Chân tướng của “Tuyển tập Mao Trạch Đông”
Dương Danh Dy giới thiệu
- bài gửi riêng NXD- Blog
Trước ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, một số bài viết, bài nói…, của chủ tịch Mao Trạch Đông đã được in thành những cuốn sách nhỏ lưu truyền trong vùng giải phóng. Tuy vậy phải đến sau ngày 1/10/1949, khi “Uỷ ban xuất bản tuyển tập Mao Trạch Đông của TWĐCS Trung Quốc” được thành lập thì sự xuất hiện của loại sách này mới đều đặn và với qui mô ngày một lớn hơn. Tháng 10 năm 1951, tập I của Tuyển tập ra mắt, tiếp đó là tháng 4 năm 1952 ra mắt tập II, tháng 4 năm 1953 ra mắt tập III và tháng 10 năm 1960 ra mắt tập IV và phải đợi đến sau khi Mao Trạch Đông chết, tập V mới ra mắt vào cuối năm 1976. Khi xuất bản Tuyển tập I, trong lời thuyết minh, “Ủy ban xuất bản..” đã nói rõ: “Bộ Tuyển tập này bao gồm một số tác phẩm quan trọng của đồng chí Mao Trạch Đông trong các thời kỳ cách mạng Trung Quốc … Các bài viết trong tuyển tập đều được tác giả hiệu đính và thẩm duyệt, trong đó có những sửa chữa về văn tự tại một số nơi, có bài viết cá biệt được bổ sung nội dung.” Điều đó cho thấy 4 tập “Mao tuyển” đều được Mao Trạch Đông trực tiếp tham dự biên soạn.
Tuy nhiên 44 năm sau, qua sự thẩm tra, khảo chứng của các ngành có liên quan, ngưòi ta đã phát hiện trong hơn 160 bài trong 4 tập “Mao tuyển” , chỉ có 12 bài do Mao Trạch Đông tự viết và 13 bài được ông sửa chữa, số còn lại đều do các thành viên lãnh đạo khác của ĐCSTQ, Văn phòng TWĐCSTQ cũng như một số thư ký của ông viết, như Cù Thu Bạch, Chu Ân Lai, Nhiệm Bật Thời, Vương Gia Tưòng, Trương Văn Thiên, Tạ Giác Tai, Đổng Tất Vũ, Lâm Bá Cự, Lưu Thiếu Kỳ, Ngãi Tư Kỳ, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Hồ Kiều Mộc, Lục Định Nhất, Dương Hiến Trân, Đặng Lực Quần v.v.. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
Bài “Về việc uốn nắn sai lầm tư tưởng trong đảng” là do Chu Ân Lai viết trong phần “Quyết nghị của đại hội đại biểu đảng lần thứ 9 của quân đoàn 4 Hồng quân tháng 12 năm 1929.”
Bài “Ngọn lửa bé nhỏ, có thể đốt cháy cả cánh đồng cỏ” thực chất đây là thư chỉ thị do Cù Thu Bạch viết, được Mao Trạch Đông, tuyên truyền trong Hồng quân.
Bài “Phản đối chủ nghĩa sách vở” vốn là tài liệu do Lưu Thiếu Kỳ viết tháng 5 năm 1930 cho TW ĐCSTQ để tuyên truyền, giáo dục cán bộ lãnh đạo trong đảng.
Bài “Vấn đề chiến lược của chiến tranh cách mạng Trung Quốc” đây là bài viết tổng kết chiến kinh nghiệm chiến tranh cách mạng nội chiến lần thứ hai của Trương Văn Thiên và Chu Ân Lai.
Bài “Bàn về thực tiễn”, “Bàn về mâu thuẫn” Thực chất là do Chu Ân Lai, Lâm Bá Cự, Vưong Gia Tường, Khang Sinh, Trần Bá Đạt.. viết, Mao Trạch Đông chỉ là người sửa chữa.
Bài “Bàn về đánh lâu dài” và “Vấn đề chiến lược của chiến tranh du kích chống Nhật” thực chất là do Chu Ân Lai, Trương Văn Thiên, Lâm Bá Cự, Khang sinh… viết, Đổng Tất Vũ tham gia sửa chữa.
Bài “Bàn về giai đoạn mới” thực chất là do Vương Gia Tưòng, Khang Sinh viết.
Bài “Cách mạng Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc” thực chất là bài viết tập thể của Ban Bí thư TW ĐCSTQ, được Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ ,Vưong Gia Tường, Khang Sinh sửa chữa.
Bài “Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới” là bài viết được TW ĐCSTQ uỷ nhiệm cho Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Ngãi Tử Kỳ viết, sau đó đựoc tập thể TW thảo luận, thông qua.
……
Bài “Chỉnh đốn tác phong của đảng”, “Phản đối đảng bát cổ”. Cả hai bài này đều do Lâm Phong viết, và do Trần Vân, Lý Phú Xuân.. tham dự và sửa chữa.
Bài “Bàn về chính phủ Liên hiệp” do Khang Sinh, Ngãi Tư Kỳ, Hồ Kiều Mộc.. viết, Nhiệm Bật Thời, Trương Văn Thiên, Lưu Thiếu Kỳ… sửa chữa.
…..
(tác giả Trung Quốc còn đưa ra một số dẫn chứng nữa, nhưng ngưòi giới thiệu thấy như trên là đã đủ rồi)
Vấn đề muốn biết ai là tác giả thực trong một số bài trong “Mao tuyển” đã âm ỉ từ lâu trong nội bộ ĐCSTQ, nhưng phải tới tháng 9 năm 1980 khi 5 ngưòi, trong đó có Tập Trọng Huân, Đàm Chấn Lâm, Từ Hưóng Tiền đề xuất với TW ĐCSTQ khi xuất bản lại “Mao Tuyển” cần làm rõ, những bài nào là của tác giả nào, những bài nào là tác phẩm của tập thể TW, những bài nào là văn kiện của trung ương. Và vào tháng 2 năm 1985 khi 12 giáo viên cấp chủ nhiệm Trường đảng TW và 25 học sinh đề xuất vấn đề với TW ĐCSTQ và Hồ Diệu Bang, cần xem lại ai là tác giả của một số bài trong Mao tuyển.. thì vấn đề đòi xét lại “chân tưóng của Mao tuyển” mới công khai hoá. Tuy nhiên ngay lập tức “nghi vấn” này đã bị dập tắt và qui kết nặng nề là “muốn phủ định tư tưỏng Mao Trạch Đông…” của ngay những tác giả bị “mất quyền tác giả” nhưng vẫn còn sống như Lý Tiên Niệm, Tống Nhiệm Cùng..
Nhưng dù sao, trước đòi hỏi của dư luận, ngày 18/1/1994 Ban Bí thư TƯ ĐCSTQ đã có chỉ thị:
- TW luôn luôn cho rằng những lý luận, tư tưởng trong “Tuyển tập Mao Trạch Đông” là kết tinh của công tác cách mạng của tập thể ĐCSTQ, không phải là của cá nhân.
- Thẩm tra, khảo chứng tác giả, thời gian đăng bài viết .. là cần thiết
- Trong một số trưòng hợp cần lấy việc nội bộ nắm vững là được nhằm tránh dẫn tới hỗn loạn và tranh cãi.
Ba ý kiến trên vẫn được Ban Bí thư TW ĐCSTQ xác nhận lại ngày 21/7/2011.
Xin giới thiệu để bạn đọc Việt Nam thấy thêm một vấn đề nữa của ngưòi láng giềng.
Dương Danh Dy (gt)
Dẫn theo bài của tác giả Trang Trọng, đăng trên tạp chí “Khai Phóng”
mạng “kan TQ” đăng lại ngày 10/3/2012.
Tôi có đọc TUYỂN TẬP MAO TRẠCH ĐÔNG vào cuốn năm 1974, mua tại nhà sách FNAC, Paris, giảm giá 20%.
Trả lờiXóaSách không làm tôi lưu ý bằng tập THẢO THƯ có một số bài thơ Đường. Định làm eBook giữ trong hồ sơ THẢO THƯ, dù không có ý truyền bá Văn Học độc hại song song với thực phẩm độc hại đang tràn ngập nước ta với ý đồ đen tối của Bắc Kinh "bốn tốt".
Bạn nào có nhã hứng, muốn khảo sát nét bút thần tình của MAO TRẠCH ĐÔNG, xin gởi điện thư về trạm chỉ vanhocchunom@yahoo.com, tôi sẽ soạn eBook gởi qua điện thư.
Cảm ơn Trang chủ và bác Dương Danh Dy,
Trả lờiXóaTôi từng nghe Khang Sinh là một tác giả từng học ở Nga và thường "chấp bút" cho các bài viết của Mao Trạch Đông.
Ông Mao được cho là tác giả câu nói về trí thức. Tôi khảo qua tiếng Đức thì câu đó không phải nói "trí thức" mà nói "giáo điều".
Bài này cho chi tiết về các tác giả; Như vậy có thể tin tưởng hơn khi tham khảo và trích dẫn.
Thân mến.
Đọc "mao tuyển" suýt nhầm thành "mao quyển". Thành thật xin lỗi tác giả ;))
Trả lờiXóa