Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

TIN NÓNG: MIẾN ĐIỆN THÔNG QUA LUẬT BIỂU TÌNH

Miến Điện thông qua Luật Biểu tình 
Thanh Phương - RFI 

Trong khi ở Việt Nam vẫn còn tranh cãi với nhau là nên hay không nên có luật biểu tình, thì tại Miến Điện, Quốc hội nước này vừa thông qua luật cho phép người dân biểu tình ôn hòa, tiến thêm một bước trên con đường dân chủ hóa.

Hôm nay, 24/11/2011, Quốc hội Miến Điện đã thông qua Luật biểu tình, cho phép người dân kể từ nay được biểu tình ôn hòa. Luật này quy định là những người biểu tình phải báo cho chính quyền trước 5 ngày và không được phép tập hợp trước các trụ sở chính phủ, trường học, bệnh viện và các tòa đại sứ. Theo lời một dân biểu Miến Điện được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, một điều khoản cấm người biểu tình hô khẩu hiệu cuối cùng đã bị bác.

Luật Biểu tình hiện còn chờ được Tổng thống Thein Sein ký phê chuẩn để có hiệu lực. Theo nhận định của trang thông tin của người Miến Điện lưu vong Tiếng nói Dân chủ Miến Điện (DVB), nếu luật này được ban hành, như vậy là lần đầu tiên từ một thế kỷ qua tại Miến Điện, các cuộc biểu tình được hợp pháp hóa.

Cho tới nay, rất hiếm khi xảy ra biểu tình ở Miến Điện và phần lớn các cuộc biểu tình đều bị đàn áp. Vào tháng trước, nhiều người đã bị bắt giữ ở Miến Điện trong một cuộc tập hợp của nông dân có đất đai bị trưng thu. Tuy nhiên, vào tuần trước, 5 nhà sư đã biểu tình suốt hai ngày để đòi trả tự do cho toàn bộ tù chính trị, nhưng lực lượng an ninh đã không can thiệp.

Phải trở ngược đến năm 2007 mới thấy có những cuộc biểu tình lớn ở Miến Điện. Vào năm đó, các cuộc biểu tình, do các nhà sư Miến Điện chủ xướng, đã thu hút đến 100.000 người trên đường phố Rangoon, tạo thành một phong trào phản kháng lớn nhất kể từ khi giới tướng lãnh lên nắm quyền năm 1988. Phong trào đã bị chính quyền quân sự Miến Điện dìm trong biển máu, khiến ít nhất 31 người thiệt mạng.

Tháng ba vừa qua, tập đoàn quân sự đã chuyển giao quyền lực cho một chính phủ gọi là « dân sự », nhưng thực tế vẫn do quân đội kiểm soát. Tuy vậy, chính quyền mới trong những tháng gần đây đã có liên tiếp nhiều hành động theo hướng dân chủ hóa chính trị, có lẽ để nhằm phá vỡ thế bị cô lập trên trường quốc tế.

Ngoài quyền tự do biểu tình, cách đây một tháng, người dân Miến Điện cũng đã bắt đầu được hưởng quyền tự do công đoàn và tự do đình công, những quyền mà họ đã bị tước đoạt từ nửa thế kỷ qua. Việc kiểm duyệt báo chí cũng đã được giảm nhẹ. Thậm chí, chính quyền Miến Điện, vì muốn tuân theo « ý nguyện của nhân dân », đã không ngần ngại đình chỉ một công trình đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ và xây dựng, mà không sợ làm mích lòng đồng minh Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, giới lãnh đạo mới của Miến Điện đã bắt đầu đối thoại trực tìếp với nhà đối lập Aung San Suu Kyi và cho phép đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, được đăng ký hoạt động trở lại. Là một người đã từng ngồi tù và quản thúc tại gia nhiều năm, nay bà Aung San Suu Kyi có thể sẽ ra tranh chức dân biểu trong cuộc bầu cử Quốc hội một phần.

Những nỗ lực dân chủ hóa nói trên đã được quốc tế nhìn nhận, cụ thể qua việc Miến Điện sẽ được giao giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014. Về phía Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ Obama quyết định gởi Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm Miến Điện vào đầu tháng 12 tới để khuyến khích chính quyền nước này tiếp tục cải tổ chính trị. Đây sẽ là lần đầu tiên một người đứng đầu ngành ngoại giao của Hoa Kỳ đến thăm Miến Điện từ nửa thế kỷ qua. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng sẽ đến Miến Điện trong những ngày tới.

Nhật Bản còn đi xa hơn khi hôm nay loan báo sẽ cử các quan chức đến Miến Điện vào tuần tới để bàn về việc tái lập viện trợ phát triển cho nước này, vốn đã bị đình chỉ vào năm 2003, do việc bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam.

Tuy nhiên, hiện giờ, cánh cửa của quốc tế vẫn chưa thật sự rộng mở đối với Miến Điện, vì một trong những đòi hỏi chủ yếu của các nước phương Tây là trả tự do cho toàn bộ tù chính trị vẫn chưa được đáp ứng.

Nguồn: RFI Việt ngữ.
_____________________

BBC: Người Miến Điện sẽ được phép biểu tình? 

Một nghị sĩ Miến Điện nói quốc hội nước này vừa thông qua dự luật cho phép công dân biểu tình trong hòa bình - bước mới nhất trong tiến trình cải tổ ở Miến Điện.
Ông Aye Maung nói với hãng tin AFP rằng luật này sẽ còn chờ Tổng thống Thein Sein ký để chính thức thành luật.
Nó đòi người biểu tình phải "thông báo cho giới chức trước năm ngày".
Người biểu tình sẽ được phép cầm cờ và biểu tượng của đảng nhưng phải tránh các tòa nhà chính phủ, trường học, bệnh viện và sứ quán, theo lời vị nghị sĩ.
Dự luật được đưa ra quốc hội tuần này, bốn năm sau ngày xảy ra đợt biểu tình lớn do các nhà sư phát động mà đã bị đàn áp nặng nề.
Khi đó ít nhất 31 người chết và hàng trăm nhà sư bị bắt - nhiều người vẫn còn bị giam.
Quốc hội mới của Miến Điện khai mạc hồi tháng Giêng sau gần năm thập niên bị quân đội cai trị.
Cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái là cuộc bỏ phiếu lần đầu sau 20 năm.
Giới quan sát đã ngạc nhiên khi giới lãnh đạo đã có một loạt bước cải tổ mà có vẻ nhằm chấm dứt sự cô lập quốc tế.
Tuần rồi, Asean đồng ý để Miến Điện nắm chức chủ tịch luân phiên của tổ chức vào năm 2014.
Tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm Miến Điện - chuyến đi đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 50 năm.
Tuy vậy, chính phủ Mỹ nói vẫn còn quá sớm để bàn về việc dỡ bỏ cấm vận.
Trong khi đó, hôm nay Nhật Bản nói sẽ gửi phái đoàn đến Miến Điện thảo luận việc nối lại viện trợ, đã bị ngừng từ năm 2003.
Đảng của bà Aung San Suu Kyi cũng nói sẽ quay lại chính trường sau khi tẩy chay cuộc bầu cử năm ngoái.

17 nhận xét :

  1. VN tụt hậu rồI!

    Trả lờiXóa
  2. VN tụt hậu!MĐ vươn lên.

    Trả lờiXóa
  3. Xin chúc mừng nhân dân Miến Điện ! Thế là Việt Nam lại đi sau một bước so với Miến Điện. -Le.

    Trả lờiXóa
  4. hoan ho nuoc ban ,bieu tinh la thuoc do cua xa hoi dan chu

    Trả lờiXóa
  5. QUYỀN CON NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC BẢO VỆ.lúc 22:48 24 tháng 11, 2011

    BIỂU TÌNH,LẬP HỘI,TỰ DO NGÔN LUẬN,PHÁT BIỂU CHÍNH KIẾN LÀ QUYỀN TỐI THIỂU CỦA CON NGƯỜI VĂN MINH.
    Đàn áp biểu tình ôn hòa là tự sát.
    HÃY NHỚ LẤY ĐIỀU NÀY!!!

    Trả lờiXóa
  6. Lại một tin vui nữa, một ngọn lửa nữa thắp sáng niềm hy vọng cho những ai chờ đợi Luật biểu tình của nước ta sớm ra đời.
    Thế giới ngày nay vô cùng phẳng, tin tức đến với mọi người cấp kỳ (internet muôn năm).
    Sư thay đổi ở Miến Điện nhanh chóng đến không ngờ, chỉ chưa đầy 1 năm mà quá nhiều diễn tiến cải tổ dân chủ, thả tù chính trị...
    Việt nam liệu có theo kịp người ta không ?

    TH

    Trả lờiXóa
  7. Chứng tỏ Miến Điện văn minh hơn VN nhiều, dù trước đây họ lạc hậu hơn ta.

    Trả lờiXóa
  8. IQ của người Việt Nam cao hơn người Miến Điện vì thế chúng ta phải thông qua luật biểu tình!

    Trả lờiXóa
  9. Chúc mừng nhân dân Miến Điện, các bạn đã đi nhanh hơn Việt Nam! Chẳng mấy chốc các bạn sẽ trở thành nước dân chủ văn minh. Đến lúc ấy, Việt Nam có đi bằng vận tốc ánh sáng cũng chẳng kịp các bạn.

    Trả lờiXóa
  10. Hoan hô Miến Điện! Từ một đất nước bị thế giới lên án và cô lập vì vấn đề nhân quyền, giờ đây Miến Điện đã tiến những bước dài trên con đường mở cánh cử dân chủ cho dân tộc mình. Chắc chắn với cái đà này, Miến Điện sẽ còn tiến nhanh, tiến xa hơn VN ta.
    Còn ta? Các ông nghị vẫn còn đang loay hoay tranh cãi về luật biểu tình. Thế mới biết, chế độ này ưu việt đến nhường nào!!!
    Không thể hy vọng gì vào các ông nghị Hồng, nghị Phước.

    Trả lờiXóa
  11. Gởi ông Phước: Vậy là Miến Điện bây giờ có dân trí cao hơn Việt Nam rồi phải không ông?

    Trả lờiXóa
  12. Miến Điện là 1 nước độc tài đứng đầu thế giới. Nhà tù chỉ thấy nhốt đầy người bất đồng chính kiến vậy mà nay đã tiến bộ hơn nước ta rất nhiều. Tháng trước thả 1.000người bất đồng chính kiến. Nay lại ban bố Luật biểu tình. Vậy là người ta tiến xa hơn mình rồi. Việt nam tụt hậu là cái chắc. Hoan hô Miến Điện ! Gà người gáy /gà ta sáng. Việt nam ơi, thức tỉnh đi kẻo tụt lại sau người ta rồi !(Nhím)

    Trả lờiXóa
  13. Miến Điện đang từng bước chuyển đổi sang nền dân chủ tự do cũng có một phần lớn nhờ chuyến thăm của...Thủ tướng Dũng. Trong chuyến thăm đó, Thủ tướng Dũng khuyên chính quyền Miến Điện tổ chức bầu cử "dân chủ và có sự tham gia của các đảng phái". Chính quyền Miến Điện đã nghe theo "lời khuyên vàng ngọc" của Thủ tướng Dũng.Sắp tới Tổng thống Miến Điện Thein Sein sang thăm Việt nam và sẽ có lời khuyên tương tự như thế để đáp lễ. Không biết đảng và chính quyền Việt nam có nghe theo không? Nếu không nghe theo thì thật là...thất lễ và bội tín.

    Trả lờiXóa
  14. Hoan hô Quốc hội Miến Điện đã dũng cảm thông qua Luật biểu tình. Chắc Bác Phước nhà ta chưa kịp đánh điện tín khuyên nhủ QUốc hội Miến Điện nên mới để chuyện này xảy ra!

    Người Việt

    Trả lờiXóa
  15. Chúc mừng nhân dân Miến Điện,chúc mừng những tiến bộ thật nhanh chóng,thật ngoạn mục đáng để học hỏi.

    Trả lờiXóa
  16. The la ho da hon minh.

    Trả lờiXóa
  17. Quan trọng là các điều qui định trong luật biểu tình, chứ luật biểu tình tự nó không tạo ra được dân chủ hay không. Khi luật biểu tình được ban hành, ta mới biết được đáng mừng hay...bị bó cẳng.

    Trả lờiXóa