"Trong một buổi học, con bé nhà tôi nói “China takes our land” (TQ cướp đất của chúng tôi)"
XóaHoan hô cháu gái, xứng đáng con cháu Hai bà Trưng. Hình như từ ngàn xưa, trong dòng máu người Việt nam nào cũng có sẵn "đề kháng trung quốc".
Riêng tôi có nhiều người bạn Trung Quốc rất tốt. Chúng tôi không khi nào bàn chuyện biển đảo để giữ hòa khí. Nhiều khi nói chyện thân mật, cười đùa với nhau, nhưng bất giác trong lòng thầm nghĩ, "không biết khi nào thì chĩa súng vào nhau đây".
Con bạn học ở Mỹ. Bạn nên dạy cháu lúc hồi hương không được nói như vậy nhé. Và cũng phải dạy cháu thêm cụm từ "Nhạy cảm"
XóaCứ sợ, ém , dấu, bắt thì học sinh nào dám nói về Hoàng Sa-Trường Sa. Thế biết khôn nhà dại chợ nhá . Khôn ngoan đá đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau . Than tôi và than ôi !
Trả lờiXóaCái này là tội của ngành giáo dục đã không học tập và làm theo lời của Hồ chủ tịch là "dân ta phải biết sử ta"! Không có chương trình dạy thấu đáo về lịch sử khai phá , bảo vệ, gìn giữ biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa của cha ông cho học sinh mà chỉ nhăm nhăm dự án dạy tiếng Hoa!!!
Trả lờiXóaSẽ còn thua trên tất cả các lĩnh vực. Đó là điều chắc chắn!
Trả lờiXóaĐiều này thì cũng không có gì khó hiểu cả, không phải lổi ở em học sinh VN, mà đúng ra là lổi ở chính quyền VN. Làm sao mà học sinh VN tranh luận lại được với học sinh trung quốc về chủ quyền của Trường Sa, Hoàng Sa ?? Khi mà trung quốc bắt học sinh của họ học tập, nhồi nhét những lập luận không hoàn toàn đúng sự thật là hai đảo đó là của trung quốc. Còn chính quyền VN thì lại bắt học sinh, sinh viên và dân VN...bỏ tù khi phát biểu về hai đảo này.
Trả lờiXóaMột bên thì bắt học tập lý luận về điều đó, một bên thì bắt...bỏ tù. Thế thì học sinh VN thua là phải rồi. Hơn nửa...lở như mà học sinh VN thắng thì lại...vào tù thì sao ???
chúng ta đề nghị vấn đề giáo dục chủ quyền của Viêt nam với các bằng chứng chính thống cho các em học sinh, vấn đề đó có thể lồng ghép trong nhiều môn học.
Trả lờiXóaKhông nhắc đến Hoang sa-Trương sa vì ''SỢ'' thi con cháu ta và các thế hệ mai sau làm sao có thể hiểu được rằng đó là vùng đẩt thiêng liêng của tổ quốc đã bị ngoai bang cướp.
Trả lờiXóaCái sai lầm và tội lỗi lớn nhất là chủ trương không đưa vào SGK.Đau quá!
Học trò tôi có hỏi về Hoàng sa - Trường sa thì tôi cũng chỉ nói rằng: Ấy ! hàng quốc cầm chớ théc méc sinh bệnh TỨC CHẾT
Trả lờiXóaKính chào bác Diện và các cô chú, các bạn đọc. Cháu là một du học sinh tại Anh Quốc, theo như cháu quan sát, thật sự rất nhiều du học sinh Việt Nam tại UK không thích du học sinh Trung Quốc, và nếu được hỏi về Hoàng Sa - Trường Sa thì chúng cháu chưa biết chứng minh thế nào cho logic, cho hợp lí vì thông tin chưa có hệ thống và có nhiều nguồn thông tin không biết có đáng tin hay không, đa phần các bạn trẻ chỉ nghe nói HS-TS là của Việt Nam bị Trung Quốc cướp nhưng chưa biết phải bắt đầu hiều và suy luận thế nào. Vậy rất mong các cô chú các bác có thể lập nên một hệ thống quan điểm phản biện trong khi nhà nước chưa làm được hoặc chia sẻ các tài liệu cho tụi cháu, để ít nhất không bị rơi vào các tình huống như bài báo trên. xin cám ơn
Trả lờiXóatôi là giáo viên dạy địa lý. trong tiết học tôi luôn khẳng định với học sinh rằng TS, HS là của VN. và tôi cũng nói thẳng với các em là TQ đã chiếm HS và TS. tôi nghĩ ko việc gì phải dấu diếm chuyện đó. có gì mà phải sợ. tôi đau có nói sai sự thật.
Trả lờiXóaSách giáo hoa địa lí lớp 9 và lớp 12 ssều ghi rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chúng tôi vẫn dõng rạc dạy HS như thế, và hơn thế là TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974, đánh Gạc Ma và 1 số đảo trên Trường Sa 1988.
Trả lờiXóaChỉ có báo chí bị ngăn cấm, quan chức ngăn cấm đâu đó thôi, chứ ngành GD không cấm gv và hs biết sự thực.