Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

THEO ANH BA SÀM ĐI KHẮP CÁC LỄ HỘI XUÂN NHÂM THÌN

Lời thưa,
Vì không có điều kiện tham dự nhiều lễ hội như mọi năm, năm nay Lâm Khang đành nhờ Anh Ba Sàm dắt đi hội trên internet. Mỗi ngày, NXD-Blog sẽ nhặt riêng các bài về Lễ hội trên trang Ba Sàm, lưu lại tại đây là để làm tư liệu. 

Ngày 7.2.2012:
- “Kịch bản” mới, phát ấn đền Trần… bình yên ngỡ ngàng (DV). – Muốn nhận ấn, phải đặt tiền công đức (!)(PLTP). - Mua ấn có hóa đơn (TN). - Thảnh thơi phát ấn đền Trần (NLĐ).
- Quá tải, biến tướng ở nhiều lễ hội (DV). - GS Ngô Đức Thịnh: Hãy trả lễ hội về cho cộng đồng (SGGP).
Đi chùa, người Việt không hiểu về Phật giáo (VNN).
- Về Hội Lim nghe “chị Hai nhí” hát… xin tiền (TT/ DV).
Bất ngờ thú chơi “lộc sót” sau Tết của người Hà Nội (GDVN).
- Chùa chiền là chốn ăn chơi? (DV).
Hôm nay, Hội An miễn vé tham quan các di tích tín ngưỡng (TT).
- Đặng Khánh Cường: NGÀY THƠ CỦA AI ? (Trần Nhương).
Ngày 6.2.2012:
- Hàng rào sắt quanh đền Trần trước giờ phát ấn (TT).  – “Chặt chém” tại đền Trần (TN).   - Du khách tới lễ khai hội đền Trần giảm (TN).   – “Tập đoàn cái bang” đổ bộ Khai ấn đền Trần (GDVN). – Còn nhiều bất cập xung quanh lễ hội đền Trần(Tầm nhìn).  - Khai ấn Đền Trần: Cướp đồ thờ cúng (TP). - Khai ấn đền Trần: Du khách “chầu chực” trong mưa rét (LĐ). - Tràn lan “quốc ấn” đền Trần (NLĐ).
Khôi hài kỷ lục Hội Lim? (VNN).  - Hội Lim – có còn giữ được nét văn hóa truyền thống? (VTV).   – Lễ hội và biến tướng (PLTP).  – “Mặc cả với Phật”! (Bee).   – Sợ quá… ông “thần tài”! (NLĐ). “Hắn xông vào nhà vồ lấy ông địa đặt trên trang thờ hôn lấy hôn để rồi chìa tay xin tiền. Mình không cho thì hắn nằm giãy đành đạch giữa nhà. Còn mấy kẻ đi theo hắn đánh trống điếc cả tai!”.  – “Đinh tặc” tung hoành mùa lễ chùa bà (TN).
- Ra Hòn Đỏ xem lễ tục Lỗ Lường (Gió-o).
- Ba miền vào hội thơ (TT).  – NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT: THONG DONG TRẨY HỘI THƠ (Lê Thiếu Nhơn).  – Thăm Hội Thơ Xuân 2012 Tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Bà đầm xòe).  – NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ X: TUYỆT VỜI…NHƯNG “Chỉ buồn một điều – có lẽ đây là nỗi buồn của riêng Trần Nhương – là không được nghe bài thơ hào sảng “Nam quốc sơn hà nam đế cư” như 9 ngày thơ trước. Sao vậy nhỉ ? Có lẽ BTC thấy có điều gì nhạy cảm nên vắng tiếng thơ hùng khí Việt ấy…” (Trần Nhương).  - Ngày thơ VN thành ngày hội thi ca quốc tế (TN).
Ngày 5.2.2012:

Ngày 4.2.2012:
Ngày 3.2.2012:
– Nói về các giải pháp đưa lễ hội vào nền nếp, GS sử học Nguyễn Khắc Thuần: Hãy trả những gì của dân gian về với dân gian (LĐ).
Ngày 2.2.2012:

- Phỏng vấn 3 nhà nghiên cứu: TS Nguyễn Hồng Kiên, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn và nhà sử học Nguyễn Duy Chính, từ California: Lễ hội đền Trần : Hào quang quá khứ, lo âu hiện tại  –  (RFI).



7 nhận xét :

  1. Đọc mệt xỉu...nhấm nháp từ từ vậy.
    Cảm ơn TS

    TH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày trước đảng lãnh đạo :bao nhiêu đền chùa đều phá hết vì cho là mê tín dị đoan,là tàn dư của phong kiến nay thì đổ tiền của vô vàn để làm lại đền chùa rồi bao nhiêu là lễ hội nữa ,nghĩa là sao bác Diện hè? Em IQ thấp nên không hiểu ra làm sao cả

      Xóa
  2. xa hoi loan lac, te nan me tin o mien bac tran ngap. Dang tiec moi dia phuong deu lam dung le hoi de thu tien va hanh nghe me tin di doan. Rat buon lai co nhung quan chuc cao cap tham du cho nen su me tin, truyen thong van hoa bi danh mat.

    Trả lờiXóa
  3. Đang tính chạy qua trang Ba Sàm "thu hoạch" các bài báo về lễ hội Tết mà bác Diện đã làm giùm rùi, cám ơn bác nhiều lắm. Tiếc là các báo đều chỉ ghi nhận những lễ hội ở miền Bắc, không thấy miền Trung và miền Nam nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Công việc bù đầu, mình cũng không có điều kiện đi nhiều. Đúng là TS. Cách này hay lắm! .Chúc vui, khỏe. Xin cám ơn!

    Trả lờiXóa
  5. Xin Bác Diện cho HH đăng bài ni.

    Tại sao lễ hội thoái hóa nhanh như đang thấy?

    Đó là biểu hiện bề mặt của sự hụt hẫng về nền tảng tư tưởng và văn hóa dân tộc. Cái cũ cha ông xây dựng bao đời đã lỡ phá đi rồi. Cái mới đem về vận dụng mấy chục năm xem ra không ăn thua, không hợp thời nữa. Cái phần mềm điều hành xem ra lỗi nặng nhưng đành phải bám víu, xài tạm nên chấp nhận phương án nhờ các tay lập trình viên học bổ túc vá lỗ hổng. Một số miếng vá là vải cũ, nâu xanh. Một số miếng mới đỏ vàng, lòe loẹt. Miếng giống ta, miếng giống Tây, miếng giống Tầu, miếng giống Nhật, giống Hàn. Cả dân tộc mặc cái áo văn hóa vá chùm vá đụp. Kẻ vô tư hay bọn vô lại thấy thế là sành điệu, là quốc tế là kết hợp Đông-Tây, là hôn phối của truyền thống và hiện đại. Người ưu tư, ưu thời mẫn thế thấy tủi hổ trước thói cộng sinh nhố nhăng của lai căng và cổ hủ, của hiếp dâm văn hóa. Truyền thống ngàn đời đẹp hồn nhiên như cô thôn nữ đã bị bọn đầu nậu văn hóa đầu đất hiện đại bắt làm gái đứng đường, ngửa tay xin những đồng xu nhơ bẩn của các tay chơi kinh tế thị trường. Quốc hồn quốc túy như nàng công chúa ngủ quên trong rừng sâu không có hoàng tử hiện đại nào đủ dũng mãnh đến đánh thức nàng dậy. Ý thức quốc gia, cộng đồng, tinh thần tự tôn dân tộc rủ rê nhau say mèm trên bàn nhậu.

    Quay lại cái cũ, chỉ thấy phục hồi mê tín. U mê, mê muội, mê tín dẫn dắt người ta đi vào mê lộ của mê cung lễ hội. Nhân dân mê tín một, quan chức/vợ quan chức mê tín 10/100. Vì sao? Vì của cải tài sản họ có được không do tài năng, lao động mà do quyền lực và quan hệ quyền lực tạo ra. Của đến dễ dàng như từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên. Nó là thành quả của những giao dịch bất nhân, của những hành vi phi pháp và tội ác. Giàu thế, sang thế, nhưng sống trên đống của cải phi pháp, phi nhân, phi nghĩa như thế, người ta có cái cảm giác bất an, bất ổn, bất thường và khiến tâm trí họ bất định, gây lo âu, sợ hãi, nhiều khi là ám ảnh. Không biết ngày nào quyền lực hết. Không biết ngày nào tài sản ra đi. Liệu có kế gì bền rễ sâu gốc không. Quanh đi quẩn lại chỉ còn phép thắng lợi tinh thần. Ta không có tài, sao nhiều của thế? Đó là số mệnh, là lộc trời, là phúc phận của nhà ta, dòng tộc ta. Ta hưởng nó là lẽ đương nhiên. Thần thánh, Trời, Phật phù hộ ta nên ta mới có được thế. Không phải muôn dân đem lộc cho ta mà là các thế lực siêu nhiên, trên đầu trên cổ ta phù trợ ta nên ta dẫu vô tài bất tướng vẫn vin cành vinh hoa phú quý. Nhớ ơn cõi u u minh minh đó, ta lập đền, lập miếu, lập đàn, lập tế. Lấy lòng đấng bề trên ta mở mang lễ hội, phát ấn, phát bùa, phát chú… Ta mê tín thì thủ túc nào tránh khỏi. Chúng cũng cầu danh, cầu lợi. Chưa ban phát danh thực, quyền thực, chức thực thì ta cũng cho chúng danh ảo, quyền ảo, chức ảo. Hãy để chúng nuôi hy vọng trong mê tín và vì mê vọng đó mà can tâm phục vụ ta, theo ta không rời ta bao giờ.

    Trả lờiXóa
  6. Em tặng bác cái link này, để bác xem "nhà nghiên cứu" kếch sù trả lời phỏng vấn của Vietnamnet.

    http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/5892...-dao-phat.html

    Em chỉ muốn nhổ vào hai chữ "nghiên cứu" của cái thằng nhà báo. Khổ là dân mình cũng lắm thành phần, nhưng sao nó lại vơ "người Việt" vào một rọ với lũ hối lộ thánh thần để trục lợi như thế?

    Trả lờiXóa