Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

CHƯA NÊN UNESCO LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM!

Lập hồ sơ Di sản văn hóa thế giới với làng cổ Đường Lâm: Nên hay không?

Đường Lâm là ngôi làng đầu tiên được công nhận là di sản văn hoá cấp quốc gia năm 2005. Ngần ấy thời gian chưa đủ cho loại hình du lịch cộng đồng phát triển nhằm đem lại lợi ích cho người dân ở đây thì mâu thuẫn nội tại đã tăng trước cơn bão đô thị hoá. Thế nhưng, thay vì giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển, UBND thị xã Sơn Tây lại có dự kiến làm hồ sơ di sản trình UNESCO.


Danh hiệu chưa đi cùng lợi ích

Đường Lâm hiện còn lưu giữ hơn 100 ngôi nhà cổ loại 1 (niên đại trên 100 năm), có 10 nhà xếp hạng di tích cấp thành phố. Bên cạnh đó còn nhiều công trình tôn giáo, cổng làng, nhà thờ họ… giá trị về nghệ thuật kiến trúc, một số đã được xếp hạng như cổng làng Mông Phụ, chùa Mía, đình thôn Mông Phụ, đình Cam Thịnh, đình Đoài Giáp, đền Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền…

Với những giá trị văn hoá và cảnh quan kiến trúc nghệ thuật như vậy, nhẽ ra Đường Lâm phải "hút khách". Thế nhưng, từ khi trở thành di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đến nay, đa phần các cư dân sống tại làng không được hưởng lợi gì nhiều từ du lịch.

Bà Phan Hải Linh (Đại học Quốc gia Hà Nội), tác giả của đề tài nghiên cứu "Giá trị phi vật thể ở làng cổ xã Đường Lâm", khi tiến hành khảo sát, cho biết: Mức sống của người dân nơi đây rất thấp, trung bình từ 14-15 triệu/người/năm. Điều này cho thấy du lịch vẫn chưa thực sự đến được với Đường Lâm. Ngoài ra, sự chênh lệch trong việc hưởng lợi từ du lịch khiến mâu thuẫn giữa người dân đang gia tăng, nguy cơ phá vỡ khối đoàn kết làng xã - điều làm nên hồn cốt làng cổ - rất lớn.

Ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban quản lý Di tích làng cổ Đường Lâm, cho biết: "Có một bộ phận nhỏ người dân trong làng tỏ ra bất mãn và đề nghị trả lại danh hiệu làng cổ. Đó là do những mâu thuẫn từ sự chênh lệch trong việc hưởng lợi từ du lịch đem lại".
Mong muốn bảo tồn làng cổ, giữ một lối sống ngày xưa trong bối cảnh cuộc sống đang tiếp diễn là một bài toán hết sức phức tạp. Hiện chính quyền địa phương nghiêm cấm mua bán, chuyển nhượng (nhà cổ), cấm cơi nới, sửa chữa. Nếu xây mới thì không được xây nhà quá 1 tầng. Trong khi đó, áp lực dân cư ngày càng nặng nề. Các thế hệ cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng quỹ đất… vẫn thế. Nhà cửa tiếp tục xuống cấp, hư hỏng, bảo tồn chậm (mới có 8 công trình cổ được tu bổ), còn quy hoạch đến giờ vẫn chưa hoàn thiện.

Hiện, thị xã Sơn Tây đã có dự án quy hoạch một khu tái định cư để giãn dân trong khu vực làng cổ. Tuy nhiên, nếu dự án được phê duyệt, làng cổ Đường Lâm lại đứng trước nguy cơ không còn là "bảo tàng sống".

Nên hay không?

Trong số 10 tiêu chí UNESCO đưa ra để công nhận một di sản thế giới, các chuyên gia nhận định hồ sơ làng cổ ở Đường Lâm có thể đáp ứng tiêu chí số năm (là một ví dụ nổi bật của một khu định cư của con người truyền thống). Chính vì vậy, đại diện phía UNESCO, bà Dương Bích Hạnh cho rằng, Sơn Tây cần cân nhắc kỹ lưỡng việc có nên hay không làm hồ sơ di tích, bởi "nếu cứ dựa vào tiêu chí đây là làng cổ thuần Việt thì chưa thoả đáng".

Bà Hạnh cũng cho biết: Sắp tới, UNESCO sẽ siết chặt việc công nhận di sản. Theo đó, một số tiêu chí và điều khoản sẽ thay đổi, đồng nghĩa với việc các hồ sơ sẽ được thẩm định gắt gao và khó khăn hơn. Trong khi đó, từ lúc làm một bộ hồ sơ đến lúc được công nhận là cả một quá trình gian nan, cần sự đồng thuận của toàn bộ người dân, chính quyền và xã hội.
UNESCO đánh giá giá trị di tích dựa vào giá trị nổi bật mức độ toàn cầu chứ không phải chỉ nổi bật của riêng Việt Nam. Bởi thế, quá trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá sẽ là một quá trình lâu dài. Chưa kể, quy mô 1.500 hộ dân với hơn 6.000 người đang sống tại đây, bảo tồn di tích nguyên trạng đã là một điều khó khăn.

Cho đến thời điểm này, khi vấn đề trình hồ sơ được đưa ra thảo luận, những người tham gia thực hiện đều chưa thể đưa ra một mốc thời gian cụ thể nào. Và như thế, việc nên hay không nên làm hồ sơ di sản cho làng cổ Đường Lâm, vẫn còn là câu hỏi lớn chưa lời giải đáp.

 Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng: Thay vì làm hồ sơ, các nhà quản lý nên dành công sức và tiền của đó vào việc giải bài toán làm sao để làng cổ Đường Lâm phát triển một cách bền vững. Hồ sơ di sản có thể đợi, danh hiệu không quá quan trọng. Quan trọng là trước mắt phải gìn giữ cho được những gì cha ông đã để lại.

Đọc tiếp...

LETTRE OUVERTE A NOS FRERES DES CENTS PEUPLES VIETS

 Xin cảm ơn Ông Trần Nguyên đã dịch và gửi trực tiếp tới NXD-Blog bản dịch này:
.
Bản gốc Tiếng Việt: 
THƯ NGỎ GỬI NHỮNG NGƯỜI ANH EM BÁCH VIỆT
Phạm Quang Anh

Trong lúc những cái đầu đang rất nóng ở đâu đó muốn kích động người dân Trung Quốc để tạo bầu không khí Sô-vanh cho cuộc xâm chiếm toàn bộ Biển Đông, là một công dân từng thuộc gia đình Bách Việt tôi trộm nghĩ nước Việt Nam chúng tôi – quốc gia Việt cuối cùng còn giữ được nền độc lập sẽ chèo chống thế nào đây trước sức mạnh bạo tàn của chủ nghĩa nước lớn.


Bách Việt chúng ta từng là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, vậy mà nay chỉ còn một nước Việt Nam , như thế phỏng có xót xa hay không!

Bách Việt có một biểu tượng văn hóa hiếm có trong lịch sử nhân loại là những chiếc trống đồng mà nước Việt nào cũng từng sở hữu. Vậy mà ngày nay chỉ còn Việt Nam đại diện cho nền văn hóa đó đưa trống đồng giới thiệu cho thế giới tại trụ sở Liên hiệp quốc, nghĩ cho kỹ mới thấy điều này cũng có những xót xa.

Hỡi những người anh em Bách Việt, một nước Việt đau thì cả tàu Bách Việt có thể ăn những ngọn cỏ mà tổ tiên của chúng ta đã từng phải ngậm đắng nuốt cay hay không ?



Toàn bộ đất trời phía Nam sông Dương Tử là của người Bách Việt chúng ta. Thế mà ngày nay chỉ còn có mỗi nước Việt Nam là vùng đất còn lại để thờ cúng ông bà tổ tiên Bách Việt .


Hỡi những người anh em Bách Việt, các bạn hãy có những hành động tùy vào khả năng của mình để giữ lấy một vùng đất hương hỏa còn lại của tổ tiên chúng ta.

Đã cả ngàn năm nay người dân Việt Nam trên dưới một lòng , dù có lúc phải nín nhịn để giữ lẽ hòa hiếu nhưng cũng rất ngoan cường, tự lực tự cường bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển còn lại của Bách Việt.

Hỡi những người anh em cùng dòng máu Bách Việt, dù các bạn nghĩ gì, làm gì cho phần còn lại của tổ tiên, những người Việt Nam thời hiện đại đều rất biết ơn và quý trọng.

Theo truyền thống của cha, ông để lại chúng tôi luôn hòa hiếu, tôn trọng và học hỏi những điều tốt đẹp của nền văn minh Trung Hoa- một trong những cái nôi lớn của văn minh nhân loại. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng một lần nữa đương đầu với những bất trắc có thể xảy ra với người dân Việt nam.

Những người anh em Bách Việt, những người dân Trung Hoa tốt bụng và nhân loại tiến bộ, bạn bè gần xa nhất định sẽ đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam chúng tôi !

Từ mảnh đất cuối cùng còn lại của Bách Việt xin gửi một lời chào quý mến tới những người anh em.

Thăng Long - Hà Nội 10/6/2011
P.Q.A 

Traduction française

LETTRE OUVERTE A NOS FRERES DES CENTS PEUPLES VIETS
Pham Quang Anh

Alors que certaines têtes fanatiques voulaient agir par  provocation en créant un climat de haine chauvine en Chine dans l'intention de s'emparer entièrement Biển Đông (mer de  Chine),  en tant que citoyen du Vietnam, dernier pays indépendant des Peuples Viets (Bai Yue, Cent-Viet), je me pose des questions quant au moyen à faire face contre les forces brutales de l'expansionnisme moderne.

De nos peuples Viets (Bai Yue) constituant le berceau de la belle civilisation rizicole, il ne reste plus que le peuple du Vietnam.
C'est bien une triste situation.

Les peuples Viets possédaient tous chacun un tambour de bronze typique rare dans l'histoire de l'humanité, symbolisant chaque nation. Aujourd'hui, seul le peuple Vietnamien représente cette belle culture avec son merveilleux tambour de bronze exposé au siège des Nations Unies.
C'est bien une douloureuse histoire!

Nous faisons appel à vos sentiments, nos chers frères et sœurs des peuples Viets. Ayant les mêmes ancêtres que nous, accepteriez-vous que les vietnamiens connaîtront le même triste sort de l'ancienne histoire?

Le territoire des peuples Viets s'étendait à l'entière partie du sud du Yangzi Jiang. De nos jours,  il ne reste plus que le Vietnam qui a encore la possibilité du culte de nos ancêtres communs.


Chers frères et sœurs des peuples Viets, nous vous prions de faire votre possible pour nous aider à préserver le seul territoire de culte qui reste de nos ancêtres.

Depuis des millénaires, doués d'amour de paix et d'amitié, nous avions été unis sans faille au prix tant d'efforts et de sacrifices, parfois tant de concessions, pour survivre, pour défendre les parties qui restent des  terres, des ciels, des mers des peuples Viets.

Quoi qu 'il arrive, le peu que vous pourriez faire pour ce dernier territoire, chers frères et sœurs des peuples Viets, nous en sommes très reconnaissants.


Selon la tradition millénaire, nous chérissons la paix et l'amitié,  nous respectons notre voisin la Chine qui constitue une des plus belles civilisations de l'humanité. Toutefois, nous sommes prêts à faire face à l'éventualité d'une nouvelle invasion qui peut entraîner des souffrances et des destructions au peuple vietnamien.
Nous sommes convaincus que le valeureux peuple chinois et les peuples progressistes du monde seront à nos côtés face aux présentes épreuves.

Du territoire restant des peuples Viets, nous adressons nos bons vœux amicaux et respectueux  à tous nos frères et sœurs des peuples Viets.

Thang Long - Hanoi, 10/6/2011
P.Q.A

Trần Nguyên dịch


Đọc tiếp...

PHILIPPINES NHỔ CỌC CỦA BỌN TÀU TRÊN BIỂN ĐÔNG

Philippines gỡ bỏ các cột trụ của TQ
ở vùng tranh chấp Biển Đông
Philippines hôm nay (15/6) cho hay, hải quân nước này đã gỡ bỏ những cột trụ “nước ngoài” lắp đặt tại ba bãi đá ngầm trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.


Việc tháo dỡ các cột trụ gỗ diễn ra trong tháng 5, chỉ ngay trước lúc chính phủ Philippines chính thức phản đối các vụ xâm nhập của tàu Trung Quốc ở vùng biển chủ quyền Philippines, phát ngôn viên hải quân Omar Tonsay nói.

"Đó là các cột trụ nước ngoài vì không phải do quân đội hay chính phủ của chúng tôi dựng nên. Nên chúng tôi gỡ bỏ chúng vì đó là một phần lãnh thổ Philippines”, ông Tonsay nhấn mạnh.

Ảnh do Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp về việc một tàu hải giám Trung Quốc bị phát hiện ở gần Reed Bank

Chính phủ Philippines gần đây đã cáo buộc Trung Quốc dựng cột trụ, thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Tonsay nói rằng, hải quân không thể xác định ai dựng nên các cột gỗ bị gỡ bỏ trong tháng 5. Các cột trụ này đã được dựng ở Boxall Reef thuộc quần đảo Trường Sa và ở gần Amy Douglas Bank, Reed Bank. Tất cả đều ở khu vực mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.

Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên và có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

Căng thẳng đang gia tăng ở khu vực này trong thời gian gần đây. Cả Philippines và Việt Nam đều cáo buộc Trung Quốc trở nên gây hấn hơn trong việc tuyên bố chủ quyền trong vùng biển. Trong tháng này, Philippines đã lên án Trung Quốc làm xói mòn hòa bình và ổn định tại châu Á bằng cách điều động các tàu hải quân tới gần Reed Bank để hăm dọa những bên tuyên bố chủ quyền khác, đồng thời lắp đặt cột trụ và thả phao ở vùng lân cận.

Philippines cũng không ngừng phản đối Trung Quốc về các vụ việc xảy ra từ tháng 2 – tháng 5, cáo buộc hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân của họ, quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí Philippines.

Vì sao phải tranh chấp khi tuân thủ luật pháp quốc tế

Hôm qua (14/6), Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, nước ông cần sự giúp đỡ từ đồng minh lâu dài là Mỹ trong chuyện tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nói: "Có lẽ, sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo rằng tất cả chúng ta sẽ được hưởng tự do hàng hải và sẽ tuân theo luật pháp quốc tế".

Trong khi đó, phát biểu nhân khởi động Chương trình Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREP) của Bộ Năng lượng Philippines, Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas đã khẳng định rằng, Mỹ đảm bảo ủng hộ Philippines “trong mọi vấn đề” kể cả các vấn đề về Biển Đông. Ông khẳng định: "Tôi đảm bảo với các vị rằng Mỹ sẽ sát cánh với Philippines trong tất cả các vấn đề. Mỹ và Philippines là những đồng minh chiến lược. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn và hợp tác với nhau trong các vấn đề, bao gồm cả Biển Đông"

Ông Aquino tỏ ý vui mừng với phát biểu của ông Thomas. Tổng thống Philippines cũng khẳng định việc nước này có quyền tìm kiếm dầu khí trong phạm vi lãnh thổ của họ. Ông viện dẫn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. 

UNCLOS quy định: "Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế… Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do hàng hải và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm… nhưng phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển".

Recto Bank cách Palawan 80 hải lý và cách Trung Quốc 576 hải lý. "Vì thế, con số 576 rõ ràng lớn hơn nhiều 200. Vậy tại sao phải có tranh chấp nếu chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông Aquino nói. "Họ là một siêu cường, dân số của họ gấp 10 lần dân số chúng tôi, chúng tôi không muốn đối đầu xảy ra. Và có lẽ sự hiện diện của Mỹ sẽ đảm bảo rằng tất cả chúng ta sẽ được hưởng tự do hàng hải và sẽ tuân theo luật pháp quốc tế".
Đọc tiếp...

TRUNG QUỐC SẼ KHÔNG SỬ DỤNG VŨ LỰC ?

Trung Quốc nói sẽ 'không sử dụng vũ lực'

Hải quân Việt Nam tập luyện
Người phát ngôn Trung Quốc nói Bắc Kinh cam kết sẽ không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Ông Hồng Lỗi nói với các nhà báo hôm thứ Ba 14/06: "Chúng tôi sẽ không tìm cách sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực".

Bắc Kinh cũng kêu gọi thêm đối thoại để tìm cách giải quyết các tranh chấp lâu nay một cách hòa bình.

Ông Hồng nói: "Chúng tôi hy vọng các nước liên quan sẽ nỗ lực hơn vì hòa bình và ổn định trong khu vực".

Trước các hành động ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc tại Biển Đông, các quốc gia như Việt Nam và Philippines đã lên tiếng bày tỏ quan ngại.

Hà Nội đã phản đối mạnh mẽ trước việc mà Việt Nam cáo buộc là tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển của Việt Nam.

Hải quân Việt Nam vừa có diễn tập bắn đạn thật ở ngoài khơi, và một nghị định về điều kiện nhập ngũ được đưa ra, cho thấy Việt Nam sẵn sàng phản ứng mạnh nếu bị uy hiếp.

Trong khi đó, một số tàu hải quân Hoa Kỳ được điều đến khu vực.

Có nhận định rằng các động thái không khoan nhượng nói trên đã khiến cho Trung Quốc phải "xuống thang" qua phát ngôn của ông Hồng Lỗi.

Tuy nhiên, người phát ngôn Trung Quốc hôm thứ Ba cũng không bỏ qua cơ hội cáo buộc Việt Nam "làm phức tạp thêm tình hình".

Ông Hồng nói với báo giới: "Một số nước đã có hành động đơn phương vi phạm chủ quyền, quyền hàng hải và lợi ích của Trung Quốc; đồng thời đưa ra các nhận xét thiếu cơ sở và thiếu trách nhiệm nhằm mở rộng và làm phức tạp thêm vấn đề Nam Hải (Biển Đông)".

"Đây chính là cội rễ các vấn đề."

Hãng thông tấn AFP có mặt tại cuộc họp báo nói tuy không nhắc tên Việt Nam, ai cũng biết ông Hồng ám chỉ quốc gia nào.

Nhổ cột mốc

Trong một diễn biến mới, hôm thứ Tư 15/06 Philippines cho hay đã dỡ bỏ hết các cột mốc mà "nước ngoài" dựng trái phép trên ba đảo và bãi cạn của nước này tại Biển Đông.

Người phát ngôn cho Hải quân Philippines Omar Tonsay nói việc dỡ các cột mộc này được thực hiện từ tháng Năm, trước khi Manila chính thức phản đối việc Trung Quốc xâm phạm hải phận của Philippines.

Ông nói: "Đây là các cột mốc nước ngoài dựng, không phải của quân đội hay chính phủ chúng tôi. Chúng tôi dỡ bỏ, vì đây là lãnh thổ Philippines".

Chính phủ Philippines mới đây đã cáo buộc Trung Quốc dựng cột sắt và thả phao ở bãi Amy Douglas.

Tuy nhiên các cột mốc mà ông Tonsay đề cập tới ở trên được biết là trong một vụ khác và dựng trên bãi đá Boxall cũng ở gần đó.

Philippines cũng từng cáo buộc tàu Trung Quốc gây hấn với tàu nước này gần Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nằm trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc đang muốn tranh chấp chủ quyền.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Tác phẩm của Trần Nhương





Nguyễn Xuân Diện:
1- TQ nói VN vi phạm chủ quyền của họ.
2- Philippines đã dỡ cọc của TQ. Bao giờ VN sẽ làm việc này?
3- Tin lời TQ sẽ mất nước.

Đọc tiếp...

CHÁU ÔNG KIM NGỌC ĐI BIỂU TÌNH BỊ BẮT

Không có gì đặc biệt


Chàng trai mặc áo Quốc kỳ ảnh bên tên là Duy,  sinh năm 1984, cựu sinh viên trường Kiến Trúc, con trai một người lính từng đánh sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân (1968). Không có gì đặc biệt, trong số hàng ngàn sinh viên tham gia biểu tình ngày 5/6 và 12/6 có lẽ có có hơn một nửa là con cái của những cựu chiến binh chống Mỹ. Bảo rằng anh là người yêu nước lại càng không có gì đặc biệt, dân mình ai lại không yêu nước.

So với lòng yêu nước của cô bé này có lẽ Duy còn kém xa. Trong ngày 12 tháng 6 Duy luôn luôn đi sau cô bé này. Duy biết chắc người cầm đầu bé xíu này đi biểu tình chỉ vì muốn biểu thị lòng yêu nước: phản đối Trung Quốc xâm hại Biển Đông, ngoài ra không có “mục đích chính trị” nào khác, nghĩa là cũng như cô bé kia, Duy chỉ bị lòng yêu nước xúi giục.
.
Việc Duy bị bắt cũng không có gì đặc biệt,  những người bị bắt hôm 12/6 đều không hiểu vì sao mình bị bắt, đến khi được thả về nhà rồi vẫn không hiểu vì sao. Họ đều lên mạng tâm sự "Mình chỉ đi biểu tình phản đối Trung Quốc chứ có làm gì đâu".
.
Khi về đồn, người ta sẽ hỏi anh tên gì, anh sẽ nói anh tên là Kim Duy, họ Kim cũng chẳng có gì đặc biệt để người ta phải lưu ý. Và nếu hỏi kĩ thì người chỉ hỏi bố anh là ai, thế thôi. Ở Việt Nam, con một người lính không có gì đặc biệt.

Ông KIM NGỌC (1917 - 1979)
Không ai biết Duy là cháu ông Kim Ngọc (1917-1979), Kim Ngọc là ông trẻ của Duy.  Kim Ngọc  nguyên là bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú,  cha đẻ "Khoán hộ” mà người ta quen gọi là “Khoán mười”, người chiến sĩ tiên phong đỏi mới nông nghiệp Việt Nam. Nhưng điều này cũng không có gì đặc biệt, có thể trong số những thanh niên bị bắt có nhiều thanh niên là con cháu những người có công với cách mạng như ông Kim Ngọc, nhiều hơn ông Kim Ngọc. Kim Ngọc là ai cũng chẳng có gì đặc biệt, một khi lòng yêu nước bị coi thường thì Kim Ngọc hay bất kì ai đã hết lòng vì đất nước, cũng chẳng làm người ta mảy may xúc động.

Nguồn: Quê Choa
Đọc tiếp...

THÁCH THỨC BIỂN ĐÔNG VÀ "CHIẾC NỎ THẦN" VIỆT NAM

Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore)

Dân tộc Việt Nam có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được.

 

Những biến động dồn dập gần đây ở Biển Đông với hành động phi đạo lý của Trung Quốc trong xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm khổng lồ chứa đựng không chỉ tham vọng vô đáy của Trung Quốc trong vùng biển xung yếu này mà cả sự đánh giá rất thấp (nếu không nói là coi thường) khả năng ứng xử chiến lược của nhà nước và sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam.

Đây là một nước cờ sâu và táo bạo. Có lẽ những người đi nước cờ này đã trù tính kỹ tới ba phản ứng sau đây của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ không tiếc tiền, vội vã mua sắm vũ khí, tăng cường phòng thủ. Điều này sẽ làm ngân sách quốc gia kiệt quệ, kinh tế vĩ mô chao đảo, kinh tế suy yếu.

Thứ hai, người dân Việt Nam sẽ rất bức xúc trong khi nhà nước bối rối lo ngại nên tăng cường kiểm soát và kìm chế. Kết quả là, người Việt Nam sẽ mất đi tính sáng suốt của sự đồng lòng; và do đó không còn tâm trí nào cho một nỗ lực cải cách sâu rộng.

Thứ ba, giới doanh nhân Việt Nam sẽ mất đi quyết tâm và nhuệ khí  trong thâm nhập thị trường Trung Quốc, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển. Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục là nước thua thiệt và yếu kém nhất trong các nước châu Á trong quan hệ thương mại với thị trường khổng lồ và tăng trưởng nhanh chóng này.

Thế nhưng, những người chơi nước cờ sâu và táo bạo nói trên có thể không lường hết sức trỗi dậy của dân tộc Việt Nam. Dân tộc này có một vũ khí chiến lược vô song chỉ được dùng đến khi không còn phương cách nào khác. Vũ khí đó có khả năng làm kinh ngạc đối phương và thế giới bằng những nỗ lực phi thường mà trước đó không ai có thể hình dung được. Thách thức Biển Đông có lẽ là một vận hội vô giá, nó buộc người Việt Nam chúng ta phải dùng đến chiếc "nỏ thần" kỳ diệu này.

Chúng ta cần hiểu Trung Quốc hơn

Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội. Từ khi có cải cách do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng họ đã đi được những bước khổng lồ, làm thế giới thán phục, với động lực chủ đạo là ý chí và tham vọng rất lớn, trọng dụng nhân tài, tầm nhìn rộng, và mưu kế sâu sắc. Xu thế này hiện còn rất mạnh mẽ và có thể còn kéo dài.


 
Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Chu Thanh Vân.

Việt Nam cũng như nhiều nước khác cần thấu hiểu cục diện này và chuẩn bị thật tốt để có thể sống bên một người láng giềng khổng lồ, hùng mạnh, tham vọng, mưu sâu, và có thể có những hành vi nhẫn tâm trong khẳng định quyền thế nhờ sự trỗi dậy của mình.

Đồng thời, Việt Nam cũng cần biết rõ những điểm yếu rất dễ tổn thương của Trung Quốc. Thứ nhất, đó là nội tình phức tạp với nhiều yếu tố bất ổn từ trong cốt lõi. Mức độ ổn định chính trị và kiểm soát tham nhũng của Trung Quốc rất thấp so với hầu hết các nước (theo khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới). Trung quốc sẽ không thể rảnh tay làm mưa gió trên thế giới nếu người dân Trung Quốc thấy chính phủ mình thua kém Việt Nam và các nước láng giềng trong nỗ lực cải cách-phát triển. Khi đó Trung Quốc sẽ phải quay về giải quyết vấn đề nội bộ.

Thứ hai, hình ảnh nhân văn của Trung Quốc trên trường quốc tế còn rất thấp. Từ thực tế châu Phi đến Biển Đông, họ chưa chứng tỏ được mình là một quốc gia có trách nhiệm cao trong  kiến tạo hòa bình và phồn vinh cho thế giới.

Thứ ba, Trung Quốc để lại nhiều ấn tượng chưa đẹp về tính trung thực và sự nhất quán giữa hành động và lời nói, từ chất lượng sản phẩm đến đường lối kinh tế và chính sách ngoại giao.

Một mặt khác, Trung Quốc là một quốc gia có lãnh đạo giỏi, tầm nhìn xa. Trên thực tế, họ rất ngại và kiêng nể các quốc gia có hội đủ ba yếu tố: thượng tôn các qui luật của tạo hóa, trọng dụng nhân tài, và dốc sức khai phát sức mạnh dân tộc. Bởi họ biết dân tộc này sẽ là một quốc gia hùng cường. Hàn Quốc là một trường hợp điển hình. Trong khi đó, họ có thể hành xử rất ngạo mạn với những quốc gia mê muội, giáo điều, hắt hủi hiền tài, phân liệt nhân tâm. Bởi họ biết đất nước này đang ở vào thế suy vi.

Trung Quốc đã qua giai đoạn trỗi dậy hòa bình và bước vào giai đoạn khẳng định uy lực của mình. Họ sẽ không ngại đối đầu trên những điểm mạnh của họ, đặc biệt là về thực lực kinh tế và quân sự. Tuy nhiên họ sẽ phải chùn lại nếu sự đụng độ khoét sâu các điểm yếu nêu trên: ổn định chính trị thấp, hình ảnh nhân văn hạn chế, ấn tượng về hành xử thiếu văn minh và trách nhiệm.

Việt Nam: Chiếc "nỏ thần" và phương cách sử dụng

Từ bài học từ cha ông

Binh pháp cổ có tổng kết rằng, muốn làm nên một chiến thắng hiển hách, cần có khả năng làm kinh ngạc đối phương. Đây là chiếc "nỏ thần" kỳ diệu mà người Việt Nam qua bao thế hệ đã dùng đến mỗi khi đất nước bị lâm nguy hoặc ngoại xâm giày xéo. Ông cha ta đã để lại những bài học quí giá khi dùng đến vũ khí chiến lược này.

Bài học của Đức Trần Hưng Đạo chỉ ra rằng cách bảo vệ tổ quốc tốt nhất là chủ động tiến công vào những yếu kém của chính mình. Theo tư tưởng này, ngài thảo ra hịch tướng sĩ, khích lệ tướng sĩ thấy nỗi nhục quốc gia mà bỏ thói hư tật xấu, quyết chí một lòng, xả thân vì nước.

Ngài chỉ rõ, nếu để mất nước thì: "chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến ngàn năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận."

Và nếu giữ được nước thì: "trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền."

Nguyễn Trãi nêu ra những nguyên lý cao cả để dân tộc vượt lên mọi sự bạo ngược:

"Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo"

(Bình Ngô Đại cáo)

Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ trăn trở tìm kiếm người hiền tài ra giúp nước: "Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến... Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương." (Chiếu cầu hiền)

Đến nỗ lực hôm nay

Sẽ cần những nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng khắp trong nhân dân để tìm ra đủ phương cách để Việt Nam có thể vượt lên bằng những nỗ lực làm kinh ngạc thế giới, buộc đối phương phải rút về thế phòng thủ - hòa hoãn. Ba hướng đi lớn cho các nỗ lực có thể là:

1- Xác lập ý chí cải cách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước;

2- Cả nước trên dưới một lòng toàn tâm toàn ý khai phát sức mạnh tiềm tàng của dân tộc; và

3- Toàn xã hội thành tâm coi giá trị nhân văn và lòng nhân bản làm nền tảng phát triển và hướng đích cho dân tộc đi đến phồn vinh.

Theo hướng đi này chúng ta có quyền đòi hỏi và kỳ vọng một số hành động sau đây.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước lắng nghe bàn luận để thấy hết nguy cơ, thậm chí thảm họa mà đất nước nhân dân sẽ phải gánh chịu trong tương lai không xa nếu đất nước tiếp tục tụt hậu, dân tộc phân tâm.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước quây quần cùng đại diện mọi tầng lớp nhân dân, ngày đêm họp bàn tìm phương kế cải cách, đưa nhanh đất nước đến hùng cường.

+ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có chính sách sử dụng hiền tài, đưa đất nước vượt lên trên mọi lĩnh vực, từ phát triển kinh tế đến củng cố quốc phòng, từ dân chủ hóa đất nước đến xây dựng thiết chế nền tảng cho phát triển bền vững, từ cải cách giáo dục đến nâng cấp tiềm lực khoa học công nghệ, từ hợp tác quốc tế đến gia cường vị thế và hình ảnh Việt Nam.

+ Có những bước đi đột phá táo bạo; đặc biệt là xây dựng một số đặc khu kinh tế nhằm huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc, là hình mẫu của Việt Nam năm 2045, với sức đuổi vượt mạnh mẽ làm thế giới khâm phục và kính nể.

+ Mỗi người dân Việt Nam, dù ở đâu hãy tự giác góp phần tạo nên hình ảnh một dân tộc có phẩm chất cao quí: thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng. Việt Nam cần trở thành một điểm sáng, có sức tương phản và thu hút mạnh mẽ trong hun đúc những phẩm chất cao quí này.

Nguồn: Tuần Việt Nam (VNN)
Đọc tiếp...

VUA GIA LONG TỪNG THÂN CHINH VƯỢT BIỂN CẮM CỜ Ở HOÀNG SA

Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện:

Trước khi đọc bài viết Vua Gia Long 3 lần phái quân ra Hoàng Sa (Bee.net) xin cung cấp thông tin: Trên tập san The journal of the Asiatic society of Bengal, Vol VI đăng bài của giám mục Taberd, xác nhận Vua Gia Long đã thân chinh vượt biển đến Hoàng Sa vào năm 1816 và long trọng treo cờ, chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels (Hoàng Sa, Cát Vàng)...

Vua Gia Long 3 lần phái quân ra Hoàng Sa 

14/06/2011 13:51:27
 
Bee.net.vn - Trong 18 năm trị vị đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều mà khó khăn lắm mới gây dựng được, nhưng vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.

TIN LIÊN QUAN

Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV – Đà Lạt (Lâm Đồng) với nhiều nội dung phản ánh xã hội triều Nguyễn, trong đó có một số đoạn nói về việc vua Gia Long cho phái người ra quần đảo Hoàng Sa dò xét đường thủy. Có tất cả 3 đoạn trích về việc này được phản ánh qua Mộc bản.

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 22, trang 2, năm Gia Long thứ 2 (1803) chép: “Tháng 7, Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Mô tả ảnh.
Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long cho mộ dân bổ sung vào đội Hoàng Sa

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 50, trang 6, năm Gia Long thứ 14 (1815) chép: “Tháng 2, sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”.
Mô tả ảnh.
Bản dập mộc bản nói về vua Gia Long phái Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa dò xét đường biển

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 52, trang 15, năm Gia Long thứ 15 (1816) chép: “Tháng 3, sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.
Mô tả ảnh.
Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long phái thủy quân ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình
Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn. Ngay từ khi lên ngôi, mặc dù Vương triều còn rất nhiều khó khăn, công việc bộn bề nhưng ông đã thể hiện một tầm nhìn rất xa đối với chủ quyền biển đảo - phần lãnh thổ không thể tách rời với đất liền - và không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.

Khắc Niên – Khắc Lịch
Nguồn: Bee.net.vn.



Đọc tiếp...

A LETTER TO YUE BROTHERS AND SISTERS


A LETTER TO YUE BROTHERS AND SISTERS
 
Dear brothers and sisters

 
While certain heads in China are so hot that they wanted to incite the Chinese people to create an atmosphere of chauvinism to serve the invasion and occupation of the the entire South China Sea, as modest citizen of the BachViet family (Yue Peoples), I have an idea that our country Vietnam can be proud to say that we are last and single nation of the BachViet group that can preserve its national independence and sovereignty, and we are trying our best to cope with brutal actions of barbarism taken by our unwanted chauvinist neighbour

Yue Peoples’s territories used to be cradles of wet rice civilization. But, now only one country still exists, that is Vietnam. How sorrowful we are, thinking about our ancient hey days of Yue Peoples!

Yue Peoples possess their own cultural heritages that contribute to the history of mankind, one of which is the bronze drum that every Yue nation used to own. Yet, to date, Vietnam is the only representative of these cultures, that introduces the bronze drum to the world, kept at the UN headquarters.
Descendents of Yue Peoples, just think of this and you see that your ancestors were the victims of the Han people. What a torment!

The whole territory south of the Yangtze River used to belong to us, Yue Peoples. Yet today Vietnam is the last land to be left to worship our common Yue ancestors.

Yue brothers and sister, we have this proverb, “When a horse get ill, all the stable denies food.”
If your ancestors and you yourselves have been the victims of Han People’s expansionism, would you like us to be on the same boat?

Yue brothers and sister! We wish you to do anything you can to preserve the last-left-in-the-world altar for our ancestry.

In the past thousands of years Vietnamese people have strengthened our solidarity and powers to be able to coexist besides unwanted big but bad neighbour. As Yue people, we are peace-loving and always wish to live in harmony with China, but we are willing to sacrifice ourselves to protect our land and people whenever the country is invaded.

Like our ancestors, we respect good cultural valued created by Han people, whose civilization is considered one of the greatest of the world. However, if our peace is threatened by Northern invaders we are prepare to face the worst to come to us.

Dear Yue brothers and sister, I believe you, good-will Chinese and progressive humankind will advocate our people and our just struggle

From the last unlost land of the Yue Peoples, I would like to say “Hello” to you, all Yue people in the world, and wish all the best to you and please support us, your brothers and sisters in this glorious struggle.

Thang Long - Hanoi 10/6/2011
P.Q.A 
Người dịch: Hoàng Lan
(gửi qua comment)

Bản gốc Tiếng Việt: 

THƯ NGỎ GỬI NHỮNG NGƯỜI ANH EM BÁCH VIỆT
Phạm Quang Anh

Trong lúc những cái đầu đang rất nóng ở đâu đó muốn kích động người dân Trung Quốc để tạo bầu không khí Sô-vanh cho cuộc xâm chiếm toàn bộ Biển Đông, là một công dân từng thuộc gia đình Bách Việt tôi trộm nghĩ nước Việt Nam chúng tôi – quốc gia Việt cuối cùng còn giữ được nền độc lập sẽ chèo chống thế nào đây trước sức mạnh bạo tàn của chủ nghĩa nước lớn.

Bách Việt chúng ta từng là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, vậy mà nay chỉ còn một nước Việt Nam , như thế phỏng có xót xa hay không!

Bách Việt có một biểu tượng văn hóa hiếm có trong lịch sử nhân loại là những chiếc trống đồng mà nước Việt nào cũng từng sở hữu. Vậy mà ngày nay chỉ còn Việt Nam đại diện cho nền văn hóa đó đưa trống đồng giới thiệu cho thế giới tại trụ sở Liên hiệp quốc, nghĩ cho kỹ mới thấy điều này cũng có những xót xa.

Hỡi những người anh em Bách Việt, một nước Việt đau thì cả tàu Bách Việt có thể ăn những ngọn cỏ mà tổ tiên của chúng ta đã từng phải ngậm đắng nuốt cay hay không ?

Toàn bộ đất trời phía Nam sông Dương Tử là của người Bách Việt chúng ta. Thế mà ngày nay chỉ còn có mỗi nước Việt Nam là vùng đất còn lại để thờ cúng ông bà tổ tiên Bách Việt .

Hỡi những người anh em Bách Việt, các bạn hãy có những hành động tùy vào khả năng của mình để giữ lấy một vùng đất hương hỏa còn lại của tổ tiên chúng ta.

Đã cả ngàn năm nay người dân Việt Nam trên dưới một lòng , dù có lúc phải nín nhịn để giữ lẽ hòa hiếu nhưng cũng rất ngoan cường, tự lực tự cường bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển còn lại của Bách Việt.

Hỡi những người anh em cùng dòng máu Bách Việt, dù các bạn nghĩ gì, làm gì cho phần còn lại của tổ tiên, những người Việt Nam thời hiện đại đều rất biết ơn và quý trọng.

Theo truyền thống của cha, ông để lại chúng tôi luôn hòa hiếu, tôn trọng và học hỏi những điều tốt đẹp của nền văn minh Trung Hoa- một trong những cái nôi lớn của văn minh nhân loại. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng một lần nữa đương đầu với những bất trắc có thể xảy ra với người dân Việt nam.

Những người anh em Bách Việt, những người dân Trung Hoa tốt bụng và nhân loại tiến bộ, bạn bè gần xa nhất định sẽ đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam chúng tôi !

Từ mảnh đất cuối cùng còn lại của Bách Việt xin gửi một lời chào quý mến tới những người anh em.

Thăng Long - Hà Nội 10/6/2011
P.Q.A 

..............
Ghi chú bên lề:

Đề nghị các bác, các anh chị tiếp tục gửi đến các bản dịch sang tiếng Hoa, tiếng Quảng Đông, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp...

Bản dịch sang tiếng Nga:
ПИСЬМО K YUE БРАТЬЯM И СЕСТРAM

Дорогие братья и сестры

Хотя некоторые руководители в Китае, так жарко, что они хотели, чтобы подстрекать китайских людей, чтобы создать атмосферу шовинизма, чтобы служить вторжения и оккупации всей Южно-Китайском море, как скромный гражданин семьи BachViet (Юэ народов), у меня есть uдея, что нашe странe, Вьетнам, можно с гордостью сказать, что мы последняя и единcтвeннaя нация группы BachViet, которaя может сохранить свою национальную независимость и суверенитет, и мы пытаемся в наших силах, чтобы справиться с жестокими действиями варварства, принятых нашей нежелательной шовинистической соседей

территория Юэ народов используемых для колыбелей цивилизации водовой риса. Но, в настоящее время только одна страна все еще существует, что является Вьетнам. Как печальный мы, думая о славых дней наших Юэ народов!

Юэ народов обладают своей собственной культурного наследия, которые способствуют истории человечества, одним из которых является бронзовый барабан, что каждый народ Юэ использовал в собственных. Тем не менее, на сегодняшний день Вьетнам является единственным представителем этих культур, что представляет бронзовый барабан миру, тот что хранятся в штаб-квартире ООН.
Потомки Юэ народов, просто думать об этом, и вы увидите, что ваши предки были жертвами ханьцев. Какие мучения!

Весь юг территории реки Янцзы принадлежал к нам, Юэ народов. И все же сегодня Вьетнам является последней земли, что остаетcя, чтобы поклониться нашей общей Юэ предков.

Юэ братья и сестры, у нас есть пословица: "Когда oднa лошадь болеет, все лошади отрицают пищи."
Если ваши предки и вы сами были жертвами Хан Народной экспансии, хотели бы вы, чтобы мы были в одной лодке?

Юэ братья и сестры! Мы желаем вам, чтобы сделать все, что вы можете сохранить последнюю-в-мире алтарь для наших предков.

В прошлом тысячe лет вьетнамский народ укрепил cвою солидарность и полномочия, чтобы иметь возможность сосуществовать, рядом c нежелательном большом, но плохом соседoм. Как Юэ людей, мы миролюбивые и всегда хотят жить в гармонии с Китаем, но мы готовы жертвовать собой, чтобы защитить нашу землю и народ, когда страна вторглаeтся.

Как и наши предки, мы уважаем хорошиe культурныe oцeнноcти Хан людей, чья цивилизация считается одной из самых больших в мире. Однако, если наш мир находится под угрозой Северной захватчиков мы готовиться к худшим к нам.

Уважаемые Юэ братья и сестры, я верю вам, и доброй воли китайского и прогрессивного человечества будет выступать наш народ и нашу справедливую борьбу

Из последних нeзaвиcимой земли Юэ народов, я хотел бы сказать "Привет" для вас, всеx Юэ людей в мире, и пожелать всего наилучшего вам и, пожалуйста, поддержите нас, вaших братьев и сестер, в этой славной борьбы.

Тханг Лонг - Ханой 10/6/2011
P.Q.A
пеpeвoчик: Хоанг Лан (Hoàng Lan)

Đọc tiếp...