Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

BIỂU TÌNH LÀ Ý THỨC TỰ NHIÊN TRƯỚC ĐỒNG LOẠI

Cư dân mạng vừa đăng tải lời kêu gọi biểu tình Ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc hội ra Luật Biểu tình.

Thời gian: 09h00 ngày Chủ nhật 27.11.2011
Địa điểm: Dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Hoàn Kiếm, HN
______________________
Biểu tình là ý thức tự nhiên trước đồng loại

LTS: Ngày 17.11, khi thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII, dù nằm trong danh mục “chương trình chuẩn bị” (chứ không phải chính thức), nhưng một số đại biểu đã tranh luận khá gay gắt về luật biểu tình, về nguồn gốc, bản chất của hoạt động này, nhu cầu xã hội hiện nay cần – không cần một luật điều chỉnh về nó. Sài Gòn Tiếp Thị xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Sỹ Phương, cung cấp những thông tin nền tảng về vấn đề này.

Biểu tình khác bạo động

Biểu tình "chiếm Los Angeles" của người dân Mỹ, chống lại chủ nghĩa tư bản và giới tài phiệt tài chính - ngân hàng. Ảnh: bangstyle.com
Trước hết cần phân biệt khái niệm biểu tình với thực tế biểu tình muôn hình vạn trạng, nếu không, sẽ như thầy bói xem voi, sờ thực tế cái tai định nghĩa ngay voi là cái quạt. Ngoại diên của khái niệm biểu tình là nhiều người tập trung lại theo nghĩa tập họp, tụ tập. Nhưng khác với tụ tập để lao động trong nhà máy vì mưu sinh, hay hội hè để vui chơi, đám ma đám cưới chia sẻ tình cảm gia đình, bán buôn trong chợ búa kiếm lời, hoặc bị tống tù do phạm tội, tụ tập biểu tình có nội hàm: xuất phát từ tâm, cùng nhau biểu thị tình cảm (biểu tình), thái độ, quan điểm của mình. 

Như vậy, có ba dấu hiệu để phân biệt biểu tình với các khái niệm khác có cùng ngoại diên tụ tập: 1- Biểu thị, 2- Tự nguyện, 3- Xuất phát từ tâm. 

Căn cứ ba dấu hiệu trên, có thể xác định khi nào thì được gọi là biểu tình. 

Nếu tụ tập nhưng có sử dụng bạo lực, hoặc có hành vi xâm phạm lợi ích người khác, thì đó là bạo động, chứ không phải biểu tình. Giải thích tại sao nhiều cuộc biểu tình ở các nước hiện đại, đoạn chót bị đàn áp, cưỡng chế giải tán, do bị biến thành bạo động; đàn áp lúc đó là đàn áp bạo động chứ không phải đàn áp biểu tình. 

Nếu tụ tập là do được trả tiền, được thuê mướn, hoặc cưỡng bức người khác, nghĩa là không tự nguyện, không phải từ tâm, thì đó là bè đảng, hoặc hình sự, không phải biểu tình. 

Biểu tình chỉ có thể biểu thị bằng hiện diện, hình ảnh, tiếng nói, vì vậy nếu nhằm mục đích “chống lại“, thì phải hiểu chống lại bằng cách biểu thị, tức phản đối, hoàn toàn khác với chống đối mang tính loại bỏ như bạo động.

Là quyền cơ bản, không phụ thuộc dân trí

Biểu tình xuất phát từ “ý thức tự nhiên trước đồng loại“. “Tự nhiên“ nghĩa là bản năng, không phụ thuộc bất cứ yếu tố bên ngoài nào. Còn “ ý thức“ chỉ có ở con người. Biểu tình, vì vậy, là một dấu hiệu thuộc tính riêng có của con người, phân biệt với thế giới sinh vật còn lại, hoàn toàn không phụ thuộc trình độ nhận thức. Do đó, biểu tình không như có ý kiến ngộ nhân tuỳ thuộc dân trí, để khẳng định nước nào biểu tình được, nước nào không thể. Ngay cả nếu thừa nhận điều đó, thì cũng mâu thuẫn với sử liệu thế giới, biểu tình được ghi lại từ thời La Mã cổ đại. Không quốc gia nào ngày nay thấp hơn dân trí Lã Mã thời đó cả.

Biểu tình ở các nước hiện đại gắn với cuộc sống thường nhật như ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, làm việc, diễn ra có khi chỉ bởi hiện tượng một đưá con bị cha mẹ lạm dụng khủng khiếp hay một người đi tàu bị kẻ xấu giết dã man gây bất bình dân chúng, hoặc bởi các chính sách nhà nước ảnh hưởng lợi ích của bộ phận, giai tầng nào đó, buộc họ phải phản đối, hay chính phủ, các cơ quan công quyền tỏ ra bất lực, họ phải thể hiện bất tín nhiệm, hoặc bởi nhân quyền ở các nước khác vi phạm làm họ xót xa phải chia sẻ. Vì vậy, không thể gán cho biểu tình chỉ mỗi “chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình“, và càng không thể hiểu chống theo nghĩa chống đối. Ngộ nhận đó tất yếu dẫn tới hành vi ứng xử với biểu tình cực đoan. Chính để khắc phục nguy hại đó, Luật tụ tập biểu tình Đức VersammlG cấm biểu tình đòi hủy bỏ quyền biểu tình!

Câu hỏi đặt ra cho Quốc hội không còn là có cần ban hành luật biểu tình hay việc ban hành luật này có gây tổn hại gì. Câu hỏi bây giờ là luật biểu tình phải đặt ra những chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự như thế nào cho cả chính quyền lẫn người biểu tình, để quyền hiến định này được thực thi và trong trường hợp bạo động xảy ra, sẽ chế tài kịp thời.
Biểu tình cũng như ăn ở, đi lại, làm việc… là bản năng, thuộc tính con người, nên trở thành quyền cơ bản “tạo hoá ban cho họ“, chứ không phải nhà nước, hay tôn giáo, hay bất cứ thế lực nào. Một khi đã là quyền cơ bản, thì một mặt các quyền đó bình đẳng ngang nhau ở chỗ đều mang tính chất bản năng thuộc tính người, mặt khác chúng tự động trở thành đối tượng chi phối của luật pháp, nghĩa là thuộc chức năng trách nhiệm của chính quyền phải bảo đảm.

Vì vậy không thể đặt câu hỏi “Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân…“, như đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước phát biểu, trong khi cả hai đều là bản năng như nhau. Còn trong thực tế, đúng là có những cuộc biểu tình “xâm hại quyền tự do đi lại của người dân, xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân, buôn gánh bán bưng“, cũng giống như quyền làm việc có khi gây ô nhiễm môi trường, quyền tự do ăn uống nhưng khi bị bệnh lại lây nhiễm sang người khác, quyền đi lại bằng xe cộ, lại dẫn tới tai nạn chết người, nhưng không vì thế mà cấm hết những quyền đó. Ngược lại, vì thế mà loài người bắt buộc phải sinh ra nhà nước, cũng để bảo đảm quyền nọ không triệt tiêu quyền kia. Các luật liên quan tới quyền cơ bản, như luật biểu tình, lưu trú, giao thông, vệ sinh thực phẩm, trở thành tất yếu khách quan là vậy.

Ứng xử với quyền biểu tình

Là đối tượng điều chỉnh của luật pháp, biểu tình được các nước chọn lựa cách giải quyết xưa nay như sau:
Thứ nhất, không đả động đến. Trong trường hợp đó, người dân biểu tình hay không, nhà nước cho phép hay đàn áp, đều hoàn toàn tự phát và tùy tiện xử lý, hậu quả là cả nhà nước và công dân đều thiệt hại. Cuối cùng vẫn buộc phải đề cập đến nó theo những cách thức dưới đây. 

Thứ hai, không thừa nhận quyền biểu tình và cấm tuyệt đối nó, thường xảy ra ở những chế độ quân chủ độc tài. Lịch sử thế giới đã chứng minh sự sụp đổ tất yếu của nó, bởi không thể tước bỏ thuộc tính người vốn dĩ chỉ có ở con người. 

Thứ ba, hiến định quyền biểu tình nhưng thiếu luật điều chỉnh. Nước Đức từng xảy ra như vậy trong bốn năm sau khi ban hành Hiến pháp năm 1949. Kết qủa, biểu tình vẫn được tổ chức như vốn có, không hề thay đổi, bởi đã được hiến định, nhà nước không thể cấm. Tuy nhiên, chính quyền không chủ động ngăn ngừa trước được thiệt hại hay biến thái thành bạo động có thể xảy ra, và khi xảy ra thì xử lý lúng túng, phải áp dụng luật dân sự hoặc luật hình sự phức tạp. 

Thứ tư, hiến định quyền biểu tình, bảo đảm quyền này bằng toà Bảo hiến và ban hành văn bản lập pháp bảo đảm chắc chắn nó. Đó là lựa chọn duy nhất hiện nay ở các nước hiện đại. Hiến pháp và toà Bảo hiến buộc nhà nước phải bảo đảm thực thi quyền cơ bản của công dân trong đó có quyền biểu tình. Bởi nói nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân, rốt cuộc cũng chỉ nhằm bảo đảm quyền cơ bản cho họ, chứ không phải thay họ lo cho cuộc sống của họ, vốn chưa và không nhà nước nào làm nổi. Ngược lại, quyền cơ bản một khi được bảo đảm sẽ kích thích người dân không ỷ lại mà làm chủ nhà nước, sử dụng quyền đó để vừa tham gia vừa đòi hỏi các công bộc nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Nhà nước không phải thánh, cái gì cũng đúng, vì vậy mọi chính sách của nó cần được thực tế kiểm nghiệm, không đâu chính xác hơn ngoài chính người dân chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách, mà biểu tình là sự phản ảnh tập trung nhất. Điều này giải thích tại sao các nước hiện đại khuyến khích biểu tình, phản biện, trưng cầu dân ý, và bất cứ quyết định nào của cơ quan hành chính từ phạt xe chạy phạm luật đến mức thuế phải đóng, giải quyết các đơn từ, đều bắt buộc phải có phần hướng dẫn, ông bà có quyền chống lại quyết định này tại cơ quan nào, ở đâu, nếu vẫn không thoả mãn thì tại toà án nào. Nhờ có Luật biểu tình, những biến thái chuyển sang bạo động sẽ được tham chiếu với các quy phạm trong luật biểu tình để ngăn ngừa. Toà Bảo hiến sẽ bảo đảm cho luật hoặc văn bản dưới luật ban hành không thể vi hiến, nếu Chính phủ muốn “nhẹ gánh“ bằng cách ban hành luật hạn chế quyền biểu tình. 

Thứ năm, hiến định quyền biểu tình, nhưng chưa có toà án hiến pháp bảo đảm và thiếu văn bản lập pháp điều chỉnh. Đó là trường hợp ở nước ta (xem điều 69 Hiến pháp 1992). Các cuộc biểu tình ở Thái Bình trước đây đã gây hậu quả thiệt hại cho cả người biểu tình lẫn nhà nước, xử lý rất phức tạp hay biểu tình ở Hà Nội vừa qua dẫn tới phiền lụy cho chính những người biểu tình “thể hiện lòng yêu nước“, lẫn chính quyền vì mất công sức xử lý nhưng thiếu văn bản lập pháp làm cơ sở, thấy hệ lụy tất yếu phải đến của cách chọn lựa trên. Nếu cứ để thế mãi chưa biết tình hình sẽ tiến triển tới đâu? Đề xuất cần có luật biểu tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đó, là phản ứng cần thiết, kịp thời, thể hiện bản lĩnh chính trị cần có của người đứng đầu Chính phủ ở các quốc gia hiện đại trước bức xúc của dân chúng. 

Câu hỏi đặt ra cho Quốc hội-có chức năng lập pháp- không còn là có cần ban hành luật biểu tình hay việc ban hành luật này có gây tổn hại gì. Câu hỏi bây giờ là luật biểu tình phải đặt ra những chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự như thế nào cho cả chính quyền lẫn người biểu tình, để quyền hiến định này được thực thi và trong trường hợp bạo động xảy ra, sẽ chế tài kịp thời. Trả lời câu hỏi trên không qúa khó khăn, nếu nghiên cứu luật biểu tình các nước, cùng khảo sát thực tế biểu tình ở họ vốn diễn ra thường nhật. Đó chính là căn cứ thực tiễn thế giới để tham khảo xây dựng luật biểu tình
.
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

46 nhận xét :

  1. Sẽ rủ mấy thằng bạn cũ tham gia ủng hộ các bác

    Trả lờiXóa
  2. Bác Diện ơi, xin bác đính chính lại nguồn là từ báo Sài gòn Tiếp thị :-)
    Cám ơn bác.

    Trả lờiXóa
  3. KTS Trần Thanh Vânlúc 09:20 24 tháng 11, 2011

    Tuyệt diệu.
    Sáng kiến hay
    Sẽ là một cái tát vào ông nghị HHP và kẻ chỉ đạo hắn ta. Vật là ta chỉ Biểu tình ủng hộ Thủ tướng nhé. Hôm đó tuyệt đối không có biểu ngữ khác xem CA làm gì?

    Trả lờiXóa
  4. Biểu tình ủng hộ thủ tướng và Quốc Hội ra luật biểu tình theo hiến pháp.Việc cần làm ngay Không phải bàn luận.
    -------------------------------------
    ỦNG HỘ THỦ TƯỚNG ! ỦNG HỘ QH RA LUẬT BIỂU TÌNH !
    Ủng hộ...!
    Ủng hộ...!
    Ủng hộ...!
    Ủng hộ...!

    Trả lờiXóa
  5. HÃY biểu tình(biểu đồng tình) để ủng hộ dự luật biểu tình (Người Cao Nguyên)

    Trả lờiXóa
  6. Tuyệt vời quá Bác Diện ơi,đả đảo Hoàng hữu Phước và quan thầy của hắn.Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi này.

    Trả lờiXóa
  7. LUẬT BIỂU TÌNH THEO HIẾN PHÁP.
    Hợp ý Đảng,đúng lòng dân.
    ------------------------------
    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT.

    Trả lờiXóa
  8. Bùi thị Minh Hằnglúc 09:52 24 tháng 11, 2011

    Nghe nôn nao trong lòng quá...Ở SG- Vũng Tàu thì ủng hộ cách nào đây?

    Trả lờiXóa
  9. cho em đăng ký hai xuất. là em và con em.
    biểu tình ủng hộ luật biểu tình một sáng kiến tuyệt vời.

    Trả lờiXóa
  10. Một Chính Phủ tốt nhân dân đồng tình ủng hộ; Một chính sách sai, một CP phản dân hại nước,tham nhũng, tay sai ngoại bang , nhân dân biểu tình phản đối...Thủ tướng đề xuất QH làm luật biểu tình là đáp ứng nguyện vọng nhân dân. Còn chần chờ gì nữa chúng ta không xuống đường để ủng hộ TT. Vui mừng thay !

    Trả lờiXóa
  11. Đảng viên hưu trílúc 09:59 24 tháng 11, 2011

    Ủng hộ Thủ tướng, ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình ủng hộ, ủng hộ, ủng hộ.....

    Trả lờiXóa
  12. ủng hộ đê ! hi vọng bà con, anh chị em nào chưa từng xuống đường thì hôm đó ra gặp gỡ giao lưu.

    Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi.

    SỐNG THÌ PHẢI LÌ ĐÒN !

    Trả lờiXóa
  13. Anh Diện ghi nguồn bị nhầm kìa. Nguồn bài là SGTT, chứ hẻm phải SGGP :D

    Trả lờiXóa
  14. Sao ở trên là Sài gòn Tiếp Thị mà ở dưới lại là Sài Gòn Gỉi Phóng hả bác Diện? Em cũng muốn tờ báo SGGP đăng bài này luôn đó.

    Trả lờiXóa
  15. Bài viết trên SGGP khá hay !
    Sài Gòn sao không ai kêu gọi xuống đường ủng hộ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  16. Hoan ho Thu tuong, khi de xuat Luat bieu tinh

    Trả lờiXóa
  17. Tỗi giơ hai tay ủng hộ.
    Biểu tình là quyền căn bản của con người. Không thể chậm trễ đươc nữa.

    Trả lờiXóa
  18. Vẫn còn đủ thời gian cho đồng bào cả nuóc có nguyện vọng ủng hộ TT về Thủ Đô Hanoi tham gia biểu tình, chúng ta cùng xuống đường!

    Trả lờiXóa
  19. Ừa, sao bác Phước lại lấy ví dụ về biểu tình chiếm phố Wall ở Mỹ là nguy cơ nhỉ, mình phải cổ động chứ: Vì biểu tình lần này là chống lại BỌN TƯ BẢN VÀ TÀI PHIỆT mà XÃ HỘI CHỦ NGHĨA chúng mình cũng muốn giết chết bọn TƯ BẢN mà!
    Thế bác Phước không muốn biểu tình chống phố WALL thì thành ra thì bác Phước là TƯ BẢN rồi! Vậy loại bỏ nhé!

    Trả lờiXóa
  20. Nên có khẩu hiệu: ủng hộ TT, ủng hộ QH ra LBT. Đả đảo HOÀNG HỮU PHƯỚC

    Trả lờiXóa
  21. Chúng Em ở Sài Gòn thì làm sao đây Anh Diện... Sài Gòn đã lở bầu thằng nghị cơ hội xảo trá Phước thì cũng muốn sửa sai bằng cách biểu tình " ỦNG HỘ THỦ TƯỚNG ! ỦNG HỘ QH RA LUẬT BIỂU TÌNH "
    Chúng Em mong muốn lắm.....

    Trả lờiXóa
  22. Đúng, bài viết quá hay !!! Nếu có luật biểu tình thì người dân sẽ có "hành lang pháp lý" để thực hiện. Nếu làm sai luật (không xuất phát từ Tâm và Tự nguyện như kích động, lôi kéo, trả tiền, bạo động ...) thì sẽ bị xử lý. Làm được như vậy (thực hiện quyền Hiến định) thì cả Nhà nước và Nhân dân đều hưởng lợi. Nhiệt liêt ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương đề xuất ra luật biểu tình !!! (Xin phép anh Trương Duy Nhất vì tôi biết anh rất ghét từ "nhiệt liệt" nhưng trong trường hợp này mong anh bỏ quá cho, hihi)

    Trả lờiXóa
  23. Chúng ta chọn lấy Công Viên bên hông Nhà Thờ Đức Bà làm nơi tập trung Biểu tình ủng hộ thủ tướng và Quốc Hội ra luật biểu tình theo hiến pháp.
    ỦNG HỘ THỦ TƯỚNG ! ỦNG HỘ QH RA LUẬT BIỂU TÌNH !
    Ủng hộ...!
    Ủng hộ...!
    Ủng hộ...!
    Ủng hộ...!

    Trả lờiXóa
  24. Mình lại được chụp ảnh biểu tình rồi!
    Chụp chim hoa cá gái mãi chán lắm ;)))

    Trả lờiXóa
  25. Một bài viết hay, sâu sắc. Những người còn mơ hồ về khái niệm biểu tình, qua bài "Biểu tình là ý thức tự nhiên trước đồng loại" của TS Nguyễn Sỹ Phương- CHLB Đức, sẽ hiểu rõ hơn và nhìn nhận BT ở khía cạnh tích cực.Đúng như tác giả đánh giá "Đề xuất cần có luật BT của TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp đó, là phản ứng cần thiết, kịp thời, thể hiện bản lĩnh chính trị cần có của người đứng đầu Chính Phủ ở các quốc gia hiện đại trước bức xúc của dân chúng". Le.

    Trả lờiXóa
  26. Ủng hộ!

    Nguyen Dzung

    Trả lờiXóa
  27. HOÀN TOÀN ỦNG HỘ CUỘC BIỂU TÌNH KHẲNG ĐỊNH QUYỀN ĐƯỢC BIỂU TÌNH NÀY.
    KHÔNG AI CÓ QUYÊN TƯỚC ĐOẠT QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN. NHƯNG QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN CHỈ VỀ TAY HỌ KHI HỌ GIÀNH LẤY MÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI

    Trả lờiXóa
  28. Ủng hộ Xây dựng Luật biểu tình do các đại biểu quốc hội soạn thảo! Nhưng sẽ ko ủng hộ Luật hạn chế biểu tình do Bộ Công an đưa ra!

    Trả lờiXóa
  29. ỦNG HỘ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH

    Trả lờiXóa
  30. QUYẾT TÂM XÂY DỰNG XH CÔNG BẰNG VĂN MINH.lúc 11:33 24 tháng 11, 2011

    Nghị quyết Đại Hội Đảng XI:...XÂY DỰNG XÃ HỘI DÂN CHỦ,CÔNG BẰNG VĂN MINH.
    ----------------------------------------------
    Chúng ta hãy xuống đường biểu thị lòng dân ủng hộ và quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết lần thứ XI của Đảng.
    CÒN GÌ HƠN DÂN TA ĐƯỢC ĐẢNG TA LÃNH ĐẠO.
    CÒN GÌ HƠN ĐẢNG CẦM QUYỀN ĐƯỢC NHÂN DÂN ỦNG HỘ.
    -----------------------------------------------
    TA TỰ HÀO ĐI LÊN ÔI VIỆT NAM...!

    Trả lờiXóa
  31. Bài viết làm ấm lòng người tâm huyết với đất nước, mẫy bữa tui đi biểu tình về rồi lại bị đoàn công tác tới nhà dặn người nhà nhắc nhở : "Bẩu mẹ cháu là Nhà Nước cấm biểu tình, biểu tình là chống lại Nhà nước đó nha". Lạ chưa. buồn chưa?

    Thanks gia chủ đã nói rõ những suy nghĩ và tấm lòng của hầu hết chúng ta.

    Aqua Pham.

    Trả lờiXóa
  32. Minh Hang oi chung toi can chi chu nhat nay,chi bay ra Ha Noi nhe

    Trả lờiXóa
  33. Đã sửa lại là Sài Gòn tiếp thị.
    Xin cảm ơn chư vị!

    Kính!

    Trả lờiXóa
  34. Nói đi nói lại, đủ các luận điểm...cạn láng hết mức rồi.

    Bây giờ chỉ còn chờ mặt mũi của Luật biểu tình nữa thôi thì sẽ rõ ý định của nhà cầm quyền.

    Hãy đợi chờ vậy. Chưa vỗ tay đâu nhé !!!

    TH

    Trả lờiXóa
  35. Ủng hộ. Ủng hộ. Ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  36. Nếu Việt Nam xây dựng Luật về quyền này thì tôi xin đề xuất không dùng từ "Luật biểu tình" cho tránh những sự hiểu lầm không cần thiết trong xã hội và phần nữa nó sẽ thiếu vế quan trọng là quyền hội họp. Ví dụ tổ chức và tham dự một cuộc họp trong một phòng kín thì chắc chẳng có ai nói tôi đi biểu tình ở đó. Nếu tham khảo Luật của Đức là "Gesetz über Versammlungen und Aufzüge" tôi xin dịch nghĩa: "Luật hội họp và diễu hành (hay tuần hành)". Từ biểu tình: “Demonstration" không có trong Hiến pháp và Luật Đức. Ngắn gọn khái niệm biểu tình là một dạng của hội họp và diễu hành (biểu tình là một khái niệm chính trị và không phải là khái niệm của Luật pháp Đức - Trang 265 Từ điển Luật Creisfeld CHLB Đức). Điều này cũng phù hợp "quyền hội họp" trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam mà nhiều chuyên gia Hiến pháp đã coi là Bản Hiến pháp chuẩn nhất của Việt Nam từ trước tới nay (Ngay trong các Hiến pháp sau đó là HP 1959, 1980, 1992 thì từ hội họp bao giờ cũng được nhắc đến trước từ biểu tình!) Ngay khái niệm “tụ tập” mà TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức) đề cập trong các bài viết mới đây của Tiến sỹ về Quyền biểu tình theo tôi cũng không chuẩn xác trong Luật, dễ gây ấn tượng không hay và bất lợi cho người hội họp hay đi biểu tình.

    Nguyễn Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  37. Biểu tình là quyền của Dân vì Dân là Chủ của Đất Nước, Luật chỉ là sự quy định từ cơ quan chức năng để bảo vệ Dân khi Dân có tiếng nói chung.

    Biểu tình rất cần thiết để Nhà nước thấy được lòng Dân muốn gì mà thi hành nghĩa vụ của mình. Công chức là đầy tớ của Dân, bác Hồ đã nói, vì vậy khi Dân biểu tình Nhà nước phải ủng hộ và bảo vệ Dân tối đa, đó là cơ hội cho Nhà nước chứng tỏ biết lo cho Dân, biết lắng nghe Dân nói và làm theo ý Dân.
    Chúc Nhà nước từ nay biết lắng nghe Dân, biết cám ơn Dân, và thực hiện ý Dân một cách Dân Chủ.

    Trả lờiXóa
  38. "Nếu Việt Nam xây dựng Luật về quyền này thì tôi xin đề xuất không dùng từ "Luật biểu tình" cho tránh những sự hiểu lầm không cần thiết trong xã hội và phần nữa nó sẽ thiếu vế quan trọng là quyền hội họp" (bác K.Â.D 13:59)

    Thưa bác, biểu tình là biểu tình, không cần phải kiêng khem quá thế đâu bác ạ! Hiến pháp ghi là biểu tình thi cứ thế mà biểu tình bác ạ!

    Trả lờiXóa
  39. "Biểu tình là một hình thức hành động bất bạo động thường diễn ra trong lịch sử được thực hiện bởi một nhóm người.Thuật ngữ này chỉ đến sự trưng bày một cách công khai những ý kiến chung của nhóm người này...Các biểu tình là một hình thức hoạt động tích cực,thường có những người tụ họp vào một nơi hay diễu hành trên đường phố để phát biểu ý chí,nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng...Các biểu tình có thể có mục đích bày tỏ quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng,nhất là về một vụ bất công xã hội..."
    "Ở các nước dân chủ,luật biểu tình quy định rõ khi nào được phép và khi nào cấm biểu tình.Xin phép biểu tình chỉ là một thủ tục để lực lượng an ninh có thể bảo đảm an toàn cho người biểu tình.Lực lượng an ninh chỉ được cấm biểu tình khi:
    -Người biểu tình che mặt để không nhận dạng được.
    -Người biểu tình mang theo các vật dụng nguy hiểm.
    Cảnh sát chỉ được quay phim,chụp hình khi bạo động có thể xảy ra.Cảnh sát chỉ can thiệp khi có bạo động."
    (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

    Trả lờiXóa
  40. "Biểu tình xuất phát từ “ý thức tự nhiên trước đồng loại“. “Tự nhiên“ nghĩa là bản năng, không phụ thuộc bất cứ yếu tố bên ngoài nào. Còn “ ý thức“ chỉ có ở con người. Biểu tình, vì vậy, là một dấu hiệu thuộc tính riêng có của con người, phân biệt với thế giới sinh vật còn lại, hoàn toàn không phụ thuộc trình độ nhận thức. Do đó, biểu tình không như có ý kiến ngộ nhân tuỳ thuộc dân trí, để khẳng định nước nào biểu tình được, nước nào không thể. Ngay cả nếu thừa nhận điều đó, thì cũng mâu thuẫn với sử liệu thế giới, biểu tình được ghi lại từ thời La Mã cổ đại. Không quốc gia nào ngày nay thấp hơn dân trí Lã Mã thời đó cả." (Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Phương)

    Thật ra ở Việt Nam biểu tình đã xảy ra vào năm 1284, khi đó hoàng triều nhà Trần cũng chưa dám quyết định nên hòa hay nên chiến, nên đã mở Hội Nghị Diên Hồng, lúc đó trong hoàng triều không phải ai cũng đồng ý với cách làm của Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 chỉ được tiên hành sau khi các bô lão thể hiện ý chí chính trị là quyết chiến. Dưới sức ép của nhân dân đòi độc lập tự cường, nhà Trần đã dẫn dắt cuộc chiến tranh đến thắng lợi.
    Như thế, đủ tỏ rằng, người Việt Nam không xa lạ gì với khái niệm "biểu tình". Công việc còn lại là của các nhà sử học, các nhà giáo dục và cả các chính trị gia nữa, làm sao đó để đề cao tinh thần dân chủ của dân tộc Việt.
    Và, cũng chính nhờ vào tinh thần dân chủ của cha ông mà Việt nam vẫn là một quốc gia với những trang sử hào hùng!

    Trả lờiXóa
  41. Công dân Việt namlúc 16:46 24 tháng 11, 2011

    Ta phải đi vì ta là công dân , ta là con người , ta không là nô lệ .

    Trả lờiXóa
  42. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là kiến thức có thể tham khảo. Tuy nhiên ngay cả bạn Chấn Phong cũng có thể viết nội dung lên đó. Tham khảo ở những tài liệu chính thống sẽ an tòan hơn!

    Nguyễn Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  43. Quảng Nam hay cãilúc 18:00 24 tháng 11, 2011

    Thì cứ biểu tình ủng hộ việc ban hành Luật biểu tình cái đả, còn việc ban hành Luật biểu tình như thế nào hồi sau sẽ bàn. Xã hội quá ngột ngạt rồi, có chút không khí để thở vẫn tốt hơn! Hoan hô biểu tình để có luật biểu tình!

    Trả lờiXóa
  44. Câu hỏi nhỏ tới TS Phương!
    Nếu TS Phương đọc trang này của TS Diện thì mong TS Phương chỉ dùm: khỏan nào của Luật Đức về hội họp VersammlG (ghi: cấm biểu tình đòi hủy bỏ quyền biểu tình!). Theo tôi nếu ghi điều này là thừa, vì Điều 79 Hiến pháp Đức đã không cho phép có sự thay đổi về những quyền cơ bản (của người dân) mà trong đó có quyền hội họp.
    Nguyễn Hòang Hải

    Trả lờiXóa
  45. Nhân đề xuất biểu tình ngày mai(27/11/2011),tôi nghĩ rằng rất cần có khẩu hiệu ủng hộ mạnh mẻ đề xuất luật biểu tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với quốc hội khóa này để biểu thị thái độ chống quyền làm người trước những "đại biểu" như ông Phước (nhưng thật vô phước có 1 ông như vậy!). Nhân dịp có cuộc biểu tình ngày mai(27/11/2011)để nhân dân bảy tỏ ủng hộ TT NTD về đề xuất luật biểu tình- 1 trong những quyền con người của công dân- tôi đề nghị thêm khẩu hiệu ủng hộ ý chí bảo vệ vùng biển của tổ quốc trong bài phát biểu của TT nhân dịp thăm Nha trang trong năm nay(Xin lổi, tôi k nhớ chính xác ngày ông đến).
    Cũng cần có khẩu hiệu ủng hộ Chủ tịch Trương Tấn Sang về quyết tâm chống tham nhũng quyết liệt hơn khi ông phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 1 TP Hồ chí minh đầu năm trước khi bầu cử quốc hội khóa XIII(ý ông nói 1 con sâu đã làm rầu nồi canh, nay cả bầy sâu thì....).
    Cuộc biểu tình ngày mai tôi thấy rất cần có 3 loại khẩu hiệu ủng hộ các ý kiến trên đây của 2 ông ở vị trí chóp bu của đảng và nhà nước trong tình hình hiện nay. Đây là những ý kiến mà tôi cho là rất hợp lòng dân cần cổ vũ mạnh mẻ.

    Trả lờiXóa