Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

HẢI QUÂN VIỆT NAM TỔ CHỨC BẮN ĐẠN THẬT TRÊN BIỂN

Hải quân Việt Nam tổ chức bắn đạn thật trên biển
Thứ sáu, 10 Tháng 6 2011 12:21
(GDVN) - Thông báo mới nhất từ Quân chủng Hải quân vùng 3, đơn vị này sẽ tổ chức bắn đạn thật ở khu vực Hòn Ông, biển Quảng Nam.
Thông tin trên được Quân chủng Hải quân Vùng 3 và Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc thông báo.
Tàu chiến của Hải quân Việt Nam
Tàu chiến của Hải quân Việt Nam
Theo đó, cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ diễn ra trên khu vực giới hạn bởi 4 điểm A, B, C, D.
Cụ thể, điểm A ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm B ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°35'00" độ kinh Đông, điểm C ở 15°53'42" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông, điểm D ở 15°44'00" độ vĩ Bắc, 108°46'36" độ kinh Đông.
Ngày bắn chính thức vào ngày 13/6, trong khoảng thời gian 18-24h.
Ngày bắn dự bị : Ngày 14/6 từ 8h đến 12h và từ 19h đến 24h
Cũng theo thông báo, các phương tiện thủy không hoạt động ở khu vực nói trên trong thời gian bắn đạn thật.
Địa điểm bắn đạn thật trên bản đồ:

Địa điểm bắn đạn thật diễn ra ở khu vực gần Hòn Ông.
Đọc tiếp...

TRÊN ĐẤT VIỆT, CÁC TƯỚNG LUẬN BÀN THẾ TRẬN BIỂN ĐÔNG

Tướng Việt Nam phân tích điểm mạnh yếu của TQ ở biển Đông

Cập nhật lúc :12:17 PM, 10/06/2011

(Đất Việt Online) "Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền khu vực đó, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất", Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trò chuyện về câu chuyện biển Đông.

'Người dân Trung Quốc muốn hòa bình'
 
Đại tướng Lê Đức Anh nhận xét trên Bee.net: “Không phải người dân Trung Quốc bất chấp lẽ phải đâu. Họ cũng muốn hòa hiếu, muốn ổn định, hòa bình”.

Đồng ý kiến này, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an nhận định trên Vietnamnet: “Tôi tin rằng 1,3 tỷ dân Trung Quốc đều là những người hòa hiếu, muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Tin rằng đa phần lãnh đạo Trung Quốc thiện chí với Việt Nam. Hành động này chỉ là chủ trương của số ít lãnh đạo mang tư tưởng bành trướng Đại Hán”.

Cũng theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, thực ra, các nước cũng vì lợi ích quốc gia của mình. Mọi quyết định đều đưa ra dựa trên bàn cân lợi ích. Việt Nam không thể trách ai. Nếu mình có thái độ rõ ràng, kiên quyết, để bảo vệ lợi ích của họ, liệu họ có bỏ đi?

“Vả lại, Việt Nam cũng không thể trông đợi bên ngoài. Phải dựa vào mình là chính. Ta vững thì họ lùi. Ta lùi thì họ tiến thôi. Đó là quy luật của quan hệ rồi”, thiếu tướng nói.

Chứng cứ đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại cắt đứt. Ảnh: TTXVN

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa, Trung Quốc cần một hình ảnh tốt đẹp để phát triển quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội...Trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía nam là hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra xa hơn. Liệu Trung Quốc có thể “cắt” cái cửa này được không, làm cho khu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của Trung Quốc được không?

“Chúng ta tin tưởng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu được vấn đề này. Trên cơ sở nhận thức như vậy, nhưng giải pháp của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta và lợi ích cho chính Trung Quốc, và có thể sẽ được hiện thực hóa trong tương lai, tất nhiên nó sẽ vô cùng lâu dài và khó khăn, nhưng phải kiên trì”, Trung tướng Vĩnh nói.

Đuối lý mới phải dùng vũ lực

Tại Hội nghị An ninh Châu Á vừa được tổ chức tại Singapore, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã khẳng định sự sai trái của Trung Quốc trong sự việc tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp. Đại tướng nhấn mạnh việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vào sâu tới hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế là điều không chấp nhận được trong bất cứ văn bản luật pháp nào. Chủ trương Việt Nam trên biển Đông là kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và công khai minh bạch để cộng đồng thế giới phân biệt đúng sai.

Trao đổi với báo chí, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: vụ tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động xâm phạm trắng trợn. Đó là vụ hành xử bằng bạo lực, hành động bạo lực khoác áo dân sự. Hành động này của phía Trung Quốc chứng tỏ một điều chính người gây hấn cũng không có cơ sở pháp lý để giải quyết mà phải sử dụng đến bạo lực để phá hoại một hoạt động lao động hoà bình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Sự việc này lại diễn ra sau một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng của Trung Quốc, ngay trước thềm Hội nghị An ninh châu Á. Vì thế, đây còn là sự thách thức dư luận quốc tế. Cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, không cho ai xé rào khỏi luật pháp.

Nếu không làm cho phía Trung Quốc chấm dứt ý định đó, thì có thể những sự việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Vấn đề sẽ là sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, với ai, ở mức độ nào thôi.

Tuy nhiên, Trung tướng Vịnh cũng đánh giá: “nếu tiếp tục có thêm một sự kiện Bình Minh 2 nữa xảy ra thì đây rõ ràng là một hành động leo thang. Thậm chí, đó còn là một thông điệp đối với không chỉ Việt Nam mà còn đối với các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Điều tôi mong muốn nhất là làm sao người dân hiểu chỉ có dựa vào chính mình mới giải quyết được việc của mình, không thể dựa vào ai để giải quyết được vì đó chỉ là nhân tố bên ngoài. Chúng ta tin rằng có thể giải quyết được trong hòa bình và vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ. Quá khó khăn nhưng nếu phân tích dưới góc độ lợi ích, chúng ta hi vọng”, Trung tướng Vịnh nói.

Tham vọng của Trung Quốc

Theo nhận định của một số tướng lĩnh, sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 02 như một “phép thử” của anh hàng xóm Trung Quốc.

Theo Đại tướng Lê Hồng Anh, trước sự cố này, phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số 1. Đồng thời, phải sống hòa hiếu với nhân dân tất cả các nước.  

“Về chuyện Biển Đông, ta phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu. Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ.

Trường hợp chúng ta tôn trọng quy định chung mà các nước trong khu vực không tôn trọng, phải đối thoại trước khi đưa ra Tòa án quốc tế.  Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ”, Đại tướng Lê Hồng Anh nói.

Cũng theo đại tướng, Bảo vệ Chủ quyền là số 1.  Giữ gìn Hữu nghị với họ là số 2. 

 ‘Nói chung, phải giữ gìn Hòa bình, ổn định để phát triển. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền. 

Nhỏ không có nghĩa là yếu. So với Ấn độ, Trung Quốc mình cũng là nước nhỏ. So với Mỹ, mình cũng là nước nhỏ. So với EU, mình cũng là nước nhỏ. Nhưng nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống.

Nếu sợ thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không sợ̣ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí.   Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất”, Đaị tướng Anh phân tích.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cũng nhận định, Trung Quốc lớn nhưng chưa hẳn đã mạnh. Nước mạnh nào cũng có gót chân Asin. Ta vững thì họ lùi, ta lùi thì họ tiến. Mềm nắn, rắn buông, Trung Quốc luôn là như vậy. Người ta gọi sự kiện Bình Minh 02 là phép thử là vì lẽ như vậy. Có hay không những vụ Bình Minh 02 khác hoàn toàn phụ thuộc vào hành xử của chúng ta"  

Về hành động tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02, thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định, hành động của ba tàu hải giám của Trung Quốc (thực chất là tàu quân sự cải hoán) là vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, mà Trung Quốc là một thành viên kí kết. Việc làm này cũng vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc  và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Trung Quốc là một trong những nước khởi xướng cũng như đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002, vi phạm những cam kết quốc tế được công nhận rộng rãi khác mà Trung Quốc đã ký kết và công nhận.

“Hơn nữa, đây là hành động có chủ ý, có tính toán, mang tính tạo cớ của Chính phủ Trung Quốc, không phải phi quan phương. Cần lưu ý, các tàu hải giám này vốn là tàu quân sự của Trung Quốc cải hoán. Đây cũng không phải là hành động đơn lẻ, mà là hành động mang tính hệ thống, nằm trong chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, là sự tiếp nối của chuỗi hoạt động thời gian qua nhằm mục đích độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành ao nhà.

Hành động này của Trung Quốc, tự nó đã vạch rõ ý đồ và làm lộ rõ bộ mặt cũng như toan tính của nước này. Trung Quốc đã đi ngược lại những tuyên bố, cam kết của mình, lời nói không đi với việc làm”, thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Thiếu tướng Cương cũng cho rằng, việc tàu hải giám của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam gây hấn, cắt cáp dầu khí là thủ thuật của Trung Quốc để gây hiểu nhầm, và từng bước biến vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp. 

Hành động này không khác gì việc có anh hàng xóm xấu bụng, chạy sang vườn nhà người ta đào bới, chặt cây, hái quả, sau đó sinh sự để biến cái vườn ấy thành mảnh vườn tranh chấp.

Khánh Tường (tổng hợp)
Đọc tiếp...

THƯ SÀI GÒN - Vũ Ngọc Tiến


Anh Trần Nhương thân kính!

Nhớ hôm mới vào, anh nhắn tin: “Ở trong đó có gì mới lạ thì viết cho mình nhé!” Tôi hiểu hai từ mới- lạ anh muốn nhắm đến phản ứng trong lòng giới trẻ và trí thức, văn nghệ sĩ Sài Gòn, sau sự cố tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 2 của ta bị kẻ thù cắt cáp ngay trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thiết nghĩ, mới- lạ thì không bởi tin tức, bình luận về ngày 5/6/2011 đã tràn ngập trên mạng, song những suy ngẫm cá nhân của riêng tôi và bạn bè trong này thì có, nhất định phải có. Trước hết, đó là hệ quả tất yếu như lời Nguyễn Trãi từng viết hơn 500 năm qua: “Dân bi thán tất thành vũ”, nghĩa là dân thở dài tất sẽ thành bão. Người Sài Gòn ở thành phố mang tên Bác thở dài cảm thông và giận uất trước thảm cảnh các gia đình ngư dân đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi bị tàu “nước lạ” ngông nghênh bắt bớ, tịch thu tàu và ngư cụ hay đòi tiền chuộc… đã nhiều năm liền. Giờ là lúc giọt nước tràn ly, bão nổi trong lòng, dù cuộc biểu tình tuần hành diễn ra khá ôn hòa, lịch thiệp. 

GS Tương Lai tham gia biểu tình tại SG
Tiết trời Sài Gòn mấy tuần nay trở lại quy luật giống như mùa hè năm 1975 tôi đã từng chứng kiến. Cơn mưa rào thường  ào đến nhanh rồi cũng tạnh mau vào khoảng 3- 4 giờ chiều, làm dịu bầu không khí chói chang nắng gắt trong ngày. Dẫu thế, bầu máu nóng sục sôi trong giới trẻ, trí thức, văn nghệ sĩ khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị xâm phạm cứ ngùn ngụt bốc cao, tương phản với tiết trời dịu mát sau mưa. Tôi cảm nhận được rất rõ điều ấy qua câu chuyện của họ tại các quán café đường phố ban ngày, cả trong các quán nhậu bình dân ban đêm. Hai năm xa cách, bạn bè trong chuyến Nam du lần này vẫn quây quần còn đông hơn trước, chuyện trò chân tình, nồng ấm và tôi lại có thêm những người bạn mới: Nhà nghiên cứu biển Đông nổi tiếng Đinh Kim Phúc, nhà văn Nguyễn Viện, học giả Phạm Nguyên Trường, nhà văn- nhà nghiên cứu Hiếu Tân, lại có cả nhà văn Kinh Dương Vương vừa từ Mỹ về thăm quê, rồi những bạn đọc ở Đồng Tháp, Cà Mau như anh Quang, anh Khánh cũng hồ hởi gọi điện nhắn về chơi…Ngạn ngữ có câu: “Thêm một người bạn là thêm một khoảng trời.” Với người viết, tôi cho đó là hạnh phúc.

Trưa hôm qua, đang ở phường 11- quận Gò Vấp thăm bà Hồng Châu, thắp nhang khấn trước bàn thờ nhà thơ- chiến sĩ Nam tiến Nguyễn Bính, hàn huyên với chị Hồng Cầu, tôi bỗng nhận được điện thoại của 2 nhà thơ Trần Hữu Dũng, Vũ Trọng Quang gọi về quán café trên đường Trần Quốc Thảo để chia vui với Bùi Chát vừa được thả về, sau mấy ngày câu lưu ở số 4 Phan Đăng Lưu. Cả hai con đường ấy đều mang tên hai chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc thời thuộc Pháp. Gặp lại Bùi Chát, tôi mừng thấy anh hồng hào, béo tốt hơn hai năm trước. Trên người không có vết muỗi cắn hay mắt thâm quầng vì mất ngủ. Môi đỏ như son. Nụ cười hiền và tươi như đóa hoa tường vi. Anh bảo tôi: “Em được thả, nhưng vẫn phải làm việc với an ninh ban sáng, cả chiều nay nữa nên không quay về sân nhà 81 nhậu lai rai với anh và mọi người được.” Chia tay bạn bè, trên đường về nhà tôi cứ miên man suy ngẫm. Cụ Hồ có câu nói bất hủ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết- Thành công, thành công, đại thành công”. Lúc này hơn bao giờ hết, chúng ta cần đến sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hà cớ gì phải câu lưu những người như nhà thơ Bùi Chát hay các Bloger Người Buôn Gió, Mẹ Nấm? 
.
Hình ảnh từ Hà Nội. Ảnh: Mai Kỳ
Lại nhớ hôm 4/6 vừa qua, dẫu nghe phong phanh 5/6 mới có biểu tình trước cổng tòa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Tp Hồ Chí Minh, nhưng tôi cùng Nguyễn Hòa (chủ Web VCV), Đinh Kim Phúc, Hiếu Tân rủ nhau dạo quanh hồ Con Rùa, qua các phố Phạm Ngọc Thach, Nguyễn Thị Minh Khai… thử xem binh tình ra sao. Cảnh vật thật yên tĩnh, đường phố vắng lặng, chỉ có cảnh sát thì khá đông, riêng ở cửa nhà Văn hóa thanh niên đã thấy 7 anh mặc cảnh phục và 5 anh mặc đồng phục vệ sĩ! Chúng tôi vào sân nhà hàng Nắng Mới ở 32 Phạm Ngọc Thạch gọi vài chai bia uống chơi, không tin sẽ có biểu tình vào ngày hôm sau, nhưng thật kỳ diệu nó vẫn xảy ra, đủ thấy lòng dân là tất cả. Hôm ấy Đinh Kim Phúc bảo tôi: “Em rất khoái hai khái niệm ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân cùng song hành trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo. Nó là kinh nghiệm đúc kết của cha ông, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo trong lịch sử chiến tranh giữ nước từ xưa tới nay.” Lời Phúc làm tôi liên tưởng đến cuộc hòa đàm Paris, ta thắng bởi ta có chính nghĩa, tất nhiên rồi, nhưng còn vì ta có bản lĩnh và sách lược đấu tranh ngoại giao đúng đắn. Cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng tổng kết: “Trên mặt trận ngoại giao ở Paris, chúng ta cũng áp dụng đối sách 3 mũi giáp công như trên mặt trận quân sự ở chiến trường hai miền Nam- Bắc.” Ba mũi giáp công đó là đấu tranh ngoại giao của Nhà nước- đấu tranh của các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng trong nước- biểu tình chống chiến tranh Việt Nam của nhân dân thế giới. Phong trào đấu tranh của HS- SV Sài Gòn thời đó với những tên tuổi khả kính như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Quang Vịnh… chính là một trong 3 mũi giáp công làm nên thắng lợi của dân tộc. Vậy mà hôm nay có người nhân danh này nọ, dám lên giọng chỉ vẽ cho các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm… ở nhà Văn hóa thanh niên về cách đấu tranh ngoại giao với giặc Tàu thì thật khôi hài hết mức! Lại nữa, muốn thực hành bài học kinh nghiệm 3 mũi giáp công thời chống Mỹ vào cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo hôm nay, Chính phủ phải đủ bản lĩnh tin dân mà công khai hóa toàn bộ sự thật. Qua lời của tướng Phùng Quang Thanh tại cuộc đối thoại an ninh châu Á ở Shangri La, người dân mới biết là hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát thềm lục địa của Việt Nam đã từng xảy ra một lần vào năm 2010. Người Sài Gòn đặt câu hỏi: Nếu từ lần ấy Nhà nước ta sớm công khai phản đối thì cuộc biểu tình của giới trẻ, trí thức, văn nghệ sĩ chắc chắn sẽ xảy ra và kẻ ấy muốn cắt cáp lần này cũng có thể đã phải chùn tay trước sức mạnh của chính nghĩa và lòng yêu nước chăng?... 

Anh Trần Nhương thân kính!

Thư đã dài. Những suy ngẫm của tôi và bạn bè trong này sau sự kiện ngày 5/6/2011 còn nhiều, không thể nói hết, vắn tắt đôi lời vậy thôi. Hẹn dịp khác.

SG 8/6/2011
Vũ Ngọc Tiến



Nguồn: Trần Nhương.com

Đọc tiếp...

AI ĐE DỌA? AI KHUYÊN NÀI GS LÊ VĂN LAN ?

Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long: Bộ phim phỉ báng lịch sử
Thứ sáu, 10/06/2011. 00:14 (GMT+7)

Sau khi Báo SGGP ngày 4-6-2011 đăng bài “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long: Một bộ phim bóp méo lịch sử dân tộc”, trao đổi với PV Báo SGGP, nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết: Bộ phim này đã phỉ báng lịch sử dân tộc. Theo ông, đây là một bộ phim mà từ khâu đạo diễn, trang phục, đạo cụ, bối cảnh, diễn viên quần chúng cho tới việc làm hậu kỳ đều do Trung Quốc đảm trách thì không thể gọi là một phim Việt Nam.

Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long.

Ông Lập nói: “Điều quan trọng hơn cả với một phim lịch sử là tinh thần lịch sử của bộ phim có được tôn trọng hay không? Thế nhưng, liệu có thể gọi đó là tôn trọng lịch sử Việt Nam khi mà vua Lý lại khoác long bào của vua Tống? Hay như cảnh lên ngôi của vua Lý Công Uẩn, lịch sử đã ghi rành rành là ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, nhưng trên phim thì Lý Công Uẩn lại lên ngôi ở một ngôi chùa...Tàu. 

Thêm nữa, việc “Lê Hoàn lại hiện ra như một ông vua xa xỉ, bắt dân xây dựng cái gọi là “vườn ngự uyển”, không cần biết đến những lời can gián, thậm chí còn trừng phạt cả Lý Công Uẩn vì đã dám ngăn vua xây dựng những công trình phục vụ cho việc ăn chơi xa hoa; Dương Vân Nga thì ủy mị, sướt mướt; Đào Cam Mộc từ đầu chí cuối là một viên tướng võ biền... Chỉ từng đó thôi cũng có thể nói lịch sử đã bị phỉ báng. Bộ phim sẽ sửa chữa thế nào để có thay đổi được trang phục, bối cảnh và tinh thần lịch sử? Chỉ có một cách duy nhất là quay lại bộ phim đó”.

GS sử học Lê Văn Lan cũng cho biết thêm, vì chỉ trích mạnh mẽ bộ phim mà ông đã từng nhận được những lời răn đe cũng như khuyên nài. “Song trước sau như một, tôi khẳng định rằng không nên chiếu một bộ phim như vậy khi lịch sử bị bóp méo” - ông nhấn mạnh.

Một bạn đọc (địa chỉ email: ongnam14468@yahoo.com) nhắn tin đến Tòa soạn Báo SGGP bày tỏ sự bức xúc và bất bình. Ông đặt vấn đề: Cơ quan quản lý của nhà nước về lĩnh vực này có trách nhiệm ra sao mà giao một bộ phim lịch sử của Việt Nam cho Trung Quốc làm; số tiền đầu tư cho bộ phim này là của ai; của tư nhân hay Nhà nước?

Đề nghị không cho lưu hành bộ phim này ra công chúng. Nếu phát hành “chui” thì tổ chức tịch thu và xử phạt theo quy định. Nếu tiền đầu tư của tư nhân thì việc lỗ đó là ráng chịu vì nhận thức kinh doanh quá coi thường khách hàng, coi thường lịch sử dân tộc nên phải gánh chịu hậu quả. Nếu tiền đầu tư có phần của Nhà nước, phải quy trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện và quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Nhóm PV

Đọc tiếp...

HÃNG TRƯỜNG THÀNH NÊN BÁN PHIM RA NƯỚC NGOÀI?

Không chiếu Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long là hợp lẽ! 

Thứ Năm, 09/06/2011 22:20 

Từ khâu quản lý đầu vào của dự án đã sai sót nên hậu quả của phim là tất yếu

Cuối cùng thì Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng tiếp thu ý kiến từ dư luận xã hội, khi hủy bỏ lịch phát sóng phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long vào ngày 30-6, trên VTV3.


Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long thực hiện tại Trung Quốc (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
“Việt hóa” lại phim là không tưởng
Dù giải thích theo cách nào thì các nhà chức trách và đơn vị sản xuất vẫn không thuyết phục được dư luận. Ai cũng biết bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long là phim lịch sử, lại được làm với mục đích kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội nhưng lại để người Trung Quốc thực hiện, từ khâu kịch bản đến đạo diễn, chuyên viên hóa trang, diễn viên đóng thế, diễn viên quần chúng… Bối cảnh thuê ở phim trường Hoành Điếm của Trung Quốc, phục trang, đạo cụ… tất tần tật của Trung Quốc!
Một đạo diễn phim nói: “Ai ở trong nghề cũng biết rằng khi phim đã hoàn tất, cắt sửa một phân đoạn thôi đã là việc không đơn giản, thà bỏ đi quay lại còn dễ hơn. Huống hồ ở đây cả bộ phim từ đầu đến cuối đậm đặc bản sắc Trung Hoa như thế, “Việt hóa” lại cách nào? Những người làm phim cũng chỉ có thể chỉnh sửa phần nào, ví dụ chỉnh những câu thoại không phù hợp, bỏ đi một số cảnh đông diễn viên quần chúng người Trung Quốc hoặc vài cảnh rộng cho thấy bối cảnh Trung Hoa rõ nét và quá quen thuộc, dễ nhận ra trong những phim lịch sử Trung Quốc…”.
Giáo sư Trần Luân Kim, thành viên Hội đồng Duyệt phim Quốc gia, dù không tham gia duyệt lần cuối bộ phim này nhưng cả hai lần duyệt trước ông đều có mặt, cho biết hội đồng duyệt đã yêu cầu sửa rất nhiều và chắc chắn nhà sản xuất không thể sửa được như yêu cầu của hội đồng duyệt, càng không thể làm cho “thuần Việt” được như mong muốn khi phần lớn bối cảnh quay đều thực hiện tại phim trường Trung Quốc.
Một vài thành viên Hội đồng Duyệt phim khác cho biết phim này không thể sửa được như ý muốn, chỉ có chiếu hoặc không thể chiếu thôi.
Trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước?
Có nhiều ý kiến cho rằng điều đáng nói ở đây là tại sao những người có trách nhiệm, những nhà quản lý chuyên ngành của Nhà nước Việt Nam lại không kiểm tra và giám sát thật kỹ khâu kịch bản ngay từ đầu, nhất là khi thấy nhà sản xuất - Công ty Trường Thành - mời cả một ê kíp làm phim người Trung Quốc và kéo nhau sang Trung Quốc thuê bối cảnh thì không có ý kiến ngay.
Báo Pháp Luật TPHCM, số ra ngày 9-6, đăng lời ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Trường Thành, đơn vị sản xuất phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, cho biết năm 2006, một công ty Trung Quốc tên là Đông Minh Vệ Thị (ĐMVT) sang Việt Nam đặt vấn đề với VTV để hợp tác làm chương trình kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Kết quả của việc này là ĐMVT đã trở thành đối tác của Công ty Trường Thành trong dự án phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Kinh phí sản xuất phim là 109 tỉ đồng, trong đó TVAD (Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình, trực thuộc VTV) đầu tư khoảng 10%. Đạo diễn được chọn là ông Cận Đức Mậu. Đạo diễn phía Việt Nam là Tạ Huy Cường (chuyên ngành kỹ thuật âm thanh). Kịch bản do ông Trịnh Văn Sơn viết đứng tên chung với nhà biên kịch Kha Chương Hòa của Trung Quốc. Quay phim là người Trung Quốc. Đạo diễn hình là người Đài Loan…
Đó là chưa kể có thông tin (chưa kiểm chứng) cho rằng trong bộ phim này, phía đối tác Trung Quốc bỏ ra 50 tỉ đồng (gồm tiền thù lao cho ê kíp thực hiện phim của phía Trung Quốc, tiền thuê phim trường, đạo cụ, trang phục…). Phía đối tác Trung Quốc sẽ nhận quyền phát hành phim này trên lãnh thổ Trung Quốc.
Rõ ràng ở đây là một dự án hợp tác làm phim với nước ngoài. Theo quy định của luật pháp, những bộ phim sản xuất có yếu tố nước ngoài đều phải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho phép và phải được duyệt kịch bản. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý chức năng đã thực hiện đúng trách nhiệm quản lý của mình hay chưa? Nếu kịch bản này đã được duyệt thì những nội dung sai phạm trong đó có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.


Hoãn phát sóng


Ngày 9-6, ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), xác định thông tin VTV quyết định hủy kế hoạch phát sóng phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long vào ngày 30-6 tới. Đạo diễn Đặng Tất Bình, đồng đạo diễn phim của phim Huyền sử thiên đô, cũng cho biết sáng 9-6, ông đã bàn giao nốt 5 tập phim Huyền sử thiên đô cuối cùng cho Ban Thư ký biên tập VTV để nghiệm thu phát sóng. Hai bên hiện đang thương lượng hoàn tất những điều khoản cuối cùng liên quan đến vấn đề kinh tế trong bản hợp đồng này.


Theo ông Trần Bình Minh, lịch phát bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long vào ngày 30-6 đã được VTV và nhà sản xuất thống nhất và ký kết từ năm trước. VTV sẽ cân nhắc để đưa bộ phim lên sóng vào thời điểm thích hợp.

H.L.Anh



Sao không cấm chiếu?
Thông tin từ người có trách nhiệm cao nhất của VTV, Tổng Giám đốc Trần Bình Minh, được đăng tải trên các báo ra ngày 9-6 là hoãn thời điểm phát sóng chứ không phải hủy bỏ hoàn toàn. Điều đó có nghĩa bộ phim sẽ được phát sóng trong thời điểm chưa định trước.
Nhiều người tỏ ra lo ngại, khi dư luận nguôi ngoai hoặc một thời gian sau, mọi người quên đi chuyện này, bộ phim sẽ được lôi ra phát sóng. Còn nếu không được phát sóng rộng rãi thì nhà sản xuất in thành DVD hoặc bán ra nước ngoài hoặc bán lại cho các đài truyền hình các nước để tìm cách thu hồi vốn, còn các nước khác làm sao biết được phim này không đúng với lịch sử, bản sắc văn hóa Việt hoặc nhiều khi lại tưởng văn hóa Việt giống văn hóa Trung Hoa!
Huy Nguyên
Nguồn: Báo Người Lao Động
Đọc tiếp...

TRUNG QUỐC VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG

Vừa cắt cáp, Trung Quốc vừa vu cáo Việt Nam tấn công tàu cá


VNN - Sau khi bị Việt Nam cáo buộc Trung Quốc một lần nữa quấy nhiễu tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam ở Biển Đông, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra những tuyên bố thậm chí cứng rắn hơn các lần trước.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông này lớn tiếng rằng, Việt Nam đã “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền Trung Quốc và gây nguy hiểm cho mạng sống các thủy thủ của Trung Quốc trong một tranh chấp chủ quyền đang leo thang.

Trong vòng hai tuần lễ, tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam khi các tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, người phát ngôn Trung Quốc đã không ngại ngần mà cáo buộc Việt Nam làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Thậm chí, ông này nói rằng, Trung Quốc là nạn nhân trong vụ đụng độ mới nhất khi tàu cá nước này vướng cáp của tàu Việt Nam và bị kéo đi khoảng hơn một giờ.

Tàu Trung Quốc liều lĩnh lao vào phá cáp tàu Việt Nam nhưng người phát ngôn Hồng Lỗi lại nói: “Hành động này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc”.
 
Hết dùng hải giám lại đến tàu cá

Hôm qua (9/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn Việt Nam xảy ra sáng cùng ngày. Cụ thể là vào lúc 6h sáng ngày 9/6, tàu Viking 2 do PetroVietnam thuê đang tiến hành hoạt động thăm dò thì bị tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 6226, cùng hai tàu ngư chính yểm trợ mang số hiệu 311 và 303, chạy ngang qua mũi tàu sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ..


Dù đã phát pháo hiệu cảnh báo, tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào với tốc độ cao để phá cáp thăm dò tàu VikingII
.
Tàu Viking 2 đã phát pháo hiệu cảnh cáo song các tàu này vẫn lao vào, bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá 6226 mắc vào tuyến cáp của Viking 2 khiến tàu thăm dò của Việt Nam không thể hoạt động bình thường. Hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng một số tàu cá khác của Trung Quốc sau đó đã tiến vào giải cứu tàu 6226.

Cho biết khu vực xảy ra sự việc (lô 136/03 tại 6o47,5 Bắc, 109o17,5 Đông) nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, bà Nga nhận định hành động này của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Vậy mà trong cuộc họp báo sau đó, theo tin của Reuters, ông Hồng Lỗi đã cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa và các khu vực lân cận. "Cần phải chỉ ra rằng, với việc tiến hành thăm dò dầu khí trái phép ở vùng biển của quần đảo Trường Sa và đuổi tàu cá Trung Quốc, Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc”, ông này nói. "Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngừng mọi vi phạm và không nên có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh cãi”

Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn vùng biển này bằng cách đưa ra bản đồ hình chữ U bao trùm gần như toàn bộ vùng biển kể cả các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 

Cảnh báo Mỹ, mắng Philippines

Mỹ - quốc gia chiếm ưu thế quân sự ở Thái Bình Dương với các căn cứ tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã bị cuốn vào những căng thẳng hàng hải với Trung Quốc. Năm ngoái, Washington đã nhấn mạnh sự ủng hộ của họ với một giải pháp tập thể trong khu vực để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại chỉ muốn hội đàm riêng rẽ với từng nước có liên quan. 

David Carden, Đại sứ Mỹ tại ASEAN trong tháng trước đã nói tại Manila rằng, các bên tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa cần tạo ra một cơ chế khu vực mạnh mẽ để giải quyết tranh chấp. Ông nói, Mỹ có thể giúp đỡ. 

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Manila (Philippines) hôm qua, đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu đã nói rằng, Trung Quốc sẽ chỉ thảo luận về các tranh chấp bằng con đường song phương với các nước tuyên bố khác. "Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp”, ông thậm chí nhấn mạnh, chính phủ Mỹ không nên can thiệp vào tranh chấp Biển Đông và để cho các bên tuyên bố chủ quyền giải quyết vấn đề theo cách của họ thông qua các biện pháp hòa bình. 

Không chỉ nhất mực phủ nhận sự sai trái của các tàu Trung Quốc ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, các quan chức Trung Quốc cũng có động thái tương tự trước hàng loạt phản đối, cáo buộc từ Philippines. 

Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) gần đây đã nhiều lần phản đối hành động ngày một gia tăng của các tàu Trung Quốc ở khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền. Từ 31/5-4/6, Philippines đã hai lần chuyển lời phản đối tới đại sứ quán Trung Quốc ở Manila. Quan chức Philippines cáo buộc lực lượng Trung Quốc đã 6 lần xâm nhập vào khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền kể từ tháng 2 tới nay, và bắn vào các ngư dân Philippines trong ít nhất một vụ việc.

Và đáp trả cáo buộc của Philippines, vị phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 7/6 tuyên bố: "Trung Quốc yêu cầu phía Philippines ngừng làm tổn hại tới chủ quyền và các quyền hàng hải cũng như lợi ích của Trung Quốc, dẫn tới các hành động đơn phương làm leo thang và phức tạp vấn đề tranh chấp Biển Đông. Phía Philippines nên ngừng đưa ra các tuyên bố vô trách nhiệm không phù hợp với thực tế".
.
Thái An
Nguồn: VietNamnet.
 
Đọc tiếp...

VNE: TRUNG QUỐC PHÁ CÁP TÀU THĂM DÒ CỦA VIỆT NAM

Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò của Việt Nam


Sáng 9/6, được sự yểm trợ của các tàu ngư chính, tàu đánh cá Trung Quốc đã lao vào phá cáp của tàu Viking II đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam. 

> Clip vụ tàu Viking II bị tàu Trung Quốc uy hiếp
> Trung Quốc liên tục gây rối
> Kêu gọi 'hạ nhiệt' ở Biển Đông

Sự việc xảy ra lúc 6h sáng ngày 9/6 tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết. 
Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê . Ảnh: PetroTimes.
Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê, trong khi đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu. 

Tàu cá Trung Quốc nói trên được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II. 

Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường. 

Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ. 

Sự việc xảy ra tại tọa độ 6 độ 47,5 phút bắc; 109 độ 17,5 phút kinh đông. 

"Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982", bà Phương Nga khẳng định. 
. 
Không thể chấp nhận
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng". Hành động đó vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo ngày 9/6. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam, đã "khiến tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng", bà Nga nói. 

Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp. 

"Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực".

"Đây là điều Việt Nam không thể chấp nhận", bà Nga khẳng định.
Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc. 

"Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế", bà Nga nói.

Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bà Nga cho biết thêm các cơ quan chức năng và các lực lượng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các hoạt động kinh tế trong khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam diễn ra bình thường. 

Vị trí lô 136.03 (màu xanh) trên bản đồ khảo sát dầu khí Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.

Phép thử 

.

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. 

.

Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý. 


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển Đông.

Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc liên tục quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Trong khi đó đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai và ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. 

Đại diện ngoại giao Việt Nam hôm nay, đồng quan điểm với lãnh đạo quốc phòng trong diễn đàn an ninh nói trên, nói Việt Nam mong muốn Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mà Trung Quốc đã tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế.

Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay "đường lưỡi bò" vô lý của họ. 

Phan Lê
Nguồn: VNExpress
Đọc tiếp...

NỐI VÒNG TAY LỚN - ĐÁP LỜI NÚI SÔNG

CÙNG XEM LẠI CHÙM ẢNH ĐẶC BIỆT CỦA MAI KỲ
ghi lại những hình ảnh trên đường phố Hà Nội  ngày 5.6.2011
.





 





 


















Đọc tiếp...

TRUNG QUỐC NÓI GÌ TRONG VỤ PHÁ CÁP TÀU VIỆT NAM LẦN 2?

Trung Quốc nói gì trong vụ phá cáp tàu Việt Nam? 

Hôm qua Bắc Kinh nói không có việc tàu nước này quấy rối tàu khảo sát của Việt Nam, sau khi Hà Nội phản đối tàu Trung Quốc cố tình cắt cáp và vi phạm chủ quyền của Việt Nam


Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực gần Trường Sa thì "bị tàu của Việt Nam đuổi theo. Trong quá trình đuổi đó tàu của Trung Quốc vướng vào cáp của tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam".

Tàu của Trung Quốc (trong vòng đỏ) nhìn từ tàu Viking II của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.
Tàu của Trung Quốc (trong vòng đỏ) nhìn từ tàu Viking II của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.
Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời Hồng Lỗi nói vì bị vướng, nên tàu cá Trung Quốc phải cắt lưới. 

Hồng Lỗi cũng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc - quan điểm bị các nước láng giềng phản đối vì vô căn cứ - rằng nước này có chủ quyền với quần đảo Trường Sa. Ông Hồng còn yêu cầu Việt Nam "ngừng các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".

Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Việt Nam về việc Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền Trường Sa.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết vào lúc 6h sáng qua một tàu cá của Trung Quốc, được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính, đã chạy ngang qua mũi tàu khảo sát Viking II mà PetroVietnam thuê, sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. Mặc dù tàu Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào cắt cáp thăm dò của tàu Viking II, làm cho tàu thăm dò này không thể hoạt động bình thường.

Tiếp đó hai tàu ngư chính và các tàu khác của Trung Quốc vào giải cứu cho tàu cá.

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định khu vực mà tàu Viking II đang hoạt động khi sự việc xảy ra lúc sáng qua nằm trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.

Hành động của Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động của tàu Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay không để tái diễn các hành động tương tự và đòi phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại gây ra.

Vụ việc hôm qua nằm trong một chuỗi các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc với Việt Nam. Sau sự việc ngày 26/5, khi tàu Trung Quốc cắt cáp khảo sát của tàu Bình Minh 02 của PetroVietnam, Bắc Kinh cũng có tuyên bố tương tự, chối bỏ hành động vi phạm chủ quyền của tàu hải giám của họ. 

Tàu ngư chính 311, một trong các tàu vào giải cứu cho tàu cá Trung Quốc trong vụ Viking II hôm qua. Đây là tàu lớn nhất trong đội ngư chính của Trung Quốc, được hoán cải từ một tàu chiến. Ảnh: China Daily.
Ngư chính 311, một trong các tàu vào giải cứu cho tàu cá Trung Quốc trong vụ Viking II hôm qua. Đây là tàu lớn nhất trong đội ngư chính của Trung Quốc, được hoán cải từ một tàu chiến. Ảnh: China Daily.

Thanh Mai
Nguồn: VNExpress
Đọc tiếp...