Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

CLB THĂNG LONG MỜI NGUYỄN XUÂN DIỆN NÓI CHUYỆN VỀ GIA PHẢ

Thưa chư vị,

Sáng nay, Lâm Khang đi hầu chuyện các cụ CLB Thăng Long ở số 2 phố Trần Bình Trọng, Hà Nội. Chuyên đề các cụ muốn tôi trình bày là về gia phả và cách thức viết một cuốn gia phả. Có khoảng trên 100 cụ đến dự buổi nói chuyện. 

Tôi cũng báo cáo với các cụ, ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (183 Đặng Tiến Đông, HN) hiện lưu trữ 264 cuốn gia phả. Cuốn gia phả của họ Trần ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, HN là cuốn có niên đại xưa nhất, được soạn vào năm 1533, ghi lại thế thứ mười đời từ Trần Thụ đến Trần Văn Kính. 

Trong 264 cuốn gia phả nói trên có cuốn ghi bằng chữ Hán, có cuốn ghi bằng chữ Nôm. Theo thống kê của GS. TS Nguyễn Xuân Kính thì về tên gọi, có 117 cuốn mang tên gia phả, 53 cuốn gọi là thế phả, 24 cuốn mang tên phả ký, 16 cuốn tộc phả, 5 cuốn ngọc phả, 4 cuốn phả hệ...Chỉ có 3 trên tổng số 264 gia phả được khắc in ván gỗ, còn lại là chép tay. Về độ dày, cuốn nhiều số trang nhất là Hương Khê Nguyễn thị gia phả 1200 trang viết tay. Đây là gia phả họ Nguyễn ở Hương Khê. Dòng họ này có nhiều người học giỏi. Có cuốn ít trang nhất là Giáo Dục xã Đỗ tộc phả của họ Đỗ ở tổng Đại An, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, chỉ có 6 trang. Gia phả gồm 100 trang trở lên có 123 cuốn. Trong số 264 cuốn gia phả thì có 162 cuốn có ghi tên người biên soạn, người viết lời tựa, trong đó có nhiều nhà khoa bảng, người giữ chức vụ cao trong nhà nước quân chủ: Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ, Phạm Đình Hổ. Về địa bàn phân bố, Thăng Long - Hà Nội là nơi có nhiều gia phả nhất, sau đó đến các tỉnh Hà Tây, Hải Dương, Nghệ An....
 
Ngoài thông tin trên, tôi cũng báo cáo với các cụ về các cuốn gia phả đặc biệt của Việt Nam (gia phả trên lụa, trên đá, gỗ; gia phả hoàng tộc; bí mật trong một số cuốn gia phả mà tôi có dịp tiếp cận, biên dịch...).

Buổi nói chuyện kéo dài từ 8h30 đến 10h. Các cử tọa lắng nghe chăm chú, và còn mong được nghe thêm các chuyên đề khác nữa, do Nguyễn Xuân Diện trình bày, như: Ca trù, Vai trò trí thức trong đời sống xã hội thời trước, tín ngưỡng dân gian Việt Nam...
 
Buổi nói chuyện kế tiếp, vào sáng ngày mai, do GS. Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương trình bày.

Nguyễn Xuân Diện kính trình.


31 nhận xét :

  1. " Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (183 Đặng Tiến Đông, HN) hiện lưu trữ 264 cuốn gia phả.", có cuốn nào về họ Đinh không bác Diện ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thư viện có lưu trữ 3 cuốn Gia phả họ Đinh bác ạ, trong đó có 2 cuốn gia phả họ Đinh Hà Tây và 1 cuốn của họ Đinh ở Hải Dương.

      Xóa
    2. Xin hỏi bác Diện có cụ nào còn quan tâm đến nỗi đau khổ của người dân nữa không?( thường thì khi nghĩ đến việc Gia phả là thỏa mãn với hiện tại và quan tâm về thế hệ mai sau)

      Xóa
  2. Chào Bác Diện,
    Trong 264 cuốn gia phả mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ,có cuốn nào về Họ Hứa không hả Bác Diện?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hii...câu hỏi của Bác làm tôi bối rối quá!

      Xóa
  3. Chào TS Nguyễn Xuân Diện!
    Tôi muốn hỏi bác Diện là trong 264 cuốn gia phả hiện lưu trữ ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có cuốn nào về họ Kiều không bác Diện ? Tôi họ Kiều quê ở quận Long Biên, rất mong có dịp được gặp bác Diện để tìm hiểu về Gia phả Họ Kiều, được không bác Diện!?
    Trân trọng
    Kiều Hải

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác, không có cuốn nào của họ Kiều bác ạ!

      Xóa
  4. Thưa Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện,
    Là người ai cũng muốn hiểu về tổ tông nhà mình. Giá như các bản Gia phả đó được đưa lên mạng để bà con mình tìm về cội nguồn của mình thì tốt biết bao. Tôi họ Trần, gốc ở thôn Đông Thiên, xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì (viết theo lý lịch cũ vì nay thành phường, thành phố hết rồi). Tra khắp trên mạng tôi không kết nối lại được tổ tông vì các trang mạng chia cắt nhau mà họ nhà tôi nghe nói to lắm, gần cả làng họ Trần. Tôi không biêt trong số 264 bản Gia phả của Viện Hán Nôm đang lưu giữ có bản nào của họ Trần không. Mong Tiến sỹ cho ý kiến hướng dẫn. Xin chân thành cảm ơn.
    Một người con họ Trần xa quê.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác, trong số 264 gia phả nói trên, có rất nhiều gia phả họ Trần. Nếu rảnh rang, mời bác quá bộ đến chơi, tra tìm để xem có cuốn nào của dòng họ Trần ở Thanh Trì không.

      NXD

      Xóa
    2. Tôi ở miền Nam Tiến sỹ ạ. Ngày 10 đến 17 tháng 2 này tôi sẽ có dịp ra cong tác ở Hà Nội. Rất mong Tiến sỹ cho diện kiến và được Tiến sỹ chỉ cho cách tiếp cận những cuốn Gia phả họ Trần ấy một cách nhanh nhất.
      xin gửi về email tqhai54@yahoo.com trước thì quý hóa quá.
      Trân trọng.

      Xóa
  5. CAO TẰNG TỔ KHẢO CHI TIÊN, NHẤT BÁCH TÚ TÀI TAM TỂ TƯỚNG
    ĐINH LÊ LÝ TRẦN VU HẬU, THẬP BÁT TIÊN SĨ NHỊ KHÔI NGUYÊN
    高層祖考之先一百秀才三宰将
    丁黎李陳于後十八進士二魁元
    Đó là cặp câu đối của dòng tộc họ Nguyễn ở Đà Lạt, họ Nguyễn nầy nguyên gốc Hà Tĩnh vào định cư ở làng Thái Phiên, gần trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, hồi trước năm 1975 tôi tuy trẻ tuổi, nhưng rất quen cụ Nguyễn Xuân Lâm, hậu duệ 4 đời của cụ Nguyễn Công Trứ, nghe cụ Lâm kể về một dòng tộc toàn khoa bảng như thế làm chúng tôi rất khâm phục

    Trả lờiXóa
  6. BÀI TẾ XUÂN THU CỦA HỌ NGUYỄN NHẤT THÔN CẨM PHỔ
    Viết
    Cung duy Tiên Tổ
    Thiết niệm Tiên Linh
    Nhân sanh hồ Tổ
    Mộc bổn Thuỷ Nguyên
    Tổ đức huy truyền. Tải vật chi công tối hậu
    Hàm hoằng quảng đại, bách thế chi đức cư tiên
    Khắc xương quyết hậu
    Hữu khai tất tiên .
    Ngưỡng bách niên tích khách chi cơ đức ân vĩ vĩ
    Dũ thiên tải bồi nhân chi chỉ, qua điệt miên miên,
    Miến kê cổ lễ vu quang thuỳ diễn,
    Hựu tải tân văn phát diệm do uyên
    Dịch xúc quần tâm vu hưng khởi
    Nhân cơ ngãi hiếu hạnh gia truyền
    Phú như thọ, thọ như tảng, vĩnh bão như sơn như hải
    Tử dự tôn, tôn dự điêt, trường ca tư ức tư thiên
    Tư nhân xuân tiết, thiết lễ kỳ an,
    Nguyện kỳ giáng lâm, giám thủ vi kiền
    Ngưỡng lại tổ đức phò trì chi đại huệ giã
    Cẩn cáo
    Tác giả Nho Sĩ NGUYỄN KHOA TRIỀN (1824 - 1911)



    DIỄN ÂM BÀI VĂN TẾ HỌ NGUYỄN NHẤT
    Công Tiên Tổ tô bồi thuở trước.
    Tưởng Tiên linh nhờ phước người xưa
    Công lao trải mấy nắng mưa
    Lập nên sự nghiệp kế thừa đến nay
    Ơn cao cả như cây Núi Thái
    Nghĩa bao la như nước Biển Đông
    Khó khăn nào có quản công
    Cơ đồ hưng thịnh non sông vững bền
    Con với cháu kế truyền mãi mãi
    Hiếu với trung tiếp nối đời đời
    Làm sao đúng mực con người
    Nên trang lịch sự nên người nghĩa nhân
    Trai xứng đáng học hành chăm chỉ
    Gái giữ gìn tính nết đoan trang
    Nhân ngày xuân kỵ thu thường
    Cầu ơn Tiên Tổ mười phương chứng lời
    Nguyện gia hộ cho đời hưng thịnh
    Nguyện phước từ nối cảnh bình an
    Ơn xưa Tổ Đức gia quang
    Đến nay dòng dõi vẽ vang lưu truyền
    Phò trì chi gia huệ giã
    Cẩn Cáo
    ---------------------------------------------------------------
    Phụng bút Linh Đàn

    Trả lờiXóa
  7. Thưa tiến sỹ Diện,

    Thường xuyên theo dõi blog của tiến sỹ, hôm nay tôi thấy rất vui vì những thông tin về gia phả mà tiến sỹ cung cấp cho mọi người. Là một người con đất bắc hiện đang sống trong Nam, tôi rất muốn được tìm về nguồn cội. Xin mạo muội nhờ tiến sỹ giúp đỡ để tôi có thể tìm được họ tộc của mình là họ Lê ở Chí Linh, Hải Dương, có Cụ Tổ của tôi làm tới tri phủ Thái Bình dưới triều Lê, sau chạy nạn vào Thanh Hóa. Tôi và dòng tộc xin cảm ơn tiến sỹ.

    Trả lờiXóa
  8. Chào anh Diện,

    Anh cho em hỏi ở Viện có cuốn gia phả nào về họ Đặng (làng Khúc Thủy, Hà Đông) và họ Đàm (Quảng Yên) không ạ.

    Không có dịp nghe anh Diện nói về cách viết gia phả, xin anh giới thiệu giúp các tài liệu online để em có thể tự tìm hiểu qua internet.

    Cám ơn anh nhiều và chúc anh sức khỏe.

    Trả lờiXóa
  9. Kinh chào TS Diện! Toi ở Hà Tĩnh( trước đay đa co dịp bai kien tien sinh ở nhà anh chi Tam ( Đoa- Thảo)Kim Giang.Nay toi muon hoi nhờ TS cho biet: Trong 264 cuon Gia pha luu ở Thư vien Han nom co cuon nao của dong họ Le Khac hoăc Le Trọng ơ Ha Tinh khong? Xin cảm ơn TS!

    Trả lờiXóa
  10. Hoan hô TS Diện. Rõ ràng TS đang được hậu thuẫn rất mạnh từ các "cụ"!
    Được biết CLB Thăng Long gồm rất nhiều cựu quan chức cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, sao lại mời TS Diện, một người từng bị CA tạm giữ vì tham gia biểu tình chống TQ nhỉ?
    Thú vị lắm đây...

    Trả lờiXóa
  11. Kính chào Tiến Sỹ
    Em ở tận miền nam. Cả gia đình năm 1954 di cư vào đây. Hiện các cụ đã về với tổ tiên ông bà hết. Em muốn hỏi tiến sỹ ở thư viện Hán Nôm có cuốn gia phả họ Vũ không ạ?
    Trước năm 1954 nghe nói ông bà em ở làng Nhân Hậu tỉnh Hà Nam Ninh gì đó

    Trả lờiXóa
  12. Tôi họ Vũ ở Đường Lâm, thưa Tiến sĩ trong thư viện Hán Nôm có cuốn gia phả họ Vũ không ạ? Xin Tiến sĩ tìm giúp. Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi! Lâu lắm mới gặp người đồng ấp! Xin Tiên sinh cho biết Tiên sinh ở làng nào vậy?

      Xóa
  13. Kính chào tiến sĩ!
    Tôi là người họ Uông. Từ lâu đã nghiên cứu tìm gia phả của dòng họ, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về xuất xứ, gia thế của ông tổ nhà tôi.
    Mong tiến sĩ giúp tôi, tìm giúp xem trong các cuốn gia phả có tại Viện Hán nôm có cuốn nào về dòng họ Uông nhà tôi không.

    Uông Thành Nhân kính mong tiến sĩ giúp cho.

    Trả lờiXóa
  14. Xuân Diện cho hỏi họ Nguyễn gồm mấy pho. Có pho nào họ Nguyễn Quảng Nam không.

    Trả lờiXóa
  15. " Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (183 Đặng Tiến Đông, HN) hiện lưu trữ 264 cuốn gia phả.", có cuốn nào về họ Hùng không bác Diện ?

    Trả lờiXóa
  16. Hoan hô các cụ ở CLB Thăng Long, Hà Nội! Kính mong các cụ duy trì và quảng bá thêm, làm lây lan thêm các sinh hoạt văn hóa đáng quí như thế này ở nhiều địa phương khác. Muốn khôi phục lại những giá trị văn hóa cổ truyền, lớp trẻ chúng cháu rất mong được sự giúp đỡ của các cụ, gương sáng của các cụ, và cả ký ức của các cụ nữa.

    Trả lờiXóa
  17. Bác Diện ơi, có cuốn gia phả nào của họ Đỗ ở Yên mỹ, tỉnh Hưng Yên không Bác?. Nếu có thể được Bác cho chúng em biết với. Cám ơn Bác nhiều

    Trả lờiXóa
  18. Tôi thấy nhiều người hỏi về gia phả của họ mình,tôi cũng muốn hỏi.Nhưng nhiều người hỏi quá thì Ts lấy đâu thời gian để trả lời.
    Theo ý kiến của riêng tôi,thì TS Nguyễn Xuân Diện nên đăng tên các cuốn gia phả cho nhiều người biết.Tôi nghĩ, chắc nhiều người cũng muốn biết gia phả,cội nguồn của dòng họ mình.Nếu không phiền thì mong TS chiều lòng trăm họ.

    Trả lờiXóa
  19. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  20. Các cụ ở họ em có đi nhận họ, nhưng em đối chiếu gia phả hai họ thì thấy không hợp lí nên mới viết bài này (http://honguyenduylacson.blogspot.com/2012/01/nhung-luan-iem-phan-bac-nguon-goc-ho.html). Hôm qua về ăn rằm em bị các cụ mắng cho té tát, nguy hiểm quá. Các cụ thì cứ thích ông Tiến sĩ nên nhận, nhưng em thấy mỗi đời cách nhau 13-14 năm là quá không hợp lí. Nói các cụ không nghe.
    Nhờ tiên sinh xem lí luận của em có ổn không ạ? Và bây giờ muốn các cụ ngồi suy xét thật phân minh thì nên làm như thế nào?
    Kính

    Trả lờiXóa
  21. Em cũng nhờ tiên sinh dịch hộ câu đối này ạ!
    http://honguyenduylacson.blogspot.com/2012/02/cau-oi-co-nha-tho-ho.html

    Trả lờiXóa
  22. Anh Diện ơi !

    Ngày xưa em có nhờ Viện Hán Nôm dịch gia phả họ Lê Huy ở Yên Định, Thanh Hoá (trước là Thiệu Yên) - mở đầu Gia phả có cụ Đặng Trần Côn đề tựa.
    Người trực tiếp giao dịch là cô Măng. Giờ không biết Viện còn lưu File bản dịch không anh nhỉ ?

    Nếu còn thì em có thể xin Copy một bản được không ?

    Trả lờiXóa
  23. Kính bác! Hay là để khỏi phải phiền lòng. Bác làm ơn đăng tên của những gia phả đó lên được không ạ.

    Trả lờiXóa
  24. Tôi họ Phạm, anh xem giúp có gia phả nào họ Phạm ghi về Cụ Tổ của họ tôi là Phạm Bá Kỳ từng là Tham Nghị Thừa Chánh Sứ Ti Kim Tri Phủ Sơn Tây Đẳng Xứ, sau đó vào miền Trung (Quảng Ngãi) năm 1940 thời vua Lê Thánh Tôn. Gia phả họ nhà tôi được 17 đời bắt đầu từ Cụ, nay chúng tôi rất muốn biết về gốc của mình trước đó mà chưa tìm được. Rất mong sự gúp đỡ của anh. Cám ơn anh!

    Trả lờiXóa