Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP: KHÔNG THỂ IM LẶNG!

Không thể im lặng

Nguyễn Quang Lập

Về cú đạp vào mặt người biểu tình có cả vạn người lên tiếng. Mình đã nói rồi vẫn muốn nói thêm nữa.  Nhưng đọc bài viết  của giáo sư Chu Hảo yêu cầu của nhà văn Nguyên Ngọc mình thấy đã quá đủ, không phải nói gì thêm. Gs Chu Hảo đã rất đúng khi ông nỏi : “Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là “vì dân, của dân” sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.”

Nói đến thế mà người ta vẫn” im lặng đáng sợ” thì thử hỏi nói thêm để làm gì? Bó tay chấm com rồi.

 Đau nhất là  sự “im lặng đáng sợ” của  báo chí nước nhà. Vì sao mà im lặng, có gì đâu mà im lặng? Chả phải bao nhiêu lần báo chí đồng thanh cất tiếng về những hành động phạm pháp của công an đó sao?  Bao nhiêu lần báo chí im lặng trước  những gì cần phải lên tiếng, mình đều cố tìm những lý do để thông cảm. Nhưng lần này thì không hiểu nổi. Nếu lần này mà báo chí không lên tiếng thì không được, không thể được. Im lặng lần này chẳng những chúng ta đang tự tố cáo  báo chí nước này không phải của dân, sinh ra không vì lợi ích của dân. Ok, cứ cho là vậy đi. Nhưng sự im lặng lần này chúng ta cũng đang tự tố cáo báo chí không phải của Đảng, càng không phải lực lượng truyền thông bảo vệ chế độ. Người mới vào nghề báo nửa ngày cũng thừa biết việc trấn áp, khủng bố biểu tình vừa qua chính là đang đẩy chế độ ta đến bờ vực thẳm. Biết như vậy mà im lặng là tại làm sao? Nói thật nhé: đó là sự  im  lặng của cơ hội.

Để rồi xem, nếu chế độ này chẳng may sập tiệm thì báo chí nước nhà lại chẳng đồng thanh ca ngợi chế độ mới, ra sức khai quật chế độ cũ để mà chửi bới. 

Mình nói cấm có sai.

Ai cũng vì miếng cơm manh áo, vì sinh mệnh chính trị mà buộc phải im lặng. Nhưng việc gì cũng có giới hạn của nó. Không biết giới hạn của nó ở đâu hoặc là kẻ vô tri hoặc là người khiếp nhược. Cả hai loại người đó đều dễ thông cảm. Sợ nhất là lũ cơ hội.

P/s: Chả cần giấu diếm, Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản ấn phẩm có hình đường lưỡi bò rất duyên dáng (hình như là sách dạy tiếng Trung thì phải). Đấy nhé, mọi người cứ hỏi nội gián ở đâu! (Theo Hồ Huy)


Nguồn: Quê Choa-blog.
 
Đọc tiếp...

TRỊNH HỮU LONG: VỀ CHUYỆN "ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO"


Về chuyện “Đã có Đảng và Nhà nước lo”

Trịnh Hữu Long

Đã 7 Chủ nhật trôi qua, cộng đồng mạng Việt Nam đã có một chủ đề nóng để mải miết bàn luận. Một đất nước, hay nói cho chính xác là nhiều thế hệ người Việt Nam ngày nay đang tập làm quen với biểu tình và những khái niệm cơ bản liên quan đến nó, như cha ông họ cũng đã từng làm quen trước năm 1945. Những giá trị được thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia phát triển đang được chúng ta mổ xẻ để tìm ra câu trả lời riêng của mình, âu cũng là lẽ tự nhiên và sự thận trọng cần thiết. Từ đó, nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau ra đời. Tôi cũng có một vài quan điểm rời rạc của mình và muốn chia sẻ quan điểm đó như góp một tiếng nói nho nhỏ vào cuộc tranh luận sôi nổi này và cũng để hoàn thiện quan điểm của mình hơn. Tuyệt nhiên tôi không dám đánh giá thấp những ai có quan điểm khác tôi và càng không dám áp đặt nó cho bất kì người nào. Hy vọng chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở và sẵn sàng chấp nhận những phản biện gay gắt có thể đến. 

Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau: từ chú công an ngồi trên xe chĩa loa ra ngoài cho đến các bác trật tự phường đã có tuổi, từ anh công an khu vực đến tận nhà, tận cơ quan nhắc nhở hay những người bạn vốn dĩ bình thường chỉ nói chuyện phiếm với nhau. 

Có rất nhiều người tin chắc rằng đó là lý do đúng đắn và những người biểu tình cần phải về nhà. Nhưng tôi thì lại trộm nghĩ thế này:

1. Xét về mặt logic, chuyện Nhà nước lo về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện. 

2. Xét về mặt pháp lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia là nghĩa vụ Nhà nước phải làm và biểu tình là quyền chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhà nước được nhân dân bầu lên và đóng thuế duy trì để thay mặt họ quản lý xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân không đi xin Nhà nước lo cho họ mà cái chuyện "lo" đấy là chuyện đương nhiên Nhà nước PHẢI LÀM. Và tất cả những quy định pháp luật nào trái với quyền biểu tình được quy định tại điều 69 Hiến pháp đều không có giá trị pháp lý. 

3. Xét về mặt lịch sử, chưa từng có thắng lợi nào của Đảng và Nhà nước mà không phải trả giá bằng máu và nước mắt của nhân dân. Hàng trăm ngàn người đã hi sinh, hàng triệu người đã xuống đường biểu tình dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 15 năm giành độc lập dân tộc (1930 - 1945). Tôi không biết trong những cuộc biểu tình của nhân dân suốt 15 năm đó, có khi nào Đảng nói rằng "Đã có Đảng lo" hay không? Hay là Đảng mới là người tích cực tuyên truyền và phát động nhân dân xuống đường?

9 năm kháng chiến chống Pháp sau đó đã có 300 nghìn người lính đã hi sinh, 500 nghìn người khác bị thương để làm nên kết cục cuối cùng là chiến thắng Điện Biên Phủ, có khi nào Đảng và Nhà nước nói "để chúng tôi lo" không? 

Và nếu chỉ có Đảng và Nhà nước lo, thì 1,1 triệu người lính đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những ai? Ai là người đã kêu gọi họ ra trận và để lại tuổi thanh xuân của mình ở đấy?

Xét cho cùng, vị trí lãnh đạo của Đảng hiện nay đã được xây dựng và củng cố bởi sự hi sinh của hàng chục triệu người và hàng ngàn cuộc biểu tình. Do đó, nhân dân không đáng phải nghe cái câu "Đã có Đảng và Nhà nước lo" như một sự ban phát và càng không đáng bị tước mất cái quyền biểu tình mà nhờ đó Đảng có được như ngày hôm nay.

4. Xét về mặt quản lý xã hội, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Ai đang lo khi nhân dân các vùng sâu vùng xa phải tham gia "giao thông đường dây" để qua sông bao nhiêu năm qua? Ai đang lo khi giữa thế kỷ 21 mà 240 nghìn nông dân Thanh Hóa phải đứng trước nguy cơ chết đói? Ai đang lo khi hàng chục triệu người hàng ngày ra đường và đối mặt với nạn tắc đường? Ai đang lo khi chỉ cần một cơn mưa nhỏ là phố phường cũng hóa những con sông? 

Chắc nhân dân sẽ sung sướng lắm, khi mỗi lần bị cắt điện, có đại diện của Đảng và Nhà nước phát biểu "đã có Đảng và Nhà nước lo". Còn các bà nội trợ chắc cũng không thấy phiền lòng khi có Đảng và Nhà nước lo làm sao cho mỗi lần họ đi chợ mua rau không giống như huấn luyện viên đi mua cầu thủ. Tôi cũng chưa từng thấy ai nói rằng "Đã có Đảng và Nhà nước lo" khi các thế lực tội phạm hoành hành cuộc sống của nhân dân, càng không thấy ai nói điều đó khi hàng trăm công nhân Trung Quốc mang ống nước đến đập phá nhà cửa và đánh trọng thương công dân Việt Nam ngay trên đất Việt Nam.
[...]
Còn thực tế thì sao? 

5. Xét riêng trong vấn đề biểu tình, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo. Đó là soạn thảo và ban hành Luật biểu tình, đó là đảm bảo cho công dân được thực thi quyền biểu tình đã được Hiến pháp thừa nhận, đó là đảm bảo an ninh cho đoàn biểu tình, đó là đưa tin về các cuộc biểu tình một cách đầy đủ và trung thực trên báo chí, vân vân và vân vân... Nếu có thế lực nào đó có âm mưu lợi dụng lòng yêu nước của đoàn biểu tình để gây phương hại đến lợi ích xã hội, thì việc của Đảng và Nhà nước phải lo là phát hiện và ngăn chặn bọn họ. 

Nhưng cho đến cuộc biểu tình ngày 17.7 vừa qua, tôi mới chỉ thấy Đảng và Nhà nước "lo" được một việc, đó là ngăn chặn công dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước. 

Đừng trách nhân dân đã không cố hiểu Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào, bởi Bộ Ngoại giao đã từ chối lời thỉnh cầu của 18 vị nhân sĩ trí thức hàng đầu về việc công khai nội dung chuyến công du Trung Quốc của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Như vậy thì nhân dân biết Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào?

Tôi thực sự muốn nói rằng: đất nước này là của gần 90 triệu người Việt Nam, hàng chục triệu người đã đổ xương, đổ máu, đổ mồ hôi để có được dải đất hình chữ S này, vì vậy đừng nói rằng, chỉ có Đảng và Nhà nước mới có quyền được lo.
.
Hà Nội, ngày 22.7.2011
.
*Bài do tác giả gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!

Đọc tiếp...

NGUYỄN QUANG THẠCH: CÚ ĐẠP VÀ NHỮNG CÂU HỎI

Một đôi tân hôn gặp và tham gia biểu tình tại Hà Nội sáng 12.6.2011. Ảnh: Mai Kỳ
CÚ ĐẠP VÀ NHỮNG CÂU HỎI
Nguyễn Quang Thạch

Mấy ngày qua cư dân mạng đã truyền đi những hình ảnh của cú đạp vào người biểu tình vào ngày 17/7 trên thế giới ảo với tốc độ chóng mặt. Tiếng lành đồn xa mà tiếng dữ cũng đồn xa. Trên xe buýt, trong quán cà phê….và thậm chí những người xe ôm đã góp phần truyền tin về cú đạp đến nhiều thính giả hơn.
Cầu mong rằng  không có những phóng đại, suy diễn và bịa đặt dành cho ngành công an bởi những người thiếu bình tĩnh và cực đoan thông qua cú đạp lịch sử này. Vì rằng những sự phóng đại, suy diễn và bịa đặt sẽ không những không tốt cho ngành công an mà còn không tốt cho cái xã hội vốn đang đầy rối ren này.
Cũng mong rằng khi mọi người khi trút căm giận lên tác giả cú đạp và những hành động không mấy thiện cảm gần đây của một số cán bộ công an thì cũng nên nghĩ đến những chiến sỹ đã bỏ mạng vì chống tội phạm ma túy, tội phạm hình sự khác…
Về phần tôi, Cú đạp giữa thanh thiên bạch nhật đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ, tuy nhiên, tôi chỉ nêu vấn đề ở dạng câu hỏi.
(i) Liệu có thanh niên nào bị cơ quan quở trách vì việc đi biểu tình của bạn ấy đã làm xáo trộn các hoạt động của cơ quan?
(ii) Liệu có thanh niên nào bị cơ quan cho nghỉ việc vì đã tái diễn nhiều lần đi biểu tình và đã gây các rắc rối tiếp diễn cho các cơ quan?
(iii) Liệu có người mẹ nào bị con cái phản đối khi bỏ tiền túi mua nước cho người biểu tình để nhận được những nghi ngờ vô lối?
(iv) Liệu có em sinh viên nào bị đuổi học vì đã đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước không? Bố mẹ những sinh viên bị đuổi học có nhận đúng thông tin là do đi biểu tình mà bị đuổi học hay lại nhận các loại thông tin khác để các em bị oan ức và tuyệt vọng?
(v)  Liệu có cặp vợ chồng nào xung đột và dẫn đến ly dị vì một trong hai người đã tham gia biểu tình không?
(vi) Liệu có chủ nhà nào cắt hợp đồng thuê nhà vì người thuê đã đi biểu tình không?
(vii) Liệu có người đi biểu tình nào lại bị ngã xe hoặc bị ném những thứ nguy hại vào nhà không?
Nếu những câu hỏi trên có câu trả lời là KHÔNG thì rất tốt.  
Nếu câu trả lời là CÓ thì chắc chắn một số trong những người kia sẽ không vui, một số sẽ bực tức, một số sẽ căm giận và một số sẽ tuyệt vọng. Tất cả những trạng thái tình cảm đi từ không vui đến tuyệt vọng ở trong mỗi công dân sẽ không bao giờ tốt cho chính quyền và xã hội. Họ sẽ trở những người cực đoan và bất hợp tác với chính quyền. Chẳng có xã hội nào tốt đẹp nếu có quá nhiều thành phần (vốn dĩ họ là những công dân tử tế) trở nên những công dân bất mãn và chống đối chính quyền cả.  
Chắc chăn CÚ ĐẠP không làm cho Trung Quốc chấm dứt gây hấn nhưng hệ quả nhãn tiền của nó đã không những làm cho người bị đạp căm tức mà hàng triệu người khác đã có chung phản ứng. Theo nhãn quan của giáo sư Chu Hảo thì “….Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.
Nó hết sức nguy hiểm còn bởi vì, qua hình ảnh này, toàn thế giới đang nhìn ta nghi ngại: liệu có nên làm bạn với một chính quyền có lực lượng an ninh đối xứ tệ hại như vậy với nhân dân mình?....
Tệ hại hơn, khi những quốc gia tiến bộ không muốn chìa tay với chúng ta thì thằng khốn Trung Quốc lại ve vãn bằng các lợi thế của nó để đất nước ta phụ thuộc nó sâu hơn và rộng hơn. Số phận dân tộc sẽ đi về đâu nếu sự phụ thuộc toàn diện xảy ra? Vô hình chung, CÚ ĐẠP đang tạo nhiều cơ hội cho Trung Quốc cả trên và trên biển.
Mong rằng chính quyền hiện tại cần học các bài học đã và đang xảy ra ở quanh ta:
-  Những chính quyền kém cỏi thì lấy đàn áp để trị dân và đã bị dân đáp trả thích đáng. Hình ảnh quốc gia ngày một xấu đi, xã hội thì hỗn loạn. Cảnh sát thì nhiều nhưng tội phạm vẫn nhan nhản.
-  Những chính quyền bình thường thì biết đưa cháo cho dân nghèo trong lúc hấp hối. Vì thế, dẫu sao vẫn lôi kéo được một số người về với chính quyền.
-  Chính quyền giỏi thì biết điều hòa các nhóm lợi ích; lấy minh bạch và giải trình làm thước đo tiêu chuẩn con người và xã hội. Bởi thế, họ đã quy phục những kẻ chống đối về với mình và đương nhiên xã hội đó nhân văn và cường thịnh. Singapore là một điển hình của chính quyền giỏi.
Hơn bao giờ hết, ngành công an cần làm một cuộc khảo sát để đo phản ứng dân chúng về những sự việc liên quan đến các cuộc biểu tình chống Tàu cũng như đo suy nghĩ của người dân về chính ngành của mình để đưa ra các giải pháp tổng thể trong việc xây dựng lực lượng thực sự gần dân và dành được sự tin yêu của dân chúng.  Đặc biệt, nếu có biểu tình tiếp diễn thì tuyệt đối không để tái diễn tình trạng như 2 chủ nhật gần đây.
*Bài viết do tác giả gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
 
Đọc tiếp...

NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TIẾP TỤC LÊN TIẾNG VỀ VỤ ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH


Nhiều người đã lên tiếng về việc công an đánh người biểu tình yêu nước ở Hà nội ngày 17-7 vừa qua; riêng tôi, tôi cũng không thể không có tiếng nói của mình. Ảnh và clip được phổ biến trên mạng là bằng chứng không thể chối cãi, và bất cứ ai đã xem không thể không muốn thét lên vì phẫn nộ.

Đến nay đã có thể xác định danh tính, chức vụ, địa chỉ làm việc của cả hai kẻ đã hành hung dã man đồng bào yêu nước của mình ấy, một thượng tá, một đại úy công an quận Hoàn Kiếm. Viên thượng tá mặc áo trắng đứng trên xe đưa tay hằm hằm chỉ huy. Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn! Ác ôn đánh đập đồng bào mình thì phải bị trừng trị. Là công an, ăn lương của dân, là đầy tớ của dân, ngang nhiên đánh dân tàn bạo, càng phải bị trừng trị. Đánh dân yêu nước, chỉ có mỗi một tội là biểu lộ lòng yêu nước, chống ngoại xâm, nhất thiết phải bị nghiêm trị. Nghiêm trị công khai. Đây không còn là chất vấn, mà là đòi hỏi bức thiết của mọi người đối với những người có trách nhiệm: Bộ trưởng Bộ Công An và lãnh đạo Bộ này nói chung, Bí thư, Chủ tịch Hà Nội, Giám đốc và lãnh đạo Công an Hà Nội, Công an Hoàn Kiếm.

Nếu sự việc này không được giải quyết một cách nghiêm minh, rõ ràng, thì đừng đòi hỏi ai còn có lòng tin!
Nguyên Ngọc







Đọc tiếp...