Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

TIN CUỐI NGÀY: 10 NGƯỜI CHẾT TRONG LỐC XOÁY VÀ MƯA BÃO

10 người chết vì lốc xoáy, mưa bão

 

Đến chiều tối 24/6, mưa lớn, lốc xoáy đã khiến 10 người thiệt mạng, 80 người bị thương, hơn một nghìn nhà bị giật sập hoặc tốc mái. Đêm 24/6 bão đổ vào Hải Phòng - Nam Định và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão Haima đang hướng thẳng vào Bắc Bộ

Hà Nội ngập trước khi bão đến

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Hiến, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng cho biết, trận lốc xoáy chiều tối 23/6 đã khiến 7 người thiệt mạng. Trong đó có 5 người bị sét đánh, một người bị gió lốc đẩy xuống ao chết đuối và một thai phụ bị cây đổ đè lên người.

* Ảnh: Lốc xoáy tàn phá tại Hải Phòng

Người dân xã An Lư, Trung Hà (Thủy Nguyên) cho biết, cuối buổi chiều, khu vực này bầu trời sầm tối, nổi sấm sét, mây đen kịt vần vũ. Đến khoảng 17h tại khu vực cuối xã Trung Hà, giáp ranh với xã An Lư bỗng bất ngờ xuất hiện một cơn lốc xoáy, hình chiếc phễu, gió rít mạnh, tốc độ cực lớn quét dọc qua khu vực xã An Lư đến gần bờ bắc Sông Cấm, phạm vi 500 m, kéo dài 3 km với sức gió kinh hoàng. Sau đó, những cơn mưa như trút nước.
.
Ảnh: Tuấn Tú.
Người dân xã An Lư thu dọn đồ đạc tại một căn nhà bị lốc xoáy giật sập. Ảnh: Tuấn Tú.

Tuy chỉ xảy ra trong ít phút song cơn lốc để lại hậu quả kinh hoàng. Đi đến đâu lốc xoáy tàn phá nhà cửa, vườn tược, công trình công cộng và hệ thống cơ sở hạ tầng đến đó. Hơn 1.000 căn nhà, phòng học bị tốc mái hoặc giật sập; hàng trăm cây xanh, cột điện cao thế, hạ thế bị gãy đổ. Nhiều gia đình bị cuốn bay vật dụng, gia súc...

Ngoài những người thiệt mạng, tại xã An Lư (Thủy Nguyên) có khoảng 80 người bị thương, một nửa trong số này bị thương nặng. Theo ông Lê Văn Hiến, đến chiều 24/6, cơ bản hiện trường nơi lốc xoáy tàn phá đã được thu dọn. Nhiều căn nhà đã được lợp lại mái. Điện lưới tại khu vực này đã được khôi phục.

Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định cho biết, có 3 người bị sét đánh chết do dông lốc từ ảnh hưởng của bão. Trận lốc xảy ra ở huyện Nam Trực vào tối 23/6 đã làm tốc mái 54 căn nhà. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi người bị sét đánh chết 4 triệu đồng.

Ở Nam Định, mưa xuất hiện từ tối 23/4 và kéo dài trong ngày 24/6 với lượng mưa phổ biến 120 mm. Riêng huyện Nam Trực mưa trên 200 mm. 
.
Ảnh: NCHMF.
Sau khi đổ bộ vào tối nay, bão suy yếu thành áp thấp và gây mưa lớn ở nhiều tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ảnh: NCHMF.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, chiều 24/6, bão Haima đã tiến sát ven biển các tỉnh Hải Phòng - Nam Định với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.

Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam với tốc độ 10-15km mỗi giờ, đi vào đất liền trong đêm nay và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sáng 25/6, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên khu vực các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ với sức gió giảm xuống cấp 6, giật cấp 7. Sau đó, áp thấp tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tiến sang vùng Thượng Lào vào chiều 25/6.

Ảnh hưởng của bão khiến vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-10; biển động mạnh kèm có mưa rào, dông mạnh; trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Ninh Bình có gió mạnh từ cấp cấp 6 trở lên; nam đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5-7. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa từ mưa vừa tới rất to và rải rác có dông. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Do ảnh hưởng kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam ở khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7.

Đến 13h ngày 24/6, lượng mưa đo được ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 50-100mm, môt số nơi cao hơn như: Phủ Liễn (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình) trên 130 mm; trung tâm Hà Nội: 120 mm, Yên Định (Thanh Hóa) 140 mm; Bái Thượng (Thanh Hóa): 160 mm... Ở đảo Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Cô Tô (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; ven biển Quảng Ninh-Thái Bình cấp 5-6, giật cấp 7-8.

Tại Nghệ An, 3 tàu cá bị đánh chìm do chiều tối 23/6, một người hiện vẫn mất tích.

Lê Thanh - Nguyễn Hưng
Nguồn: VNExpress.
Đọc tiếp...

CÙNG LÉN ĐỌC NHẬT KÝ ĐỂ NGỎ CỦA NHÀ BIÊN KỊCH HỒNG NGÁT

Sexy, Sexy và Sexy ...thư gửi nhà văn Thùy Linh
Nguyễn Thị Hồng Ngát

Mình đã định (và đã viết lời khai mở blog này) rằng chỉ viết cho mình thôi không đụng chạm đến chuyện xã hội bởi ...rất mệt. Nhưng hôm nay đọc được bài viết của nhà văn Thùy Linh (TL) Sexy tất cả trừ lòng yêu nước trên blog của Thùy Linh (do trannhuong.com đưa lại) mình thấy rất xúc động và thấy TL nói rất thẳng, rất đúng và rất dũng cảm. Mình đọc và xem Thùy Linh viết nhiều, bạn hiện lại là Phó GĐ TTSX phim TH thuộc VTV, có quyền hành đưa nhiều tập KB vào SX nhưng từ trước đến giờ hầu như mình và TL rất rất ít chào hỏi trò chuyện dù cả hai đôi khi đều có mặt trong một cuộc họp nào đó.Ngày trước biết nhau cùng học ở Nga, mình bên VGIK, bạn bên Goorki nhưng cũng chẳng có quan hệ gì...Nói vậy để thấy sự cảm phục bạn, đồng tình với những ý kiến của bạn trong bài viết là rất khách quan.Là xúc động và cảm phục từ đáy lòng mình.

Tất cả những điều bạn nói thực sự đang tràn ngập trên mạng.Cứ vào mục xã hội sẽ thấy thật kinh khủng.Nào vợ đốt chồng, cắt của quí của chồng rồi mẹ ném con xuống giếng, rồi CA đánh cháu 11t toét cả đít, cháu phát sốt lên phải nhập viện, nào cảnh phạm tội tuổi teen bị phạt tù 12 năm, 20 năm...Cảnh trót nhỡ sinh con rồi ném bỏ con ở cửa chùa, bỏ con vào thúng vẫn còn nguyên dây rốn đem đi rao...Nhỡn tiền cảnh bé Thiện Nhân đấy, chỉ vì sự nông nổi dẫn đến vô lương tâm của người mẹ trẻ vứt con sơ sinh ở ngoài vườn để xúc vật ăn mất 1 chân và mất cả bộ phận sinh dục của bé dẫn đến cảnh mấy năm nay mẹ nuôi của bé- chị Trần Kim Anh- một phụ nữ từ bi và dũng cảm đã cùng cả xã hội gồng mình xúm vào chạy chữa cho Thiện Nhân mà cũng chỉ khôi phục cho cháu được phần nào...Những cụ già không nơi nương tựa vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh...Mới đây thôi trên Cảnh sát toàn cầu có bài viết cũng rất xúc động và thương tâm về 3 bố con người dân tộc Mông sống nghèo khổ,cơ cực trên núi cao, cháu bé không quần áo, thằng anh 7 tuổi đã phải còng lưng cõng củi xuống núi bán lấy 10,000d mua được 2 gói mì tôm mang về nuôi cả nhà.Người đọc đặt câu hỏi: Chính quyền nơi đây không có ư?Sao không một chút quan tâm nào đến gia đình khốn khổ đó?Ủy ban bảo vệ thiếu niên và nhi đồng ở đâu ? Họ biến đi đâu hết cả rồi? Hay thành lập ra các ủy ban này cốt để họ kiếm tí chức vinh thân phì gia để lấy cớ leo cao hơn vào những vị trí khác có bổng lộc hơn?Cũng bao nhiêu cảnh các cô gái trẻ của chúng ta bỏ quê hương đi lấy chồng xứ người. Gặp người tốt thì ít mà đa phần toàn ông già, tâm thần , nghèo kiết ế vợ bên nước họ...Đã vậy còn bị đánh đập, giết chết...Chao ôi, các Hội phụ nữ từ xã, huyện, tỉnh đến T.Ư họ có biết?Họ đã làm được những gì để hạn chế những vấn nạn đó? Những cảnh đời lầm than ấy nhìn và gặp nhiều lắm ở ngoài xã hội.Sao vậy?Khoảng cách giàu nghèo ngày một nhiều. Thật chua xót. Nhưng chua xót hơn là sự VÔ CẢM của con người. Giết người- vô cảm ( giết người đã kinh, còn có gan ngồi xẻ thịt, chặt từng khúc...thì sự vô cảm , nhẫn tâm còn phaỉ gọi bằng cụ!!).Lấy nhau - vô cảm ( lấy là lấy, nhắm mắt nhắm mũi vào lấy, đui què mẻ sứt cũng được, chẳng quen biết gì cũng không sao!).Trước một hiện tượng tham nhũng, làm thất thoát vài chục tỷ đồng của Nhà nước- vô cảm. Không ai được nói đến, đụng đến để giữ sự yên bình giả vờ cho các vị có chức sắc không bị ảnh hưởng đến uy tín và cái ghế.Vô cảm đến mức sợ cả những kẻ xấu, kẻ có tội vì sợ bị trả thù. Hèn đến mức đã không dám lên tiếng lên án  kẻ ăn cắp, mà hèn hơn , còn dám quay lại trách người đã nhìn thấy kẻ ăn cắp và kêu toáng lên nó ăn cắp kìa!?Sao lại kêu?Kêu để làm gì?Người Việt với nhau cả,xấu chàng hổ ai? Nó ăn cắp của Nhà nước chứ có ăn cắp của anh đâu?Những đảo lộn về đạo đức như thế có được loại vào dạng sexy 100% không hở Thùy Linh?Sexy  này còn kinh sợ hơn các em trẻ đẹp lộ hàng một tí để câu móc độc giả ở trên mạng nhiều. Sexy một cách trần trụi  về nhân cách, về sự thoái hóa xuống dốc cần báo động  cấp số nhân!!!
 
Mấy ngày liền mình thấy mọi người đi biểu tình biểu thị lòng yêu nước chống TQ xâm phạm chủ quyền ở biển đông.Thấy các anh chị ấy thật dũng cảm.Các bloger đưa tin rất cập nhật.Mình nhìn thấy hình ảnh anh CA mặc thường phục cắp nách bạn trai trẻ vì đi biểu tình đưa về đồn.Trông vừa giận vừa buồn cười. Nói điều này với anh bạn bên ngành CA, anh ấy bảo các anh ấy buộc lòng phải diễn như thế vì còn ngoại giao với bạn!!!Chứ lòng vả có khác gì lòng sung!! Nói thì biết vậy. !Ôi, mong sao CA không nên làm như thế với đồng bào mình thì vẫn tốt hơn.
 
Mình, như đã nói, nhiều lúc cũng muốn yên thân, co mình lại để chỉ làm thơ tình thôi, những bài thơ nặng về thất vọng, trách móc anh anh em em một tí cho đỡ buồn.Nhưng phải nói là bài viết của bạn đã làm mình bừng tỉnh đấy.Các bạn văn xuôi có khác, sắc bén hơn đám làm thơ nhiều.À quên, bác Nguyễn Trọng Tạo tuy làm thơ viết nhạc nhưng cũng hay có ý kiếnsắc bén đấy chứ! Âu cũng là do tùy từng tạng người. Mong TL đưa những ý kiến đó vào các bộ phim TH nhiều tập nhé.Mình cũng đang tập viết KB đây. He he...
24.6.2011

Nguồn:Nguyễn Thị Hồng Ngát-Blog.
Đọc tiếp...

LỜI CÁO LỖI VỚI BẠN ĐỌC CỦA TẠP CHÍ CỘNG SẢN

Lời cáo lỗi với Bạn đọc
Vào hồi 21 giờ 7 phút, ngày 18 tháng 6 năm 2011, Tạp chí Cộng sản (điện tử) đăng bài “Bảo đảm an ninh văn hóa - tư tưởng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”. Do sai sót trong khâu đánh máy, biên tập và thực hiện quy trình biên tập, nên đã làm sai lệch nghiêm trọng nội dung câu văn thứ hai trong khổ thứ ba của bài viết. Chúng tôi đã kịp thời khắc phục sai sót trên.

Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân để xảy ra sai sót, nghiêm túc rút kinh nghiệm và sẽ xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót này.
Chúng tôi thành thật cáo lỗi với tác giả và bạn đọc!

Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản
Nguồn: Tạp chí Cộng sản.
Nguyễn Xuân Diện:
Hoan nghênh Tạp chí Cộng sản đã đăng lời cáo lỗi với bạn đọc. Chúng tôi tiếp tục chờ xem việc này được xử lý nghiêm minh như thế nào. Và sẽ thông tin đến mọi người.

Đọc tiếp...

ĐỪNG VÔ CẢM VÀ SỢ HÃI NHƯ THẾ!

Hai cha con đi biểu tình chống Trung Quốc. 19.6.2011
Gửi người thanh niên tại điểm chờ xe buýt trên đường Trần Phú lúc 11:15 ngày 19/6/2011 

Ngày 19/6, sau khi kết thúc biểu tình, hai bố con tôi đến đón xe buýt số 22  trên đường Trần Phú để về rạp chiếu phim Quốc gia cho con trai tôi xem phim Kungfu Panda phần 2, phần thưởng vì cu cậu đã đi biểu tình cùng bố. Trong lúc đợi xe, có những người trong đoàn biểu tình vừa giải tán đi qua, có 1 thanh niên trạc tuổi 20 mặc áo phông hiệu Pierre Cardin cũng đang đợi xe nói với bạn đi cùng “ôi, biểu tình biểu tót rách việc”, “cứ chường mặt ra đó, bọn Trung Quốc nó tìm đến nhà nó diệt cho”. Người bạn đi cùng phản ứng lại “sao bạn lại nói thế?”. Người kia lại tiếp “Ôi, nhà tớ người thì chống Mỹ, người thì chống Tàu, nhưng bây giờ có thấy gì tốt đẹp hơn đâu?” Người bạn  lắc đầu và cả hai chạy lên xe buýt.

Rất tiếc tôi đã không hỏi được tên của hai em và địa chỉ cụ thể đưa vào bài viết nhưng anh vẫn mong rằng các em sẽ đọc được bài viết này ở đâu đó trên mạng internet.

Tôi xin bắt đầu câu nói thứ nhất của em “ôi, biểu tình biểu tót rách việc”. 

Em ơi sao em vô cảm đến thế? Em phải tìm hiểu tại sao người dân Việt Nam vốn không ưa biểu tình mà lại tập trung trước Đại Sứ quán TQ để phản đối bọn chúng  chứ? Em biết không: Ngày 8 tháng 1 năm 2005 bọn cảnh sát biển TQ bao vây và nổ súng tấn công 2 tàu đánh cá của ngư dân Thanh Hóa đang đánh cá trong khu vực Vịnh Bắc Bộ làm chết 9 người, 7 người bị thương và bắt giữ 8 người. Bắn giết xong, chúng còn mang cả tàu lẫn xác chết ngư dân về Hải Khẩu của chúng. Nhiều năm nay, chúng nó cướp bóc và quấy nhiễu tàu cá  của chúng ta ngay trên lãnh hải của mình. Gần đây, chúng nó cắt cáp tàu Bình Minh và phá cáp tàu Viking ngày trong thềm lục địa của chúng ta. 

Tội ác mà bọn Trung Quốc gây ra cho đất nước chúng ta từ năm 1979 đến nay không hề chấm dứt, chúng nó đã giết 64 chiến sỹ  hải quân của chúng ta ở Trường Sa vào năm 1988… 

Thử hỏi rằng nếu một trong những người nhà của em là nạn nhân của bọn Trung Quốc tàn ác kia thì em có đau xót không? Em ơi hãy đọc và ngẫm nghĩ của nói này hàng ngày “Chỉ có thú vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại, mà chỉ lo chăm sóc cho bộ lông của mình”(Các Mác) để không thốt lên những câu nói vô cảm như em đã phạm phải em nhé.

Câu đầu tiên thì anh giận em nhưng câu này thì anh thông cảm với em một phần và cũng ngỡ ngàng vì suy nghĩ của em. 

“cứ chường mặt ra đó, bọn Trung Quốc nó tìm đến nhà nó diệt cho”. 

Anh thông cảm với nỗi sợ của em vì phàm là con người thì ai cũng tham sống sợ chết. Ai cũng muốn mình được an toàn và sung sướng do đó em sợ bọn Trung Quốc nó hại người biểu tình chính là em sợ nó hại em. Sự sợ hãi dường như đã ăn sâu vào tâm thức của em nên giữa thanh thiên bạch nhật trong thành phố hòa bình mà em vẫn lộ ra sự sợ hãi đó. Có lẽ, hàng hiệu em mặc, các thiết bị điện tử em đang dùng và thân thể nhễ mỡ của em đã làm em ích kỷ và luôn sợ hãi? Tuy nhiên, anh vẫn thông cảm lẫn thương cảm em hơn là giận em.

Nỗi lo của em cũng có phần đúng vì anh biết rằng trên các tuyến xe buýt của chúng ta, bọn Trung Quốc nói tiếng Việt như người Hà Nội không ít. Hơn nữa, Trung Quốc đã tồn tại những chính thể giết người như cắt cỏ, gần đây thôi, vị tiên trong mắt tầng lớp công nông Trung Quốc, tên đồ tể Mao Trạch Đông đã làm cho hàng chục triệu người dân chết thê thảm trong đói kém của Đại nhảy vọt và tuyệt diệt hàng chục triệu trí thức lẫn công chức trong Cách mạng văn hóa. Một chính thể đã để dân phải làm thịt con mà ăn thì hậu duệ kế thừa chính thể đó không thể không tàn ác.

Cũng có thể rằng, những người biểu tình Trung Quốc có thể bị chính bọn chúng làm hại bằng cách: (i) ném heroin, sách báo đồi trụy hoặc các tài liệu chống nhà nước vào nhà để người Việt chúng ta hại nhau; (ii) Chúng có thể gây lộn đánh nhau với người biểu tình để người Việt vào nhà đá vì tội gây rối công cộng; (iii) Chúng cũng có thể bắt cóc người biểu tình rồi chích cho một liều kích dục cực mạnh vào người và cho ở cùng với một cô gái vẫy nào đó, để hình ảnh của người yêu nước trở thành kẻ tội đồ, xấu xa trên mặt báo và trong xã hội vv&vv. 

Em ạ, có lẽ nhiều người biểu tình đã lường trước những rủi ro mà họ có thể gặp nhưng họ đã vượt qua sự sợ hãi để thể hiện bổn phận công dân tối thiểu của mình khi đất nước đứng trước họa xâm lăng của Đại Hán tàn độc. Dân tộc mình còn có phúc đấy em ạ.

Đến câu nói thứ ba, anh lại thấy em không hiểu gì về giá trị của hòa bình và vô ơn trước sự hy sinh của hàng triệu đã ngã xuống để có nước Việt hôm nay “ôi, nhà tớ người thì chống Mỹ, người thì chống Tàu, nhưng bây giờ có thấy gì tốt đẹp hơn đâu?”. Em ơi, người nhà của em chống Mỹ, chống Tàu là chuyện đương nhiên vì cả dân tộc này đều làm điều đó và ít nhất em và 86 triệu người khác đang được hưởng hòa bình. Hàng chục triệu người được đến trường học hành. Chúng ta không đói khổ như những năm chiến tranh và bao cấp. Nước ta chưa giàu có bằng Nhật, bằng Hàn Quốc, bằng Tây Âu, bằng Mỹ, chưa tuân thủ luật giao thông như nước bạn Lào, nhưng nước ta vẫn hơn Bắc Hàn đang đói khát, Miến Điện và một số nước Châu Phi. Em hãy xem đó làm niềm tự hào nho nhỏ chứ.

Những người trong nhà em tham gia chiến đấu để mang lại mọi lợi ích cho bố mẹ em và cho em đấy. Hãy biết ơn họ và đừng phỉ nhổ vào những họ đã làm bằng sự vô cảm và sợ hãi như thế. Có lẽ bố mẹ em là gian thương hoặc quan chức tham nhũng nên tạo ra em một người thanh niên mà vô nhân cách đến vậy.

Em nên tự biết rằng những thứ em đang sở hữu trên người đã đủ cho 10 người dân Thanh Hóa đang thiếu đói có gạo ăn một năm đấy. Em đừng đòi hỏi quá nhiều khi chưa làm được gì cho xã hội này tốt đẹp lên.

Cuối cùng, anh muốn nói với em rằng “ĐỪNG TIẾP TỤC VÔ CẢM VÀ SỢ HÃI!”. Bởi vì, khi đã vượt qua nỗi sợ hãi thì bọn Tàu có làm hại em bằng móc mắt, bằng chặt chân tay, bằng heroin hay thuốc kích dục, thì em vẫn xem nó là sự hy sinh cần thiết cho đất nước được vẹn toàn lãnh thổ mà cha ông chúng ta đã khai phá và gìn giữ.

Khi em xem sự hy sinh cho tổ quốc là bổn phận đương nhiên của đời người thì tự nhiên trong lòng em trào dâng sự cảm phục và yêu mến những người đi biểu tình; em sẽ biết xót xa trước những điều xấu xa tệ hại, bất công đang diễn ra xung quanh đời sống của mình; và em sẽ biết khóc và căm giận khi nghe tin những ngư dân mình bị cướp giết ngay trên lãnh hải của chúng ta.

Kỳ vọng vào sự thay đổi ở nơi em vì bên cạnh em có một người bạn khác em! 

Nguyễn Quang Thạch
Đọc tiếp...

MỘT ĐỀ XUẤT RẤT QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TS NGUYỄN QUANG A

20 triệu áo, mũ, nón NO-U giúp ngư dân bám biển
Nguyễn Quang A

Rất nhiều người và tổ chức đã hưởng ứng cuộc vận động “giúp ngư dân bám biển” của báo Sài gòn Tiếp thị. Cần mở rộng đợt vận động để bà con người Việt khắp nơi trên thế giới đưa ra sáng kiến giúp ngư dân bám biển một cách bền vững. Từ việc quyên góp tiền lập quỹ giúp đỡ và bảo hiểm cho bà con, đến góp ý cho bà con cách làm ăn hiệu quả và nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người dân.

U-NO, U bị gạch chéo, là phản đối, là nói không với đường lưỡi bò phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đồ hoạ: Hồng Thái. Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị.

Mấu chốt là phải phá vỡ âm mưu bá chiếm Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc mà trước hết là sự đòi hỏi bất hợp pháp của họ với đường lưỡi bò (sau đây gọi là đường chữ U). Chính dựa vào cái đường chữ U phi lý phi đó mà các lực lượng của nhà cầm quyền Trung Quốc (kể cả quân sự trá hình dưới trướng lực lượng giám hải, kiểm ngư,…) đang ngày đêm quấy rối hoạt động làm ăn sinh sống của bà con ngư dân ta (và của bà con ngư dân các nước khác) từ ngàn đời nay. Phá bỏ đường chữ U phi pháp này là cách căn bản nhất, lâu bền nhất để giúp bà con ngư dân bám biển làm ăn, giúp củng cố hoà bình và an ninh khu vực và thế giới.

Ý tưởng sản xuất 10 triệu (hay vài trăm triệu?) chiếc áo với dòng chữ NO-U (chữ U có thể in đứt khúc) để nhà sản xuất vẫn có lời (vừa phải) mà người mua có thể ủng hộ thêm tiền giúp bà con ngư dân, cũng như 10 triệu biểu tượng chữ U với hai gạch chéo trên mũ, nón. Đấy là một cách tích cực để góp phần xoá bỏ đường chữ U phi pháp. Dưới đây chỉ là vài gợi ý mong được nhiều người góp thêm cho Sài gòn Tiếp thị.

Các nhà thiết kế hãy giúp thiết kế hàng chữ NO-U sao cho đa dạng, bắt mắt với từng loại áo (áo thun, áo mưa,…), cũng như các loại biểu tượng chữ U bị gạch chéo sao cho hợp với các loại (màu, kích cỡ) mũ nón (bảo hiểm hay mũ nón thường bằng vải hay chất liệu khác) sao cho vừa dễ nhận dạng lại vừa thời trang. Họ hãy làm việc này miễn phí và Sài Gòn Tiếp Thị cũng như các báo khác có thể đưa lên mạng, hướng dẫn cách thực hiện (in, phun sơn, mực, dán decal vân vân) để các bạn trẻ, các nhà sản xuất có thể tải về và thực hiện in, gắn trên áo mũ của mình. Chúng ta cũng yêu cầu bà con góp ít nhất 5 ngàn đồng cho mỗi biểu tượng như vậy trên mũ nón của mình để bù chi phí sao cho có phần vênh ít nhất 3 ngàn cho mỗi biểu tượng để giúp bà con ngư dân bám biển. Các loại decal như vậy cũng có thể dán lên xe máy, xe hơi (với kích cỡ to hơn, bắt mắt hơn).

Với áo mới, các nhà sản xuất tính đủ chi phí và một chút lời.

Việc phân phối nên nhờ Đoàn thanh niên, hội sinh viên hay các tổ chức xã hội dân sự hoặc bất cứ người tình nguyện nào khác.

Giá bán có thể bằng giá mua của nhà sản xuất cộng thêm 20 đến 50 ngàn tuỳ từng loại áo. Những người phân phối hãy làm thiện nguyện thu tiền đóng góp của người mua (mua là giúp ngư dân!) và phần trội từ 20 đến 50 ngàn/chiếc sẽ nộp vào tài khoản mà báo Sài Gòn Tiếp Thị đã mở để giúp ngư dân.

Sài gòn Tiếp thị cũng nên mở thêm các tài khoản như vậy ở các ngân hàng khác để khuyến khích các ngân hang đó tham gia, tạo thuận tiện cho bà con đóng góp (qua mua áo, mũ, nón hoặc đóng góp khác).

NO-U, U bị gạch chéo, là phản đối, là nói không với, đường lưỡi bò phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc. Dòng chữ này, biểu tượng này không chỉ dân ta cũng hiểu mà cả thế giới đều hiểu. Và có thể vận động phong trào này ở nhiều nước khác, không chỉ ở các nước liên quan như Philipin, Indonesia và Malaysia (kể cả vận động nhân dân Trung Quốc yêu hoà bình ở Trung Hoa đại lục và trên khắp thế giới).

Các hội đoàn người Việt, Philipin, Indonesia, Malaysia ở nước ngoài hãy cùng nhau làm tương tự hay nêu ra các sang kiến khác, thí dụ mặc áo hay có thể dán biểu tượng lên xe của mình và vận động bạn bè cùng làm vậy thì có thể có cả triệu xe ở Hoa Kỳ và Tây Âu được dán hình chữ U bị gạch chéo.

Nếu làm được vậy, 10 triệu áo và 10 triệu mũ nón tại Việt Nam là khả thi, và làm khéo có thể được cả trăm triệu trên khắp thế giới.

Tại Việt nam, nếu làm vậy chúng ta có thể thu được trung bình 40 ngàn đồng/áo, 3 ngàn đồng /biểu tượng, tức là khoảng 430 tỷ để giúp bà con ngư dân.

Áo, mũ, nón chúng ta mang hàng ngày, 7 ngày/tuần. Mỗi biểu tượng có thể thu hút sự chú ý của ít nhất 10 người/ngày hay nhiều chục triệu lượt người/ngày được nhắc nhở đến việc xoá bỏ đường lưỡi bò, được nhắc nhở về lòng yêu nước, yêu hoà bình. Nếu vận động được nhân dân các nước trong khu vực, trên thế giới, kể cả nhân dân Trung Quốc, làm vậy, thì đấy là một sức mạnh khổng lồ.

Vừa quyên được tiền giúp bà con ngư dân, vừa nâng cao được nhận thức của nhân dân, vừa góp phần đoàn kết nhân dân các nước Asean và thế giới và là một tiếng nói đanh thép góp phần ngăn chặn âm mưu hiện thực hoá đường chữ U phi pháp của  nhà cầm quyền Trung Quốc. 

*Trên đây là bản gốc của bài đã đăng trên Sài Gòn tiếp thị, do Tiến sĩ Nguyễn Quang A gửi NXD-Blog. Xin chân thành cảm ơn tác giả! 

Nguyễn Xuân Diện:

Hoàn toàn nhất trí với ý tưởng sáng tạo của Tiến sĩ Nguyễn Quang A và trân trọng đề nghị các họa sĩ, các nhà chuyên về thiết kế đồ họa sáng tạo các mẫu để chúng ta có bản cuối cùng, giàu tính biểu tượng nhằm triển khai ý tưởng này trên thực tế! (TS Nguyễn Quang A chưa ưng bản thiết kế đồ họa của Hồng Thái ở trên).

Trước mắt, các bác họa sĩ gửi mẫu thiết kế về email: lamkhanghn@yahoo.com.vn
Tôi và TS Nguyễn Quang A sẽ mời các chuyên gia đánh giá và chọn giùm.

20h30, ngày 24.6.2011
XIN GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẪU THIẾT KẾ DO BẠN ĐỌC GỬI
(Chúng tôi xin phép chưa đề tên tác giả thiết kế)

 










Đọc tiếp...

TIN NÓNG: THÊM MỘT TƯ LIỆU QUÝ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VN

Thưa chư vị,

Sáng nay, Hà Nội mưa sùi sụt. Có người khách tên là Nguyễn Thụ đội mưa đội gió đến thăm tôi. Ông mang đến hai cuốn sách cổ (một cuốn ông chỉ cho xem, vì còn đang dùng, trong có bài văn tế Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương). Ông biết tôi quan tâm đến các tư liệu cổ về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa nên tặng tôi một trong hai cuốn sách cổ.
Cuốn sách ông tặng có tên là "Hải quốc hoành đồ"(Bản đồ vẽ ngang các biển và các quốc gia). Sách viết trên giấy Dó. Tôi mở sách ra và biết ngay đây là cuốn sách quý, bởi nó là một cuốn bản đồ cổ toàn thế giới, nét vẽ chi tiết, tinh tế. Trong đó có vẽ "vạn lý trường sa"(bãi cát dài vạn dặm) - HÌNH TRÊN - thuộc nước Việt Nam. Niên đại của cuốn sách này thuộc về đời Nguyễn (1802-1945).
Bước đầu, tôi cho rằng đây là một cuốn sách sao chép lại một cuốn sách cổ của Trung Quốc. Và điều này càng rất quan trọng vì đây chính là một bằng chứng cho thấy, chính học giả Trung Quốc đã thừa nhận các đảo cát lớn và dài ngoài khơi là của Việt Nam - thẳng chữ Việt Nam ra ngoài khơi ở bản đồ trên.



Ông Nguyễn Thụ tại phòng làm việc của Nguyễn Xuân Diện

 Một trang trong cuốn sách cổ

Nguyễn Xuân Diện xin chân thành cảm tạ tấm lòng và cử chỉ hào hiệp của Ông Nguyễn Thụ, hứa sẽ triển khai việc nghiên cứu sâu cuốn sách này và sẽ tặng lại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm để lưu trữ cho muôn đời sau tại một tàng thư lớn nhất về Hán Nôm trên cả nước và cả thế giới.


Đọc tiếp...

LẠI CHUYỆN ÔNG GIÁO SƯ NGUYỄN HUY QUÝ

 

Độc giả H.Hải cho biết:

Xin cung cấp các bác một tư liệu. Cuốn Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục, 2006, tái bản 2007, 2008, 2009,... tác giả Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý. Phần cổ, trung và cận đại (chắc là ông Nguyễn Gia Phu viết) thì tạm được, phần hiện đại (viết đến thời điểm 2005) chắc là Nguyễn Huy Quý, Viện trưởng Viện TQ học, viết) ca ngợi hết lời Đảng CS Trung Quốc với những mỹ từ như "một đảng dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cách mạng", "nền dân chủ XHCN, "kinh tế thị trường XHCN"... Ca ngợi cả đường lối đối ngoại "hòa bình" của TQ nữa! Sự kiện Thiên An Môn được coi là hành động chính đáng để trấn áp "bạo loạn phản cách mạng". Buồn cười là sự việc không được tường thuật, miêu tả chi hết, chỉ viết cụt lủn:

"Ngày 3-6 Bộ chỉ huy giới nghiêm ra thông báo khẩn cấp, lệnh cho các đơn vị kiên quyết chặn đứng bạo loạn. 4 giờ 30 phút rạng sáng 4-6-1989, các đơn vị bộ đội giới nghiêm, cảnh sát vũ trang từ các ngả đường đã tiến vào quảng trường Thiên An Môn. Cuộc trấn áp kết thúc vào lúc 5 giờ 30 sáng".

Nghĩa là tất cả tội ác được giấu nhẹm.

Đặc biệt, không có một dòng nào về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, cũng như các cuộc đánh chiếm qđ Hoàng Sa năm 1974, hai đảo ở Trường Sa năm 1988.

Kết thúc cuốn sách này là 16 chữ vàng trong quan hệ Trung Việt: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"! 

Từ đây trở xuống là Nguyễn Xuân Diện ghi:
Ghi chú về PGS. NGUYỄN HUY QUÝ

I. Sơ lược lí lịch

  • Năm sinh: 1937
  • Nơi sinh: Hà Tĩnh
  • Chức danh: Phó Giáo sư
  • Thời gian công tác tại Trường: từ 1962 – 1994

II. Các công trình khoa học

Các bài báo khoa học
  1. Chính sách bóc lột kinh tế của Mĩ ở Đông Nam á. Thông báo Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1962.
  2. Học tập thái độ của Mác đối với công xã Pari. Thông báo Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1973.
  3. Mâu thuẫn Nhật – Mĩ quanh vấn đề Nhật chiếm Đông Dương. Thông báo Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
  4. Chủ nghĩa đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 1985.
  5. Nguồn gốc chiến tranh thế giới thứ 2. ý nghĩa thời đại của chiến thắng phát xít, Tạp chí Thông tin Lí luận, 1987.
  6. Lịch sử 70 năm qua sáng chói chân lí Cách mạng tháng Mười. Cách mạng tháng Mười, ngọn đuốc soi đường của thời đại, Tạp chí Thông tin Lí luận, 1987.
  7. ánh sang Cách mạng tháng Mười chiếu rọi con đường các dân tộc đi tới độc lập tự do và CNXH. Cách mạng tháng Mười và phong trào giải phóng dân tộc, Nxb Sự thật, 1987.
  8. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít – Một chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Pháp. Tình đoàn kết chiến đấu vô sản Việt – Pháp, Tạp chí Thông tin Lí luận, 1986.
  9. Tìm hiểu khoa học quân sự Trung Quốc cổ đại. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 1, 1993.
  10. Phép dụng binh Trung Quốc cổ đại. Nxb Quân đội Nhân dân, 1993.
  11. Vũ kinh thất thủ. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2, 1993.
  12. Giai đoạn mới trong quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc – thành tựu và triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội,. 1994.
  13. Vì một nền Trung Quốc học Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc – Một số vấn đề kinh tế – văn hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.
  14. Trung Quốc điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại. Sự điều chỉnh chính sách của các nước Châu á – Thái Bình Dương, Kỉ yếu Hội nghị khoa học, 1993.
  15. Kinh tế Trung Quốc – hiện trạng và triển vọng. Tạp chíNghiên cứu Trung Quốc, số 1, 1995.
  16. Kinh nghiệm Đài Loan trong công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 1995.
  17. Chính sách phát triển và mở cửa Trung Quốc đối với khu vực Đại Tây Nam. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2, 1995.
  18. Trung Quốc – dự kiến kế hoạch 5 năm lần thứ 9 và mục tiêu đến năm 2010. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4, 1995.
  19. Những chân lí lịch sử không thể phủ nhận. Tạp chí Cộng sản, số 5, 1995.
Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo
  1. Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại. Nxb Sự thật, 1982.
  2. Lịch sử hiện đại thế giới (1917-1945). Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1984.
  3. Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985.
  4. Lịch sử Liên Xô. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987.
  5. Ngày tận số của con thú phát xít. Nxb Sự thật, 1991.
  6. Kì tích kinh tế Đài Loan. Nxb Chính trị Quốc gia, 1995.

Xem thêm: Nguyễn Huy Quý - lộ mặt...

Nguyễn Xuân Diện-Blog xin phép tạm đóng lại phần comments, vì lý do các độc giả vào đây không phản bác các quan điểm của ông Nguyễn Huy Quý mà nhằm vào chức vụ, học hàm, gia đình, quê hương của ông - mà theo tôi là không nên.

Đọc tiếp...

A LETTER FROM PROF. PHAM DUY HIEN TO PRIME MINISTER NAOTO KAN

Giáo sư Phạm Duy Hiển
A letter from Prof. Pham Duy Hien to Prime Minister Naoto Kan

On the occasion of 100 days of Human Fukushima incident and 100 years of nuclear science, Professor Pham Duy Hien, an expert in nuclear science, has a letter to Japanese Prime Minister Naoto Kan. The following is the full text of the letter:

Your Excellency Prime Minister Naoto Kan,


Round 100 years ago, human beings for the first time did see tiny structure deep inside matter called atomic nuclei. Thirty years later, a nuclear reactor was invented to demonstrate that great energy in these tiny structures can be exploited and conquered. But in less than four years afterwards, the fruits of labor and hard work done by hundreds of scientists involved in the Manhattan Project, which were two atomic bombs, were dropped by the U.S. Army on Hiroshima and Nagasaki, in an attempt not to force Japan to surrender, but to show destructive power of their nuclear weapons even after the war. The many talented scientists who conceived the two bombs were too powerless to stop the government from causing disasters to Japan.

Since then, people everywhere in the world have associated atomic energy with the atomic bombs which once caused tragic misfortune to humans, which is unfair!

Nuclear power (NP) appeared in fifty decades after the war well cleared itself of this injustice. A positive atmosphere overwhelmed everyone so that very few scientists at that time (including the writer of this letter) thought that one day nuclear power would again bring misfortunes to humans. But it was our habitual subjectivism overconfidence that led to the accident at the Three Mile Island, and a more serious one in Tchernobyl. Nuclear power has to decline before it reaches its heydays. For more than three decades, the USA did not build a single nuclear power plant.

In this context I am very impressed by the Japanese. Despite your tragic sufferings from the two atomic bombs, and despite the fact that the seismic belt is so close to the east coast, most Japanese people are willing to take risks from nuclear power to ensure energy security for the country’s economic. A greatest and most expensive science and technology program of nuclear power has been deployed for several decades. I think the Japanese people accept nuclear power not because they believe everything is perfectly safe as poers groups often boast about. But above all, they believe in the power of Japan’s advanced technology which can minimize the risk of incidents, and if they do occur, their harmful effects will be minimized.

This is their faith in Japan’s experts in nuclear science, who are successors of Japanese tradition, starting with H. Yukawa and Y. Nishina, two scientists who left their great invention of nuclear physics even before the World War II. The next generations have been successful, too, and Japan now has a powerful nuclear human resource, working in its world-leading research centers, institutes and laboratories.

But - Dear Prime Minister - again a nuclear disaster found its way to the Japanese. One hour after the earthquake and tsunami which devastated the Northeast, when hearing power failure from Fukushima plant, you exclaimed: "Here is the real danger." Early the next day, you flew to the site, entered the bunker with radiation-resistant concrete walls and urged TEPCO to carry out the best measures to cope with the accidents. During the days after that, you always appeared on TV, looking tired by the burdens set on your shoulders. I saw you bow before Japan’s national flag and before the audience to express your sorrows. Somehow, I read a reflection on your face: Where does it all come from?

But the sorrow is not just yours. Now, one hundred days of Fukushima accident, everything are clear enough for us to draw lessons for the next step of nuclear power development, when nuclear science celebrates its centennial birthday. Harnessing nuclear energy will never be an easy thing to do. The situations in Fukushima would not have been so bad if Japan's nuclear power system had not been immersed in the symphony "Everything’s perfect" played continuously by the country’s power groups. The true voices were considered as out of tune. Talented scientists in Japan were not asked for consultancy concerning disaster prevention and situation. Japanese scientist Y. Yamaguchi has his famous comment "The earthquake and tsunami were the trigger only, Japan itself created conditions for such a catastrophic event to happen." The biggest lesson learned from Fukushima is that human beings, rather than modern machinery, are the decisive factor to ensure nuclear safety.


Now, with so much of negative, suspicious manipulation of interest groups cornering state agencies has been uncovered, resulting in despair that millions of Japanese people are experiencing, the majority of Japanese people have to say no with nuclear power. As people have lost their confidence. And so, recently in France, you announced to suspend the program to build dozens of new reactors, instead, renewable energy development has been started. Once Japan is committed to promoting renewable energy, it will be a remarkable milestone for the world. I am waiting to see whether this will be a consistent official energy policy of Japan’s government in the future?

Dear Prime Minister,

Fukushima disaster occurred at a time when Vietnam had just launched nuclear power projects. This projects were already in the agenda when you traveled to Vietnam late last year. This massive project was consulted by the Japanese energy groups and encouraged by them during the past ten years. They have been also very generous in inviting many Vietnamese people to visit nuclear power plants in Japan to import the same symphony “Everything’s perfect” into our country. But our country lacks people who master nuclear power technology to launch such an ambitious program to construct dozens of reactors from 2020 to 2030?

So I think it is better to delay the projects over ten years so that Japan can have time to help Vietnam in training and forming teams of proficient professionals, and promoting projects on renewable energy, soon stopping wasteful and inefficient use of energy as it is now. Vietnam lacks electricity, but the contents of this cooperation will help solve the shortage of electricity more efficiently. It is not necessary to rush to nuclear power which may worry people after all that they saw from Fukushima over the past days.

I look forward to your consideration.
I wish you good health.

Sincerely yours.

Pham Duy Hien, Prof. of Nuclear Science
Người dịch: Hoàng Lan 
___________________________________

*Xin cảm ơn dịch giả Hoàng Lan đã tặng chúng ta bản dịch bức thư quan trọng của Giáo sư Phạm Duy Hiển gửi Thủ tưởng Naoto Kan. 
*Chúng tôi cũng chờ bản hiệu đính của bác Đ.H.L.
*Ảnh chân dung Giáo sư Phạm Duy Hiển là của Báo Tuổi trẻ Online. 


Thư của Giáo sư Phạm Duy Hiển:

Dear Anh Xuân Diện,

Cảm ơn Anh đã post thư ngỏ của tôi để có một lượng độc giả rất cao và nhiều comments thú vị. Cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến độc giả Ngô Đức Thọ, và một lần nữa xin chia xẻ những gì độc giả này đã viết ra.

Đặc biệt, xin cảm ơn Hoàng Lan đã có một bản dịch tiếng Anh công phu và chính xác. Nếu được, Anh Diện có thể thay mặt tôi và dịch giả HL liên hệ với Vietnam News để đăng toàn văn hay tóm tắt cũng tốt. Hiện nay đã có bản dịch ra tiếng Nhật và được biết bản dịch sẽ (hoặc đã) gửi cho TT Kan.

Một lần nữa xin cảm ơn mọi người.

P D Hiển 

13h, ngày 24.6.2011:
Dưới đây, xin giới thiệu bản hiệu đính của Đ.H.L cho bản dịch của Hoàng Lan

An Open Letter From Frof. Pham Duy Hien to Prime Minister Naoto Kan

Your Excellency Prime Minister Naoto Kan,

One hundred years ago,  mankind for the first time saw tiny structure deep inside matter called atomic nucleus. Thirty years later, a nuclear reactor was invented to demonstrate that immense energy in these tiny structures could be confined and exploited. But in less than four years later, as a result of  hard works done by hundreds of scientists involved in the Manhattan Project, the U.S. military dropped two atomic bombs on Hiroshima and Nagasaki  not to force Japan’s surrender but to show the post war destructive power of their nuclear weapons. The talented scientists who conceived the two bombs were  powerless to stop the government from causing disasters to Japan.

Since then, people around the world have associated atomic energy with the atomic bombs which once caused tragic and miserable destruction to mankind. How unfortunate!

After the war, Nuclear power (NP) appeared in the 50’s vindicated itself of this misconception. A positive atmosphere overwhelmed scientists at that time (including the writer of this letter), only few thought that one day nuclear power would again bring sufferings to mankind. It was our subjective thinking and  overconfidence that led to the accident at the Three Mile Island, and a more serious one in Tchernobyl. Nuclear power was in  decline before reaching its peak. For more than three decades, the U.S. had not build a single nuclear power plant.

In this context, I am very impressed with the Japanese people. Despite your tragic sufferings from the two atomic bombs and despite the seismic belt close to the east coast, most Japanese people are willing to risk nuclear power in order to secure energy for the country’s economic growth. A comprehensive and  expensive program to develope nuclear power technology has been deployed for several decades. I think the Japanese people accepted nuclear power not because they believed everything is perfectly safe as the power industry groups often boast about. But above all, they believed  Japan’s advanced technology could limit the risk; and if, accidents do occur, their harmful effects will be minimized.

They have faith in Japan’s nuclear technology and experts from great Japanese legacy starting with H. Yukawa and Y. Nishina, who left their great inventions of nuclear physics even before the World War II. The next generations have been successful, too. Japan always  has a great nuclear resources and experts  working in  world-leading research institutes.

But,  Dear Prime Minister, nuclear disaster again found its way to the Japanese. One hour after the earthquake and the tsunami  devastated northeast Japan, when hearing power failure from Fukushima plant, you exclaimed: "Here is the real danger." Early next day, you flew to the site, entering the radiation-proof bunker, to urge TEPCO to carry out the best measures to cope with the accidents. During the following days on TV, you  looked tired by the national burdens set on your shoulders. I saw you bowed before Japan’s national flag and people to express your sorrows. Somehow, I read a reflection on your face: Where does it all come from?

But the sorrow is not just yours. Now, one hundred days of Fukushima accident, things are clear enough for us to draw lessons for the next step of nuclear power development, when nuclear science celebrates its centennial birthday. Harnessing nuclear energy will never be an easy thing to do. The situations in Fukushima would not have been so bad if Japan's nuclear power system had not been immersed in the symphony "Everything’s perfect" orchestrated by the country’s power groups. The true voices were considered as out of tune. Talented scientists in Japan were not consulted in  disaster preventions and solutions. Japanese scientist Y. Yamaguchi has his famous comment: "The earthquake and tsunami were only the triggers, Japan itself created conditions for such a catastrophic event to happen." The biggest lesson learned from Fukushima is that human beings, rather than modern machinery, are the decisive factor to ensure nuclear safety.

Now, with so much of negative, suspicious manipulation of special interest groups cornering state agencies has been uncovered, resulting in despair that millions of Japanese people are experiencing, the majority of Japanese people have to say no with nuclear power. As people have lost their confidence, recently in France, you announced to suspend the program to build dozens of new reactors. Instead, renewable energy development has taken  place. Once Japan is committed to promoting renewable energy, it will be a remarkable milestone for the world. I am waiting to see whether this will be a consistent official energy policy of Japan’s government in the future?

Dear Prime Minister,

Fukushima disaster occurred at a time when Vietnam had just launched nuclear power projects. These projects were already in the agenda when you traveled to Vietnam late last year. These massive projects were consulted and advocated by the Japanese energy groups during the past ten years. They have generously inviting many Vietnamese people to visit nuclear power plants in Japan to import the same symphony “Everything’s perfect” into our country. But our country lacks personnel who master nuclear power technology to launch such an ambitious program of constructing dozens of reactors from 2020 to 2030?

Therefore, I think it is better to delay the projects over ten years so that Japan can have time to help Vietnam in training and forming teams of proficient professionals, who will  promote  renewable energy projects and  eliminate current wasteful and inefficient use of energy. Vietnam needs electricity, these kind of cooperations will help solve the shortage of electricity more efficiently. The public has great concern for what they witnessed from Fukushima in recent days. It is unnecessary to rush to nuclear power.


I look forward to your consideration.

I wish you good health.

Sincerely yours.

Pham Duy Hien, Prof. of Nuclear Science

(translater: hoàng lan)


Đọc tiếp...