Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

HÔM NAY: HỘI NGHỊ THÔNG BÁO HÁN NÔM HỌC 2011

DANH SÁCH CÁC BÀI THÔNG BÁO HÁN NÔM 2011
TT
Họ và tên
Tiêu đề bài viết
1. 
Trịnh Khắc Mạnh
Tổng quan tình hình nghiên cứu Hán Nôm học năm 2011
2. 
Trần Thị Kim Anh
Chiêu Hổ - Phạm Đình Hổ
3. 
Phạm Thị Lan Anh –
Nguyễn Văn Quý
Chùa Hội Xá, nơi hiện diện của Thiền Liên Phái
4. 
Phùng Thị Mai Anh
Vấn đề nghiên cứu, bảo tồn di sản thư tịch cổ trong các di tích lịch sử đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
5. 
Nguyễn Phúc Anh
Phân nhóm các văn bản “Dịch kinh tiết yếu” và các biến thể của nó.
6. 
Nguyễn Thị Anh
Họ của người Trung Quốc
7. 
Dương Thụy Anh
Họ Dương Mễ Sở - Hưng Yên với truyền thống giáo dục
8. 
Lê Tuấn Anh -
Nguyễn Thị Ngân
Lê Văn Hy với Hồng Hiên thi tập
9. 
Cao Việt Anh
Một kiến nghị của người Việt thế kỷ XIX về cách khu xử với nhà buôn người Thanh
10. 
Phạm Văn Ánh
Dùng từ để “cúng cụ” một cách ứng dụng thể loại từ khá đặc biệt
11. 
Nguyễn Quang Bắc
Bia chùa Định Công (Phường Định Công- Quận Hoàng Mai- Hà Nội)
12. 
Nguyễn Gia Bảo
Nên phục hồi đình làng và tri ân ông tổ chè Tân Cương
13. 
Nguyễn Khắc Bảo
Vài ý kiến về việc phiên âm Lưu hương ký
14. 
Vũ Thanh Bằng
Khảo sát hệ thống tài liệu địa lý Hán văn phục vụ cải lương giáo dục 1906.
15. 
Vũ Việt Bằng
Tìm hiểu nguyên lưu văn bản Lê Quý Đôn gia lễ
16. 
Lê Thanh Bình
Hoài Đức phủ, Thọ Xương huyện, Tân Lập, Tân Khai thôn, Thần từ bi kí
17. 
Phan Văn Các
Đôi nét phác thảo lịch sử hình thành, di sản tinh thần và xu thế phát triển tương lai của nền Hán học châu Âu
18. 
Nguyễn Xuân Cao
Về sắc phong niên hiệu Đức Long mới hiến tặng vào Bảo tàng Nam Định
19. 
Nguyễn Thị Thanh Chung
Phù giang trung thạch - Biểu tượng về nhân cách
20. 
Hoàng Văn Cương
Tìm hiểu về gạch “Vĩnh Ninh Trường” thời Trần lưu giữ tại Bảo tàng Nam Định
21. 
Lê Văn Cường
Giới thiệu tấm bia thời Tây Sơn do Tiến sĩ Nhân Khê Đỗ Hạo Dưỡng soạn
22. 
Vũ Tuấn Doanh
Trình bày phát hiện mới về chữ viết tượng hình cổ đại, người xưa khắc vẽ ở Chòm Đông, trên vách hang Đồng Nội (thuộc huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) Tọa độ: 20029,41''N, 105047,43" B.
23. 
Phạm Đức Duật
Bài thơ Nôm và câu chuyện bây giờ mới kể
24. 
Nguyễn Thị Dung
Chùa Chiêu Ứng qua tư liệu văn khắc Hán Nôm
25. 
Lê Phương Duy
Giới thiệu tác phẩm Từ lễ lược tập của Bùi Huy Tùng
26. 
Phan Anh Dũng -
Nguyễn Hữu Tưởng
Bước đầu tìm hiểu quan hệ ngôn ngữ của các nhóm tộc Lạc Việt cổ
27. 
Nguyễn Thị Dương
Sách y dược trong các bộ thư mục triều Nguyễn
28. 
Trần Trọng Dương
Từ nguyên của chữ XE và các điệp thức của nó
29. 
Đồng Dưỡng
Phát hiện bản giới điệp của Thiền sư Đạo Lịch tại chùa Hòe Nhai
30. 
Bùi Xuân Đính -
Nguyễn Thu Hiền
Văn bản Hán Nôm liên quan đến tục kết nghĩa giữa hai làng Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) và Nga My (huyện Thanh Oanh, thành phố Hà Nội)
31. 
Nguyễn Minh Đức
Tài liệu chữ Hán tại nhà thờ họ Nguyễn Đăng
32. 
Phạm Minh Đức
Thần tích làng Kỳ Trọng, tổng Đồng Hải, phủ Thái Bình, tỉnh Thái Bình ghi về Trần Hưng Đạo
33. 
Phạm Thị Gái
Giới thiệu tác phẩm Du Hiên thi thảo của Bùi Văn Dị
34. 
Nguyễn Quang Hà
Vài suy nghĩ về hình tượng cá sấu trang trí trên gạch thời Đại La phát hiện ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long Hà Nội với tư liệu thư tịch cổ.
35. 
Nguyễn Thanh Hà
Trí tuệ Nho giáo với cuộc sống con người thời hiện đại(Quan niệm "Thiên nhân hợp nhất" của Nho giáo và vấn đề bảo vệ môi trường)
36. 
Nguyễn Văn Hải
Văn bia thời Tây Sơn ở xã Quảng Yên huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
37. 
Trần Đình Hằng
Bản châu bộ của một làng “lấy mật nước làm ruộng” (Thủy Tú - Hương Phong - Hương Trà - Thừa Thiên Huế)
38. 
Vũ Xuân Hiển
Giới thiệu tấm bia Chợ Quan tại xã Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
39. 
Trần Thị Giáng Hoa
Về những bài thơ Nôm Lê Thánh Tông trong Lê triều danh nhân thi tập
40. 
Võ Thị Ngọc Hoa
Thực trạng phát huy vốn di sản Hán Nôm ở Phú Yên
41. 
Nguyễn Thu Hoài
Chiếu lên ngôi của vua Minh Mệnh trong Châu bản Triều Nguyễn
42. 
Dương Văn Hoàn
Đôi nét về Vương tôn Cơ Quận công Trịnh Lãng
43. 
Lê Đình Hùng
Một phương thức ký âm cổ nhạc tiêu biểu của vùng Trị - Thiên qua “nhạc phổ” tại làng Điếu Ngao - Đông Hà - Quảng Trị
44. 
Đỗ Mạnh Hùng
Hưng Yên in và phát hành cuốn sách Sắc phong các di tích lịch sử - văn hóa
45. 
Bùi Quang Hùng
Từ bài mở đầu sách Hải ngoại kỷ sự phác họa diện mạo Thiền sư Thích Đại Sán
46. 
Trương Sĩ Hùng
Ưng Bình Thúc Giạ Thị với một bạn thơ cùng tâm đắc Truyện Kiều
47. 
Phạm Lê Huy
Một vài suy nghĩ nhân sự kiện phát lộ các ngôi mộ cổ tại Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội)
48. 
Nguyễn Đình Hưng
Tư liệu Hán Nôm ở di tích lịch sử văn hóa chùa Ân Cập (Bắc Giang)
49. 
Nguyễn Thị Hường
Về tình hình văn bản một cuốn sách giáo khoa hệ ấu học - Ấu học Hán tự tân thư.
50. 
Phạm Thị Hường
Gia lễ của Chu Hy - bước đầu giới thiệu
51. 
Trần Thị Thu Hường
Tìm hiểu đôi nét văn bản truyện Nôm Tày Trương Hán - Mẫu Đan
52. 
Vương Thị Hường
Các đời hoàng đế nhà Lê với địa danh Thăng Long qua Đại Việt sử kí toàn thư
53. 
Nguyễn Quang Khải
Tìm hiểu hòa thượng Trịnh Thập qua một số tư liệu ở chùa Hàm Long
54. 
Nguyễn Quốc Khánh
Bút tích vua Quang Trung thảo tờ chiếu mời La Sơn Phu Tử
55. 
Lý Kim Khoa
Tiềm năng- Phát hiện và những vấn đề đặt ra ở Yên Bái
56. 
Dương Văn Khoa
Bài thơ “Sơ hạ” của Chu An
57. 
Đỗ Văn Khoái -
Trần Văn Hữu
Văn bia Thiên Y tiên nữ truyện ký của Phan Thanh Giản
58. 
Nguyễn Huy Khuyến
Sơ bộ giới thiệu sách Hán Nôm của người Nùng ở thị trấn Liên Nghĩa huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
59. 
Trần Xuân Kiên
10 đạo sắc phong cho Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại di tích đền Trần xã Trực Hưng, huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định.
60. 
Nguyễn Kim Măng
Vũ Phạm Khải qua tấm bia Thần đạo tại Ninh Bình
61. 
Phạm Hương Lan
Giới thiệu bản thần tích diễn ca của hai vị thành hoàng làng Sơn Đông huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
62. 
Nguyễn Tô Lan
Một chiếc chuông thời Cảnh Hưng lưu lạc trên đất khách (Đông Hưng, Trung Quốc)
63. 
Trần Văn Lạng -
Nguyễn Đặng Văn
Sơ lược về di sản Hán Nôm chùa Bổ Đà
64. 
Bùi Ngọc Lân
Bước đầu tìm hiểu một số nét tục lệ Bắc Giang trong thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn trong kho tư liệu của thư viện tỉnh.
65. 
Lê Thành Lân
Vài nhận xét về bản Kiều Nôm do Tăng Hữu Ứng chép
66. 
Nguyễn Thị Lâm
Đan Phượng huyện văn phả - Nguồn tư liệu nói về truyền thống khoa bảng của huyện Đan Phượng
67. 
Lê Tùng Lâm
47 sắc phong ở đình Thanh Nga, Thanh Hóa
68. 
Đặng Văn Lộc
Trình diễn nghi thức tế Thành hoàng làng qua tấm bia cổ
69. 
Hoàng Phương Mai
Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Bình – Dương Lễ
70. 
Nguyễn Hữu Mùi
Bài thơ Nôm vịnh Cầu Đồng ở xã Thụ Ích huyện Yên Lạc
71. 
Nguyễn Thế Nam
Vài nét về tình hình nghiên cứu Hán Nôm công giáo
72. 
Đinh Công Nga -
Dương Văn Vượng
Một văn bia cổ mới phát hiện tại chùa - động thôn Phong Phú xã Ninh Giang huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
73. 
Thích Minh Nghiêm
Về bản dịch Lễ Phật sám nguyện văn của Hòa thượng Phúc Điền
74. 
Hoàng Thị Ngọ
Một chứng tích về thời kỳ xuất hiện của thể thơ lục bát
75. 
Nguyễn Thị Nhâm
Một bài thơ của Nguyễn Khuyến
76. 
Nguyễn Tá Nhí
Bài biểu văn rước thánh giá về chầu Thánh Mẫu ở chùa Hoa Lăng
77. 
Nguyễn Ngọc Nhuận -
Nguyễn Đình Tích
Về cuốn gia phả dòng học Nguyễn Đình ở Dục Nội - Việt Hùng - Đông Anh - Hà Nội
78. 
Nguyễn Đăng Phác
Chùa Pháp Vân qua tài liệu chữ Hán
79. 
Vũ Hồng Phong
Phát hiện 48 đạo sắc phong di tích đình Phong Cốc, xã Tân Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
80. 
Nguyễn Văn Phong
Bước đầu tìm hiểu di văn của “Ông nghè Trâu Lỗ”
81. 
Trương Quang Phúc
Thấy gì trong một cuộc triển lãm Văn hóa dân gian
82. 
Hà Thị Phước -
Trần Văn Quyến
Minh Hương sự tích thuật ngôn và dấu ấn người Hoa trong lịch sử văn hóa Huế (Trường hợp làng Minh Hương)
83. 
Trương Đức Quả
Tư liệu Hán Nôm hiện còn tại thôn Mẫn Xá xã Văn Môn huyện Yên Phong Bắc Ninh
84. 
Trần Mạnh Quang
Về 2 đạo sắc phong thần cho Chu Văn An được lưu giữ tại UBND xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
85. 
Mai Thu Quỳnh
Hành trạng của tác giả Lê Văn Ngữ và thông tin về chuyến công du Paris năm 1900.
86. 
Thái Trung Sử
Bước đầu tìm hiểu tình hình văn văn Việt sử tổng luận
87. 
Ngô Thị Thanh Tâm
Hiện trạng và sự phân bố của văn bia huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa
88. 
Thích Minh Tín
Văn bia Phụng sự Hậu Phật bi ký do Tiến sĩ Nguyễn Kiều biên soạn
89. 
Nguyễn Ngọc Thanh
Luận giải về miếu hiệu của vị vua Hùng thứ 18
90. 
Trần Thị Thanh
Các văn bản sắc phong ở huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị
91. 
Nguyễn Văn Thăng
Bia đình xã Định Công Hạ (Quận Hoàng Mai, Hà Nội)
92. 
Nguyễn Hoàng Thân
Giới thiệu văn bản bài văn bia Thái thường tự khanh Trà Kiệu Nguyễn tiên sinh bi minh trong Giá Viên toàn tập của Phạm Phú Thứ
93. 
Chương Thâu
Thành tựu nghệ thuật của “Cung oán ngân khúc”- Tác phẩm nổi tiếng của nền văn học cổ điển Việt Nam qua sự đánh giá của một học giả Trung Quốc (Dịch theo bản Trung văn của Hoàng Dật Cầu - Khoa Ngữ văn, Học viện Sư phạm Quảng Đông Trung Quốc)
94. 
Trần Hậu Yên Thế
Vì sao là Di Lăng mà không phải là Chi Lăng
95. 
Bùi Thiết
Phong tình cổ lục hay là phong tình có lúc
96. 
Ngô Đức Thọ
1. Bổ sung nghiên cứu chữ húy thời Trần: Trinh & thiên
2. Khảo cứu niên đại Thiên tải nhàn đàm có bản đồ Hoàng Sa
97. 
Nguyễn Cung Thông
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?
98. 
Nguyễn Hoài Thu
Thư mục gia phả Hán Nôm tại thư viện Quốc gia Việt Nam
99. 
Lương Thị Thu
Về bài văn tế thánh Linh Lang ở đền Vườn
100. 
Đinh Khắc Thuân
Chùm thơ khắc đá của vua Lê Lợi ở vùng núi Tây Bắc
101. 
Phan Đăng Thuận
Bức đại tự nói về nguồn gốc của một dòng họ
102. 
Võ Thị Ngọc Thúy
103. 
Trương Thị Thủy
Bản quy ước của họ Nguyễn
104. 
Đặng Thị Hồng Thủy
105. 
Đoàn Thị Thu Thủy
Giới thiệu khối tài liệu địa bạ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
106. 
Tống Thị Thu Thủy
Giới thiệu tác phẩm Can Lộc huyện phong thổ chí của Lưu Công Đạo
107. 
Đặng Đức Thư
Cụm văn bia cổ ở làng Tỷ Điện một di tích cần được khảo cứu
108. 
Dương Xuân Thự
Có một cuốn sách “Tân tu thân”
109. 
Nguyễn Đức Toàn
Bài thơ của Hà Tông Mục tặng sứ thần Triều Tiên trong Vãn tinh di thi hội
110. 
Thích Nguyên Toàn
Bài văn cúng chỉ đường cho vong nhân
111. 
Đặng Quỳnh Trang
Giới thiệu và nghiên cứu so sánh ba văn bản Toàn Lê tiết nghĩa lục.
112. 
Nguyễn Thị Trang
Bản kê khai phong tục làng Mậu Lương viết bằng chữ Nôm.
113. 
Thích Hoằng Trí
Giá trị di sản Hán Nôm trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học
114. 
Nguyễn Thanh Tú
Từ thơ Đường đến Nhật ký trong tù - Một nét cấu tứ.
115. 
Nguyễn Minh Tuân
Loại hình câu đối viết bằng chữ Nôm Tày
116. 
Trầm Thanh Tuấn
Nghệ thuật sử dụng điển cố Trung Quốc trong thơ thiên nhiên đời Trần
117. 
Phạm Văn Tuấn
Mấy vấn đề gắn với quê hương Chuyết Chuyết Thiền sư
118. 
Nguyễn Thanh Tùng
Giới thiệu mộ tư liệu mới về Đặng Trần Côn
119. 
Đỗ Thị Bích Tuyển
Về địa danh gọi là Kẻ trên văn bia
120. 
Nguyễn Thị Tuyết
Nghiên cứu Hồ Nam từ Việt Nam- Sơ lược thơ Hồ Nam trong Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (dịch bài của Trương Kinh Hoa)
121. 
Đức Uy
Sat na - Sát thủ đều là giống nhau
122. 
Phạm Thị Thanh Vân
Phương pháp dạy học chữ Hán của tác giả Lê Trực trong tác phẩm Tự học huấn mông
123. 
Nguyễn Thị Vân
Hoàng hậu Bạch Ngọc qua tư liệu Hán Nôm
124. 
Nguyễn Hùng Vĩ
Xem xét bộ ván khắc Thiền uyển tập anh năm Vĩnh Thịnh 11 (1715) (Góp ý cùng học giả Lê Mạnh Thát)
125. 
Đinh Văn Viễn -
Nguyễn Huy Thiêm
Về Tùy Hồi Xã địa bạ và những tư liệu ruộng đất ở Tùy Hồi (Gia Viễn – Ninh Bình) đầu thế kỉ XIX
126. 
Nguyễn Công Việt
Về một ấn dấu cấp Tổng thuộc khu vực miền đông nam bộ thời thuộc Pháp
127. 
Nguyễn Thị Việt
Di sản Hán Nôm ở nhà thờ họ Dương Hữu (Thái Nguyên)
128. 
Phạm Thị Thùy Vinh
Về sự biến chuyển từ địa danh hành chính Nhật Chiêu đến phường Nhật Tân
129. 
Trần Thị Xuân
Giới thiệu văn bản Tam lễ tập yếu
130. 
Nguyễn Vân Yên
Bia văn chỉ và truyền thống hiếu học ở Thái Nguyên
131. 
Đỗ Ngọc Yến
Tấm bia bầu Hậu của Bà họ Nguyễn và họ Trần đầu thế kỷ XX ở thôn Cầu, xã Uy Lỗ, huyện Đông Anh(HN)
132. 
Nguyễn Ngọc Yến
Giới thiệu câu đối tại nhà thờ Lương Thế Vinh

Đây là hội nghị thường niên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tổ chức vào cuối năm. Hội nghị diễn ra trong 01 ngày.

6 nhận xét :

  1. Hôm nào bác Xuân Diện vui lòng viết một bài về chữ Nôm vậy.Chúng tôi chỉ còn nhớ có một cách thành lập chữ Nôm như sau:
    Chẳng hạn, để biểu thị ý nghĩa là :xa xôi, thì các cụ viết chữ "xa" bằng chữ Hán để lấy âm và kế tiếp là chữ "viễn" để lấy nghĩa.Tôi nhớ như vậy đó.
    Ngoài ra còn nhiều cách thành lập chữ Nôm nữa mà theo thời gian chúng tôi đã quên rồi.Cảm ơn bác Xuân Diện trước.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng đã học mấy năm chữ Hán nhưng lại không biết chư Nôm, có lần đi Lễ Đền thấy có ông thầy Đồ đang viết sớ cho một bà khách tên là Gái, ông thầy cầm bút loay hoay một lúc không viết được chữ Gái nên đành bỏ trống phần tên. Tôi cũng rất muốn được anh Diện (nếu có thể} chỉ giáo cho vài "nét cơ bản" về kiến thức thành lập chữ Nôm. Xin được cảm ơn anh trước!

    Trả lờiXóa
  3. Bác Diện ơi. Đọc danh sách các bài "thông báo" trên mà vui quá!
    (Ý, mà tại sao các bác không dùng chử "báo cáo" như mọi lần mà lại dùng chử "thông báo" nhỉ?).

    Xin chúc mừng những thành tựu và sự phát triển của ngành Hán Nôm học Việt Nam! Xin chúc mừng Viện nghIên cứu Hán Nôm Việt Nam!

    Và xin có đề nghị: các vị học giả ở trong nước hãy tìm cách "xuất khẩu" các sách vở và tài liệu học thuật như thế này cho chúng tôi ở nước ngoài được học hỏi với. Tôi nghĩ có không ít người Việt hải ngoại rất mong chờ và trân trọng. Cách tốt nhất là xuát bản qua hình thức các files đọc trên máy tính, vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm được giá thành so với in trên giấy. Nếu dược vậy thì chúng tôi bên này vừa được học hỏi lại vừa thấy vui vì được đóng góp chút gì đó để ủng hộ nền vắn hoá nước nhà - dù biết là khó có thể tương xứng với công sức của các vị học giả.

    Viện nghiên cứu Hán Nôm có Tập san riêng không bác Diện nhỉ? Hay là xin các bác hãy làm Tập san định kỳ trên mạng?

    Trả lờiXóa
  4. Kính chúc Hội Nghị Thường Niên của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm nói chung và của Bác nói riêng đạt được nhiều thành công tốt đẹp.

    Trả lờiXóa
  5. mong Lâm Khang tiên sinh phổ biến cách đánh chữ Hán Việt trên trang mạng của ngài thì cư dân mạng lây làm hân hạnh lắm!

    Trả lờiXóa
  6. Kính anh,
    Nếu muốn đọc những bài viết trên đây thì người đọc phải đi tìm ở đâu?
    Xin cám ơn sự trả lời của anh
    Một độc giả

    Trả lờiXóa