Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

BÁC GỐC SẬY TRUY VẤN BÀ PHƯƠNG NGA (BNG)

 

IEM NGA & BỘ NGOẠI GIAO KHÔNG CUNG CẤP THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ?

Đây là NGUYÊN VĂN Thông báo tại cuộc họp báo thường kỳ lần thứ 10 năm 2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đăng trên mofa.gov.vn:


Bộ Ngoại giao
Vụ Thông tin Báo chí
HỌP BÁO THƯỜNG KỲ LẦN THỨ 10
(Hà Nội, ngày 07  tháng 7  năm 2011)
THÔNG BÁO
1. Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội thảo “Bộ Ngoại giao trong tương lai” tại La Hay, Hà Lan từ 10 – 11/7/2011
   Nhận lời mời của Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Hà Lan Ed Kronenburg, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội thảo “Bộ Ngoại giao trong tương lai” lần thứ hai được tổ chức tại La Hay, Hà Lan từ 10-11/7/2011. Dự kiến, tại hội thảo, đại diện Bộ Ngoại giao của các nước sẽ thảo luận về vai trò, cơ cấu của Bộ Ngoại giao và chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn trong việc phát huy vai trò của Bộ Ngoại giao trong tình hình hiện nay.
2. Trại hè thanh thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài:
   “Trại hè Việt Nam” lần thứ 8 với chủ đề “Tiếp bước Lý Tự Trọng” dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 07 – 24/7/2011 tại cả ba miền Bắc – Trung – Nam với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu thanh niên, sinh viên kiều bào từ gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo chương trình, Lễ khai mạc sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội và Lễ Bế mạc sẽ diễn ra tại Đồng Nai. Trong thời gian diễn ra Trại hè, các đại biểu sẽ tham dự nhiều hoạt động ý nghĩa như: chào Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, thăm các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch và giao lưu với thanh niên tại các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai v.v…
   “Trại hè Việt Nam” là hoạt động thường niên do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm tạo điều kiện để thanh niên, sinh viên người Việt Nam ở nước ngoài về nước gặp gỡ, giao lưu với thanh niên trong nước; là cơ hội để tìm hiểu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của đất nước; trau dồi tiếng Việt; giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”; học hỏi về lịch sử, văn hóa dân tộc.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Câu hỏi:
Đề nghị bình luận về kết quả bầu cử Hạ viện tại Thái Lan vừa qua?
Trả lời:
  “Đây là sự kiện lớn trong đời sống chính trị của nhân dân Thái Lan. Là nước láng giềng có quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Thái Lan và cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam chúc mừng nhân dân Thái Lan đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Hạ viện ngày 03/07/2011. Việt Nam luôn mong muốn Thái Lan ổn định và phát triển vì lợi ích của nhân dân Thái Lan, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới”./.
  2. Câu hỏi:

Sắp tời tàu Hải quân Hoa Kỳ sẽ cập cảng Đà Nẵng, theo Bà hoạt động này có ý nghĩa như thế nào tới sự phát triển quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ?
Trả lời:
  “Từ ngày 15 – 21/07/2011, 03 tàu hải quân Hoa Kỳ (tàu USS Preble, tàu USS Chung Hoon và tàu USNS Safeguard) sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hằng năm và đã được hai bên thỏa thuận từ trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn.
  Để giúp cho các bạn thông tin một cách chính xác, tôi xin nói lại đây không phải là cuộc tập trận hải quân như một số báo chí đưa tin mà đây là hoạt động giao lưu định kỳ giữa hải quân hai nước.
  Cũng như mọi năm, các bạn phóng viên có thể tham dự đưa tin một số hoạt động như lễ đón, họp báo về chuyến thăm, các cuộc chào xã giao lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng và Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân, các hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, tham quan tàu, giao lưu.
  Các bạn phóng viên Việt Nam có ý định đưa tin hoạt động này đề nghị đăng ký với Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng. Các bạn phóng viên nước ngoài đề nghị đăng ký với Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao”.
  3. Câu hỏi
   Gần đây báo The Age của Ốt-xtrây-lia có thông tin về vụ việc của hai công ty Securency và Note Printing Australia, trong đó có liên quan đến một số quan chức của Việt Nam. Cho đến nay Chính phủ Ốt-xtrây-lia và chính phủ Việt Nam có những liên hệ gì để làm rõ vụ việc này? Chính phủ Ốt-xtrây-lia có đề nghị chính phủ Việt Nam hợp tác để tìm kiếm bằng chứng về vụ việc này hay không?
Trả lời:
  “Chúng tôi đã được phía Ô-xtrây-li-a thông báo về việc bắt giữ 06 công dân Ô-xtrây-li-a bị tình nghi đã hối lộ để giành được hợp đồng in tiền tại một số quốc gia.
 Việt Nam sẵn sàng hợp tác với phía Ô-xtrây-li-a để điều tra, làm rõ và xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam”./.

Cho chắc ăn, nhà cháu không chỉ copy/past mà chụp luôn PrintScreen:

Thật khó tin 1 cuộc họp báo mà chỉ có NHÕN 03 câu hỏi và trả nhời. Nhưng biết lấy thông tin ở đâu bi zờ?

May quá, lúc 16g40 ngày 07/7 /2011, báo GDVN đăng tin “Bộ Ngoại giao: Không thông tin về việc tàu Trung Quốc định cắt cáp“. Khi nhà cháu tìm đọc thì bài đó không còn. “Bác Gúc” bảo:

404 – Bài viết #6784 không thể tìm thấy
Bạn không có khả năng truy cập trang này vì:
  1. một mục đánh dấu/ưa thích quá cũ
  2. một công cụ tìm kiếm đã quá cũ
  3. gõ sai địa chỉ
  4. Bạn không có quyền truy cập trang này
  5. Tài nguyên được yêu cầu không được tìm thấy
  6. Một lỗi đã xảy ra khi thực hiện yêu cầu của bạn.
Xin hãy thử một trong những trang sau:
Trang chủ
Nếu tình trạng diễn ra tiếp tục,hãy liên hệ vói người quản trị hệ thống của trang web!
Bài viết #6784 không thể tìm thấy

Lại may là vưỡn còn bản cachehttp://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:MyjDgJlnQ3wJ:giaoduc.net.vn/quoc-te/43-tu-lieu/6784–b-ngoi-giaov-vic-mt-tau-tq-nh-ct-cap-thm-do-tau-vn-hom-306.html+Kh%C3%B4ng+c%C3%B3+th%C3%B4ng+tin+t%C3%A0u+TQ+%C4%91%E1%BB%8Bnh+c%E1%BA%AFt+c%C3%A1p+t%C3%A0u+Vi%E1%BB%87t+Nam&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-a&source=www.google.com.vn

Bộ Ngoại giao: Không thông tin về việc tàu Trung Quốc định cắt cáp
Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 16:40
(GDVN) - Trong cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức chiều ngày 7/7/2011,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP với nội dung:
“Tại sao cho tới thời điểm này phía Việt Nam vẫn chưa thông báo chính thức nào về sự kiện ngày 30 tháng 6 vừa qua một tàu Trung Quốc định cắt cáp thăm dò của một tàu của Việt Nam?”
Cáp của tàu thăm dò Việt Nam từng bị tàu Trung Quốc cắt.
Trả lời câu hỏi này, bà Nguyễn Phương Nga cho biết: “Chúng tôi (Bộ Ngoại giao Việt Namkhông thông tin về việc bạn hỏi”.
Trong một câu hỏi khác của phóng viên AFP nội dung như sau: “Liệu trong bao lâu nữa Chính phủ Việt Nam sẽ cho phép người dân tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc sau một loạt các sự kiện người dân Việt Nam tiến hành tuần hành trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự kiện thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã tới thăm Trung Quốc trong tháng 6 vừa qua?”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Cuộc họp báo hôm trước tôi cũng đã từng nói, đây là phản ứng của người dân Việt Nam trước những sự kiện gần đây diễn ra trên Biển Đông”.
Tinliên quan:
  • Tàu Trung Quốc tiếp tục trắng trợn cắt cáp tàu Việt Nam
  • Tàu Trung Quốc lại cắt cáp qua lời kể của cán bộ Tập đoàn Dầu khí
  • Hình ảnh tàu Trung quốc cắt cáp tàu Việt Nam
  • Vụ cắt cáp tàu Bình Minh của VN, TQ muốn “nắn gân”, “dằn mặt” cả Mỹ
Nguyễn Hường (Ghi)

Không nhẽ phóng viên Nguyễn Hường GHI SAI nên bài mới bị BÓC?

TUY NHIÊN, lúc 08g40 ngày hôm nay 08/7/2011 báo SGTT lại đăng tin Không có thông tin tàu TQ định cắt cáp tàu Việt Nam (bấm vào lại ra bài có tít là “Việt Nam ủng hộ nỗ lực xây dựng lòng tin ở Biển Đông

SGTT.VN – Trong buổi họp báo thường kỳ chiều 7.7 tại Hà Nội, người phát ngôn bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, Việt Nam ủng hộ các nỗ lực xây dựng lòng tin và hợp tác vì hoà bình ổn định ở Biển Đông khi tham dự diễn đàn an ninh khu vực ARF sắp tới tại Indonesia.

Buổi hoạt động phối hợp huấn luyện khắc phục các sự cố trên tàu chiến John S. McCain thuộc Hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ trong thời gian thăm Đà Nẵng từ 10 – 14.8.2010. Ảnh: Trung Hưng
Bà Nga nói, Việt Nam chủ trương phát huy hơn nữa công cụ, cơ chế khu vực hiện có như hiệp ước thân thiện (DAC), tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC). Hội nghị cấp cao ASEAN 18 tiếp tục khẳng định ASEAN sẽ phấn đấu nhằm sớm hoàn tất quy tắc DOC và sớm xúc tiến xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Hãng tin AFP hỏi tại sao Chính phủ Việt Nam chưa tuyên bố về sự việc ngày 30.6, một tàu Trung Quốc định cắt cáp tàu Việt Nam, bà Nga nói: “Chúng tôi không có thông tin về việc này”.
Nói về nhận thức chung về Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc tại cuộc họp giữa thứ trưởng bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và uỷ viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc ngày 25.6 tại Bắc Kinh, bà Nga nói, Việt Nam và Trung Quốc đã khẳng định quyết tâm gìn giữ hoà bình ở Biển Đông, tuân thủ nghiêm nhận thức chung giữa hai nước là duy trì hoà bình ở Biển Đông, duy trì cơ chế đàm phán trên biển, căn cứ các nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác nhận bao gồm công ước Luật biển 1982 (UNCLOS). Trong quá trình đó hai bên cùng nỗ lực gìn giữ hoà bình ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa và mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý với phương pháp “dễ trước khó sau” tăng cường hợp tác về nghiên cứu hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thuỷ văn, thăm dò khai thác trên biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, hải quân thăm lẫn nhau và xây dựng cơ chế thông tin.
Về việc Philippines đang nhờ Mỹ giải quyết vấn đề gay cấn ở Biển Đông, bà Nga cho rằng, đây là quyết định của Philippines. Quan điểm của Việt Nam là hoà bình, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông là mối quan tâm chung và lợi ích chung của tất cả các nước. Mọi nỗ lực tích cực, xây dựng của các bên liên quan nhằm duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông đều được hoan nghênh.
Nói về hoạt động giao lưu hải quân Việt Nam và Mỹ ngày 15.7 tới, bà Nga cho hay, từ 15 – 21.7, ba tàu hải quân Mỹ sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hàng năm nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo, trao đổi chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn giữa hải quân hai nước chứ không phải là tập trận hải quân.
Đề cập tới việc một số tờ báo nước ngoài đưa tin về nghi vấn một số quan chức của Việt Nam liên quan đến vụ hối lộ của công ty Securency, người phát ngôn bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với phía Úc để điều tra làm rõ vụ việc và Việt Nam sẵn sàng xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Chính phủ Úc cũng đã thông báo với Việt Nam về việc cảnh sát liên bang bắt giữ sáu công dân nước này bị cáo buộc hối lộ các quan chức nước ngoài để giành hợp đồng in tiền polymer ở một số quốc gia.
Thiên Bình

Nghĩa là ÍT NHẤT đã có 02 câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP và trả lời của iem Nga đã KHÔNG XUẤT HIỆN trong Thông báo tại cuộc họp báo thường kỳ lần thứ 10 năm 2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đăng trên mofa.gov.vn.

1- Tại sao cho tới thời điểm này phía Việt Nam vẫn chưa thông báo chính thức nào về sự kiện ngày 30 tháng 6 vừa qua một tàu Trung Quốc định cắt cáp thăm dò của một tàu của Việt Nam?

TRẢ LỜI: “Chúng tôi (Bộ Ngoại giao Việt Namkhông thông tin về việc bạn hỏi”.

2- Liệu trong bao lâu nữa Chính phủ Việt Nam sẽ cho phép người dân tiến hành biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc sau một loạt các sự kiện người dân Việt Namtiến hành tuần hành trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự kiện thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã tới thăm Trung Quốc trong tháng 6 vừa qua?”

TRẢ LỜI: “Cuộc họp báo hôm trước tôi cũng đã từng nói, đây là phản ứng của người dân Việt Nam trước những sự kiện gần đây diễn ra trên Biển Đông”.

Nhân đây, nhà cháu xin được BÊNH iem Nga:

Trả lời AFP, iem Nga VẪN khẳng định lại điều đã nói hôm 23/6, rằng  “Những hành vi của các tàu của Trung Quốc vừa rồi đã gây nên bức xúc lớn trong dư luận nhân dân Việt Nam. Sự việc diễn ra trong những ngày cuối tuần vừa qua cũng đã thể hiện điều này.

Đây là đoạn cuối Thông báo tại cuộc họp báo thường kỳ lần thứ 9 năm 2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao  đăng trên mofa.gov.vn ngày 24/6/2011:
Câu hỏi:
 Trong ba ngày Chủ nhật vừa rồi, có hàng trăm người tụ tập trước Đại sứ quán Trung Quốc và Tổng lãnh sự tại TP HCM để phản đối những hành vi gây hấn ở Biển Đông. Xin bà cho biết bình luận của Việt Nam về vấn đề này.
Trả lời:
Những hành vi của các tàu của Trung Quốc vừa rồi đã gây nên bức xúc lớn trong dư luận nhân dân Việt Nam. Sự việc diễn ra trong những ngày cuối tuần vừa qua cũng đã thể hiện điều này. Chúng tôi khẳng định lại là chủ trương của Nhà nước Việt Nam là giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế./.

NHƯNG khi phóng viên tờ Financial Times hỏi MÓC (Hơ, tòi ra câu hỏi và trả nhời thứ ba):

Một số tin tức tôi nhận được từ các báo Việt Nam như báo Sài Gòn giải phóng đưa tin về việc các nhóm chính trị như Việt Tân hiện nay đang lợi dụng tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc để tiến hành các hoạt động lôi kéo, lợi dụng người dân gây rối. Theo bà, các hoạt động của nhóm này có ảnh hưởng gì tới Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hay không?

Thì Iem Nga mới bảo:

Về câu hỏi liên quan đến những thông tin trên một số báo chí Việt Nam nói về âm mưu cũng như ý đồ của nhóm Việt Tân, tôi nghĩ, báo chí Việt Nam với tinh thần trách nhiệm của mình đã nêu lên một hiện tượng là Việt Tân đang có ý đồ lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân Việt Nam trước những hành của phía Trung Quốc xâm phạm tới chủ quyền của Việt Nam để kích động nhân dân Việt Nam có những hành vi chống lại Nhà nước.
Trên thực tế, Việt Tân cũng luôn luôn lợi dụng mọi tình huống, mọi vấn đề nảy sinh để phá hoại, tìm cách phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Nhưng những âm mưu, ý đồ và hành động của họ đều thất bại
“.

Nhà cháu không được đọc thông tin của báo SGGP (tra bét nhè ngay ở mục tìm kiếm của báo này cũng không ra), nhưng phải chăng điều báo này phản ánh là ở trong Sài Gòn, chứ ở Hà Nội nhà cháu chả thấy Việt Tân đâu cả. Hay như khẳng định của anh Ba Sàm là “hoàn toàn không thấy biểu hiện có sự can dự của tổ chức, đảng phái hải ngoại nào trong cả năm bảy cuộc biểu tình

Mà iem Nga cũng đã khẳng định “những âm mưu, ý đồ và hành động của họ đều thất bại“. Tức là VT đã không kích động-xúi dục được ai cả.
Chỉ buồn là các Chủ nhật sau bức xúc lớn trong dư luận nhân dân Việt Nam TP.HCM đã không được THỂ HIỆN.

Tuy nhiên, chốt lại nhà cháu vưỡn thấy là IEM NGA & BỘ NGOẠI GIAO ĐÃ KHÔNG CUNG CẤP THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ về cuộc họp báo thường kỳ lần thứ 10 năm 2011 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 07/7/2011

Hậu quả nhỡn tiền của việc ÍT NHẤT 03 câu hỏi và trả nhời nói trên không được thông tin việc là iem Nga bị CHỤP MŨ là ĐÃ CHỤP MŨ cho những người đi biểu tình là tay sai VT.

Bắt chước iem Nga, nhà cháu hoan hô báo chí Việt Nam với tinh thần trách nhiệm đã nêu thêm thông tin !
5 tệp đính kèm — Tải xuống tất cả tệp đính kèm (nén cho )   Xem tất cả ảnh  
thông cáo báo chi 07-7-11.jpgthông cáo báo chi 07-7-11.jpg
356K   Xem   Tải xuống  
thông cáo báo chi 07-7.jpgthông cáo báo chi 07-7.jpg
891K   Xem   Tải xuống  
GDVN 07-7 cache.jpgGDVN 07-7 cache.jpg
548K   Xem   Tải xuống  
SGTT 09-7a.jpgSGTT 09-7a.jpg
575K   Xem   Tải xuống  
BNG 23-6 copy.jpgBNG 23-6 copy.jpg
187K   Xem   Tải xuống  
Đọc tiếp...

Ý KIẾN CỦA CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH VỀ CUỘC GẶP VỚI BỘ NGOẠI GIAO


Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh tiếp đón Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng. (Xuân 2011)

Thưa chư vị,
Đêm qua, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc đã về đến Hà Nội, sau kỳ nghỉ hè.

 Về việc trả lời Kiến nghị: Yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc, do 18 vị nhân sĩ trí thức ký tên, ý kiến của cụ như sau:

1. Đề nghị Bộ Ngoại giao phải cử 01 Thứ trưởng tiếp các nhân sĩ trí thức.

2. Kiến nghị này chỉ hỏi về việc "Ngoại giao", không hỏi về vấn đề "Biên giới", nên việc Bộ cử một cán bộ là Phó trưởng Ban Biên giới của Bộ chủ trì việc này là không thích hợp. Phải là một Thứ trưởng.

* Cùng chiều nay, chúng tôi nhận được ý kiến của Giáo sư Phạm Duy Hiển như sau:

- Bộ Ngoại giao cần phải có Giấy mời hoặc Thư Mời chính thức. Không mời qua điện thoại hoặc nhắn (không có văn bản) qua Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải.

*Các Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, và Nguyễn Xuân Diện cũng có ý kiến như Giáo sư Phạm Duy Hiển.

*Thư của Nhà văn Nguyên Ngọc gửi Nguyễn Xuân Diện:

Ngày 10-7- 2011
Kính gửi anh Nguyễn Xuân Diện,

Tôi đã nhận được thông báo của luật sư Trần Vũ Hải về việc gặp Bộ Ngoại giao để nghe trả lời về Kiến nghị của chúng tôi đối với cuộc gặp giữa Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và phía Trung Quốc. Tôi không có địa chỉ của luật sư Trần Vũ Hải nên xin nhờ anh chuyển đến luật sư ý kiến của tôi như sau:

Tôi đang ở xa nhưng nếu cần thiết sẽ thu xếp để về dự. Tuy nhiên tôi nghĩ chỉ có thể đến dự khi có giấy mời chính thức của Bộ Ngoại giao, chứ không thể chỉ được gọi đến qua một cú điện thoại.

Hơn nữa chúng tôi không hỏi về chuyện biên giới để nghe một vị Phó ban Biên giới trả lời. Chúng tôi muốn được nghe ý kiến trả lời của vị Thứ trưởng đã gặp phía Trung Quốc để từ đó có bản “Thông tin báo chí chung” đã gây bất bình rộng rãi trong dư luận những ngày qua.  

Xin nhờ anh chuyển lại luật sư ý kiến của tôi, và mong được trả lời. Xin rất cám ơn anh.

Kính mến,
Nguyên Ngọc
Đọc tiếp...

THÔNG TIN TỪ HÀ NỘI

09h30, Nhà hát Lớn HN. Ảnh: Nguyễn Xuân Diện

Sáng nay, xung quanh khu vực ĐSQ TQ và nhất là Vườn hoa Lenin, các lực lượng an ninh vẫn triển khai đầy đủ, rầm rộ. Dây thừng trắng đã dùng bữa trước nay đã nhuốm màu ...chinh chiến vẫn được giăng ngang đường Điện Biên Phủ.

Không có cuộc biểu tình hay tụ tập nào được hình thành. Tại Nhà hát lớn HN, trên thềm là mấy bác an ninh đang đứng gác, ở bên dưới là các loại biển cấm.

09h27: Anh Vũ Quốc Ngữ bị bắt giữ, hiện chưa rõ ở đâu.
Trang Anh Ba Sàm cho biết: 10h15′  -  Có tin một số người đã bị bắt liên quan tới biểu tình. Tin chính xác có ông Ngô Duy Quyền, chồng LS Lê Thị Công Nhân đã bị bắt, hiện đang bị giữ tại Công An Hà Đông.

Sáng sớm, HN trời vần vũ mây. Mưa bóng mây lác đác. Bây giờ là 10h30 bắt đầu hửng nắng. 

Mời chư vị đọc thêm bài: "Mai tôi không đi biểu tình" của BS Phạm Hồng Sơn.

Trích 01 đoạn:
Thú thực là từ tối đến giờ tôi cứ suy nghĩ mãi về việc ngày mai có nên “biểu tình” hay không, nếu đặt giả thiết mình là người được ra quyết định về vấn đề này vì mới có một diễn biến mới khá hay. Vào lúc sát nút (đầu giờ tối nay, 09/07/2011) phía chính quyền đã có một “thiện chí”, đúng hơn là một “nhượng bộ” trước yêu cầu kiên quyết của một số nhân sỹ, trí thức về việc Em Phương (người đọc tuyên cáo ngày 3/07 tại Nhà Hát Lớn) bị mời đi làm việc. 

Trước đó, các nhân sỹ, trí thức đã xác quyết sẽ bày tỏ “biểu tình” mạnh hơn nếu Em Phương vẫn bị mời vào ngày mai (10/07/2011). Vậy, khi chính quyền đã có “thiện chí” như thế thì người biểu tình cũng nên có một “thiện chí” đáp lại thì hay hơn. Đó cũng là cách thể hiện của người quân tử theo Nho Giáo và cũng đúng với lý thuyết hiện đại về dân chủ cần phải xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau (mutual trust) giữa các bên, nhất là các bên đang không tin lẫn nhau.

“Biểu tình” thì không biểu tình hôm nay thì có thể biểu tình hôm khác, tuần khác, tháng khác, còn rất nhiều thời gian và những vấn đề khác để biểu tình. Nhưng cơ hội để xây dựng “lòng tin” thì rất hiếm, và nếu lỡ hôm nay thì sẽ rất khó cho tương lai. Vậy, ngày mai (10/07/2011) nên không “biểu tình” thì hay hơn, mọi người sẽ cùng tận hưởng những phút giây đặc biệt “chủ động không biểu tình” và cũng là để các anh chị em an ninh, dân phòng, cảnh sát cơ động,v.v.” và cả “chính quyền vì dân” được một Chủ Nhật đỡ căng thẳng, dù đó là chỉ là cái căng thẳng chả cần thiết.

Vậy, đối với riêng tôi, tôi sẽ không đi biểu tình vào ngày mai 10/07/2011.

12h57': 
Trang Anh Ba Sàm điểm tin:

11h30′ – Cảnh sát dẹp biểu tình ở VN: Police break up S. China Sea rally in Vietnam (AFP). Theo bài báo này, có ít nhất 10 người bị bắt, trong đó có 1 cameraman.

Nguyễn Xuân Diện bác bỏ thông tin có liên quan đến Nguyễn Xuân Diện trong bản ghi âm tường thuật của ông Nguyễn Khắc Toàn nói với RFA.  Các cơ quan an ninh nếu có băn khoăn gì, muốn làm rõ vấn đề này, xin mời đến gặp tôi tại 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội vào tất cả các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần (khi đến, xin mang theo giấy tờ hợp lệ). 

 
Bất ngờ các biểu ngữ viết tay được giơ lên (Ảnh: NVCL)

 
Cảnh sát dồn đoàn biểu tình tới góc đường Nguyễn Tri Phương – Trần Phú 
và bắt đầu trấn áp (Ảnh: NVCL)

 
Người thanh niên này bị bắt sau khi đã rời đoàn biểu tình chừng 200m (Ảnh: NVCL)

 
Toàn cảnh bắt người yêu nước (Ảnh: NVCL)


Đọc tiếp...

HÌNH ẢNH BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TQ TẠI BERLIN

Người Việt tại Berlin biểu tình phản đối Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông 


Hôm nay 9/7/2011, hàng trăm người Việt Nam sống tại Đức tập hợp tại quảng trường Potsdamer Platz ở thủ đô Berlin vào đầu buổi chiều biểu tình phản đối những hành động gây hấn cũng như bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Những người tham gia biểu tình mang các biểu ngữ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, hay phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời mang theo những lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ Việt Nam. Trả lời phỏng vấn với Thụy Mi hôm qua, ông Lê Hồng Cường, truởng ban chỉ đạo giải thích lý do vì sao họ chọn quảng trường Potsdamer Platz làm nơi tập hợp.
.

  • Còn nữa, Tạp chí Hương Việt sẽ cập nhật ảnh và video sau.
Quảng trường Potsdamer Platz, Ảnh Lê Chương








  • Ảnh Lê Chương, tapchihuongviet.eu

 Nguồn: Người Việt.

Đọc tiếp...