Tại nhà thờ họ Phạm Vũ ở làng Đôn Thư, 11.09.2011. |
Bức thư gửi Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
Thưa Giáo sư Phạm Vũ Luận,
Trước hết, chúng tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành tới Giáo sư và bà con họ Vũ Phạm - Phạm Vũ ở làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Tây (cũ). Chúng tôi biết GS. Phạm Vũ Luận là cháu thuộc đời thứ 4 của Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm - vị Tam khôi (đỗ đầu cả ba khoa thi) cuối cùng và là một trong ba vị Tam nguyên trong hơn 100 năm khoa cử Nho học của triều Nguyễn.
Cụ Thám hoa đã ngồi ghế Đốc học Hà Nội (như GĐ Sở Giáo dục đào tạo HN hiện nay) khi mới 29 tuổi, rồi lần lượt ngồi Đốc học 4 tỉnh và ngồi Án sát 2 tỉnh ở Bắc thành. Cụ cũng là Chủ bút tờ báo đầu tiên của Bắc Kỳ - tờ Đại Nam đồng văn nhật báo. Ghi nhận đóng góp của cụ, thành phố Hà Nội cũng vừa đặt một tên đường phố là phố Vũ Phạm Hàm.
Chúng tôi cũng được biết, sau khi nhậm chức Bộ trưởng (tương đương Thượng thư Bộ học ngày xưa), GS đã về quê nhà và thắp hương kính cáo tiên liệt.
Nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo trong thời điểm hiện nay là gánh vác một trách nhiệm vô cùng lớn lao, nặng nề. Ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo là một ghế nóng trong Chính phủ và nó có liên quan đến toàn xã hội, đến vận mệnh của đất nước, đến tiền đồ của dân tộc. Vì vậy, dân chúng đều mong muốn và hy vọng rằng, với truyền thống về khoa bảng và giáo dục của dòng họ, GS. Bộ trưởng sẽ đem hết bản lĩnh, khả năng và tâm huyết của mình để xoay chuyển tình hình nền giáo dục nước nhà.
Nhân đây, những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà kính mong Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các bộ, ngành TW; các quan chức ở Bộ Giáo dục Đào tạo hết sức quan tâm chỉ đạo sát sao, hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi nhất để GS. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vận hành nền giáo dục nước nhà vượt qua cơn khủng hoảng hiện nay.
Việc "trồng người" là sự nghiệp lớn, và việc chấn hưng giáo dục là một việc cấp bách hiện nay, tuy vậy cũng không thể thấy ngay kết quả. Song dân chúng hàng ngày hàng giờ luôn dõi theo mỗi quyết định, mỗi việc làm, hành động của Giáo sư Bộ trưởng. Thiết nghĩ, đó cũng là hạnh phúc lớn lao đối với một người đang gánh trọng trách mà dân chúng đang trông đợi.
Một lần nữa, chúng tôi xin chúc Giáo sư có nhiều thành tựu lớn lao trên cương vị cao cả của mình, ghi lại dấu ấn trong lịch sử của ngành!
Kính chúc Giáo sư và quý quyến lời chúc An khang, Vạn phúc, Thành tựu!
Nguyễn Xuân Diện
*Kèm theo bức thư này là toàn băn bài văn sách thi Đình của Thám hoa Vũ Phạm Hàm do Thạc sĩ Đinh Thanh Hiếu phiên âm và dịch nghĩa, xem bản lưu tại đây. Giáo sư Phạm Vũ Luận đã nhận được ngay sau khi gửi 02 ngày (thứ Bảy, CN) và đã gọi điện cảm ơn trực tiếp (08h30 Thứ Hai) và mời về Đôn Thư dự lễ tưởng niệm cụ Vũ Phạm Hàm.
________________
* Ông Phạm Vũ Luận sinh năm 1955, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Năm 1999-2004, ông là hiệu trưởng ĐH Thương mại. Tháng 6/2004, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Tháng 12/2009, ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực. Từ tháng 4/2010, ông Phạm Vũ Luận đã tạm điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chiều 18/6/2010, với hơn 80% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Trang Chinhphu.vn cho biết tiểu sử của ông:
Ngày sinh: 01 tháng 8 năm 1955.Dân tộc: Kinh. Quê quán: Xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà NộiTrình độ văn hóa: 10/10Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tếTrình độ lý luận chính trị: Cao cấpNgày vào Đảng: 17 tháng 5 năm 1987Ngày chính thức: 17 tháng 5 năm 1988.
Chức vụ hiện nay: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một vài thông tin về Thám hoa Vũ Phạm Hàm:
Vũ Phạm Hàm từng ngồi Đốc học (như GĐ Sở GD) của Hà Nội năm ông 29 tuổi. Trong hơn 15 năm hoạt động trong sự nghiệp giáo dục (1890 - 1906) ông ngồi ghế Đốc học ở 4 tỉnh (Hà Nội, Ninh Bình, Phù Lỗ, Cầu Đơ) và giữ chức Án sát tại 2 tỉnh của Bắc thành. Năm 1893, khi đang là Đốc học Hà Nội, ông còn được sung làm Đốc biện (Chủ bút) của Đại Nam đồng văn Nhật báo là tờ báo đầu tiên (chữ Hán) tại Bắc Kỳ.
Trang bìa Đại Nam Đồng văn nhật báo
Người đời còn được biết đến Vũ Phạm Hàm qua đôi câu đối ở đền Kiếp Bạc (xem ảnh dưới đây): Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí/ Lục Đầu vô thủy bất thu thanh.
Trong đó THU THANH hay THUNG THANH, đã là một cuộc tranh luận dai dẳng trong học giới suốt hàng chục năm nay, cuốn hút đến các nhà Hán Nôm học lừng danh như: Tảo Trang, Nguyễn Quảng Tuân, Hoàng Hữu Xứng, Nguyễn Tiến Đoàn, Thế Anh.... Tuy nhiên, câu đối ở Đền Kiếp Bạc thì viết là THU THANH, như dưới đây:
Và hiện tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện còn lưu giữ bài Văn sách Thi Đình đem lại học vị Tam nguyên Thám hoa cho Vũ Phạm Hàm.
Mới đây, các con cháu chắt hậu duệ của Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã cùng một nhóm
các nhà nghiên cứu biên soạn cuốn sách biên khảo về thân thế và sự nghiệp
của Thám hoa Vũ Phạm Hàm.
các nhà nghiên cứu biên soạn cuốn sách biên khảo về thân thế và sự nghiệp
của Thám hoa Vũ Phạm Hàm.
Bác Vũ Phạm Đính - cháu nội cụ Thám hoa Vũ Phạm Hàm đến tặng sách cho Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (3 bản) và cho Nguyễn Xuân Diện. Ngày 27.4.2010.
HÌNH ẢNH HAI DI VẬT CỦA THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM
1- TẤM ÁO ĐẠI TRIỀU VĂN GIAI
(hiện do hậu duệ của cụ Thám hoa giữ)
.
1- TẤM ÁO ĐẠI TRIỀU VĂN GIAI
(hiện do hậu duệ của cụ Thám hoa giữ)
.
Tủ sách (gỗ) của Thám hoa Vũ Phạm Hàm. Hiện lưu giữ trong nhà một người bạn tôi.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LÀNG ĐÔN THƯ VÀ
LỄ TƯỞNG NIỆM THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM
LỄ TƯỞNG NIỆM THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM
(Phong tục đẹp đáng làm gương)
Phương đình, đình Đôn Thư
Lối xóm xanh bóng tre và ao đặc bèo
Ao nhà Thám hoa Vũ Phạm Hàm
Cổng một gia đình họ Phạm Vũ.
Trên có ba chữ: Thế Hữu Hưng (Đời nào cũng thịnh, cũng có người tài giỏi)
Đền thờ bà Bạch Hoa - một tướng của Hai Bà Trưng
Các hậu duệ của cụ Thám hoa về thăm đình làng
GS. Phạm Vũ Luận chăm chú nghe các bài phát biểu
GS. Phạm Vũ Luận và GS Đinh Khắc Thuân (Phó TBT Tạp chí Hán Nôm)
GS Phạm Vũ Luận và Nguyễn Xuân Diện
Phương đình, đình Đôn Thư
Lối xóm xanh bóng tre và ao đặc bèo
Ao nhà Thám hoa Vũ Phạm Hàm
Cổng một gia đình họ Phạm Vũ.
Trên có ba chữ: Thế Hữu Hưng (Đời nào cũng thịnh, cũng có người tài giỏi)
Đền thờ bà Bạch Hoa - một tướng của Hai Bà Trưng
Các hậu duệ của cụ Thám hoa về thăm đình làng
GS. Phạm Vũ Luận chăm chú nghe các bài phát biểu
GS. Phạm Vũ Luận và GS Đinh Khắc Thuân (Phó TBT Tạp chí Hán Nôm)
GS Phạm Vũ Luận và Nguyễn Xuân Diện
Mời cơm các vị khách tại nhà khách. Có 3 mâm: 1- Hội đồng gia tộc. 2- Các giáo sư. 3- Các vị khách đến từ các gia tộc khác. Tôi ngồi cùng 3 vị là hậu duệ của: Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hữu Chỉnh.
Ông Phạm Vũ Luận ngồi cùng các vị trong gia tộc.
Cũng như bao gia đình nền nếp khác, mỗi khi có cỗ bàn,
trước hiên nhà là chậu nước để rửa tay.
Con cháu trong họ, già trẻ trai gái đều thụ lộc tổ ở sân nhà thờ
Các cụ già trong gia tộc Phạm Vũ ra về
Theo lối cổ, các cụ chắp tay chào khách. Một hình ảnh đẹp như một bức tranh vẽ về đời xưa!
anh Diện ơi anh giải thích họ Vũ phạm - Phạm vũ là thế nào ?
Trả lờiXóaTôi đọc thì thấy lúc thì Vũ Phạm, lúc thì Phạm Vũ. Thế là thế nào, TS giải thích giùm. Xin cảm ơn.
Trả lờiXóa- Tiện đây nhờ Bác Diện tìm hiểu giúp về Ông Phạm Nại hiện có bia trong Quốc Tử Giám - có thông tin gì bác thông báo giúp về d/c email : phamphucz@hotmail.com
Trả lờiXóa(Có gì em sẽ hậu tạ Bác sau)
Trách nhiệm thật lớn.
Trả lờiXóa"Con hơn cha là nhà có phúc"
"Hữu xạ tự nhiên hương"
Ngày xưa cụ Nguyễn Khuyến đã "Tạ lại Người Cho Trà" bằng câu:
"Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi,
Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà"
TS Vũ Phạm Quyết Thắng, cựu Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, là cháu đích tôn cụ Vũ Phạm Hàm. Anh Thắng gọi ông Vũ Phạm Đính là chú.
Trả lờiXóaCụ Vũ Phạm Hàm vốn họ Phạm. Lúc còn nhỏ, nhà nghèo, được Cụ họ Vũ nuôi ăn học, cho mang họ Vũ để đi thi.
Trả lờiXóaTừ đó, Cụ mang họ Vũ - Phạm để tri ân người có công nuôi dưỡng thành người. Các con cháu trực hệ của Cụ Thám Hoa Vũ Phạm Hàm vẫn giữ họ Vũ Phạm, còn các chi khác thì mang họ Phạm Vũ.
- Ông Vũ Phạm Đính ở ảnh trên, từng là Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương.
- Ông Vũ Phạm Quyết Thắng, Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đúng là hậu duệ của Cụ Thám Hoa. Ông Thắng nổi tiếng là một quan chức Thanh Liêm, chính trực.
Kính gửi bác Xuân Diện
Trả lờiXóaNhân chuyện bác gửi bức thư cho ông Phạm Vũ Luận, có đề cập đến gia thế, lịch sử dòng họ...vv nghĩa là có liên quan đến một phần lịch sử nước nhà.
Tôi chắc bác gửi bức thư này trước khi ông Phạm Vũ Luận có câu nói " nổi tiếng " khi được hỏi về hàng ngàn bài thi Lịch sử bị điểm 0 rằng : " hàng nghìn điểm 0 lịch sử là bình thường"???!!!.
Tôi không dám bình luận gì về câu nói trên và có quá nhiều bài báo bình luận rồi. Thực sự tôi không hiểu ý của ông Tân Bộ trưởng khi cho đó là bình thường. Có thể ý ông nói do nền giáo dục không chú trọng dạy sử nên là bình thường? Hay do học sinh không coi trọng?...vv.
Chả phải nói thì ai cũng hiểu nền giáo dục VN đang nguy cấp thế nào. Ông NTN đã phải " bỏ Bộ chạy lấy người". Nay cờ đến tay ông Luận, ông lại phát biểu như vậy thì quả thực tôi cũng nghi ngờ khả năng lãnh đạo của ông lắm!!!
Mong bác Xuân Diện nếu có dịp thì hỏi giúp về cái sự " là bình thường " như trên cho chúng tôi được rõ.
Xin nói thêm, tôi có hai con hiện nay đang học tiểu học. Do đó tôi rất quan tâm đến vấn đề giáo dục.
Cám ơn anh Xuân Diện
Toi cung thay binh thuong . Khong co gi la ghe gom ca .
Trả lờiXóa"Một lần nữa, chúng tôi xin chúc Giáo sư có nhiều thành tựu lớn lao trên cương vị cao cả của mình, ghi lại dấu ấn trong lịch sử của ngành!".
Trả lờiXóaBác Diện làm khó Giáo sư, Bộ trưởng Luận rồi.
Tôi cũng rất đồng ý và đồng cảm với KTS Lê Hoàng. "Sự kiện" điểm môn Sử của học sinh như thế mà ông Bộ trưởng cho là...bình thường thì không ai hiểu được !?
Trả lờiXóaNếu đã là bình thường thì cần gì cải cách, cần gì thay đổi cho tốn kém tiền của của nhân dân...!!!
"Điểm Lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng ấy. Khi tiếng nói của ngành Khoa học lịch sử trong cuộc sống hiện đại hôm nay không nhiều, khi cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử không nhiều, môn sử “thất thế” là thực tế. Thử hỏi tin học có gì hấp dẫn - không có gì cả. Nhưng nếu không có nó thì người ta không thể sống trong xã hội hiện đại nên vẫn phải học. Và khi học tin học, người ta lại tìm thấy cơ hội có thu nhập cao, cuộc sống ổn thỏa thì sẽ lại thấy hay.
Trả lờiXóaVậy nên có những thứ do thời đại, do xu thế phát triển tác động. Nhìn kỹ một chút các bạn sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm Lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động."
http://news.hspb.net/tin-tuc/giao-duc/diem-su-thap-la-van-de-cua-thoi-dai/114390.html
Sẽ có thêm hàng ngàn điểm 0 ở môn tin học và văn.
Thực ra, mọi người cứ nói về hàng ngàn điểm 0 lịch sử, các môn khác cũng thế. Hàng triệu người thi thì hàng ngàn cũng chẳng có gì. Có người thích học, có người chẳng quan tâm đến việc học.
Trả lờiXóaVấn đề của giáo dục theo tôi là: học đến cấp nào phải đạt chuẩn của cấp đấy, tốt nghiệp đại học phải đạt chuẩn của đại học, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Còn việc người học có thích học hay không là quyền của họ. Không học không tốt nghiệp được thế thôi.
Các nhà quản lý giáo dục ở các nước khác người ta không nói thế.Báo chí họ nêu lên thực trạng để tìm cách giải quyết.Thậm chí ở các nước phát triển, người ta còn cấp nhiều học bổng có giá trị cho những sinh viên, nghiên cứu sinh, các giảng viên môn lịch sử và các ngành khoa học xã hội nói chung.Các ngành như công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên thì rất ít được học bổng, đa số chỉ tìm được học bổng từ các nhà tài trợ, các trường tư....
Trả lờiXóaKhông nên đặt năng vấn đề con hay cháu ai. Tu thân là việc hệ trọng của mỗi con người. Gia thế chỉ là rào cản mỗi khi người ta định làm bậy. Khi ai đã bất chấp thì chuyện phá rào, xé rào là bình thường. Cha là người hiền nhương con có thể là đạo tặc.
Trả lờiXóaHoàng Quang: Gửi NXD và Lê Hoàng,
Trả lờiXóaTối tán thành ý kiến của Lê Hoàng.
Tôi nhớ lúc ông NT Nhân mới lên Bộ trưởng có những phát biểu mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục. Bẵng đi một thời gian lâu, chẳng thay đổi được gì mà còn xảy ra chuyện xỏ mũi Bộ trưởng bằng việc bà Bình đưa em thi công chức vào Bộ mà tráo bài thi, gian lận nhờ người giải hộ cách phòng làm việc của ông Nhân có vài chục mét. Trong một lần đi công tác, tôi gặp một anh cũng tên Bình, công tác tại VP Bộ. Tôi đem chuyện bà Bình giúp em gian lận và những kế hoạch của Bộ trưởng về chấn hưng giáo dục. Anh ta cười mỉa mai và nói một cách hững hờ và chê bai. Đại loại anh ta nói rằng một mình ông Nhân hay 10 ông Nhân cũng vậy thôi. Thứ nhất cơ chế nó vậy, ông ta làm gì thay đổi được. Thứ hai, ông ấy ra đó một mình ông một phe, số còn lại thuộc về phe kia. Ý anh ta nói, vụ bà Bình rồi sẽ chẳng hề hấn gì. Mà đúng thật. Sau đó, bà Bình chẳng bị kỷ luật hay cách chức và em bà ta có vào được Bộ không cũng bị giấu nhẹm luôn. Chuyện này cách đây 3-4 năm, vẫn chưa cũ. Ông Nhân hô hào "nói không với ..." nhưng rồi hàng năm thi Tốt nghiệp, thi tuyển sinh, phao thi vẫn ngập giảng đường. Thậm chí, thí sinh thi giáo viên giỏi cấp tỉnh cũng xem tài liệu, đến mức một giáo viên dự thi đã bỏ cuộc để phản đối việc gian lận. Nào đặt ra phổ cập tiểu học đúng độ tuổi làm cho nhiều địa phương cuống cuồng chạy theo để hoàn thành nhiệm vụ nên mới có chuyện học sinh dân tộc ở Quảng Nam vì đi học muộn nên xong lớp 4 hè 2011 bị bắt học trước lớp 5 khoảng 2 tháng để nhảy lớp 6 cho kịp độ tuổi. Hậu quả, em không học được và quay lại lớp dưới thì bị muộn, chơi vơi.
Học tiểu học được miễn học phí nhưng sao trường nào cũng thu những khoản gọi là tự nguyện nhưng còn cao hơn học phí ngày xưa. Gián tiếp thu qua hội phụ huynh học sinh. Có ông bà hiệu trưởng nào bị cách chức do lạm thu chưa? Tại sao có chuyện phụ huynh góp tiền sắm máy tính, máy chiếu, máy lạnh và tivi cho lớp học (xảy ra ở Đà Nẵng). Năm nào cũng làm, lớp nào cũng phải làm thì tài sản đó đi đâu. Những phụ huynh nghèo có con học chung với con nhà giàu quả là khốn đốn. Việc quản lý tài sản đó như thế nào? Đưa vào mục nào để khấu hao,... Việc sai trái đó, ai chịu trách nhiệm. Hết Bộ trưởng này đến Bộ trưởng khác chẳng thay đổi được gì.
Có người còn kể, Bộ GDĐT đưa tiêu chuẩn đánh giá giáo viên đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn. Có trường còn làm biển bắt giáo viên đeo là Giáo viên đạt chuẩn và Giáo viên chưa chuẩn. Học sinh sẽ nghĩ gì khi giáo viên đứng lớp mình là GV chưa chuẩn. Sau đó, "giáo viên chưa chuẩn" phản đối quá thì không bắt buộc đeo nữa nhưng GV đạt chuẩn đeo biển thì GV không đeo biển cũng đồng nghĩa là chưa chuẩn. Tôi chưa thấy nước nào "sáng tạo" như ta.
Nhiều thứ lắm, liệt kê hoài chán lắm. Tôi muốn nhắn gửi đến Bộ Trưởng PV Luận một điều, làm sao để phòng thi sạch bóng phao thi. Người coi thi ngồi trên, sẽ nhìn thấy tất cả những gì xảy ra bên dưới nhưng tại sao phao thi vẫn hữu dụng. Tại cách ra đề, cách chấm bài. Đề thi ra theo kiểu học thuộc trả lời thì "phao" mới phát huy tác dụng. Tại sao ta không thay đổi cách ra đề và chấm thi? Những ai từng đi thi TOEFL và IELTS (tiếng Anh) sẽ thấy kỷ luật phòng thi như thế nào. Tại sao, ngay tại đất nước mình, cũng thí sinh đó mà người ta làm được?!
Những nét đẹp của các dòng họ rất đáng được biểu dương và gìn giữ. Rất cám ơn Bác Diện, và cũng mong Bác có nhiều thông tin về các dòng họ khác gửi lên để những hậu bối chúng em được mở mang đầu óc còn tăm tối của mình.
Trả lờiXóaMột nhà quản lý giáo dục mà nói như vậy, tức là công khai mình không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Trả lờiXóaNgười ta cần các nhà quản trị để biến "cái không thể" thành "cái có thể", nếu không thì các nhà quản trị sinh ra để làm gì?
Trả lờiXóaĐiển hình lớn nhất là ông Steve Jobs
Họ Phạm Vũ - Vũ Phạm này có liên quan gì tới cụ Phạm Quỳnh không nhỉ?!
Trả lờiXóaCác bác mới đọc một vế nên các bác không hiểu là phải , phải ghép 2 câu của ông Phạm Vũ Luận :
Trả lờiXóa“ Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. ”
“ Tin học chẳng hạn, theo tôi đó là môn học chẳng có gì thú vị, nhưng vì nếu không có tin học thì người ta sẽ không sống được trong cuộc sống hiện đại, vì thế họ phải học.
...
Không hiểu từ khi nào chúng ta lại coi thường các môn văn sử địa.Đất nước Việt Nam này đã có một nền văn hiến đã lâu,có "Lưỡng quốc trạng nguyên", có "Văn chương Siêu, Quát vô tiền Hán" và nhiều nhiều nữa....
Trả lờiXóaTrong khi đó, hãy nhìn qua các nước phát triển như Pháp, họ có giải văn chương Goncourt danh giá, nước Anh có giải Booker Prizer, nước Mỹ có giải Pulitzer...và nếu có ai "ẵm" giải Nobel văn chương thì trước mắt bỏ túi một triệu năm trăm ngàn đô la, và còn hơn thế nữa, sẽ được "lưu danh thiên cổ" toàn cầu (rất nhiều nhà văn của những nước nghèo đã đoạt giải này).
Nếu chúng ta không có một quyết sách giáo dục đúng đắn, thì năm mươi hoặc một trăm năm nữa, liệu ta có góp được tiếng nói với nhân loại hay không? Đó không chỉ là giải thưởng,mà là danh dự của một quốc gia, một dân tộc....
Đang nói chuyện lịch sử, nét đẹp của truyền thống dòng họ, gia tộc mà bàn sang chuyện giáo dục e rằng hơi lạc đề của bác Xuân Diện. Tuy nhiên nhân " có mặt " ông Phạm Vũ Luận trong bài của bác nên mong bác cũng thể tất cho.
Trả lờiXóaChắc những người có quan tâm đến nền giáo dục nước nhà và có điều kiện đi nước ngoài học tập thì biết thực trạng sau đây:
- sinh viên VN khá giỏi về các môn khoa học cơ bản như toán học ( xin nhấn mạnh là chỉ giỏi ở mức độ trong chương trình đại học, không phải chuyên sâu ).
- SInh viên VN kém hơn các nước nói chung ở những môn xã hội học.
Đó là việc học.
Còn việc hành, tức là sau khi ra trường thì sao?
- Rất ít người sau khi ra trường có sử dụng đến môn khoa học cơ bản như Toán, hoá ( trừ những người học chuyên ngành này không tính ). Ngay cả tôi học nghành nửa kỹ thuật, nửa nghệ thuật ( kiến trúc ) có học toán cao cấp nhưng ra trường là quên hết. Không bao giờ sử dụng đến từ khi ra trường đến nay.
Tuy nhiên, những kiến thức của những môn học xã hội như văn học, lịch sử, triết học...vv thì còn nhớ và có giá trị ứng dụng rất cao trong cuộc sống.
Tôi chỉ nêu ví dụ của cá nhân để thấy những môn xã hội học, trong đó có lịch sử ( ví dụ tôi học lịch sử kiến trúc ở đại học ) quan trọng đến thế nào khi ta sống và làm việc ngoài xã hội. Nó không hề " bình thường " như lời ông Bộ trưởng nói.
Lịch sử thì nhớ mãi, mấy ai còn nhớ đến tích phân, vi phân...vv?
Nhân tiện bạn nói sv VN giỏi toán, tôi xin thưa đó là lừa dối. Bạn thử hỏi sv lấy đạo hàm để làm gì? có mấy sv biết? cho một bài toán trong cuộc sống làm sao dùng kiến thức toán để giải? Nhưng khi bạn cho sv một đề toán để tính đạo hàm thì sv sẽ tính như máy. Vì thế mới có 01 số cựu học sinh đội tuyển HS giỏi (có huy chương) quay lại chửi toán. Cái này là cái bệnh gà chọi mà gây ra, cũng như AQ ấy mà.
XóaTai hoc Lich su khong kiem duoc nhieu tien . Ma xa hoi Viet Nam la xa hoi trong tien . Nen hoc sinh khong hoc Su , toi day la Van , GDCD , Dia ...
Trả lờiXóaChúng ta chẳng ngạc nhiên khi thấy có người lúc đầu thì là BA (bachelor of art)(khoa học xã hội)nhưng lại có bằng MS (Master of science)(khoa học tự nhiên).
Trả lờiXóaBao giờ thì chúng ta làm được vậy?
Chấn hưng giáo dục nước ta hiện nay là một việc khó, vô cùng khó. Một đất nước còn đến 70% nông dân, nếu không nới lỏng giáo dục thì con em nông dân làm sao có thể đi học, tức không thể nâng cao dân trí cho toàn xã hội. Lúc đó mọi người lại bảo là Nhà nước thực hiện chính sách ngu dân, để dễ cai trị. Tôi cho là đường hướng giáo dục hiện nay phù hợp với hoàn cảnh xã hội: - Nông dân còn chiếm số đồng; - Lực lượng thanh niên quá nhiều (so với các nước phát triển); - Nên kinh tế còn thấp kém.Vì 3 yếu tố trên nên : một là Nhà nước mở cửa cho tất cả những ai có tiền thì ra nước ngoài học tập; hai là hàng năm vẫn dành một số tiền khá lớn cho những người giỏi đi học ở các nước tiên tiến (thông qua tuyển chọn thi cử); ba là những người giỏi vẫn có thể vào được các trường liên kết với nước ngoài hoặc các trường tốp trên; bốn là những người bình thường hoặc yếu có thể vào các trường tốp dưới. Bốn giải pháp trên rõ ràng vừa đào tạo được những người giỏi thực sự, nhưng cũng giải quyết được một vấn đề xã hội là có một phận khá lớn học sinh nông thôn được đi học với số kinh phí không nhiều. Đây là cách tốt nhất để nâng cao dân trí, tạo cho họ có cơ kiếm được công ăn việc làm.
Trả lờiXóaXin hãy ngẫm: Không thể có một nền giáo dục chất lượng cao với một nền kinh còn kém phát triển. Quy luật này không đùa với bất cứ một ai có quá nhiều tham vọng.
Cái nhà mà TS NXD ngồi cùng bộ trưởng ấy mình đã đến, và đã vào nhà thờ Phạm Vũ thắp hương dâng lễ, đơn giản vì nhạc mẫu mình là người dòng họ Phạm Vũ. Làng ấy rất thích, nhất là các ngõ. Mình đã ăn cơm uống rượu ở làng, món đặc sản là đậu phụ. Hihi, vinh quang lây, là gã rể là mình...
Trả lờiXóaỒ, vậy thì hôm nào ta lại cùng về Đôn Thư một phen nữa nhé, Thưa Văn tiên sinh!
Trả lờiXóaVề viêc học sinh không học môn Sử thì bác Nguyên Ngọc đã phân tích và cho biết lý do trong bài viết này:Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị
Trả lờiXóahttp://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/33607/khong-the-lan-lon-lich-su-voi-chinh-tri.html
Với lý do này thì cho dù ông Bộ trưởng Luận có 3 đầu 6 tay cũng không làm được gì !
Tôi nghĩ,nền giáo dục của nước ta từ lâu nay đã có quá nhiều bất cập,một phần cũng do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,kinh tế và giáo dục chưa ăn nhịp được với nhau.
Trả lờiXóaMuốn giáo dục phát triển,thì trước hết theo tôi nghĩ là ta phải có mục cho từng giai đoạn,không thể cứ đề ra mục tiêu một cách dàn trải,chung chung được.Trong Luật giáo dục đã ghi"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,có đạo đức,trí thức,sức khoẻ,thẩm mỹ và nghề nghiệp,trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc".Các mục khác cũng nói đến mục tiêu của giáo dục mầm non,phổ thông,đại học,sau đại học.v.v.Nhưng khổ nỗi trong bộ luật này lại không thể cụ thể hoá được từng mục tiêu,từng cấp học cho từng giai đoạn khác nhau của mỗi thời điểm khác nhau của xã hội.Trong khi đó cái ta cần là tính xác định lịch sử của cái mục tiêu ta đã đặt ra.
Nếu bây giờ ta đặt câu hỏi cho những người có trách nhiệm trong nghành giáo dục từ bậc cơ sở cho đến cấp bộ,rằng mục tiêu từng giai đoạn của nền giáo dục cần hướng tới thì hầu như ta cũng chỉ nhận được những câu trả lời rất chung chung và không có cái gì cụ thể cho giai đoạn.
Nhưng kể cả khi có mục tiêu rồi,cái cần nữa là nội dung và phương pháp giáo dục,phần này cũng còn rất mơ hồ và dàn trải.Hội nghị,hội thảo bàn về vấn đề này cũng không phải là ít,nhưng cũng chỉ sơ sài mang tính hình thức là chính.
Một điều nữa cho thấy là sự quan tâm ở các cấp đối với đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế,sự đãi ngộ,khen thưởng,khích lệ giáo viên dạy giỏi còn quá sơ sài,do vậy không có động lực để thúc đẩy họ đem hết khả năng và tâm trí phục vụ hết mình cho nghề nghiệp.
Muốn có sự đột phá giáo dục trong hoàn cảnh hiện tại không phải đơn giản,ngoài sự sáng suốt của lãnh đạo cấp bộ,thì cũng rất cần và phải có cách nào để động viên,khích lệ để tất cả hàng ngũ giáo viên,giảng viên thật sự an tâm và tha thiết với nghề.
Đây là một bài toán không dễ,phải qua rất nhiều bước và phải áp dụng nhiều công thức thì mới tìm ra đáp số.Đây vẫn là một ẩn số khó đối với nghành giáo dục nói chung và với Bộ trưởng nói riêng.
Giáo dục với chức năng thiêng liêng là đào tạo những thế hệ kế cận cho lớp người đi trước,nó đòi hỏi phải thực sự có cái Tâm sáng và phi lợi nhuận trước mắt.Một khi đã bị thương mại hóa như hiện nay thì chẳng Ông nào lay chuyển được và làm cho nó phát triển theo hương tốt đẹp được.Mục đích kiếm tiền trở thành mục tiêu hàng đầu từ cá nhân giấo viên tới các cấp quản lý từ Trường tới Bộ đã làm hỏng mục tiêu được gọi là GIÁO DỤC.Khoan vội chờ đợi và điều tiếng gì ở ông Luận hãy xin chờ Vận Nước thôi
Trả lờiXóaTHEO NHƯ SÁCH "DI SẢN HÁN NÔM
Trả lờiXóaCÔN SƠN - KIẾP BẠC - PHƯỢNG SƠN
" CỦA TÁC GIẢ HOÀNG GIÁP (VIỆN HÁN NÔM). THÌ
CÂU ĐỐI NHƯ SAU:
萬 劫 有 山 皆 劍 氣
六 頭 無 水 不 秋 聲
Phiên âm Hán - Việt
Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí;
Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh
Dịch nghĩa:
Vạn Kiếp trập trùng, ngọn ngọn còn lưu ánh kiếm;
Lục Đầu cuồn cuộn, dòng dòng vẳng tiếng quân reo.
"Tiếng quân reo": dịch từ "thu thanh"; giữa mùa Thu, khi gió heo may về, nắng thu trải dài trên các đỉnh đồi. Lúc đó là tiết giỗ Đức Thánh Trần. Người ta liên tưởng ngày nào quân của Đức Thánh hội tụ về đây, gươm loà núi, tiếng dậy sông. Câu đối này đã lột tả khí thế đó...
Xin bác Diện chỉ giáo thêm!!!
Chào bạn, mình đã ghé thăm blog của bạn mình rất thích những bài viết của bạn. Mình mới gia nhập thế giới blogspot, rất vui khi bạn bớt chút thời gian ghé thăm blog của mình và chúng mình hãy cùng kết thân nhé
Trả lờiXóaCảm ơn và gửi lời chào thân ái đến bạn
Trên ảnh tôi có nhìn thấy: Lưỡng Quốc Tiến Sĩ (GS Đinh Khắc Thuân) chụp ảnh cùng GS Phạm Vũ Luận. Tôi tin chúng ta có nhiều GS, TS như vậy thì lo gì vấn đề cải cách giáo dục. Chỉ cần làm một cuộc "Đại nhảy vọt" là sánh ngang Âu - Mỹ như chơi!
Trả lờiXóaLưỡng Quốc Tiến Sĩ (Việt - Pháp) là mỹ tự dành cho GS Thuân. Ý sánh với Lưỡng Quốc Trạng Nguyên - Mạc Đĩnh Chi???
Cháu cũng là một hậu duệ của họ Phạm Vũ, là em họ của anh Phạm Vũ Uý trong ảnh trên đó ạ.
Trả lờiXóaCháu thấy các bác có chút thắc mắc về tên gọi họ nhà, xin mạn phép giải thích nguyên nhân sơ lược như sau.
Họ Phạm cháu gốc từ trong Thanh Hoá, đến đời Lê thì di cư ra đồng bằng sông Hồng. Nhà gồm có 3 anh em trai. Một người đến ở làng Đôn Thư, tổng Phương Trung), huyện Thanh Oai, Hà Đông (nay thuộc xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội). Một người đến ở xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Người còn lại đến ở làng Bát Tràng, Gia Lâm, Bắc Ninh (nay cũng thuộc Hà Nội).
Dòng họ Phạm ở Bát Tràng cũng là một họ lớn trong làng, nổi tiếng với nghề làm gốm. Dòng họ Phạm ở Đông Ngạc chính là dòng họ Phạm Gia của nguyên phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, và có thể là của bà Phạm Chi Lan.
Dòng họ Phạm về Đôn Thư thì ở làng Chuông bên cạnh có một người họ Vũ lấy con gái cụ thuỷ tổ. Người này không có con trai nên đón người em vợ họ Phạm về nuôi ăn học và đổi sang họ Vũ. Sau người con trai trưởng thành, sinh được 2 người con trai khác, vẫn lấy họ Vũ, gọi là Song Chi. Đời trước đó gọi là cụ khởi tổ. Đến đời thứ 4 thì mỗi Chi lại có 4 người con trai nữa, gọi là Bát Hệ, cứ thế truyền nối đến nay, ước được gần 100 phân chi lớn nhỏ. Chi của cháu là phân chi thứ 36.
Ở đời Bát hệ, cả họ thống nhất đổi về họ Phạm nhưng giữ lại họ Vũ làm tên đệm để tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Duy chỉ có chi của cụ Thám hoa là để nguyên Vũ Phạm. Cụ Vũ Đăng Dương đỗ đồng khoa với cụ Thám hoa cũng cùng chi này.
Sách Quốc triều hương khoa lục có chép năm đó cả ông cháu đỗ đồng khoa.
Trong họ còn có cụ Phạm Vũ Quyền, khi đi thi phải mượn tên chú là Phạm Vũ Phác, làm đến chức Tế Tửu Quốc Tử Giám triều nhà Nguyễn, hiện trong Văn Miếu vẫn còn tên trên danh sách.
------
Trên đây là chút thông tin dòng họ mà cháu may mắn được biết. Cháu nghĩ rằng trên đất nước mình không thiếu những dòng họ có truyền thống học tập, thậm chí khoa bảng nổi tiếng hơn thế. Tuy vậy, khi gặp hậu duệ của các dòng họ này, họ thường nói là không biết gì về tổ tiên. Đấy là còn chưa nói đến nhiều người không biết quê mình ở đâu, thậm chí ông bà đã mất từ lâu của mình tên là gì.
Hôm qua cháu có may mắn được tham dự một seminar tại NXB Tri thức bàn về vấn đề Triết lý giáo dục. Những chia sẻ của những bậc đi trước thực khiến cháu rất tâm đắc. Rất tiếc không thấy bác Diện đi và tường thuật.
Cháu xin không có bình luận gì thêm. Xin trả lại diễn đàn về chủ đề chính là giáo dục.
Thưa anh Diện, anh làm nghiên cứu về Hán Nôm thì việc tìm hiểu và ca ngợi dòng họ mẫu mực trong Lịch sử ViệtNam là đúng rồi...Chân thành cám ơn anh.
Trả lờiXóaCòn bàn sang việc anh Luận là người của dòng họ nổi tiếng Phạm Vũ, để từ đó hy vọng bộ GD& ĐT do anh Luận lãnh đạo sẽ tốt lên như nhiều bạn đọc mong ước thì tôi cho rằng mong ước ấy quá là xa xỉ? Bộ GD&ĐT cũng như bao bộ khác theo tôi hiểu là nơi "bệ phóng" cho các bác quan muốn lên cao trong Chính phủ mà thôi. Bệ phóng cũng như bến xe, nhà ga, bãi chợ..sau mỗi chuyến đều để lại cơ man nào là rác rưởi. Bây giờ nếu dũng cảm mà nhìn lại chúng ta thấy biết bao nhiêu là rác rưởi ( nào là nói không, nói có, hai tốt, hai xấu...)của các bác quan vô ý thức, bất tài, phét lác...khi ngồi vào bệ phóng bỏ lại. Loại rác "vũ trụ"này với khả năng, trình độ Công ty môi trường đô thị Hà Nội khó mà dọn được. Chắc là phải lập một công ty vệ sinh khác to hơn công ty này chăng bác Diện?
Hoàng Quang: Gửi NXD xem bài này
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/c25/s25-532098/canh-tay-noi-dai-cho-su-lam-thu.htm
và nhắn gửi Bộ trưởng PV Luận giải quyết dứt điểm chuyện lạm thu dùm. Cám ơn.
“ Tin học chẳng hạn, theo tôi đó là môn học chẳng có gì thú vị, nhưng vì nếu không có tin học thì người ta sẽ không sống được trong cuộc sống hiện đại, vì thế họ phải học" - một câu nói hêt sức ngu xuẩn. Nếu không có tin học thì sao những người mê muội như ta lại được mở mang tầm mắt vứi thế giớ bên ngoái, không có tin học thì sao chúng ta đươc giao lưu vói nhau như thế này, không có tin học thì sao anh em ta gặp được bác Diện. Đặc biệt, nếu không có tin học thì ông Luận sao "nghe thấy" ý kiến người dân.
Trả lờiXóaNói về chuyện lạm thu chắc ông Luận cũng sẽ mượn lời ông Ngyễn thiện Nhân cách đây mấy năm khi nói về GD tại chức"xin đừng đụng tới niêu cơm của các trường"
Trả lờiXóaTôi tâm đắc với tướng Lê Văn Cương "Ở VN không phải nước đang phát triển, đã phát triển, hay chậm phát triển; mà là khó phát triển." khi bình về hai tân BT Đ.L.Thăng và V.Đ.Huệ. Tôi nghĩ BT P.V.Luận cũng không ngoài bối cảnh đó.
Trả lờiXóaCó gì đâu mà các bác ầm lên thế. Đọc báo chí “ chính thống” ngày nào chả thấy những chuyện quá bình thường như thế:
Trả lờiXóa- Thầy giáo lạm dụng tình dục, môi giơí mại dâm ( ở Hà Giang). Quá Bình thường!
- Học sinh ghen tuông rút dao đâm chết bạn ngay tai trường. Còn những vụ lột áo, cắt tóc, đánh đập, làm nhục bạn…. thì nhiều không kể xiết. Quá bình thường!
- Con trai giết bố chặt xác phi tang chỉ vì không cho tiền chơi game ( ở Hải Phòng ). Bình thường.
- Sát thủ cướp tiệm vàng giết cả nhà. Báo chí khai thác cạn kiệt thông tin trên nôĩ đau của gia đình nạn nhân. Bình thường.
- Chỉ vì va chạm trên sân bóng đá, kéo bạn bè dùng dao gậy đâm chém bạn cùng trường như phim xã hội đen. Bình thường.
- Sát thủ chặt đầu người yêu phi tang, cướp xe máy, laptop báo chí khai thác cả năm nay chưa hết chuyện mà vẫn còn hứa hẹn “ những điều chưa biết….” để khai thác tiếp. Thành chuyện bình thường.
…………vv và vv………
Đấy là mới chỉ kể những chuyện liên quan đến học đường và lứa tuôỉ học sinh sinh viên đã thấy bình thường. Vậy nên những điểm 0 môn sử thành ra nhỏ nhoi quá, các bác ầm lên mà làm gì!
Ông Phạm Vũ Luận này dòng dõi thật! Tuy nhiên, tôi đã nghe 3 lần ông ấy phát biểu tại 3 hội nghị với tư cách bộ trưởng, thì thấy ông này đầu óc có vấn đề không ổn. Các phát biểu của ông ấy chả có logic gì cả, đấy còn chưa nói tới tầm nhìn của một vị bộ trưởng! Tuy nhiên, ông này hơn bộ trưởng cũ ở chỗ là ít hô khẩu hiệu, ít phát động phong trào, ít "nói không với ..." hơn!
Trả lờiXóaCảm ơn bác Diện!
Trả lờiXóaQua bác chúng tôi có được rất nhiều thông tin thú vị. Thưa bác, một đất nước tầng lớp nào là ưu tú nhất - có phải là tầng lớp trí thức (tạm gọi là những người có học - bằng cấp). Vậy bác xem tầng lớp trí thức của chúng ta hiện đang ở đâu? như thế nào? Xin được nói thực : Đa số túi áo giá cơm; Hèn nhát; Cẩu thả (chẳng làm cái gì ra cái gì, qua loa, nông cạn cốt lấy tiền); Nói khoác; Khi làm quan thì im lặng, về hưu rồi thì khoác lác lắm mồm, đã vậy một số thì cực đoan - mà cực đoan chính là nhận thức chưa đến nơi đến chốn.
Một đất nước mà tầng lớp ưu tú nhất như thế thì thử hỏi : Đất nước sẽ tiến như thế nào.
Nay nổi lên Bộ trưởng Đinh La Thăng không cần nói hay, nói đẹp, nói là làm... Hy vọng sẽ mở ra một thời kỳ mới... trước tiên là chống lại sức ỳ.
Cảm ơn bác Diện nhiều!
Cái vinh hạnh mà ông Phạm Vũ Luận bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo nhận được ý tôi muốn nói không chỉ ở cương vị một tân bộ trưởng. Điều quan trọng hơn là ông đã được tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và người dân gửi gắm nhiều mong muốn. Như được nêu trong nội dung bức thư tiến sĩ Diện gửi cho ông. Hy vọng ông thoát được "hiểm" khi phải ngồi vào cái ghế nóng bộ trưởng này. Và không bị mang nhiều điều tiếng như các vị bộ trưởng tiền nhiệm. Chúc ông thành công và được nhân dân tin yêu kính trọng.
Trả lờiXóaChả hy vọng gì đâu bác Quang ơi. Vừa lên đã nói chuyện điểm 0 là bình thường, rồi là " tôi không có ý định tạo dấu ấn" thì còn làm được việc gì nữa. Đén ông NTN khoác loác hai không ba không, rút cục toàn đi làm những chuyện lặt vặt như thăm hỏi dăm ba học sinh nghèo...vv là chấm hết. Tầm ông Luận này có khi còn ngắn hơn nhiều.
Trả lờiXóaBộ trưởng bộ Học có nguồn gốc xuất thân vốn dòng dõi nho gia vinh hiển chắc là "điềm" may cho đất nước. Đám thứ dân chúng tôi đang chờ xem ngài "múa may" thế nào!
Trả lờiXóaQua còm này, chúng tôi nhờ TS NXD chuyển đến Bộ trưởng lời đề nghị mong ông ấy hãy vào trannhuong.com, mở mục "Bầu bạn góp cổ phần" mà đọc bức thư của một Cháu Bé học lớp Một gởi Ngài Bộ trưởng. Tôi thấy thư đề ngày 22/9/2011.
THƯ GỬI NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VIỆT NAM
Trả lờiXóaHọc sinh lớp 1
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2011
Thưa ngài,
Xin tự giới thiệu, con là một học sinh lớp một. Con biết còn đúng hai tháng nữa thì đến ngày vui của các thầy cô giáo, ngày toàn xã hội tôn vinh quí Thầy quí Cô. Lẽ ra không nên nói điều không vui nhưng vì bức xúc quá nên hôm nay con mạo muội viết thư này kính gởi đến ngài chỉ với một mong muốn duy nhất là xin ngài hãy chịu khó đọc hết bức thư này. Chỉ chừng đó thôi con đã thấy hạnh phúc và đội ơn ngài nhiều lắm. Con mong ngài đọc qua cho biết rồi không không nhớ đến những điều con nói cũng được (Vì lâu nay có bao giờ các ngài biết lắng nghe những gì người học chúng con nói đâu. Chúng con biết thân biết phận của mình, không bao giờ dám mè nheo với các ngài như từng nũng nịu mè nheo với bố mẹ).
Thưa ngài Bộ trưởng,
Hôm mùng 5 tháng 9 là ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”, năm nay con được 6 tuổi (tính theo năm trong giấy khai sinh chứ không phải theo tháng để tính tròn) nên hôm ấy con cũng được mẹ đưa đi học. Lần đầu tiên được cắp sách đến trường đối với con điều gì cũng mới mẻ và lạ lẫm. Được xúng xính trong bô quần áo đồng phục mới hai màu xanh trắng, được khoác chiếc cặp có quai đựng đầy sách vở trên vai, được có thêm nhiều bạn mới ở trường… lòng con hôm ấy vô cùng thích thú. Hồi còn học mẫu giáo, thỉnh thoảng bà ngoại có đọc cho con nghe bài văn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, con rất thích. Con không hiểu gì nhiều nhưng lòng con xôn xao với những đoạn văn đại loại như “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” hay “Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp… Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên … Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẻ: ‘ Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng’… Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi bước vào cửa lớp...”. Nhà văn đã giúp con nhận ra điều tốt đẹp rằng được đi học thật là hạnh phúc và con cũng nhận biết không phải đến bây giờ mới nghe hai chữ thân thiện kèm sau hai chữ trường học mà tận hồi cha mẹ con chưa được sinh ra vốn dĩ ở trường học mọi người đã luôn thân thiện và biết tôn trọng nhau rồi .
Vậy mà mới sau vài tuần đầu đời làm người đi học con bắt đầu thấy hãi hùng, ngao ngán và chán nản nơi được gọi là trường học (chẳng phải là một trường học thông thường mà danh xưng của nó là “trường học thân thiện” theo đúng khẩu hiệu của Bộ đưa ra). Cô giáo dạy chúng con không giống ông đốc hay người thầy giáo trẻ trong truyện “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Cô luôn la mắng, quát nạt chúng con là một lũ ngu, học hành dốt nát (Bộ trưởng nghĩ xem có tội nghiệp cho lũ học trò bé nhỏ chúng con không?). Điều đáng nói là chuyện này không xảy ra ở vùng núi cao hay hải đảo xa vắng mà ngay tại quận Tân Bình, thành phố mang tên Bác Hồ. Một thành phố lớn nhất nước ngài ạ! Khi cha mẹ đến đón chúng con về, cô giáo của con không hề gợi ý mà nói ngay “con anh chị học kém lắm, chậm lắm, đề nghị phụ huynh phải cho cháu đi học thêm, nếu không sẽ ảnh hưởng thi đua của lớp, của khối”. Ngài Bộ trưởng biết không? Cô của con đã thuê nhà ngay trước cổng trường để dạy thêm mà con thấy các thầy cô lãnh đạo nhà trường không nói gì, mọi người xem như chuyện như vậy là lẽ tự nhiên. Còn cha mẹ các bạn cùng lớp con thì mặc dù mặt ai cũng méo xệch nhưng đều gượng cười và nói nịnh cô mấy lời để thể hiện sự bằng lòng chấp nhận lời khuyến cáo của cô và cũng để không phải lo sợ con mình bị trù úm khi gởi núm ruột của mình cho cô giáo kính yêu. Thưa Bộ trưởng, khi một sự việc không bình thường đang trở thành bình thường ngay trong trường học thì đó là dấu hiệu gì của xã hội vậy hở ngài?
Trả lờiXóaNgài Bộ trưởng ơi, con nói vòng vo, thiếu mạch lạc, kém trong sáng như thế không biết ngài có hiểu ý con không? Rất mong ngài thông cảm và chia sẻ cùng con vì trình độ con mới là “Lớp Một hai tuần” ngài ạ!
Thưa ngài, con trình bày điều này có khi không phải nhưng không thể không nói đến. Ngài nghĩ mà xem, thông thường trường học là một môi trường trong lành. Ở đó mọi điều do thầy cô đưa ra đều được xem là khuôn là thước. Bộ giáo dục đã nói lời nào thì nhất định không sai. Nhưng thực tiễn cuộc sống đang diễn ra trong trường học và lý thuyết nói về mục tiêu, chương trình của ngành giáo dục lại hoàn toàn trái ngược. Nó rẽ một góc ngược không phải 90 độ mà đến 180 độ thưa ngài. Có lần con nghe ông ngoại con nói ở tận nước Đức xa xôi có ông Gớt nào đó là một triết gia từng viết trong tác phẩm của mình rằng: “ Mọi lý thuyết đều màu xám còn cây đời thì mãi xanh tươi”. Có phải vì thế mà “mọi lý thuyết của Bộ giáo dục đều màu xám, chỉ có cây đời đang diễn ra trong trường học mới mãi xanh tươi” ?
Thưa ngài Bộ trưởng, rất mong ngài không cho rằng con nói hỗn bởi con đang nói đúng những gì đang diễn ra trong trường con học và ngay tại lớp một của con. Con xin kể ngài nghe chuyện này. Trong những bữa cơm gia đình, thỉnh thoảng con có nghe ông bà, cha mẹ nói chuyện học hành ngày trước sao mà khác xa và lạ lẫm quá. Con nghe nói cách nay không xa lắm, những người bây giờ là bậc sinh thành của con bắt đầu tập viết bằng nét sổ, nét móc xuôi, nét móc ngược, rồi mới tới chữ i chữ t, chữ o, chữ a... Lúc học mẫu giáo, các cô của con nói “Ở bậc mẫu giáo, các con chơi là chính và bước đầu làm quen chữ cái chứ không học chữ. Chuyện học để khi vào lớp một mới học”. Thế nhưng vừa đặt chân vào lớp một chúng con đã được cô giáo cho tập viết chữ e, đ…e đe và b, b… ua bua sắc búa. Mà không phải chỉ viết vào một quyển vở tập viết đâu nhé. Mỗi học sinh chúng con phải có 2 bộ tập chép: một ghi ở trường và một ghi ở nhà. Như vậy mỗi học sinh sẽ có một quyển tập chép sạch sẽ và đẹp sẵn sàng để cô nộp cho các đoàn kiểm tra, lấy điểm thi đua. Chính những áp lực học tập như vậy nên chúng con đã đánh mất tuổi thơ tự khi nào ngay chúng con cũng không biết. Cuộc đời của chúng con chỉ có học và học. Vậy là muốn học để biết và để làm người, điều đầu tiên chúng con phải tiếp xúc là những từ vô cùng giàu hình ảnh: đe và búa. Tự nhiên con liên tưởng đến thành ngữ “trên đe dưới búa” mà dân tộc ta thường dùng để nói về sự hành hạ Bộ trưởng ơi!
Trả lờiXóaCâu chuyện chưa dừng lại ở đó. Chỉ hai tuần sau ngày khai giảng, tại cuộc họp phụ huynh, cô giáo thông báo “nhà trường đã chọn một số học sinh lớp một đi thi viết chữ đẹp”. Mô Phật! Con không hiểu điều gì đang xảy ra trong cách điều hành, tổ chức và quản lý của ngành giáo dục nước ta mà Bộ trưởng là người đứng đầu! Sao lại có chuyện không được học chữ ở mẫu giáo mà vừa vào lớp một đã đi thi viết chữ, phải học hành, viết lách như một thần đồng ngôn ngữ?!
Thưa Bộ trưởng,
Ở lứa tuổi chúng con, để làm người đi học khổ lắm Bộ trưởng ơi!
Ngài Bộ trưởng có biết hiện nay mọi người đang đối phó với sự bất cập này ở lớp một như thế nào không? Con kể thật ngài nghe nhé! Thực tế mọi người đang âm thầm làm nhiều việc không trung thực để đối phó với bộ giáo dục ở nhiều góc độ: Nhiều trường mẫu giáo làm lơ lệnh cấm của ngành dọc, vẫn tiến hành dạy chữ cho các cháu để khi các cháu bắt đâu đi học là có thể thỏa mãn yêu cầu của thầy cô giáo dạy lớp đầu cấp tiểu học và cũng để cha mẹ an lòng rằng con mình sẽ không bị đày đọa khi bước chân vào lớp một; một số cha mẹ lo lắng hơn thì không cho con đi mẫu giáo mà để con ở nhà nhằm tập trung rèn chữ viết và dạy làm toán, như vậy chắc chắn đi đúng hướng, mai mốt vào lớp một con mình sẽ được xem như một thần đồng; trường hợp khác (như con chẳng hạn) khi con cái bắt đầu vào lớp một, cha mẹ theo nịnh cô giáo vài câu, dúi cho cô giáo ít tiền, cho con theo học với cô thế là yên tâm. . . lên lớp (dù có thể đến lớp ba vẫn chưa biết đọc).
Giờ thì con đã hiểu vì sao mấy năm gần đây ngành giáo dục luôn nêu cao việc xây dựng nhà trường thân thiện, chống mọi hành vi tiêu cực và chạy theo thành tích trong trường. Hóa ra, khi thiếu cái gì người ta lại thường hay đề cập và nêu cao đến vấn đề đó.
Thưa ngài Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nước CHXHCN Việt Nam, hiện nay con thấy người lớn dễ nổi nóng, thường ục nhau kể cả khi không cần thiết; ngoài đường mọi người phi loạn xạ bất chấp luật lệ giao thông; thiên hạ thi nhau khạc nhổ, đổ rác và phóng uế bừa; cảnh sát giao thông ra đường chặn xe đòi mãi lộ gần như công khai … Với tư cách người đứng đầu ngành giáo dục, ngài có thấy xót xa không? Theo con, không đổ thừa trách nhiệm cho ai nhưng rõ ràng ngành giáo dục phải có trách nhiệm. Có lẽ đã đến lúc ngành ta cần giảm bớt áp lực học tập nặng nề đối với người học để tăng thêm phần bồi dưỡng nhân cách và rèn kỷ năng sống một cách thường xuyên có hệ thống hơn, thưa ngài! Mặc dù mới học lớp một được hai tuần nhưng con đã biết ước ao trong xã hội ta thực sự chấm dứt được tình trạng sống dối trá, chay theo thành tích ảo, hành xử thiếu trung thực triền miên. Đặc biệt, ngay bây giờ con ước mong sao cô giáo của con sẽ biết yêu thương học sinh, biết nói lời ngọt ngào có văn hóa với chúng con, không còn là một hung thần, một nỗi ám ảnh kéo dài cho đến tận giấc ngủ của con. Phải chi Bộ trưởng biến hóa được để thành một tiên ông chắc ngài sẽ có thể biến ước mơ chúng con thành hiện thực. Nhưng buồn quá, cuối cùng ước mơ cũng vẫn chỉ là ước mơ mà thôi. Bộ trưởng vẫn là bộ trưởng. Cô giáo vẫn là cô giáo. Bộ trưởng thì ở xa nên không bao giờ biết chuyện gì đang xảy ra trong ngành mình đang quản lý. Cô giáo thì ở gần mà cô hung dữ như phù thủy trong những câu chuyện đời xưa. Eo ui!
Trả lờiXóaThôi, nói làm gì thêm nữa cho mệt! Mấy lời kể lể vắn tắt gởi ngài Bộ trưởng đọc cho vui và gởi đến ai là người còn giữ được lối sống có trách nhiệm nằm gác tay suy ngẫm để thấy đau đời.
Kính chào ngài Bộ trưởng!
MỘT HỌC SINH LỚP MỘT
Nghe kể về nguồn gốc xuất thân của ông bộ trưởng Bộ Học mà thứ dân chúng tôi có bụng mừng thầm. Có điều xin hỏi vì sao sau khi có một bài báo của người trong ngành đăng trên Tuổi Trẻ nói về sự thật của việc giảm tải chương trình ở bậc THPT vừa mới được Bộ ban hành vào đầu năm học thì lập tức Bộ có công văn yêu cầu Sở GD&ĐT TP.HCM điều tra xem người viết bài báo ấy là ai, có phải là người ở trong ngành không? (Theo lời nói lại của chuyên viên phụ trách môn Văn thuộc phòng Trung học-Sở GD&ĐT TpHCM tại cuộc họp tổ trưởng bộ môn Ngữ Văn toàn thành phố).
Trả lờiXóaÔng Bộ trưởng có biết chuyện này không? Ông không muốn nghe lời nói thật? Ông thích bưng bít và dối trá? Ông thích lời nói ngọt? Hay ông đã bị thuộc hạ che mắt? Ông sẽ là một tân quan sáng suốt hay cũng chỉ là 1 bù nhìn?
Nói chung từ khi ông Luận lên làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo,chả thấy gì khởi sắc.Chán
Trả lờiXóacái thơ trên là của học sinh lớp Một? con xin lạy mấy bố! Chuyện gì ra chuyện ấy. Giáo dục có nhiều tiêu cực thì cứ nọc ra mà chửi; nọc ra mà phê. Nếu còn tâm huyết thì góp ý liên tục. Không nên mượn lời trẻ con mà viết càn. Con lạy một lạy nữa, cầu xin đừng đem trẻ con trong trắng ra hành tội. Chúng nó khổ lắm rồi ạ!
Trả lờiXóaCác ngành , lĩnh vực của đất nước đều đang ở thời kỳ rất khát khao những cải cách mạnh mẽ và triệt để. Vì vậy mới có những Kiến nghị của các nhà trí thức trong và ngoai nước gửi TW. Ngành GD lại càng nước sôi lửa bỏng hơn , câp thiết hơn vì nó vừa là "cơ sở hạ tầng" của tất cả các ngãnh , lĩnh vực khác. Hơn nữa nó "đụng chạm" đến tất cả mọi người. Vậy nên, ông BT Luận , với dòng dõi-truyền thống dòng họ Phạm vũ của mình cũng nên sớm công bố KH cải cách GD triệt để. Tôi được biết ông BT Luận đã ký quyết định Cải cách GD theo chương trình của ông Ts Hồ Ngọc Đại. Hy vọng lắm thay...
Trả lờiXóaCũng thời gian đó cụ Nguyễn Khuyến (1835-1907)đã kiếm cớ từ quan về ở ẩn bằng cách tự làm mù mắt mình.
Trả lờiXóa"Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn giời"
(Nguyễn Khuyến)
Nếu học sinh lớp một mà biết viết như thế, biết trích dẫn câu nói nổi tiếng để khơi gợi suy nghĩ của người khác như vậy, nêu được thực trạng giáo dục,... thì người ta sẽ phải tự hỏi ngành giáo dục đó có tạo ra được học sinh lớp 1 như thế không? còn nếu đây là học sinh lớp một viết thì ngành giáo dục tốt quá rồi, viết rất hay! "điểm 10" cho giáo dục. Cho nên Bác nào mượn lời các cháu viết như vậy thì đưa tên ra đàng hoàng việc gì mà phải dấu!
Trả lờiXóaMột con én thì không thể làm nên mùa xuân.
Trả lờiXóaDiem 0 Lich su la binh thuong . Bo truong Luan noi vay la dung voi thuc trang GD hien nay . Noi vay moi nguoi co ve khong khoai . Nhung toi noi that , cu noi vay ma sau nay cai tien duoc mot ty thi dang tran trong hon . Con nhu Bo truong GTVT Thang . Boc dong noi phet vay nhung se khong lam duoc mot ty gi dau .
Trả lờiXóaToi mong BT Luan dung bat nhung hoc sinh hoc dot phai len lop va dung phat nhung giao vien cho HS o lai lop .
Trả lờiXóaChiều thứ hai (30/10) tôi về quê ăn cưới ra đi qua làng đôn thư nơi có cái biển làng quê bác Luận thấy lah quá: rất nhiều ô tô, có cả xe cảnh sát bắt người, rất đông công an cảnh sát quân đội và dân chúng tu tập tại đầu làng, không hiểu có việc gì, nhưng nghe mấy người ở đó nói là dân tự phát biểu tình ngủ cả đêm hôm chủ nhật nên về giải tán. Tiếc là máy điện thoại hết điện nên không chụp ảnh được. Nếu Bác Diện về thăm quê bộ trưởng thì hay đấy. Hôm nào về quê em nhâm nhi, đất này có tiếng văn hóa mà có biểu tình, lạ thật!
Trả lờiXóaGửi ông Diện : băn khoăn về lời của Văn Minh (Ứng Hòa) tôi đã nhờ anh bạn (về công tác tại Thanh Oai lấy tài liệu về làng nghề)kiểm tra thông tin vụ việc tại Đôn Thư - Kim Thư. Thông tin được ghi lại theo lời kể của một số cán bộ địa phương và những người dân :
Trả lờiXóa30/10 tại Đôn Thư đã xảy ra biểu tình tại trụ sở UBND xã, người dân nơi đây rất bức xúc về việc UBND xã không giải quyết việc di dời cột viễn thông ra khỏi địa bàn xã Kim Thư, vụ việc biểu tình cũng không lớn nhưng Ông Yên chủ tịch UBND huyện Thanh Oai đã điều động lực lượng công an và bộ đội với số lượng bất bình thường(có cả xe thùng chuyển phạm) xuống làng Đôn Thư để trấn áp.
Theo như tôi thì việc ông Yên đường đột điều động lực lượng trấn áp dân Đôn Thư là "nóng-sốt" quá, liệu ông Yên có nghĩ đến hai chữ Đôn Thư không, không nghĩ đến công văn của UBND xã Kim Thư gửi lên ông 1 tháng trước đó, chứ chưa nói gì đến ông không nể ai à bên trên ông ( nói theo cách dân dã).
Ông Yên đã không xem xét vụ việc từ khi UBND xã đã có văn bản gửi UBND huyện Thanh Oai trước thời điểm xảy ra biểu tình.
Tôi xin tóm tắt thông tin nội dung vụ việc :
UBND xã Kim Thư ký HĐ ý cho đơn vị viễn thông lắp đặt cột viễn thông trong khuôn viên trụ sở UBND xã (Dân Đôn Thư đã không đồng ý)cho đến khoảng tháng 6/2011 đã hết hợp đồng, nhưng đơn vị chủ quản cột viễn thông đã không về UBND xã Kim Thư làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Trong khi Đảng ủy, UBND xã hứa với dân hết hợp đồng sẽ yêu cầu chuyển cột viễn thông ra khỏi địa bàn xã, UBND xã đã nhiều lần gửi công văn cho đơn vị chủ quản cột viễn thông và cơ quan huyện Thanh Oai, nhưng tuyệt nhiên không hề thấy hai đơn vị này có hành động gì để giải quyết về cột viễn thông.
Sau suốt mấy tháng khi trạm viễn thông này bị cắt điện thì đại diện đơn vị viễn thông này mới về để đổ dầu cho máy phát điện của cột viễn thông (vào 30/10/2011), họ đã gặp phải phản ứng của một số người dân - Biểu tình đã nổ ra từ đây.
Thử hỏi ông Diện quan huyện (Thanh Oai)làm vậy đã đúng chưa ?