Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

NHỮNG BÀI THƠ SỚM NHẤT VỀ SỰ KIỆN MẤT HOÀNG SA

Biểu tình vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh tại Trường Sa năm 1988. Hà Nội, ngày 24.7.2011

Những bài thơ sớm nhất về sự kiện mất Hoàng Sa 

NỖI NIỀM HOÀNG SA

Linh Đàn

Những ngày gần giáp Tết Giáp Dần 1974, Được tin Hoàng Sa bị hải quân Tàu chiếm mất, Hải quân Sài Gòn hồi bấy giờ đánh một trận quyết liệt, nhưng quá đơn cô, không có sự chi viện, nên đành thất thủ. […]
Khi nghe Hoàng Sa bị giặc Tàu chiếm mất, cả Miền Nam đổ lệ, tôi mới thấy hết nỗi lòng yêu nước trong lòng người dân Nước Việt, trên chuyến xe đò từ Đà Lạt về Saigon, tôi thấy nhiều người cầm tờ báo đọc mà nước mắt rơm rớm, nghẹn ngào......làm cõi lòng tôi se sắt, bâng khuâng...rồi từ đó, một bài thơ về hải đảo được ra đời:

NIỀM ĐAU HOÀNG SA
 

Tự thuở khai nguyên mãi tới giờ
Dấu chân phá thạch chẳng phai mờ

Biết bao thế hệ vì sông núi

Đổi mấy máu xương giữ cõi bờ

Hồn nước thấm sâu vào huyết quản

Lòng dân mang nặng cả tâm tư

Hoàng Sa nỡ để cho thay chủ

Nỗi nhục niềm đau kể mấy vừa

                                Linh Đàn
       (trên chuyến xe đò Đalat - Saigon chiều 29 tết Giáp Dần 1974)

Đa phần người dân chỉ biết tiếc thương, mà chẳng biết vì đâu để oán hờn trách móc, chỉ vì vận nước ngả nghiêng.

Tôi về ăn tết trong khu tạm cư Bình Tuy rồi mấy hôm ra Đà Nẵng, quanh một vòng bờ sông Hàn, An Hải đến Tiên Sa, ngồi ở Tiên Sa mà tiếc Hoàng Sa, nên rồi một bài thơ nữa cũng được ra đời với nhan đề :

PHÚT SUY TƯ

Về Đà Nẵng nhìn biển trời vô tận
Ngọn sóng nào là ngọn sóng của Hoàng Sa

Về Đà Nẵng giữa cảnh tình vô tận

Ngọn gió nào là ngọn gió của Hoàng Sa

Cho tôi phút suy tư tưởng tiếc

Một niềm đau vô tận của Sơn Hà

Linh Đàn (Đà Nẵng xuân 1974)

Thấm thoắt thoi đưa, thời gian lại thời gian quên lãng với cơm áo gạo tiền, đến năm 1990 tình cờ giở trong sách địa lý học trò cấp một Việt Nam đất liền & hải đảo, cũng nỗi lòng quặn thắt với Hoàng Sa,  người con mỹ miều của Tổ Quốc bị cưỡng hiếp lưu lạc não nề đang kêu cứu:

NỖI LÒNG HẢI ĐẢO

Hoàng Sa vời vợi ngóng trông về

Mười sáu năm dài ruột tái tê

Nhớ Mẹ chay vay sầu kể lể

Tiếc Con lưu lạc kéo lê thê

Bao tàu khách đến bao nong nỗi

Bấy lượn sóng xao bấy não nề

Ai có nghe chăng lời " đảo gọi "

Nhắn về Đất Tổ cả tình  quê
                        Linh Đàn (Bà Rịa 1990)

Thống thiết và chân tình, Hoàng Sa đang kêu cứu,xin tạm lấy 2 câu kết bài thơ trên "Ai có nghe chăng lời Đảo gọi, Nhắn về Đất Tổ cả tình quê", để kết thúc bài viết nầy, mà Hoàng Sa ơi sao lâu về cùng Tổ Quốc.
Linh Đàn
________________________

Sáng ngày 24.7.2011, sau cơn mưa rào lúc 07h, trời Hà Nội đã dịu mát. Đã khởi lên, một ngày nắng đẹp.

08h30, biểu tình và tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam đã hiến dâng thân mình cho Tổ Quốc, hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 và 1988 bắt đầu

Với sự hiện diện của các vị: Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch... và đông đảo người dân.

Trên tay mỗi người là tên 01 LIỆT SĨ VIỆT NAM ĐÃ HIẾN DÂNG THÂN MÌNH CHO TỔ QUỐC, hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa các năm 1974 và 1988.

Khẩu hiệu lớn:
- ỦNG HỘ BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐỀ NGHỊ VINH DANH NHỮNG BINH SĨ VIỆT NAM HY SINH TẠI HOÀNG SA NĂM 1974
- ĐỜI ĐỜI TƯỞNG NHỚ NHỮNG LIỆT SĨ VIỆT NAM
74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974
64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988
.















 







 Bấm vào đây để xem thêm các hình ảnh khác.


3 nhận xét :

  1. Xem lại những hình ảnh này sao mà hào hùng, khí thế, tinh thần yêu nước là chính đây chứ ở đâu xa ? Một lần nưa cảm ơn nhân sĩ, trí thức đã dấn thân với tấm lòng yêu nước VN nồng nàn.

    TH

    Trả lờiXóa
  2. Theo tôi thì chính những lần biểu tình của các anh chị trong nước trước sự xâm lăng của Trung Quốc đã là những bài thơ hay nhất rồi

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nhớ bác Linh Đàn là một độc giả của blog này. Theo chuyện kể thì tôi hiểu bác ấy là một người sống ở miền Nam, thế hệ đàn anh của tôi. Toàn bài trên, cùng với 3 bài thơ, là chia sẻ của bác ấy khi dõi theo các cuộc biểu tình phản đối TQ ở Hà Nội mùa Hè năm ngoái. Tôi nhớ những lời bác ấy viết đã làm tôi bật khóc.

    Tôi cũng còn nhớ một lời nhận xét khác, chắc chắn của một độc giả từ hải ngoại, viết (đại ý) rằng: "Tôi thành thật xin lỗi đồng bào trong nước. Tôi xa quê hương mấy chục năm rồi và nào giờ tôi đã hiểu rất sai về các vị!..."

    Trả lờiXóa