Thủ tướng thuyết phục Quốc hội xây dựng Luật Biểu tình
25/11/2011 07:31:09Bee.net.vn - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, có 22 đại biểu quốc hội xin chất vấn Thủ tướng. Ông đề nghị được điều hành linh hoạt để các đại biểu đều có thể hỏi được. Theo đó, mỗi đại biểu nên hỏi 1 câu và hỏi trong 1 phút.
Trước khi đi vào trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri, người dân quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới...
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) chất vấn Thủ tướng về vấn đề đối ngoại và đảm bảo an ninh quốc gia: Trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang diễn biến phức tạp, xin Thủ tướng cho biết giải pháp cụ thể mà Chính phủ thực hiện để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
ĐB Lĩnh cũng đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước trước những hành động xâm phạm của nước ngoài tại Biển Đông?
ĐB Lĩnh cũng đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước trước những hành động xâm phạm của nước ngoài tại Biển Đông?
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình): Xin Thủ tướng cho biết chủ trương của Chính phủ về quyền kinh doanh vàng và sở hữu của người dân. Căn cứ mà Chính phủ đề nghị Quốc hội xây dựng Luật biểu tình? Giảm lạm phát là tín hiệu vui, vậy có sớm nới lỏng lãi suất cho nông dân vay?
Đại biểu Lê Hồng Tịnh (Hậu Giang): Xin Thủ tướng cho biết chủ trương và giải pháp ngăn chặn tình trạng khai thác quặng trái phép, gây ô nhiễm môi trường, để không xuất khẩu thô, tiết kiệm tài nguyên bằng cách nào?
Đại biểu Trần Văn Minh đề nghị Thủ tướng cho biết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, việc tái cơ cấu Vinashin?
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) chất vấn: Báo cáo về xây dựng nhà Quốc hội, kịp phục vụ 1000 năm Thăng Long. Qua lễ kỷ niệm hơn 1 năm mà ngôi nhà này mới đang nhô lên khỏi mặt đất. Chính phủ là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trước QH, nguyên nhân và giải pháp để khắc phục chậm tiến độ công trình này? Bao giờ thì hết cảnh lạ đời, Quốc hội họp nhờ một bộ và đại biểu Quốc hội làm việc nhờ ở nhà khách Chính phủ?...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, nghiên cứu Luật Biểu tình để thực hiện Hiến pháp. Ảnh VNE |
Trả lời chất vấn của ĐB Lê Bộ Lĩnh (An Giang) về chủ trương của Chính phủ đảm bảo chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đảm bảo cho ngư dân được đánh bắt ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói:
"Chủ trương của chính phủ là đảm bảo chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà ASEAN ký với Trung Quốc, Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vấn đề đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ: Sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ. Với vùng ranh giới ngoài cửa vịnh Bắc Bô, Theo Công ước luật biển năm 1982 thì thềm lục địa của nước ta có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường còn khác xa nahu. Năm 2010, thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc đàm phán về biên giới trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, các nguyên tắc đã được thống nhất và ký nhân chuyến thăm của Tổng bí thư vừa rồi.
Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt nam và Trung Quốc, vì vậy hai bên đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này, trên cơ sở UNCLOS, DOC, các nguyên tắc đã thỏa thuận, để có giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được.
Trong khi chưa phân định, trên thực tế, với chừng mực khác nhau, 2 bên đã tự hình thành vùng quản lý của mình, trên cơ sở đường trung tuyến, từ đó có đối thoại với Trung Quốc, đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác nghề cá của đồng bào.
Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt nam và Trung Quốc, vì vậy hai bên đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này, trên cơ sở UNCLOS, DOC, các nguyên tắc đã thỏa thuận, để có giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được.
Trong khi chưa phân định, trên thực tế, với chừng mực khác nhau, 2 bên đã tự hình thành vùng quản lý của mình, trên cơ sở đường trung tuyến, từ đó có đối thoại với Trung Quốc, đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác nghề cá của đồng bào.
VN khẳng định có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. Đối với quần đảo Hoàng Sa, năm 1956 TQ đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông. Năm 1974, TQ dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa khi đó trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa). Việt Nam Cộng hòa đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cánh mạng lâm thời miền Nam Việt Nam cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.
Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ, Luật biển 1982, Tuyên bố DOC.
Đối với quần đảo Trường Sa năm 1975 giải phóng miền Nam, hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 hòn đào tại Trường Sa, sau đó chúng ta tiếp tục mở rộng lên 21 đảo, xây dựng 15 nhà giàn ở bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền ở vùng biển này, trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, theo Công ước Luật biển 1982.
Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ngầm, Đài Loan 1 đảo nổi, Philppines 9 đảo, Malaysia 5 đảo, Bruney có đòi chủ quyền trên Trường Sa nhưng không giữ đảo nào.
Như vậy, trên Trường Sa, Việt Nam có số đảo đang nắm giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên đòi hỏi chủ quyền, là nước duy nhất có cư dân đang sinh sống làm ăn trên một số đảo với 21 hộ 80 khẩu, 6 khẩu đã sinh ra và lớn lên tại các đảo này.
Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương LHQ, Luật biển 1982, Tuyên bố DOC.
Đối với quần đảo Trường Sa năm 1975 giải phóng miền Nam, hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 hòn đào tại Trường Sa, sau đó chúng ta tiếp tục mở rộng lên 21 đảo, xây dựng 15 nhà giàn ở bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền ở vùng biển này, trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, theo Công ước Luật biển 1982.
Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ngầm, Đài Loan 1 đảo nổi, Philppines 9 đảo, Malaysia 5 đảo, Bruney có đòi chủ quyền trên Trường Sa nhưng không giữ đảo nào.
Như vậy, trên Trường Sa, Việt Nam có số đảo đang nắm giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên đòi hỏi chủ quyền, là nước duy nhất có cư dân đang sinh sống làm ăn trên một số đảo với 21 hộ 80 khẩu, 6 khẩu đã sinh ra và lớn lên tại các đảo này.
Chủ trương của ta với chủ quyền ở quần đảo Trường Sa như thế nào? Nghiêm túc thực hiện UNCLOS, DOC, và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã kí kết giữa VN và TQ. Cụ thể, trước hết ta yêu cầu giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội - kĩ thuật ở các nơi ta đang nắm giữ: đường sá, điện nước, trạm xá, trường học, cải thiện đời sống, tăng cường khả năng tự vệ của quân dân ở quần đảo này.
Có cơ chế chính sách, hiện đã có, đang sơ kết, đánh giá, để hỗ trợ đồng bào đang khai thác đánh bắt cá, thủy hải sản ở khu vực biển này, làm ăn sinh sống và thực hiện chủ quyền ở khu vực Trường Sa.
Nguyên túc thực hiện và yêu cầu các bên nghiêm túc thực hiện theo đúng UNCLOS và DOC, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, hòa bình và an ninh trật tự ở khu vực này. Đây là mong muốn và lợi ích của các bên liên quan. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ Đông sang Tây, chiếm 50-60% tổng lượng vận tải hàng hóa trên biển.
Lập trường này được ủng hộ của quốc tế.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội - kĩ thuật ở các nơi ta đang nắm giữ: đường sá, điện nước, trạm xá, trường học, cải thiện đời sống, tăng cường khả năng tự vệ của quân dân ở quần đảo này.
Có cơ chế chính sách, hiện đã có, đang sơ kết, đánh giá, để hỗ trợ đồng bào đang khai thác đánh bắt cá, thủy hải sản ở khu vực biển này, làm ăn sinh sống và thực hiện chủ quyền ở khu vực Trường Sa.
Nguyên túc thực hiện và yêu cầu các bên nghiêm túc thực hiện theo đúng UNCLOS và DOC, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, hòa bình và an ninh trật tự ở khu vực này. Đây là mong muốn và lợi ích của các bên liên quan. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ Đông sang Tây, chiếm 50-60% tổng lượng vận tải hàng hóa trên biển.
Lập trường này được ủng hộ của quốc tế.
Đưa Luật Biểu tình vào chương trình Xây dựng Luật để thực hiện Hiến pháp
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về Luật Biểu tình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa đưa ra những lý do thuyết phục cần đưa Luật Biểu tình vào chương trình Xây dựng Luật.
"Thứ nhất, việc đưa Luật Biểu tình vào chương trình Xây dựng Luật để thực hiện Hiến pháp. Điều 69 Hiến pháp 92 sửa đổi quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Hiến pháp như vậy nhưng thực tế chưa có Luật Biểu tình nên Chính phủ đề nghị bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình, nói ngắn gọn là để thực hiện Hiến pháp.
Thứ hai, trên thực tế, trong cuộc sống hiện nay, có nhiều sự việc đồng bào tụ tập đông người, để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với chính quyền. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý và điều chỉnh vấn đề này. Điều đó gây khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Mà đã khó như thế cũng nảy sinh những túng trong quản lý. Từ đó, xuất hiện biểu hiện mất an ninh trật tự, cũng xuất hiện việc lợi dụng để kích động xuyên tác gây phương hại cho xã hội.
Trước thực trạng như thế, Chính phủ cũng đã có báo cáo kiến nghị với QH khóa trước. Quốc hội cũng có công văn yêu cầu ban hành Nghị định để điều chỉnh hoạt động này. Chính phủ đã ban hành Nghị định 38 nhưng Nghị định hiệu lực pháp luật thấp, chưa đáp ứng được tầm mức như Hiến pháp quy định và thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Vì vậy Chính phủ thấy nên kiến nghị QH xem xét đưa vài xây dựng luật để có Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với đặc điểm lịch sử văn hóa và điều kiện cụ thể của VN, phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, đồng thời ngăn chặn những hành vi gây xâm hại tới an ninh trật tự lợi ích của xã hội và nhân dân.
Với tinh thần như vây, chúng tôi đề nghị QH xem xét đề nghị của Chính phủ đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng Luật".
Trả lời về quan điểm của Chính phủ với những người tham gia tụ tập đông người để thể hiện lòng yêu nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là luôn luôn trân trọng biểu dương khen thưởng xứng đáng với tất cả những hoạt động, việc làm của tất cả người dân thật sự vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu mục đích đó đều được trân trọng, hoan nghênh, khuyến khích, biểu dương thích đáng.
Đồng thời Chính phủ không hoan nghênh, buộc phải xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động những hành vi với động cơ lợi dụng lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền, để thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội. Tôi nghĩ, chủ trương nhất quán như thế sẽ được đồng bào ủng hộ".
Tiếp tục cập nhật...
PV
Nguồn: Bee.net.vn.
LUẬT BIỂU TÌNH: SAO LẠI KHÔNG ?
Trả lờiXóaDương Đức Quảng
Có thể nói cả tuần nay báo viết, nhất là báo mạng, “tràn ngập” các bài viết xung quanh phát biểu của hai ông nghị Dương Trung Quốc và Hoàng Hữu Phước tại kỳ họp của Quốc hội khóa XIII đang diễn ra tại Hà Nội về Dự án Luật biểu tình trong Dự thảo Chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh của Quốc hội...
http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/11/luat-bieu-tinh-sao-lai-khong.html
Thưa Thủ Tướng , vừa qua đã xảy ra bắt bớ , làm khó nhiều người đã tham gia biểu tình phản đối Trung quốc xâm lược biển đảotổ quốc.
Trả lờiXóaVậy những người này
ĐÃ : ".. lợi dụng lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền, để thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội. "
NÊN : " buộc phải xử lý nghiêm theo pháp luật.." Đúng thế phải không , thưa Thủ Tướng ?
"Đồng thời Chính phủ không hoan nghênh, buộc phải xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động những hành vi với động cơ lợi dụng lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền, để thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội. Tôi nghĩ, chủ trương nhất quán như thế sẽ được đồng bào ủng hộ".
Trả lờiXóaVâng, thưa thủ tướng, người dân chỉ mong muốn có một đạo luật biểu tình rất phù hợp với tinh thần của hiến pháp. Vì hiến pháp rất vô tư và khách quan.
Người dân rất mừng khi thủ tướng hiểu được lòng yêu nước của các nhà ái quốc (cũng là lòng của người dân) tại thủ đô. Chúng tôi có thể tin tưởng như vậy khi đích thân thủ tướng đề nghị Quốc Hội thông qua luật biểu tình.
Những phát biểu của thủ tướng hứa hẹn một tương lai xa hơn cho Viêt Nam của chúng ta, chúng tôi tin tưởng một ngày gần đây, thủ tướng sẽ hoan hỉ ra tận thềm để đón các vị nhân sĩ trí thức yêu nước, cùng nhau bàn kế sách để đất nước thân yêu vượt qua những thời khắc khó khăn, thời khắc đòi hỏi tinh thần đoàn kết một lòng.
Trân trọng.
" Trả lời về quan điểm của Chính phủ với những người tham gia tụ tập đông người để thể hiện lòng yêu nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là luôn luôn trân trọng biểu dương khen thưởng xứng đáng với tất cả những hoạt động, việc làm của tất cả người dân thật sự vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu mục đích đó đều được trân trọng, hoan nghênh, khuyến khích, biểu dương thích đáng".
Trả lờiXóaSung sướng quá, vậy là những người của "Ngày chủ nhật yêu nước" phải được biểu dương và khen thưởng chứ không thể bị chụp mũ là phản động, là thế lực thù địch như Đài PTTH Hà Nội nói rồi.
Ban Hien Giang noi chinh xac nhu suy nghi cua toi.
Trả lờiXóaĐây là lời tuyên bố chính thức của người đứng đầu Chính phủ Việt nam. Hoan nghênh Thủ tướng đã sãng suốt trong vấn đề này. Hoàng Hữu Phước và những người khác muốn không có luật biểu tình hãy xem xét lại chính mình.
Trả lờiXóa"Đồng thời Chính phủ không hoan nghênh, buộc phải xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động những hành vi với động cơ lợi dụng lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền, để thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội. Tôi nghĩ, chủ trương nhất quán như thế sẽ được đồng bào ủng hộ".
Trả lờiXóaThế những hành động dánh người biểu tình, bắt người biểu tình vừa rồi là "xử lý nghiêm" à? Những người ấy chỉ đi biểu tình chống TQ gây hấn, có vi phạm gì đâu?
Thế này thì không còn lý do gì mà chủ nhật này không đi biểu tình ủng hộ Thủ tướng
Trả lờiXóaVậy là đã rất rõ ràng. Hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng! Nhưng còn những kẻ đã "lẻn" vào QH để âm mưu phá hoại Hiến Phát nước CHXHCN Việt Nam, chà đạp tấm lòng yêu nước của nhân dân ta thì phải bị trừng trị chứ ạ?
Trả lờiXóaTôi có ý kiến thế này:
Trả lờiXóaChủ nhật này mọi người đi biểu tình cần cảnh giác với bọn trà trộn vào đoàn biểu tình để gây rối, làm mất trật tự cuộc biểu tình, làm xấu hình ảnh người biểu tình, lấy cớ cho bọn phản động, cho bọn cơ hội (như HHP) chứng cứ để thuyết phục QH không nên có luật biểu tình. Đề nghị bà con hết sức cảnh giác và đấu tranh với những đối tượng này (nếu có). Chúc cuộc biểu tình của chúng ta thành công tốt đẹp.
Tôi đồng ý với thủ tướng là "phải xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động những hành vi với động cơ lợi dụng lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền, để thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội', nhưng cũng bổ xung là phải trừng trị đích đáng những kẻ mượn danh pháp luật để làm càn, chà đạp nhân dân yêu nước như các hành vi bắt bớ, đạp vào mặt người yêu nước. Xin thủ tướng lưu ý cho.
Trả lờiXóaMấy hôm rày, chúng ta chỉ nói đến HHP mà không ai đề cập đến 02 ĐBQH a dua theo HHP, đó là Đặng Ngọc Nghĩa ( Thừa Thiên -Huế)và Nguyễn Thanh Tùng ( Bình Định), ai biết thân thế lai lịch hai ông a dua này, thông báo lên mạng coi chơi? OK?
Trả lờiXóa" Trả lời về quan điểm của Chính phủ với những người tham gia tụ tập đông người để thể hiện lòng yêu nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là luôn luôn trân trọng biểu dương khen thưởng xứng đáng với tất cả những hoạt động, việc làm của tất cả người dân thật sự vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu mục đích đó đều được trân trọng, hoan nghênh, khuyến khích, biểu dương thích đáng". Đề nghị LLAN và Đài PTTH Hà Nội xem lại quan điểm và hành động của mình trong thời gian qua.
Trả lờiXóaChủ nhật này đi biểu tình ủng hộ Thủ tướng thật đông để xem LLAN và Đài PTTH Hà Nội có chuyển biến gì không.
Sau bao đợt trấn áp người biểu tình yêu nước về việc phản đối Trung Quốc gây hấn với ta trên biển Đông,
Trả lờiXóaNay Thủ Tướng đã cởi mở hơn với nhân dân thông qua xây dựng luật biểu tình, đòi chủ quyền biển đảo...
Thật đáng hoang nghênh!
Thuận lòng dân sẽ mạnh, nghịch lòng dân sẽ...
------------
Đồng Khởi
Hoàng Hữu Phước hôm nay có nghe Thủ Tướng phát biểu không nhỉ ? Ông đã làm cử tri TP.HCM xấu hổ quá !
Trả lờiXóaHoan nghênh những phát biểu thẳng thắn của Thủ tướng về biển đảo và Luật biểu tình.Hãy biểu tình u3nh hộ Thủ tướng.
Trả lờiXóaTôi có đọc trên báo nào đó về 1 người sau khi đọc qua bản thảo luật biểu tình thì có y kiến: không hiểu đây là luật biểu tình hay luật chống biểu tình. Cần nhắc là bộ luật này do Bộ Công an soạn, lực lượng bấy lâu vẫn đối nghịch với biểu tình.
Trả lờiXóaChưa chắc bộ luật này ra đời sẽ bảo đảm được quyền biểu tình. Không khéo lại mắc phải cảnh dở khóc dở cười vì chính chúng ta quyết liệt đòi có bộ luật này thì khốn.
Tôi nghĩ ông Đại biểu Phước không "ngu" đâu, chẳng ai dại đi phát biểu "kinh dị" như vậy mà không có lý do. Nhiều khi nhờ ông ta mà bộ luật "chống" biểu tình không ra đời. Và người dân cứ xuống đường như bây lâu nay có phải hay hơn không. Dĩ độc trị độc là đây
Trong 11 cuộc biểu tình vào các ngày Chủ nhật vừa qua ở Hà Nội, rất đông người dân đã xuống đường biểu thị lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt nam, phản đối hành động gây hấn của bọn bành trướng phương Bắc. Vậy những hành động đó đã gây phương hại gì cho đất nước, cho dân tộc Việt nam mà chính quyền tp. HN đã ra tay đàn áp, khủng bố?.
Trả lờiXóaĐúng là những hành động (biểu tình) đó thực sự có phương hại tới quyền lợi của bọn bành trướng phương Bắc.
Châm trà, lấy ghế ngồi mà theo dõi.
Trả lờiXóaTim ta nay nhịp đã mạnh dần lên!
Gửi bác ẩn danh 16:01
Trả lờiXóaThực ra nhiều người cũng nghi ngờ về việc Bộ CA soạn luật biểu tình. Nhưng xin bác chớ vội lo, Bộ CA soạn nhưng sẽ phải trình ra QH, QH sẽ cho ý kiến và đặc biệt lúc đó sẽ có ý kiến của các giới, các luật sư, các trí thức. Đây quả là cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt nhưng phải từng phần bác à, không thể đòi hỏi một phát là được, phải từng bước. Cứ có luật BT đã, rồi nội dung, quy định cụ thể sẽ tính dần. Đấy là quan điểm mông muội của em. Không biết ý kiến các bác thế nào???
Bác Diện cũng sửa đi với.Tui cũng đã góp ý cho Bee.net.vn rồi(Hề hề...họ cũng treo tên Chủ tịch sai mấy tiếng):
Trả lờiXóaChủ tịch Quốc hội nước mình
Tên Hùng ,chứ phải tên SINH mô hè?
THU TUONG DE NGHI BAN HANH LUAT BIEU TINH. TOAN DAN VIET NAM,BAO CHI LE PHAI, LE TRAI DON TONG LUC VAO SU KIEN NAY, CHANG AI NHO TOI 'VI NA XIN' HET. HEHE. THU TUONG KHOE!
Trả lờiXóaTôi xin đề xuất khẩu hiệu cho cuộc biểu tình ngày 27/11:
Trả lờiXóa"Vì quyền Hiến định của nhân dân Việt Nam, ủng hộ Chính phủ và Quốc hội sáng suốt sớm ban hành Luật Biểu tình".
"QUÂN VÔ HÍ NGÔN"- CHÚC CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 27/11 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
Trả lờiXóatôi thường xuyen theo giỏi các phiên chất vấn cua ĐBQH tai các kỳ họp, để xem các bộ trưởng cũng như Thủ tướng nói có đi đôi với làm không, khách quan mà nói các thành viên chính phủ sau khi hứa nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm cũng như bức xúc đã có sự chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, thật đáng mừng. QH cần tăng cường hơn nữa công tác chất vấn để không ngừng nâng cao hiệu quả giám sát tối cao cũng như nâng cao vai trò của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước CHXHCNVN. Tôi vo cùng phấn khởi và tin tưởng vào sự trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyển Tấn Dủng về các vấn đề mà cử tri quan tâm liên quan đến mọi mặt đời sông chính trị xã hội của nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Hoan nghênh Thủ tướng về măt tuân thủ Hiến pháp năm 1946, và Hiến pháp sửa đổi năm 1959 về việc cấp thiết xây dựng LUẬT BIỂU TÌNH vì đây là thước đo chuẩn mực của một xã hội dân chủ, một xã hội do dân và vì dân.
Trả lờiXóaSAO QUÁ NHIỀU NGƯỜI CHỬI ÔNG VÔ PHƯỚC MÀ TRÊN QUỐC HỘI CÒN CÓ ÔNG NGUYỄN THANH TÙNG CỦA BÌNH ĐỊNH CŨNG PHẢN ĐỐI LUẬT BIỂU TÌNH MÀ SAO KHÔNG THẤY AI NÓI.
Trả lờiXóaChủ nhật tới 27/11 yêu cầu bà con nếu có đi biểu tình ung hộ thủ tướng tôi đề nghị mọi người chỉ nên mang những biểu ngữ tập trung đúng chủ đề đừng một ai mang biểu ngữ và hô khẩu hịeu chống tàu nếu ai đo không làm đúng yêu cầu rất có thể sẽ bị bắt đấy.
Trả lờiXóaBản thân tôi không tin Thủ tướng,nói và làm là hai chuyện khác nhau hãy chờ xem đã.
Trả lờiXóakhông có việc gì khó , chỉ sợ lòng dân không thuận, hoan hô thủ tướng
Trả lờiXóaTai sao Luat bieu tinh do Bo Cong an soan? Bo Cong an co chuc nang nay a?
Trả lờiXóaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Chính phủ là luôn luôn trân trọng biểu dương khen thưởng xứng đáng với tất cả những hoạt động, việc làm của tất cả người dân thật sự vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu mục đích đó đều được trân trọng, hoan nghênh, khuyến khích, biểu dương thích đáng".
Trả lờiXóaVậy những người như bác Nguyên Ngọc khỏi cần phải thanh minh nữa và Nhà đài Hà nội hay Trần gia Thái hay Vũ Duy Thông phải có trách nhiệm xin lỗi và cải chính công khai trên Đài+Tivi về việc phát sóng lăng mạ và Qui chụp những người biểu tình là phản động.
Chính quyền hà nội cũng phải rút lại thông báo cấm biểu tình (ra ngày 18-7-2011).
Cẩn thận không thừa,nhưng tôi vẫn hoan hô Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.Cám ơn Thủ Tướng
Trả lờiXóa