Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

CẦN PHÂN BIỆT LUẬT BIỂU TÌNH VỚI QUYỀN BIỂU TÌNH


CẦN PHÂN BIỆT LUẬT BIỂU TÌNH VỚI QUYỀN BIỂU TÌNH

Nguyễn Tường Thụy

Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn giữa quyền biểu tình với luât biểu tình. Họ cho rằng, khi có luật biểu tình thì mới có quyền biểu tình, nếu biểu tình là vi phạm pháp luật.

Đây là một quan niệm hết sức sai lầm mà cả đến ông thạc sĩ, đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước cũng không tránh khỏi.

Chính vì ý nghĩ không có luật biểu tình thì không được phép biểu tình nên ông Phước tỏ thái độ rất gay gắt đối với biểu tình, nào là biểu tình chỉ nhằm vào chống chính phủ, nào là gây kẹt xe, nào là làm ô danh đất nước … Từ mớ lý luận kỳ quặc đó, ông đề nghị với Quốc hội loại bỏ Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật. Nghĩa là ông cho rằng cứ treo cái luật đó lại là xong.

Những người mang quan niệm này dường như không để ý đến việc quyền biểu tình đã được ghi vào Hiến pháp. Hiến pháp là luật “mẹ” cho nên dù có luật biểu tình hay không thì vẫn không thể tước đi của công dân quyền biểu tình. Không thể nói trong khi chờ luật thì không được biểu tình. Tôi tin rằng, nếu Trung Quốc có hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như hồi cuối tháng 5 năm nay một lần nữa hoặc có sự kiện nào bức xúc thì những người biểu tình lại xuống đường, dù Luật biểu tình có hay không.

Vì vậy, muốn tước đi quyền biểu tình của công dân chỉ còn cách sửa Hiến pháp. Nhưng tôi đố ông nghị nào dám đề nghị Quốc hội xóa quyền biểu tình của công dân ra khỏi Hiến pháp, nếu không muốn nước ta đóng biên giới ở nhà chơi một mình, cho dù có ghét biểu tình đến mấy.

Liên hệ với điều 4 của Hiến pháp về sự lãnh đạo của ĐCSVN. Rõ ràng, hiện nay chưa có luật về sự lãnh đạo của Đảng, thế nhưng ĐCSVN vẫn đương nhiên thực hiện quyền lãnh đạo của mình chứ Đảng đâu chịu ngồi chờ ra Luật thì mới dám thực hiện quyền ấy.

Trong sự kiện biểu tình Mùa Hè vừa qua, vì chưa có Luật biểu tình, chính quyền nhiều lúc tỏ ra rất lúng túng . Không thể cấm biểu tình, vì cấm là vi hiến, chính quyền liền có “sáng kiến” đưa ra điều khoản về việc cấm tụ tập đông người của Nghị định 38/2005/CP để giải tán những cuộc biểu tình nào họ muốn. Việc này đúng sai ra sao không thuộc nội dung của bài viết này.

Vậy ai là người cần luật biểu tình? Những người biểu tình hay chính quyền? Có thể nhiều người sẽ trả lời ngay là người biểu tình cần chứ Nhà nước thì không. Tôi lại nghĩ với ý thức công dân, với trách nhiệm đối với xã hội, với đất nước thì cả hai bên đều cần.

Chính quyền cần Luật biểu tình để quản lý hoạt động biểu tình, hướng hoạt động biểu tình sao cho vừa có ích cho đất nước, vừa đảm bảo được quyền của công dân. Người biểu tình cần Luật để thực hiện quyền công dân của mình, có căn cứ pháp luật để đấu tranh, cần thiết thì khởi kiện nếu chính quyền vi phạm.

Luật biểu tình sẽ có những điều khoản cụ thể bắt buộc người biểu tình và chính quyền phải tuân theo, đồng thời kèm theo chế  tài để đảm bảo cho Luật được tôn trọng.

Với các cuộc biểu tình vừa qua, chính quyền bí quá, đành phạm luật, cứ bắt rồi thả như cóc bỏ đĩa; chẳng ai sợ kể cả phải chịu vài cái đạp vào mặt, vài quả đấm vào mạng mỡ hay bị cho đi du lịch khắp các ngóc ngách của trại giam dăm ngày. Cùng lắm thì bị chụp cho cái tội gây rối trật tự công cộng hay tụ tập đông người. Tuy vậy, sự qui kết ấy khó mà thuyết phục được ai, đâu có dễ dàng đem xét xử. Rồi chính quyền truyền lệnh xuống các địa phương, cho người đi vận động, canh giữ, gây chuyện đối với người biểu tình. Kết quả là, chính quyền đạt được cái gì chưa thấy nhưng tin tức và hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, các “thế lực thù địch” tha hồ “lợi dụng”. Còn người biểu tình thì hình như đông hơn, can đảm hơn, đoàn kết hơn. Dân và chính quyền xa nhau hơn.

Nhưng người biểu tình cũng coi chừng, khi ra luật có khi người biểu tình lại không thể làm những việc tùy thích như khi chưa có luật, lơ mơ vào tù như bỡn. Khi có Luật thì có thêm những khoản cấm. Không có luật thì không có những khoản cấm ấy, mà đã không cấm thì được phép làm. Vậy có khi chính quyền cần Luật biểu tình hơn ấy chứ.

Ông nghị Phước đừng tưởng ra Luật biểu tình tức là ban cho người dân cái quyền được biểu tình mà ra sức ghìm nó lại bằng cách“kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật”. Quyền ấy là quyền đương nhiên của con người, đã được ghi vào Hiến pháp rồi, thưa ông.

23/11/2011
TƯỜNG THỤY


25 nhận xét :

  1. Quyền biểu tình là quyền được ghi trong hiến pháp.
    Soạn luật biểu tình là bổn phận của các nhà quản trị quốc gia.
    Các nhà quản trị quốc gia muốn điều hành đất nước tốt thì phải sọan thảo luật biểu tình.
    Luật biểu tình khi ban hành phải được sự đồng thuận của người dân trong tinh thần không được vi phạm bất cứ một điều khoản nào của hiến pháp thì mới có giá trị thực hiện.
    Nếu có một cơ quan trọng tài bảo đảm luật biểu tình ban hành không vi hiến thì tốt!

    Trả lờiXóa
  2. Anh Thuy viet bai qua chinh xac,toi nhiet liet hoan ho.

    Trả lờiXóa
  3. BIỂU TÌNH THEO HIẾN PHÁP.lúc 20:07 24 tháng 11, 2011

    Dù muốn hay không thì cũng có luật biểu tình.Người dân sẽ ủng hộ ra luật đúng với nguyện vọng của dân,lẽ đương nhiên trước khi ban hành luật Quốc Hội sẽ trưng cầu ý dân.Luật nào thì cũng phải CÔNG BẰNG VĂN MINH .Chỉ sợ chính quyền các cấp thực hiện Luật một cách không nghiêm túc như thực tế đã diễn ra ở một vài trường hợp.Sợ nhất khi ai đó có quyền có chức cho ta là TRÊN HẾT không cần luật.Thử hỏi : Cú đạp vào mặt kia ở những nước văm minh (coi trọng Pháp luật) thì vị trung tá Công an kia có tránh khỏi bị bắt giam và ra tòa không ?.
    Dân cần luật hơn để thực hiện quyền dân chủ,để được biểu thị lòng dân.
    Dân cần luật hơn vì dân là VẠN ĐẠI.

    Trả lờiXóa
  4. Hay! Chính tôi cũng đã nhầm tưởng quyền biểu tình với luật biểu tình.
    Cảm ơn NTT

    Trả lờiXóa
  5. Đọc bài của bác Thụy thì thấy ông nghị Phước vô tình ủng hộ người dân đi biểu tình.
    Không có luật biểu tình người dân được nhiều tự do hơn.

    Trả lờiXóa
  6. bài viết rất hay

    Trả lờiXóa
  7. Mới chép ở Báo Pháp Luật TP HCM hôm nay ( lề chính giữa) hẳn hoi nhé:

    Theo bạn có nên ban hành Luật Biểu tình hay không?
    Có247 (86%)
    Không13 (5%)
    Không cần thiết15 (5%)
    Dân trí thấp, điều kiện chưa đảm bảo để ban hành12 (4%)
    Ý kiến khác0 (0%)
    Vậy mà cu Nghị Phước dám nói là tất cả Cử tri không muốn có Luật Biểu tình. " cu" này nói láo trước Quốc Hội và Cử tri, đề nghị bãi miễn ngay.

    Trả lờiXóa
  8. Bác Thụy càng ngày càng viết hay. Đúng! Luật có thể ra hay không ra, nhưng hiến pháp vẫn còn đó. Hi hi, tôi đố ông nghị nào... đề nghị quốc hội xóa bỏ quyền biểu tình trong hiến pháp. (và tôi đố ông nào dám thò bút ký xóa bỏ quyền biểu tình trong hiến pháp)

    Trả lờiXóa
  9. Thưa bác Tụy và anh Diện. Hoàng Hữu Phước đã chứng tỏ mình là một người vô cùng thiếu hiểu biết và hoang tưởng. Chỉ cần lên Google tra từ HHP là có rất nhiều bài viết của ông ta. Mà một tên hoang tưởng đến tột độ như thế thì có nên phí sức phê phán hắn không? Hắn đã là tội nhân thời đại rồi. Chúng ta nên dừng lại ở đây. Và chỉ ra thêm những cái ất ất ơ ơ của các nghị khác. Để cho nhân dân hiểu rõ, ai mới là người đại diện nhân dân.
    Tiện đây cũng xin nói thêm. Hôm nay xem video đại biểu Nguyễn Bá Thuyền chất vấn anh Thăng. Tôi rất tâm đắc câu của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: "nếu trả lời vòng vo thế thì ai cũng làm bộ trưởng được". Anh Thăng trả lời rất vòng vo, rườm rà. Có lẽ là do "di chứng" để lại từ hồi làm cán bộ đoàn.

    Trả lờiXóa
  10. Quá hay Bác Thụy ah!

    Trả lờiXóa
  11. Nếu một chính quyền mà lấy "DÂN LÀM GỐC" thì "Ý NGUYỆN CỦA DÂN " phải được xem là "TỐI THƯỢNG",Tước "quyền biểu tình" của Dân có nghĩa là đối lập với "DÂN". Vậy khi tước "Quyền biểu tình" của dân thì chính quyền đó họ lấy "cái gì làm GỐC?"

    Trả lờiXóa
  12. Tôi là một người dân bình thường. Trước đó tôi cũng đã nhầm lẫn giữa luật biểu tình với quyền biểu tình của công dân. có thể vì dân trí còn thấp {như ông HHP nói} nên mới hiểu nhầm như vậy. Cảm ơn anh Nguyễn Trường Thuỵ đã giúp tôi hiểu rõ hơn, cũng theo phân tích của anh Thuy thì xem ra "quan trí" của ông HHP cũng chẳng hơn dân đen chung tôi.

    Trả lờiXóa
  13. Kính cẩn nghiêng mình khâm phục anh zai Nguyễn Tường Thụy.

    Trả lờiXóa
  14. Tuyệt, thế là đã rõ: quyền biểu tình và luật biểu tình là hai khái niệm khác nhau. Cảm ơn bài viết rất hay của tác giả !!!

    Trả lờiXóa
  15. Tổ quốc trên hết!lúc 00:20 25 tháng 11, 2011

    Tôi phụng sự tổ quốc, chiến đấu cho tổ quốc...bài viết của bác rất hay, chủ nhật này tôi sẽ xuống đường cùng đồng bào. Đồng bào tôi ơi, tổ quốc tôi ơi...

    Trả lờiXóa
  16. Kính chào quý vị
    Là người VN sống nước ngoài, được tiếp cận những nền dân chủ tự do, chính thể đa đảng thượng tôn luật pháp .
    Tôi ủng hộ quốc hội VN sớm ban hành những luật lệ thật sự bảo vệ người dân, trong hiến pháp phải quy định "biểu tình , hội họp , tự do ngôn luận , tự do báo chí, tự do cư trú" là quyền của mỗi một công dân .
    Các lực lượng an ninh tuyệt đối không được bắt bớ , đáng đập , gây tổn thương đến sinh mạng cũng như tài sản của công dân .
    Nếu những cuộc biểu tình hay hội họp trong tinh thần bất bạo động , các lực lượng an minh phải có nhiệm vụ bảo vệ những công dân này nhằm ngăn cản những phần tử quá khích gây rối loạn .
    Trân trọng .
    Nguyễn Việt

    Trả lờiXóa
  17. Quá đúng! Hoan hô ông Nguyễn Tường Thụy! Càng thấy đúng bao nhiêu thì càng thấy nghị Phước là một thằng dở hơi bấy nhiêu. Có lẽ hắn "lẻn" được vào QH là do hắn đã có một quá trình lừa mọi người, khoe mẽ, người dân không hiểu nên mới bầu.Nếu được, tôi cũng sẽ bỏ phiếu bãi miễn HHP.

    Trả lờiXóa
  18. Đồng ý với bác Thụy.
    Cần phân biệt giữa Quyền BT, Luật BT, ủng hộ ra luật BT. Đó là 3 việc khác nhau.

    Trả lờiXóa
  19. Chỉ có Thượng đế mới có thể tước bỏ quyền biểu tình của công dân.

    Tuýt Tuýt.

    Trả lờiXóa
  20. Chặc, chặc đọc xong bài viết này mình mới sáng ra, luật biểu tình là chỉ là tờ giấy lộn, còn quyền biểu tình là Quyền của người ta.

    Nếu tôi là ông nghị Phước sẽ tuyên bố: " Luật biểu tình là chống chính phủ, quyền biểu tình cũng là chống chính phủ, cấm hết, dân trí người dân thấp, dân trí của tôi cũng còn ...thấp nên cũng không cần.....biểu hay tình. "

    Trả lờiXóa
  21. Bác nào biết email hay trang web nào của thằng cha nghị sĩ HHP kia thì làm ơn gửi bài viết này cho thằng chả đọc. Đúng là bầu cử hình thức thì mới để lọt cái kiểu nghị sĩ như thế này vào Quốc hội. Nghị sĩ phản dân, dám nói dân mình (người bầu chọn cho hắn) là dân mình dân trí thấp.

    Trả lờiXóa