Đôi lời của Ba Sàm: Nhân dịp Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra văn bản số 738/BVHTTDL-ĐA, chính thức cho phép phổ biến bộ phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, chúng tôi xin đăng một bản dịch của Quốc Trung bài báo trên mạng Phượng Hoàng năm ngoái (bài từng được trích dịch trên Tuần VN). Bài báo cho biết, bộ phim nói trên do Đông Minh Vệ Thị phía Trung Quốc cùng với Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành, phía Việt Nam, đầu tư, nhưng báo Người Hà Nội thì nói rằng, bộ phim 19 tập “do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty CP Truyền thông Trường Thành phối hợp sản xuất”.
NGHI THỨC BẤM MÁY VỞ KỊCH LỊCH SỬ CỠ LỚN “LÝ CÔNG UẨN” DO TRUNG-VIỆT HỢP TÁC QUAY SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC Ở HOÀNH ĐIẾM VÀO NGÀY 9 THÁNG 1
07-01-2010
.
Lý Công Uẩn là quân chủ khai quốc của triều Lý Việt Nam, niên hiệu Thuận Thiên. Năm 1010, tương truyền Lý Công Uẩn đích thân tới La Thành, bỗng nhìn thấy Rồng Vàng từ hồ bay lên, vụt thẳng lên trời. Thế là ông liền dời kinh thành đến La Thành, đồng thời đổi tên là Thăng Long, cũng chính là Hà Nội ngày nay. Lý Công Uẩn đổi thành Nguyên Thuận Thiên, kiến lập triều Lý, trở thành vương triều phong kiến thứ tư của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu bước vào cường quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trung ương phong kiến. Thế nước mỗi ngày một mạnh lớn, xưng bá ở Nam cương (biên giới phía Nam – ND).
Để kỷ niệm 1000 năm lập kinh đô Hà Nội, do Đông Minh Vệ Thị (SEASTV) cùng Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành của Việt Nam đầu tư, vở kịch truyền hình lấy sinh thời Lý Công Uẩn làm đề tài đang được chính thức bấm máy tại Hoành Điếm, Trung Quốc vào ngày 9 tháng Giêng.
Ngày 13 tháng 12 năm 2009, tại Hữu Nghị Quan, Trung Quốc, chúng tôi đã đón đoàn diễn viên thuộc nhóm kịch “Lý Công Uẩn”. Họ đều từ Việt Nam, đến Trung Quốc làm việc lần này, họ sẽ tới trường quay Hoành Điếm ở Chiết Giang để tham gia quay vở kịch truyền hình chào đón ngày kỷ niệm hợp tác Trung-Việt lần đầu tiên.
Vở kịch truyền hình này do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác quay, đạo diễn Trung Quốc nổi tiếng Cận Đức Mậu làm đạo diễn, nhà biên kịch kịch lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Kha Chương Hòa chấp bút, đã hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam tham gia quay, đội hình rất lớn. Đạo diễn Việt Nam của vở kịch truyền hình này cũng tràn đầy tin tưởng khi lần đầu quay ở Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam núi sông nối liền, môi hở răng lạnh, từ xưa đến nay có mối quan hệ gắn bó. Hai nước từng trải qua thời kỳ tốt đẹp, tình đồng chí cộng tình anh em, đồng thời cũng từng trải qua những năm tháng bất hòa, thù hận. Trung Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18 tháng 1 năm 1950. Truyền thống hữu nghị giữa hai nước Trung Việt và giữa nhân dân Trung Việt có nguồn gốc lâu dài. Trong cuộc đấu tranh cách mạng suốt một thời kỳ dài, chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã toàn lực ủng hộ Việt Nam đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ, đã cung cấp nguồn viện trợ quân sự, kinh tế to lớn cho Việt Nam; Việt Nam coi Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc, giữa hai nước đã tiến hành sự hợp tác rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế… Từ sau thập niên 70, quan hệ Trung Việt trở nên xấu đi. Tháng 11 năm 1991, nhận lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu phái đoàn đến thăm Trung Quốc, hai bên tuyên bố kết thúc quá khứ, hướng đến tương lai, thực hiện bình thường hóa mối quan hệ giữa hai đảng, hai nước.
Ngày 1 tháng Giêng năm nay, khu vực mậu dịch tự do đồng minh Trung Quốc đã đi đến hiệp định sẽ thực hiện mức thuế quan bằng không với 90% mức kinh doanh hàng hóa trong khu vực đồng minh Trung Quốc, đồng thời sẽ mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ về thực chất. Khu vực thị trường chung này với lượng nhân khẩu nhiều nhất đã xây dựng được 10 năm, cuối cùng hiện đã ra mắt. Việc xây dựng thành công CAFTA sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội kinh doanh cho giới kinh doanh Trung quốc và Đồng minh. Vở kịch truyền hình đã chọn đúng thời điểm này để bấm máy, cũng là thuận ứng với nhu cầu lịch sử, đặt nền móng cho mối kinh doanh kinh tế qua lại, xét từ góc độ giao lưu văn hóa.
Tư liệu bối cảnh Lý Công Uẩn:
Lý Công Uẩn nguyên tịch Phúc Kiến, kiều cư thôn Cổ Pháp, Bắc Việt, rất được sự kính trọng của tầng lớp thống trị triều Lê, trao chức đầu nhai Điện tiền đô Chỉ huy sứ, thống lĩnh cấm quân. Năm 1006, nhà sáng lập triều Lê là Lê Hoàn bị bệnh chết, con là Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh lần lượt lên ngôi, nhưng hổ phụ sinh cẩu tử, quân chính đại quyền của triều Lê chưa được 4 năm đã chuyển về tay đại tướng Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn thấy con trai Lê Hoàn không hề kém cạnh, dã tâm liền nảy sinh từ đó. Năm 1010, Lý Công Uẩn định đô ở Đại Long Thành, kiến lập triều Lý trong lịch sử An Nam.
Bản thân Lý Công Uẩn thực ra là người Trung Quốc. Cho nên, trong thời gian tại vị ông ta hết sức đề cao văn hóa nội địa Trung Quốc, mở rộng chính sách Hán hóa. Vì thế, mặc dù giai đoạn này An Nam thoát ly khỏi Trung Quốc, nhưng mối liên thông về mặt văn hóa giữa hai bên không hề nhạt đi.
Hoàng đế Bắc Tống cảm thấy bất lực trước sự kiến lập triều Lý, nhưng vẫn sách phong Lý Công Uẩn làm quân vương Giao Chỉ và Tiết độ sứ hải quân. Triều Lý đến thời Lý Thánh Tông lên ngôi đổi quốc hiệu thành “Đại Việt Nam”.
Nhưng triều Lý được đằng chân lân đằng đầu, không hề cảm ân đội đức gì trước việc được nhà Tống thụ phong, trái lại còn nhìn thấu được sự yếu ớt của Bắc Tống mà đại cử tấn quân xâm phạm vùng biên giới phía nam của triều Tống. Vị quý tộc hết thời người dân tộc Choang là Nùng Trí Cao đã soái lĩnh bách tính chống lại sự xâm lược của Giao Chỉ. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Tống không hề có bất cứ sự chi viện gì, Nùng Trí Cao sau đó tự xưng là Nhân Huệ hoàng đế, từ liên minh với Tống chuyển thành chống Tống, triều Tống cử Địch Thanh đi dẹp Nùng Trí Cao, tàn sát cư dân người Choang.
Vào năm Tống Thần Tông Hi Ninh, Giao Chỉ tập kết 10 vạn đại quân lại xâm lược Tống, tiến công vây chiếm vùng Quảng Tây ngày nay bằng cả đường thủy và đường bộ. Đường thủy do Thái úy Lý Thường Kiệt thống lĩnh, từ Thủy An (Móng Cái, Việt Nam ngày nay) vượt biển tiến đánh hai châu Khâm, Liêm (nay là Hợp Phố). Đường bộ do Tống Vi (?) soái lĩnh từ hai trại Cơ Lang Phốc Thái Bình (nay là Sùng Tả), Vĩnh Bình (nay là Ninh Minh), tiến chiếm châu Ung (nay là Nam Ninh), Tri châu Tô Giám cầm đầu dân binh giữ thành hơn 40 ngày, cuối cùng không địch nổi. Quân Giao Chỉ phá thành xong, đã giết mất hơn 5,8 vạn cư dân nước ta.
Sau khi châu Ung rơi vào tay giặc, trung ương triều Tống hết sức kinh sợ, điều khiển Quách Quỳ phản kích, dần dần lấy được ba châu Khâm, Ung, Liêm từ quân đội Giao Chỉ, giết chết thái tử Lý Hồng Chân của triều Lý, hoàng đế triều Lý của An Nam là Lý Càn Đức bị buộc phải thỉnh hòa. Lúc này, binh lực triều Lý đã suy tổn rất nhiều, quân Tống chỉ cần thừa cơ đánh phủ đầu là sẽ có cơ hồi phục được Giao Chỉ. Tuy nhiên, chính quyền triều Tống lại thỏa mãn với cái sự “hối lỗi sửa sai” của Giao Chỉ, nên lại một lần nữa đánh mất cơ hội quy thuộc Giao Chỉ.
Khi triều Lý truyền đến thời Lý Huệ Tông, vì không có con trai, ngôi vua chỉ được truyền cho con gái, hoàng đế cuối triều Lý đương nhiên là một nữ lưu, vị này được gọi là Lý Phật Kim Chiêu Hoàng, do khinh suất mà đã chuyển giao ngôi vị vào tay chồng mình là Trần Nhật Chiếu, ông ta là con trai (thực ra là cháu trai) danh thần triều Lý, Trần Thủ Độ, và cũng là Trần Thái Tông – kiến lập triều Trần trong lịch sử An Nam.
Quốc Trung dịch từ Phượng Hoàng võng
Mời độc giả xem thêm: VTV CHUẨN BỊ CÔNG CHIẾU BỘ PHIM PHẢN QUỐC – Bài 1 – VTV CHUẨN BỊ CÔNG CHIẾU BỘ PHIM PHẢN QUỐC – Bài 2 – HỌ ĐÃ TÌM ĐƯỢC “ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG” RỒI Ư? – AI ĐE DỌA? AI KHUYÊN NÀI GS LÊ VĂN LAN ? – TRỰC TIẾP: PHỎNG VẤN NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN – GS LÊ VĂN LAN: TÔI KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI CHIẾU PHIM NÀY! – GS LÊ VĂN LAN: SẼ KIẾN NGHỊ TIÊU HỦY BỘ PHIM PHẢN QUỐC – Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kêu gọi tẩy chay bộ phim phản quốc – NGUYỄN XUÂN DIỆN TỰ TRỰC TUYẾN VỀ BỘ PHIM PHẢN QUỐC – CẦN CHẶN ĐỨNG ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG CỦA CHÚNG – DƯ LUẬN LÊN TIẾNG MẠNH MẼ – LỜI CẢNH BÁO GỬI TỚI CÁC DOANH NGHIỆP – Thư giãn Chủ nhật: Phim “Lý Công Uẩn…” – Người Trung Quốc nói gì? – BÁO VIETNAMNET TIẾP TAY CHO BỘ PHIM PHẢN QUỐC – BÁC HOA HÒE PHẢN BIỆN BÀI TRÊN VIETNAMNET
Nguồn: Ba Sàm.
Bố tiên sư thằng Trung Quốc, nó giới thiệu về Lý Công Uẩn có chi tiết quan trọng nhất nhắc đến nỗi nhục của nó thì nó không nói đến.
Trả lờiXóaDOANH NGHIỆP NÀO PHÁT QUẢNG CÁO TRONG THỜI GIAN TRƯỚC - TRONG - SAU BỘ PHIM NÀY CŨNG TẨY CHAY LUÔN! Không có quảng cáo coi mấy ông TH có chiếu không.
Trả lờiXóaNếu VTV vẫn quyết chiếu Phim này thì bà con ta phải tổ chức biểu tình phản đối ngay !
Trả lờiXóaBản thân mấy thằng Tàu này nó không thuộc sử nước nó nên nói tầm bậy!
Trả lờiXóaHy vọng VTV không chỉ có cái miệng để ăn, để nói, mà họ còn có tai để nghe và mắt để đọc.
Trả lờiXóaMong ông Trần Bình Minh đừng làm chúng tôi thất vọng thêm về ông.
Đọc bài báo trên sao thấy giận quá. Mời mọi người vào đây để đọc về nguồn gốc người Việt
Trả lờiXóahttp://vanchuongplus.blogspot.com/2011/11/ha-van-thuy-e-nghi-oan-chu-tich-vien_06.html
TH
Tụi Tàu này no ngu thật!Sở dĩ vua Lý Thái Tổ phải mở rộng chính sách Hán hóa là vì bấy giờ, về quân sự, ta còn phải học binh pháp của nó để đánh nó, ta dùng ngôn ngữ của nó để chinh phục nó. Điển hình là Vạn Hạnh thiền sư,ông là một nhà sư có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta.
Trả lờiXóaVào thuở ấy,các vua nhà Lý trông cậy vào các thiền sư,những người có trí thức và nhân cách cao vời, giúp nhà vua trong việc triều chính, ngoại giao với phương bắc, giáo hóa dân chúng.Các thiền sư sống nơi làng quê, dạy học cho các trẻ trong làng,nhờ vậy,một thời gian sau các đứa trẻ này có đủ kiến thức, học vấn để tham gia vào bộ máy nhà nước, đấy là các nhà nho. Các thiền sư sau khi đào tạo được tầng lớp trí thức, lui về chùa tu, dạy học,làm thầy lang chữa bệnh cho dân làng miễn phí,và sáng tác thơ văn.Khi cần kíp, vua lại mời các thiền sư ra bàn bạc việc nước.
Có thể nói tầng lớp trí thức nho sĩ Việt Nam là do các thiền sư khai sinh ra vậy.
Bài báo này là một chứng cứ nữa cho thấy ý đồ "thâu phục Giao Chỉ" của chính quyền Trung Quốc, biến nước Việt thành một tỉnh của họ, và còn hơn nữa, dùng VN làm bàn đạp để thâu phục cả vùng Đông Nam Á (chữ SEA trong SEASTV nghĩa là các nước ASEAN).
Trả lờiXóaÝ đồ này cũng tương tự như chiến lược Đại Đông Á mà giới quân phiệt Nhật Bản đề ra khi họ phiêu lưu vào cuộc thế chiến II, gieo biết bao nhiêu đau thương cho các dân tộc Đông và Đông Nam Á châu. Riêng với Việt Nam thì cái gương nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu vẫn còn đó, chưa đủ để cảnh tỉnh những người chủ trương thân TQ lúc này hay sao?
"Bản thân Lý Công Uẩn thực ra là người Trung Quốc. Cho nên, trong thời gian tại vị ông ta hết sức đề cao văn hóa nội địa Trung Quốc, mở rộng chính sách Hán hóa."
Câu này của bài là hết sức ngụy biện, vì "Trung Quốc" 1000 năm trước không phải là nước "CHND Trung Quốc" bây giờ. Nếu ta tạm đồng ý tên gọi 1000 năm trước của cả một vùng Á Đông rộng lớn bao gồm nhều dân tộc khác nhau là "Trung Quốc" (TQ): thì bộ tộc Choang của Nùng Trí Cao cũng là "TQ", Giao Chỉ cũng là "TQ", Phúc Kiến hay các châu Ung, Khâm, Liêm cũng là "TQ", nhưng chắc chắn không phải là CHND TQ ngày nay. Bảo Lý Công Uẩn "thực ra là người TQ" thì tại sao lại gọi Nùng Trí Cao là "vị quí tộc hết thời người dân tộc Choang"?
Cái ngụy biện càng lộ rõ khi chỉ trong một câu (trích lại trên đây), bài báo đã cố tình lập lờ đánh lận con đen, đồng hóa 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau: "TQ" - "TQ nội địa" - "Hán"!
Các bác người Việt đã tiếp tay với người TQ làm bộ phim Đường Tới Thăng Long, và các bác người Việt đang khăng khắng đòi chiếu bộ phim này cho công chúng Việt, thưa các bác, xin các bác hãy coi chừng, vì tôi nghĩ cái câu trên trong bài báo là câu họ đang nói về (đang chửi xéo) chính các bác đấy:
"Bản thân các ông thực ra là người TQ. Cho nên, trong thời gian tại vị các ông hết sức đề cao văn hóa nội địa Trung Quốc, mở rộng chính sách Hán hóa."
Người Trung Quốc bây giờ ô hợp lắm! Bản thân người Trung Quốc cũng chưa hiểu hết về lịch sử của họ,ngay cả giới tinh hoa bên ấy!
Trả lờiXóaCác giáo sư Trung Quốc khi hội thảo về biển Đông cũng ăn nói "lạng quạng","nói lấy được"!
Ngay cả Khổng Tử còn nói:"Đạo ở phương nam", phương nam là nơi dòng giống Việt sinh sống.
Nói mà chơi thôi, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ,tuy là một quốc gia thành lập từ những di dân đa số từ châu Âu,nhưng khi đã là tổ quốc của những người di dân thì họ vẫn chiến đấu hết mình cho miếng đất mà họ di dân đến.Có thể kể đến cuộc chiến Anh-Mỹ kéo dài từ 1812 đến 1815 bất phân thắng bại;hiện nay, người Đài Loan đâu có chịu nhận mình là người Trung Quốc;Lý Quang Diệu qua thăm Bắc Kinh chỉ nói toàn tiếng Anh.
Chưa có một quốc gia nào đáng nể như Việt Nam mình.Không phải đó lòng tự tôn dân tộc cực đoan, mà đó là sự thật.
Trung quốc là thằng nhận vơ!Nó tự xem nó là "cái rốn" của thiên hạ.
Trả lờiXóaCác nhà trí thức chân chính của Trung Quốc, họ đâu có những lời láo xược như thế này!
Những cây bút trên bài báo này chỉ là những thằng vừa tốt nghiệp lớp bình dân học vụ!
Bài viết với nội dung xuyên tạc sự thật như thế này mà TuanVietNam cũng trích dịch thì thật không thể chấp nhận được. Cám ơn chú Nguyễn Xuân Diện đã cho đăng đầy đủ bài này!
Trả lờiXóaĐọc bài trên đây xong thì tôi chỉ còn biết thốt lên rằng: Thật là gian xảo và gian ác !!!
Trả lờiXóaLý Thường Kiệt xua quân đánh sang lảnh thổ Trung Quốc !!!???
Ôi; sao mà ngược ngạo thế kia ???
Ông Hồ Cẩm Đào nầy, nếu như ông không dừng lại tất cả các trò gian xảo, gian ác để phục vụ sự xâm chiếm Việt Nam thì sớm muộn gì chúng tôi cũng sẽ đến Thiên An Môn cùng các nơi với mệnh danh là Thiên La Địa Võng Lục Địa của nước ông đó. Ông nhớ những giòng chữ nầy hay không là tùy ông nhé.
"Lý Công Uẩn nguyên tịch Phúc Kiến, kiều cư thôn Cổ Pháp, Bắc Việt,..."
Trả lờiXóaHèn nào....
Hồi đó tui đi học (miền Nam Việt Nam trước 1975), mấy cô mấy thầy hổng nhắc đến chi tiết quan trọng này. Bây giờ tui mới vỡ lẽ.
Vậy thì có dâng hết nước Việt dân Việt cho Bắc triều, cũng chỉ là về nguồn mà thôi. Có gì đâu mà ầm ĩ!
Xin lỗi các bác, em đi mửa cái đã. Viên thuốc cầm mửa em uống hồi nãy hết ép phê rồi.
Chỉ tính từ triều Nhà Lê đến nay,bộ luật Hồng Đức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa người Việt sang đến tận thế kỷ 20, thì không lâu sau đó, người Trung quốc đã phải rên xiết dưới bộ luật nhà Thanh hà khắc, vì nhà Thanh chính là gốc Mông Cổ, người trung Hoa gọi là "rợ phương bắc"
Trả lờiXóaHọc giả K. W. Taylor —của tạp chí nghiên cứu về Đông Nam Á Journal of Southeast Asia Studiesviết rằng:
The Lê Code: Law in Traditional Vietnam is the first English translation of the penal code produced by Vietnam’s Lê Dynasty (1428-1788). The code itself was the culmination of a long process of political, social and legal development that extended into the period of the succeeding Nguyen Dynasty and, in many respects, into the twentieth century
Xin tạm dịch:
Bộ luật Nhà Lê: Bộ hình luật cổ của nước Việt Nam đầu tiên được dịch sang tiếng Anh là bộ luật được ban hành từ triều nhà Lê (1428-1788).Bộ luật này là đỉnh cao của một quá trình phát triển về chính trị, xã hội và pháp lý của Việt Nam trong quá khứ, không những thế,nó vẫn còn có giá trị đối với triều nhà Nguyễn trên nhiều phương diện, thậm chí còn kéo dài sang cả thế kỷ 20.
Ông còn viết thêm rằng:
"many of which were extremely modern even by Western standards"
Xin tạm dịch:
Nhiều điều khoản trong bộ luật (Nhà Lê) này cực kỳ hiện đại hơn so với tiêu chuẩn của phương Tây lúc bấy giờ
Địa chỉ tham khảo:
(http://www.ohioswallow.com/book/The+L%C3%AA+Code)