Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Ý KIẾN CỦA MỘT ĐỘC GIẢ NGƯỜI TIÊN LÃNG TRÊN TRANG BA SÀM

Vụ Đoàn Văn Vươn: Ý kiến của một độc giả người Tiên Lãng trên trang Ba Sàm

Đôi lời của Ba Sàm: Đây là phản hồi của một độc giả lấy bút danh là “Nông Dân”, đã được BS biên tập, bổ sung ghi chú, hình ảnh đôi chút, xin đăng lên để thêm thông tin về vụ việc thu hút sự quan tâm hiếm có của đồng bào cả nước chỉ trong một thời gian ngắn.

NÔNG DÂN

Là người đang sống ở Tiên Lãng, Nông dân tôi cố đưa ra cái nhìn khách quan nhất về sự kiện Đoàn Văn Vươn. Để tránh một phản hồi quá dài, tôi sẽ chia làm ba phần và nhờ AnhBaSam lần lượt gửi cho những ai quan tâm.

Phần 1: Đất và người Tiên Lãng (comment lúc 08:42 ngày 29/01/2012).

Phần 2: Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng (comment lúc lúc 09:26 ngày 30/1/2012)
.
Phần 3: “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng.

PHẦN I-Đất và người Tiên Lãng

Tiên Lãng là một vùng đất nằm ở phía Nam Thành phố biển Hải Phòng. Mảnh đất đầu sóng ngọn gió có từ hơn hai nghìn năm, đã được ghi lại qua nhiều dấu ấn lịch sử văn hoá:

Miếu thờ ba chị em họ Tạ là Tạ Huy Thâu, Tạ Ả Ráng và Tạ Đoan Dung ở xã Tiên Minh. Họ là những người đã tập hợp người dân địa phương thành một đội quân gồm cả nam lẫn nữ rất đông, kéo về Mê Linh tụ nghĩa. Khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại họ rút quân về quê tiếp tục kháng chiến, nơi đó là mảnh đất cuối cùng Mã Viện bình định được.

Tiên Lãng là nơi có danh tướng Ngô Lý Tín có công lớn đã làm đến chức Thái phó thời nhà lý, chọn là nơi trở về với đất trời (tại làng Cẩm Khê – Xã Toàn Thắng) đến nay đền thờ Gắm vẫn còn.
Tiên Lãng có ngôi cổ tự được xây dựng từ thời nhà Lý cách đây trên 800 năm. Tại đây đã có rất nhiều các bậc cao Tăng trụ trì và hành đạo, nay được tôn tạo thành chùa Phúc Thắng ở thôn Mỹ Lộc – xã Tiên Thắng.

Tiên Lãng là quê hương của Hộ bộ thượng thư Nhữ Văn Lan *, thân phụ của bà Nhữ Thị Thục một bậc nữ lưu tài hoa, người đã mang tài học về Lý số của mình truyền cho con trai là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm *.

Từ đời nhà Mạc để giúp dân Tiên Lãng chống chọi với bão gió, triều cường vỡ đê, lụt lội, Mạc Đăng Dung đã cho tôn cao một giải đất chạy dài dọc theo sông Thái Bình từ xã Bắc Hưng, vắt qua Tiên Minh, Đoàn Lập tới bến Đò Hàn, để đến hôm nay người dân ở đó còn biết nơi họ đang ở, làng xóm của họ, được xây dựng trên đường nhà Mạc khi xưa. Cách làm này, có phải ngày nay đang được áp dụng với vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp có bao nhiêu Làng, Xã ở huyện Tiên Lãng được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng? Nó đủ nói lên sự mất mát hy sinh của người dân Tiên Lãng ở thời kỳ này.

Tiên Lãng rất nghèo, bạn có thể gặp trên khắp mọi miền của đất nước, những người xuất thân từ Tiên Lãng đang sinh cơ lập nghiệp. Nhưng chắc chắn sẽ không ai gặp một người Tiên Lãng đang đi ăn mày.

Viết những dòng này Nông dân tôi chỉ muốn nhắc nhỏ những ai đang coi người dân Tiên Lãng nói riêng, người dân Hải Phòng hay người dân cả đất nước Việt Nam chỉ là những đối tượng phải “giáo dưỡng”, “thuần hóa” thì họ đang nhầm.

PHẦN II- Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, phần bãi bồi hàng nghìn ha ở hai cửa sông Thái Bình và Văn Úc và bãi bồi biển Vinh Quang đều để hoang hóa.

Năm 1988 Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đảng CS VN được thực thi, lúc này chức năng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển. Đất đai tư liệu sản xuất chủ yếu của người Nông dân được khai thác ngày càng hiệu quả. Ở Tiên Lãng những năm này bắt đầu có nhu cầu khai thác vùng bãi bồi ven sông, ven biển. Đầu tiên là việc chính quyền một số xã, thông qua các hợp tác xã nông nghiệp đã tổ chức đắp đê khoanh vùng tại các bãi triều ven sông, với mục tiêu nuôi trồng thủy sản, nhưng hoàn toàn thất bại, chỉ sau mấy tháng phần đê các hợp tác xã đắp phần lớn bị trôi phẳng.

Cuối những năm 80 đầu những năm 90 do Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vùng biên giới được thông thương, một số thủy sản trước kia chỉ là sản phẩm phụ nay được giá (ví dụ 1kg cua có thể đổi được 10 kg gạo), vì vậy phong trào đắp đê tạo vùng nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển. Ban đầu một số hộ dân ký hợp đồng trực tiếp với chính quyền các xã, hoặc các hợp tác xã nông nghiệp, họ hoàn toàn không có sự hỗ trợ tài chính nào từ chính quyền, vì vậy đòi hỏi họ phải có chút ít tiềm lực, đặc biệt phải có nhiều nhân lực (như gia đình Đoàn Văn Vươn có tới 7 anh chị em).

Khi luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, chính quyền huyện bắt đầu phải giao đất cho các chủ đầm theo luật định và mặc nhiên quyền quản lý các đầm trên các vùng bãi bồi thuộc thẩm quyền của huyện. Việc này giúp các chủ đầm yên tâm hơn trong việc đầu tư và có thể dùng giấy quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Kết quả phong trào khai thác các bãi bồi ven sông, cửa biển phát triển rất mạnh. Từ đó đã hình thành sự liên kết của các chủ đầm, để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

Việc giao đất theo thời gian ngẫu hứng là cách nghĩ của các quan huyện “tao không làm được, nhưng “tao biết”, giao cho chúng mày từng đó năm là có lãi rồi“. Điều này có phạm luật hay không xin nhường cho các cơ quan hữu quan “đối chất”. Còn việc nói khi giao đất, các chủ đầm có hợp đồng với huyện, khi hết hạn bị thu hồi không đòi hỏi phải bồi hoàn tài sản, là phát ngôn láo toét.

Trở lại trường hợp thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn và một số chủ đầm khác ở Tiên Lãng đợt này. Huyện đã giao quyết định thu hồi cho các chủ đầm nhưng đều bị các chủ đầm phản đối mạnh mẽ, vì tính phi lý của nó, vì tấm gương của chủ đầm Thảo (tôi quên mất họ) * với 70 ha bãi bồi ở xã Tiên Thắng, đã bị chính quyền huyện thu hồi và hành xử như thế nào (điều này phải hỏi nguyên lãnh đạo Lưu Quang Yên sẽ rõ!). Mâu thuẫn hai bên ở thời điểm này đã mang tính đối kháng.

Tưởng ý mình có thế bưng bít và đứng trên pháp luật, dân là đối tượng không cần quan tâm, Lê Văn Hiền và một số lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn quyết định thực hiện cưỡng chế và chọn gia đình Đoàn Văn Vươn là điểm bắt đầu với các toan tính:

– Thứ nhất: anh em Đoàn Văn Vươn là những người hiền nhất trong các chủ đầm của huyện, lại theo công giáo và rất tôn trong pháp luật sẽ không dám chống đối những người được coi là “thi hành công vụ”.

- Thứ hai: anh em Đoàn Văn Vươn đang sử dụng đầm trên 40 ha tại xã Vinh Quang nơi có Lê Văn Liêm làm chủ tịch xã, Vươn lại là người xã khác. Hai điều này có thể thuận lợi, để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân xã.

- Thứ ba: các chủ mới đã thỏa thuận xong, giao kèo ngầm đã được ký kết. chỉ còn đợi ra “công khai” đấu thầu.

Có thể nói chính quyền huyện Tiên Lãng đã tính toán rất kỹ, nên mới hơn 7 giờ sáng khi chủ đầm Đoàn Văn Vươn còn đang to tiếng với các cán bộ xã, huyện tại UBND xã Vinh Quang, thì trước đó một mũi khác của đoàn cưỡng chế đã bắt đầu xuống đầm và pháo phát nổ, súng phát hỏa xảy ra ở thời điểm này.

Rất nhiều khả năng dù đoàn “cưỡng chế” có vào khu đầm bình thường, thì gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn có người bị bắt vì một lý do theo kịch bản đã có sẵn. 

Điều này căn cứ vào câu nói của một lãnh đạo tham gia đoàn cưỡng chế “hỏng mất kế hoạch, nhưng gia đình nó bị bắt hết cũng đủ răn đe rồi”.

Vì vụ án còn trong quá trình điều tra Nông dân tôi chỉ xin thông tin như vậy (việc lộ bí mật trong quá trình điều tra, pháp luật đã ngăn cấm).

Thông tin thêm: bí thư huyện ủy Tiên Lãng hiện nay là đồng chí Bùi Thế Nghĩa nguyên là sinh viên khoa văn đại học Tổng Hợp, chưa biết có mê “Kiều “ hay không, nhưng rất thích bàn văn và bình thơ. Đồng chí chủ tịch Lê Văn Hiền mới hơn ba năm nhận nhiệm vụ đã luôn có được “ủng hộ” và “thống nhất” của các cán bộ, ban ngành trong huyện ở rất nhiều công việc. 

Luật đất đai ảnh hưởng nhiều nhất tới hơn 70% dân số là Nông dân chúng tôi. Trước khi ban hành các bác cũng nên hỏi chúng tôi một tiếng! Đừng để xảy ra sai phạm quá trầm trọng, các bác mới tìm nhau “đối chất “ thì khó cho Nông dân lắm lắm.


PHẦN III- “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng

Việc cưỡng chế khu đầm Đoàn Văn Vươn chỉ là một vụ cưỡng hành chính. Có sự tham gia của các phòng ban chức năng, dân, chính, đảng tất nhiên có lực lượng công an. Nhiệm vụ chính của Công an là để giữ gìn trật tự đảm bảo cho hoạt động cưỡng chế diễn an toàn ra đúng pháp luật. Công an chỉ xử lý những hành vi quá kích cản trở những người đang làm công tác cưỡng chế.

Công an Tiên Lãng chưa thực hiện đúng chức năng khi tham gia cưỡng chế, bỏ mặt các tổ công tác và giữ gìn trận tự an toàn trên đê, lại xông thẳng xuống đầm. Hình ảnh này tạo cho Đoàn Văn Quý có cảm giác như đang bị truy đuổi, không làm chủ được bản thân, dẫn đến nổ súng và hậu quả đáng tiếc 6 cán bộ chiến sĩ của lực lượng của huyện đã bị thương.

Vụ việc lúc này đã thực sự trở nên nghiêm trọng, đối tượng đang là chủ sử dụng đầm bị cưỡng chế phút chốc trở thành tội phạm sử dụng vũ khí nóng chống người thi hành “công vụ”. Tin tức được truyền đi chắc chắn nó đã được đồn thổi. Đây là lúc cần bản lĩnh và sự trải nghiệm ở người đứng đầu lực lượng công an thành phố.

Việc điều lực lượng bổ sung xuống hiện trường để trấn áp “tội phạm” là cần thiết. Nhưng vừa nhận tin dồn dập về thương vong, về hiện trường, lại phải tập hợp các đồng chí trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng, rồi còn phải báo cáo xin chỉ thị của cơ quan cấp trên, không biết các “bộ não” đang sử dụng con chíp được lắp từ thế kỷ trước có xử lý kịp không? (câu hỏi này là của cháu tôi).

Tới nửa buổi sáng các lãnh đạo công an thành phố lần lượt xuất hiện cùng với lực lượng hùng hậu, xe lớn, xe nhỏ và các thiết bị mà Nông dân chúng tôi chưa bao giờ được mục kích. Phần lớn lãnh đạo chưa đặt chân đến Cống Rộc, làm sao hiểu hết thực địa đầm và con người của Đoàn Văn Vươn.

Thế là lại nghe báo cáo, lại hội ý, xin ý kiến, vác loa kêu gọi, yêu cầu đối tượng bỏ vũ khí đầu hàng, triển khai lực lượng nhích dần từng bước, thậm thà thậm thụt, áp sát mục tiêu và đinh linh là ở đó có ba đối tượng nam và một đối tượng nữ đang cố thủ! Ai đã biết những người trong gia đình Đoàn Văn Vươn đều hiểu, họ sẽ hoảng hốt mà bỏ chạy, ngay khi nhìn thấy họ đã dùng súng làm bị thương một số người.

Đại tá Ca bắt đầu làm thất vọng rất đông người dân ở đó, khi cho phép nã đạn vào ngôi nhà đang có nghi can ẩn lấp. Càng thất vọng hơn khi người dân chứng kiến cảnh bắt, đánh đập đàn bà và trẻ con trước mặt mọi người. Ngay cả các đồng chí là sỹ quan mà vẫn không can ngăn (không hiểu người dân cả nước sẽ nghĩ gì khi họ được mục kích những cảnh này). 

Nói về hiện trường, Giám đốc Ca là người mặc áo chống đạn cầm loa chỉ đạo “tác chiến” trực tiếp và là những người đầu tiên tiếp cận hiện trường. Phải biết hơn ai hết, đấy không phải là nơi có hầm ngầm, bong ke cố thủ mà là nơi sống của một gia đình lao động với quần áo, chăn màn, gường chiếu bàn tờ tổ tiên… (chắc chắc đại tá Ca hiện nay cũng có các bức ảnh đẩy đủ nội thất căn nhà, sau khi lực lượng công an đã làm chủ ).

Còn những cái thu được tại hiện trường, ngoài bọc ni lông gói thuốc nhồi đạn hoa cải có thể coi là bất thường, còn những vật khác như hai bình ga, mấy con dao phay, vài tuýp sắt, cái bình ăc quy, cuộn dân điện, cả cái ống nhòm nếu được coi là vũ khí gây án nguy hiểm, thì người dân Việt Nam phải dùng đồ vật bằng gỗ, hay quay lại thời kỳ đồ đá cho an toàn!

Đoàn Văn Quý chỉ có nguyện vọng là được ra đầu thú ở Công an thành phố, xem ra chưa hợp lý lắm. Hơn 20 ngày mà lực lượng Công an thành phố còn chưa tìm ra được ai là chủ nhân cái máy ủi to như con voi đã ủi nhà Đoàn Văn Quý, thì làm sao có đủ năng lực tìm ra nơi đã bán hai bình ga (là đại lý hay bãi sắt vụn), hay như đối tượng đã mua xăng ở đâu để tẩm bao nhiêu rơm đang phơi trải dọc một đường dài từ ngoài vào nhà. Không biết khi Bộ vào, có tìm ra không nhỉ?

Qua những lời trả lời báo trí một, vài ngày sau đó, Nông dân tôi cho rằng lúc đó đại tá Ca đang thăng hoa với thắng lợi về một trận đánh “đẹp”, vượt qua những tình thế chưa bao giờ có trong “giáo án” . Chắc chắn những báo cáo đầu tiên với các cơ quan cấp trên, là những đánh giá đủ làm an lòng cấp trên về cách thức xử lý của Công an thành phố.

Nhưng với những người dân Tiên Lãng đây là một một chấn động mạnh mẽ, vượt lên trên sợ hãi là tình làng nghĩa xóm, là nỗi lo cho họ hàng, anh em, bè bạn đang sinh sống ở Hùng Thắng, Vinh Quang (có ai bị đánh không, có ai bị bắt không, có ai hệ lụy gì không?). Càng tìm hiểu họ càng kinh hoàng hơn với cách ứng xử của công an và quan chức địa phương nơi đây. Có lẽ ngay lúc đó Lê Văn Hiền và lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã hiểu dư luận quần chúng nhân dân trong huyện đang không ủng hộ họ.

Cùng chung các tâm trạng với người dân là các nhà báo, nhưng họ nhạy cảm hơn. Họ đã cảm giác được những bất thường trong các câu trả lời quanh co của quan chức huyện, của các quan chức thành phố trong các cuộc họp báo vội vàng.

Khi lãnh đạo thành phố nhận ra sự phức tạp của sự việc, thay cho việc nhìn thẳng vào sự thật để có những ứng xử thích hợp, họ chọn giải pháp bưng bít thông tin, đưa ra những lời ngụy biện dối trá. Bằng chứng là thông qua việc gặp gỡ các cơ quan thông tin, báo chí địa phương của bí thư Thàng ủy chiều 19/1/2012, và trả lời báo trí tại Hà Nội ngày 17/1/2012 của phó chủ tịch thành phố, phát ngôn của giám đốc công an trên truyền hình Hải Phòng cùng ngày.

“Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”. Tại sao đến nay có người còn không hiểu trong thời đại công nghệ này, người dân cũng có thể sử dụng các thiết bị hiện đại, để tự bảo vệ mình. Chính sự tráo trở, lừa đảo của các quan tham đã dạy cho họ phải làm như vậy.

Khi xem các bản tin thời sự được phát tối ngày 5/1/2012, Nông dân tôi phải ngả mũ “kính phục” khả năng “tưởng tượng” của những lời bình được phát đi khi ấy! Ôi! cái mồm đẹp, sao lại văng ra được những điều điêu ngoa đến thế.

Bổ sung (sáng 4/2/2012):

Trong một comment Nông dân được AnhBaSam tấn phong là thổ công của huyện Tiên Lãng, hôm nay xin nêu ý kiến nhỏ liên quan tới Đất.

Đúng là đất trong khu đầm của Đoàn Văn Vươn tại thời điểm HIỆN NAY là đất nông nghiệp. Nhưng khi nghe “đối chất” của nguyên chủ tịch huyện Lưu Quang Yên và GS Đặng Hùng Võ trên đài tiếng nói VN, Nông dân tôi thiển nghĩ.

– Đặc điểm bãi bồi cửa sông, ven biển Tiên Lãng; khi triều cường là một BIỂN NƯỚC với lơ thơ vài ngọn cây sú vẹt, lúc triều rút là BÃI PHÙ SA NON mênh mông, dưới gốc các cây sú vẹt có chăng là một vài đụm cỏ, hay số cụm cây muống biển. Khi đó các bác đưa nó vào đất loại gì?

- Chi phí đắp và giữ được đê bao và cống điều tiết nước cho 10 đến 15ha, gần bằng phần đầu tư cho một khu đầm 40 – 50ha trên vùng bãi triều lúc này, vậy các bác có định phân hạn mức không?

- Nếu hình thành được bờ ĐÊ BAO, có cống để điều tiết nước, lượng phù sa trong khu vực sẽ được đông kết và bồi đắp rất nhanh. Chỉ cần 3 đến 5 năm sau một khu đầm nuôi trồng thủy sản được hình thành, lúc này nó trở thành đất nông nghiệp chưa?

Khu đầm Đoàn Văn Vươn và phần đông của các hộ nuôi trồng thủy sản khác ở huyện Tiên Lãng 20 năm lại đây nó đã trải qua sự trở mình như thế. Công lao ấy là của các hộ nông dân này. Các thành phần kinh tế khác có tham gia không? Xin thưa là có, nhưng nó đều phá sản hoặc sắp phá sản như dự án của tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng hoặc khu Nuôi trồng thủy sản Việt Mỹ ở xã Tiên Hưng. Mỗi nơi cũng kịp giải ngân vài chục tỷ!

Tại sao lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng khi thu hồi không bồi hoàn? Họ vin vào việc các hộ khi nhận quyết định giao đất, đã biết điều khoản như thế. Cộng thêm “ưu tiên” 7 năm các chủ đầm không phải đóng khoản nào.

Xin thưa, người nông dân không phải là nhà kinh tế, họ chỉ có tình yêu đất (họ đau khổ khi nhìn thấy vùng đất mình có thể khai thác được, mà bị bỏ hoang).

Huyện cũng không ban ơn cho các chủ đầm 7 năm không phải đóng thuế vì điều này được ghi trong luật thuế của nhà nước “Miễn thuế khoai hoang dùng vào sản xuất …. Riêng đối với đất khai hoang ở miền núi, đầm lầy và lấn biển : 7 năm“.

Khi các đầm được ổn định đi vào khai thác, cả chủ đầm và quan chức chính quyền huyện đều giật mình.

Các chủ đầm thấy thời gian giao đất của mình sắp hết. Cộng chi phí đắp, bồi trúc đê hàng năm và các chi phí tạo lập cơ sở hạ tầng quá lớn. Khi không phải đối phó với sóng biển thì sóng “Nợ” sẽ đổ ập xuống gia đình họ.

Các quan không làm nhưng tiếc của trời. Vì nếu tính theo mức thuế của đất nông nghiệp tối đa không quá 2 triệu VND (theo hạng đất này), thế thì là quá thấp nếu tính theo thu nhập từ nguồn lợi thủy sản? Nếu đem ra đấu thầu sẽ có khoản thu lớn cho cả ngân sách và cho cả các túi quan. Họ cố quên rằng cái tiền ấy là tài sản của các chủ đầm cũ.

Cách đây hơn 10 năm người viết phản hồi (bài) này đã từng chỉ ra cái phi lý cho phòng Nông nghiệp và phó chủ tịch huyện lúc đó là ông Vũ Minh Đức. Với quan điểm “Các anh phải biết, từ bãi bồi trở thành khu đầm nuôi trông thủy sản hoặc đất trồng trọt không phải là quá trình tự nhiên. Khi các anh thu phải trả cho các chủ đầm tiền tạo lập đê và tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng đúng theo thực tế và luận chứng kinh tế mà các anh đã duyệt. Tất nhiên phải trừ đi các khoản hỗ trợ của nhà nước (nếu có )”. Ngay lúc đó Nông dân tôi đã biết, mình đã nói với hai đầu gối.

Các phát biểu khác của nguyên, đang là lãnh đạo huyên Tiên Lãng tôi xin bình luận sau.
* Ba Sàm bổ sung: - Nhữ Văn Lan (Wikipedia). – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Wikipedia).  -  Ông Lê Đình Thảo, mời đọc chi tiết bài trên Tuổi trẻ hôm nay: Vụ Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng gặp dân.
Hình: 1- Xã Vinh Quang; 2- Huyện Tiên Lãng (chụp trên bản đồ trực tuyến); 3- Bức hình được cho là có đại tá Ca đang cầm loa chỉ huy lực lượng công an cưỡng chế.

Nguồn: Ba Sàm.

47 nhận xét :

  1. Một bài viết rất chí lí chí tình!
    Thế mới biết dân trí VN mình ngày càng cao, nông dân mình còn giữ được truyền thống đạo lý làm người!
    Còn quan trí thì ôi chao ngày càng xuống dốc mà lòng tham thì ngày càng dân cao!
    Còn công an thì khỏi nói. Đại tá Ca là điển hình của công an ngày nay: tàn bạo, ngu si, tự mãng nhất là phi nhân tính!

    Trả lờiXóa
  2. ..."Cách đây hơn 10 năm trước người viết phản hồi (bài) này... ngay lúc dó Nông dân tôi đã biết, mình đã nói với hai đầu gối"... Trời ơi, Nông dân Tiên lãng chỉ còn biết nói với ông trời trên chín tầng cao có lẽ mới thấu cho chăng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo lời Bác Hồ kêu gọi: Ai có súng dùng súng,ai có gươm dùng gươm không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc để đứng lên chống bọn cướp cạn

      Xóa
    2. Nông dân yêu nướclúc 22:01 4 tháng 2, 2012

      Tôi xin khuyến cáo với mọi người dân khi gặp quan chức cứ phải dùng máy ghi âm, máy ảnh, vì bọn chúng cực kỳ lươn lẹo. Và đổi trắng thành đen.

      Xóa
    3. Trong con mắt của tôi, thàng chủ tịch huyện Tiên Lãng và mấy thàng quan chức thành phố Hải Phòng, kể cả giám đốc công an Hải Phòng là lũ chó lợn, không phải là con người!

      Xóa
    4. Chúng nó là loại gì ấy, loài mà các nhà nhân chủng học chưa phát hiện ra nhưng đã có ở HP. loài này lạ lắm, không phải loài người.

      Xóa
  3. Bài viết quá rõ ràng và chân thật - qua bài này cho thây 1 Giám Đốc CA Thanh Phố bị 1 chủ tịch Huyện xúi về ăn cứt gà ở nông thôn

    Trả lờiXóa
  4. Dân biết , nhưng những người cần phải biết nhất lại không cần biết . Buồn thay.

    Trả lờiXóa
  5. Có cách nào chuyển cho các bác lãnh đạo đọc được bài này nhỉ ? Tôi chỉ có ý kiến nhỏ này - Đất bãi bồi nếu để yên không tác động để làm thay đổi thì vẫn là đất bãi bồi nhưng khi đã san lấp để nuôi trồng thì nó trở thành đất nông nghiệp và chắc chắn là khi chính quyền thu hồi và giao lại cho đối tượng khác sẽ không giáo đất bải bồi . Chính quyền hiện nay dầu óc mưu mô hơn người dân rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  6. Quy định về quản lý đất bãi bồi của Tiên Lãng từng bị “tuýt còi”
    Thứ Bảy, 4.2.2012 | 08:57 (GMT + 7)
    Trong khi UBND huyện Tiên Lãng và TP.Hải Phòng khẳng định việc thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn là đúng quy định pháp luật thì tại văn bản số 408/TB-STP ngày 14.2.2009 do ông Ngô Minh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp ký thông báo kết luận kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại huyện Tiên Lãng, lại khẳng định: Quy định thu hồi đất khi hết thời hạn để chuyển sang hình thức thuê đất là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 67, khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai.
    Đoàn kiểm tra của Sở Tư pháp đã tiến hành kiểm tra 17 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND huyện Tiên Lãng ban hành từ ngày 1.1.2005 đến ngày 31.12.2008. Đoàn chỉ rõ: Năm 2008, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành quyết định số 3756/2008/QĐ-UBND, quy định việc quản lý, sử dụng đất, mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiên Lãng. Văn bản này quy định về phạm vi đối tượng áp dụng chưa rõ ràng và không phù hợp với Điều 80 của Luật Đất đai.
    ...
    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Quy-dinh-ve-quan-ly-dat-bai-boi-cua-Tien-Lang-tung-bi-tuyt-coi/74535

    Trả lờiXóa
  7. 04/02/2012 | 06:43
    Vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng
    Quyết định của huyện Tiên Lãng từng bị đề nghị tạm đình chỉ
    (Dân Việt) - Sở Tư pháp Hải Phòng từng đề nghị UBND huyện tạm đình chỉ thi hành quyết định về quản lý, sử dụng bãi bồi ven sông, biển vào mục đích nuôi trồng thủy sản.
    ...
    http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/danviet.vn/Quyet-dinh-cua-huyen-Tien-Lang-tung-bi-de-nghi-tam-dinh-chi/7812755.epi

    Trả lờiXóa
  8. Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng "chê" GS Đặng Hùng Võ
    Thứ bảy 04/02/2012 07:52
    Ông trưởng ban cho rằng một số quan chức trung ương về hưu nhầm lẫn, còn ông Đặng Hùng Võ không biết cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn.

    Ông trưởng ban cho rằng một số quan chức trung ương về hưu nhầm lẫn, còn ông Đặng Hùng Võ không biết cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn. Thủ tướng chủ trì họp giải quyết vụ Tiên Lãng.
    Sáng 3-2, tại thị trấn Tiên Lãng, ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện, đã phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho cán bộ, đảng viên của huyện. Báo xin lược trích.
    ...
    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Truong-ban-Tuyen-giao-Huyen-uy-Tien-Lang-che-GS-Dang-Hung-Vo/104915.gd

    Trả lờiXóa
  9. Xứng danh là Thổ công đất Tiên Lãng.
    Từ 10 năm trước...Họ điếc hết cả rồi...

    TH

    Trả lờiXóa
  10. Sự thật về việc giao đất, thuê đất, cưỡng chế ở Tiên Lãng

    (Tamnhin.net) - Ngày 20.1.2012, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ (LCHNTTSNL) huyện Tiên Lãng (thuộc Hội nghề cá Hải Phòng) đã có báo cáo với tiêu đề “ Báo cáo sự thật về việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng”.
    ,,,
    http://tamnhin.net/Phapluat/18820/Su-that-ve-viec-giao-dat-thue-dat-cuong-che-o-Tien-Lang-.html

    Trả lờiXóa
  11. "Đích thân Thủ tướng sẽ làm việc với Hải Phòng"
    04/02/2012 |

    Phát biểu tại cuộc họp báo công bố kết quả phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 1/2012 vào chiều tối ngày 4/2, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Liên quan đến vụ việc cưỡng chế đất tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), chính phủ sẽ kiên quyết xử lý theo hướng "mọi người đều bình đẳng trước pháp luật."

    Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Thường vụ thành phố Hải Phòng làm rõ, báo cáo về 3 vấn đề chính, bao gồm:

    - Việc giao đất, thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào? Trách nhiệm thuộc cá nhân, cơ quan nào?

    - Thứ hai là việc cưỡng chế có tiến hành đúng pháp luật hay không? Nếu sai, thì sai ở điểm nào?

    - Thứ ba là tài sản (ao cá, nhà...) của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy theo chủ trương, chỉ đạo của ai? hoặc của cấp nào?
    ...
    http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.vietnamplus.vn/Dich-than-Thu-tuong-se-lam-viec-voi-Hai-Phong/7816493.epi

    Trả lờiXóa
  12. Luật sư Nguyễn Cẩm - Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hải Phòng:
    “Thu hồi đất của ông Vươn, không bồi thường là…trái luật”
    (Dân trí) - Luật sư Nguyễn Cẩm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hải Phòng nhận định: “Việc UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất NTTS của ông Vươn mà không tiến hành xem xét bồi thường theo luật định là không phù hợp với luật Đất đai và các văn bản dưới luật hiện hành”.
    ,,,
    http://dantri.com.vn/c20/s20-562245/thu-hoi-dat-cua-ong-vuon-khong-boi-thuong-latrai-luat.htm

    Trả lờiXóa
  13. Niềm tin công lý
    Thứ Sáu, 03/02/2012 23:52
    Thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp chủ trì cuộc họp để giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng - Hải Phòng được dư luận đón đợi với niềm tin công lý sẽ được thực thi.
    Đất đai nói chung, cưỡng chế thu hồi đất nói riêng là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm trong thời gian dài qua. Song có lẽ chưa có vụ việc nào gây chấn động cũng như thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận cả nước như vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn...
    http://nld.com.vn/20120203113745198p1002c1003/niem-tin-cong-ly.htm

    Trả lờiXóa
  14. Qua toi nghiep cho nhung ai ma gio nay con tin vao can bo !

    Trả lờiXóa
  15. Các quan chỉ nhìn thấy tiền. Nó cũng giống rất nhiều nơi trên đất nước này . Khi người dân bỏ công sức, tiền của ra để cải tạo những khu đồng chó ngáp thành trù phú thì các quan nhảy vô, giống cường hào ác bá xưa vậy. Đất này là của tao, hay đất này do nhà nước quản lí và người dân tự nhiên trắng tay. Cường hào ác bá xưa nay giống nhau như đúc !

    Trả lờiXóa
  16. Không biết đất nước sẽ đi về đâu khi người dân bị oan ức mà "kêu trời, trời không thấu". Trình độ dân trí của ta càng ngày càng cao, quan trí càng ngày càng thấp,bất nhân, bất nghĩa của các quan càng ngày càng nhiều. Nói chống tham nhũng,tiêu cực mà có thấy chống được đâu. Ngược lại chống dân thì càng ngày càng nhiều. Nông dân là lực lượng chủ yếu tham gia trong 2 cuộc kháng chiến mà giờ lại bị đối xử như gia đình an Vươn ư?

    Trả lờiXóa
  17. bài viết có lý có cơ sơ để tin tưởng . kiến nghị với thủ tướng ; nếu trong bảy ngày mà không tìm ra thủ phạm phá nhà của ông vươn ông quý . thì cách chức ngay giám đốc công an hải phòng . buộc giám đốc công an về tội hủy hoại nơi ở của con người,.

    Trả lờiXóa
  18. Thượng bất chính, hạ tắc loạn

    Trả lờiXóa
  19. Tội nghiệp cho người dân lương thiện quá

    Trả lờiXóa
  20. Cảm ơm bác "Nông Dân", Bác sẽ là bằng chứng sống - và có đầy đủ tư liệu, chứng cứ để làm rõ trắng - đen trong vụ án này.
    Mong Bác chân cứng, đá mềm & manh khỏe để còn tham gia xét xử vụ án.

    Cũng mong TS Diện liên lạc và thu thập chứng cứ từ bác Nông Dân để còn phục vụ cho điều tra và xét xử.

    Trả lờiXóa
  21. Nông dân yêu nướclúc 21:52 4 tháng 2, 2012

    Ở quê tôi sống hiện giờ người ta vẫn thu thủy lợi phí. Vì người dân k biết chính phủ đã miễn . Còn tôi biết tôi k nộp. Họ đến cưỡng chế tôi lấy máy ghi âm ra chất vấn rằng. Các anh thu cái gì ? Họ sợ và trả lời quanh co là thu qũi ốm đau thăm hỏi . Tôi nói : "nếu là qũi thì tôi k nộp. Ốm đau tôi k cần thăm hỏi ? vậy đấy. Tính nguyên xã tôi ở.họ thu 10 kg/1 sào 1 vụ . Tính ra mỗi 1 năm họ thu của nông dân trên dưới 1 tỷ đồng.

    Trả lờiXóa
  22. Tuyet voi, GS.TSKH Dang Hung Vo, ong da lam rang danh nha khoa hoc chan chinh cua Truong DHKHTN-DHQGHN, chuan ve chuyen mon, dung ve phap luat va phai voi luong tam
    http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/70460/De-thuc-thi-nghiem-phap-luat-dat-dai.html

    Trả lờiXóa
  23. Nong dan Tien Lang va nong dan ca nuoc dang bi ap buc hoi con dan Viet nam hay dong loat len tieng bao ve Nong dan nhung nguoi lam ra hat gao nuoi song chung ta.

    Trả lờiXóa
  24. Đây mới đúng là bọn cường hào ác bá, bố láo bố lếu. Chỉ có TP Hải Phòng, huyện và Xã là đúng thôi sao??? thế thì tại sao các cụ lại lẩm cẩm bào chửa trước sau...bất nhất như thế, nếu là sự thật thì làm gì có chuyện bất nhất???
    cả trăm công an, bộ đội đi cướp đất. Cướp xong rồi lại đi mướn chỉ 1 người để trông coi đất vừa cướp được vì...thiếu người !!??
    Các cụ từ trên trời mới rơi xuống, hay các cụ từ dưới ống cống chui lên vậy???

    Trả lờiXóa
  25. Nông dân yêu nướclúc 22:26 4 tháng 2, 2012

    Năm 2003 gia đình tôi cũng bị thu hồi đất. Nhưng điều đáng nói hơn là đất ở do cụ tôi khai phá từ đầu thế kỷ 20 rồi Ông nội làm nhà ở từ năm 1971.giờ mảng đất đó tôi đang ở. Chính quyền lúc đó đòi thu hồi để mang ra cắm bán đấu giá cho người khác.lúc đó pct thị xã đánh công văn yêu cầu và ra hạn cho tôi để cưỡng chế. Tôi cương quyết k nghe và đã tuyên bố sẵn sàng chết.để bảo vệ mảng đất của tổ tiên để lại.vì việc thu hồi đất là trái luật. Tôi đã lấy camera quay lại toàn bộ thửa đất,và liền kề để làm bằng chứng để lại cho người thân sau này nếu tôi chết.xong chính quyền đã dừng lại.

    Trả lờiXóa
  26. Nông dân yêu nướclúc 22:36 4 tháng 2, 2012

    Là người nông dân . Tôi nhận thấy.đất đai là miếng mồi béo bở cho các quan.nên ruộng đất của người nông dân chúng tôi ngày càng thu hẹp do bị thu hồi tràn nan. Mọi kiến nghị đều là vô vọng.k cấp nào giải quyết cả?nó tựa như qủa bóng.đá đi đá lại mà thôi.trường hợp của anh vươn là tất yếu phải xẩy ra. Nếu chính quyền nơi tôi ở k dừng lại . có lẽ tôi mới là trường hợp đầu tiên chứ k phải là anh vươn!

    Trả lờiXóa
  27. LS Nguyễn Việt Hùng trả lời RFA về đề nghị bào chữa cho ông Đoàn Văn Vươn
    Gia Minh, biên tập viên RFA
    2012-02-03
    Thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra Thành phố Hải Phòng cho biết ông Đoàn Văn Vươn từ nơi giam giữ đã viết đơn đề nghị đích danh luật sư bào chữa.
    ...
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/detained-dvv-ask-f-lawyer-gm-02032012155108.html

    Trả lờiXóa
  28. Nông dân yêu nướclúc 22:48 4 tháng 2, 2012

    Tôi đã đọc hầu hết các bài báo cũng như commet của độc giả.có ý kiến cho rằng.anh vươn có thể kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền. Tôi cho rằng ý kiến đó là ngây thơ và mơ ngủ. Cứ xem người dân oan mất đất đổ về thủ đô thì biết. Riêng cá nhân tôi. Đúng 2 lần làm đơn kiến nghị.xong k hiệu qủa. Tôi đã tuyên bố sẽ liều chết để cho ra vấn đề thì lại hiệu qủa. Có lẽ diện tích đầm anh vươn qúa lớn và có giá trị nhiều chục tỷ nên các quan hoa mắt làm liều.

    Trả lờiXóa
  29. Làm sao bài viết này đến tay các quan chức đang tìm hiểu về vụ Tiên Lãng?

    Trả lờiXóa
  30. Không biết ông còn bao trận đánh lẫy lừng nữa đây , ông Ca?.lúc 23:32 4 tháng 2, 2012

    Giám đốc Ca là người mặc áo chống đạn cầm loa chỉ đạo “tác chiến” trực tiếp và là những người đầu tiên tiếp cận hiện trường.

    Phải biết hơn ai hết, đấy không phải là nơi có hầm ngầm, bong ke cố thủ mà là nơi sống của một gia đình lao động với quần áo, chăn màn, gường chiếu bàn tờ tổ tiên… (chắc chắc đại tá Ca hiện nay cũng có các bức ảnh đẩy đủ nội thất căn nhà, sau khi lực lượng công an đã làm chủ ).

    Bình:

    Như vậy đây là một trận đánh đẹp trong đời ông Ca- theo lời ông nói !.
    Ông đánh nhau với nồi niêu xong chảo và quần áo chăn màn cũ , bình Ga, Súng Hoa cải...của một gia đình Nông dân mà đã tự tâng bốc mình lên mây xanh.
    Như vậy mai sau nếu phải đối đầu với tàu sân bay của tầu thì ông sẽ choáng mất.

    Chắc chắn 10-20 năm sau các nhà làm phim và đạo điễn kịch sẽ làm phim vui ( cười)về ông, như phim Đông Ki Hô Tê đánh cối xay gió hay ông sẽ trở thành nhân vật phản diện trong phim Bí thư Kim Ngọc -Khoán 10.

    http://dantri.com.vn/c20/s20-107434/ong-kim-ngoc-co-bi-ky-luat-tu-toi.htm

    http://www.tienphong.vn/Phong-Su/526944/Nguoi-con-trai-ca-long-dong-cua-Bi-thu-Kim-Ngoc.html




    Không biết ông còn bao trận đánh lẫy lừng nữa đây , ông Ca?.
    Đánh nhau mà đối thủ của ông là dân nghèo thì sẽ không có cơ chiến thắng cho ông đâu.
    Nếu ông coi Nhân dân là kẻ thù thì ông đã đi trật đường rầy rồi.

    Trả lờiXóa
  31. Không biết nói lời nào nữa để tỏ lòng kính phục bài viết 3 phần của tác giả "Nông Dân", Và qua tác giả, xin nghiêng mình kính phục nhân dân Huyện Tiên Lãng, nhân dân thành phố Hải Phòng. Chưa bao giờ tôi đọc thấy những lỗi chính tả (do cách phát âm địa phương, như "báo trí", "đinh linh") mà lòng lại dâng lên niềm kính trọng và xúc động đến thế! Một lần nữa tôi tự hào là người Việt Nam, tôi tự hào vì hơn 70% dân số quê hương tôi là nông dân!

    Theo tôi, nếu trung ương thực tình muốn làm rõ sự thật, việc đầu tiên là ngưng chức ngay (dù là tạm thời) tất cả những lãnh đạo cao cấp của huyện Tiên Lãng và Xã Vinh Quang; cử một đoàn cán bộ trung ương về làm việc trực tiếp với dân dể nắm rõ đầu đuôi; và 4 bị can nhà họ Đoàn thì phải chuyển lên cơ quan điều tra trung ương với sự bảo vệ đặc biệt, không để họ bị giam ở CA Hải Phòng nữa.

    Trả lờiXóa
  32. Luật sư Nguyễn Cẩm - Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hải Phònglúc 23:55 4 tháng 2, 2012

    Luật sư Nguyễn Cẩm - Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hải Phòng:
    “Thu hồi đất của ông Vươn, không bồi thường là…trái luật”

    http://dantri.com.vn/c20/s20-562245/thu-hoi-dat-cua-ong-vuon-khong-boi-thuong-latrai-luat.htm

    Luật sư Nguyễn Cẩm: UBND huyện Tiên Lãng không tiến hành xem xét bồi thường theo luật định là không phù hợp với Luật đất đai và các văn bản dưới luật hiện hành

    Vấn đề ở đây là ông Đoàn Văn Vươn có lấn chiếm đất đai của hay không? Rõ ràng ông Vươn đã không lấn chiếm đất công và của người nào khác, mà ông này đã lấn biển, đầu tư nhiều tỷ đồng để trồng rừng chắn sóng, đắp đê mở rộng đất NTTS. Lẽ ra, ông này phải được chính quyền ghi nhận và thực hiện việc miễn thuế (áp dụng đối với người đi khai hoang lấn biển).

    Trả lờiXóa
  33. Bị cưỡng chế hơn một năm thì bố tôi mấtlúc 01:27 5 tháng 2, 2012

    "Năm 2004, huyện thu hồi đầm, chồng tôi làm đơn khiếu nại. Huyện bác đơn. Năm 2008, huyện tổ chức cưỡng chế. Một số người mang danh bảo vệ nhảy xuống đầm vơ vét thuỷ sản. Năm 2011 vừa rồi, xã cho đấu thầu. Người trúng thầu không đền bù cho chúng tôi chút gì".

    Anh Tân tiếp: "Suốt mấy năm trời đi khiếu nại, kêu cứu, bố tôi đêm không ngủ, ngày không ăn, lúc nào cũng buồn bực, uất ức. Bị cưỡng chế hơn một năm thì bố tôi mất".


    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/565570/So-ung-ho-Vien-benh-vuc-van-thua-tpp.html

    Trả lờiXóa
  34. Ông Thảo chết, đầm của ông cũng chết theolúc 01:34 5 tháng 2, 2012

    ông Lương Văn Trong - phó chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng - ngán ngẩm nói: “Ông Thảo chết, đầm của ông cũng chết theo, bởi cưỡng chế thu hồi rồi giao cho xã thì cả 70ha đầm này bị bỏ hoang hóa suốt hơn ba năm trời”.

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/476029/Vu-Tien-Lang%C2%A0Lanh-dao-Hai-Phong-gap-dan.html

    Trả lờiXóa
  35. Vụ cưỡng chế: Thủ tướng yêu cầu làm rõ 3 việclúc 01:46 5 tháng 2, 2012

    Vụ cưỡng chế: Thủ tướng yêu cầu làm rõ 3 việc

    "Tinh thần chung là xử lý đúng pháp luật. Tất cả các tổ chức, cá nhân nào đúng, sai đều công khai, minh bạch trách nhiệm, sai đến đâu, xử lý đến đấy.
    Kết quả cuộc họp này cũng sẽ được cung cấp thông tin công khai cho báo giới", ông Đam khẳng định.

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/59068/vu-cuong-che--thu-tuong-yeu-cau-lam-ro-3-viec.html

    Trả lờiXóa
  36. Ông Chuân cho rằng một số quan chức ở Trung ương về hưu nhầm lẫnlúc 02:56 5 tháng 2, 2012

    Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: "Ông Đặng Hùng Võ không biết cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn"?.

    Đó là phát ngôn của ông Vũ Hồng Chuân Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng trên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh vào sáng 3/2, tại thị trấn Tiên Lãng. Theo đó ông Vũ Hồng Chuân đã phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho cán bộ, đảng viên của huyện. Ông Chuân cho rằng một số quan chức ở Trung ương về hưu nhầm lẫn, còn ông Đặng Hùng Võ không biết cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn?.

    http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Noi-bat-ngay-43-Ong-Vo-khong-biet-cu-the-the-nao-ma-van-phat-ngon/105149.gd

    Trả lờiXóa
  37. Xin được nói lời cám ơn chân thành về bài viết "trí thức" của Tác giả Nông Dân. Qua bài viết tôi càng hiểu thêm bộ mặt thật của các cán bộ "trung kiên" Huyện Tiên Lãng, Xã Vinh Quang (tôi chỉ nói về kẻ xấu), Đại Tá Ca... Tôi nghĩ Tác giả có thể thành một nhân chứng quan trọng trong các việc xét xử sau này.

    Trả lờiXóa
  38. ông Dương Anh Điền, Phó bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND TPlúc 03:04 5 tháng 2, 2012

    Theo ông Khánh, những thông tin cho rằng việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng có những vấn đề chưa rõ ràng.
    Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng việc thu hồi đất của huyện là hoàn toàn đúng đắn và đúng thẩm quyền pháp luật.

    "Khi cưỡng chế có sử dụng lực lượng thì không những phải báo cáo UBND thành phố mà còn phải báo cáo thường trực thành ủy, phải làm hết sức thận trọng.
    Qua vụ việc này, UBND huyện Tiên Lãng cũng phải rút kinh nghiệm sâu sắc", ông Dương Anh Điền, Phó bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng nói.


    http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Noi-bat-ngay-22-Pha-nha-ong-Vuon-Chinh-quyen-noi-khong-dan-bao-co/104254.gd

    Trả lờiXóa
  39. http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/565570/So-ung-ho-Vien-benh-vuc-van-thua-tpp.html

    Trả lờiXóa
  40. Bài học ở Tiên lãng không chỉ ở mặt quản lý ruộng đất.quản lý hành chính,quản lý xã hội mà quan trọng hơn tất cả là bài học về công tác CÁN BỘ.Nếu có được đọi ngũ cán bộ có chất lượng về ĐỨC,TRÍ thì sẽ không thể xẩy ra những chuyện đau lòng cho xã hội.Tiếc thay hiện nay công tác cán bộ của chúng ta đang bị"đấu thầu hoá"như đấu thầu đầm,đìa nuôi trồng tôm thuỷ hải sản nên mới dẫn tới chất lượng CB vừa thiếu cả Tâm vừa kém cả Tầm.Cái mối nguy cơ do cơ cấu,định hướng,tạo nguồn,thiếu dân chủ với người dân,Đảng hoá mọi vị trí dẫn tới việc chạy chot,mua bán ghế đã dẫn tới đội ngũ quan chức tệ hai như thế.Cái này không chỉ xẩy ra ở riêng Tiên Lãng,HP mà phổ biến khắp toàn quốc dẫn tới môi trường XH ngày càng xấu,tình trạng bất an ngày càng cao,lòng tin của Nhân sân vào chế độ,lãnh đạo gần như bị mất hẳn,

    Trả lờiXóa
  41. Tôi cũng như đa số các bác, lẽ phải đang ở phía anh Vươn và bà con Tiên Lãng. Nhưng qua kinh nghiệm những diễn biến trong đất nước ta đã qua, chìm xuồng. Anh Vươn, anh Quý vẫn tù vẫn tội. Gia đình 2 anh vẫn sống vào giúp đỡ của đồng bào. Lãnh đạo xã huyện Tiên Lãng sẽ bị nghiêm túc kiểm điểm và điều động thuyên chuyển về tỉnh. Đất anh Vươn sẽ có người tiếp tục khai thác. Tiên Lãng lại chép miệng trở lại đời sống xưa.

    Trả lờiXóa
  42. chính quyền không phá nhà Anh Vươn, dân thì chắc chắn là không rồi. Vậy chỉ còn có lũ chó hoang phá thôi

    Trả lờiXóa
  43. Nhờ tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện hỏi ông chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng xem câu nói của ông ấy là việc cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng chỉ phải rút kinh nghiệm một cách sâu sắc thôi thì có đủ không và tại sao khi UBND huyện dồn dân đến chỗ buộc phải chống lại bằng hình thức bạo động thì họ bị bắt ngay và kết tội giết người.

    Ông Điền là Phó bí thư thành ủy, chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng mà nhận thức thế à.

    Đảng cộng sản Việt Nam thật quá đẹp.

    Trả lờiXóa