Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

LỜI THƯA LẠI VỚI ÔNG LƯƠNG XUÂN ĐOÀN VỀ VẤN ĐỀ "TẠI ĐƯỜNG"

Thưa ông Lương Xuân Đoàn,

Những nhời ông nói, thực cũng chẳng có gì sai cả! Ông nói rằng: "Mọi người đang lạc vào chuyện tranh cãi không nên làm to mà để dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống hay người nghèo, trẻ em... Nhưng việc nào phải đi việc ấy". Đúng quá! 

Nhưng nếu là người khác nói, thì tôi cũng OK vì dư luận thì có nhiều luồng, nhiều chiều. Nhưng mà vì ông là Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ của Ban Tuyên giáo trung ương thì tôi phải soi một tý, vì trước kia, ông Vũ Duy Thông là Vụ trưởng vụ này. Theo tôi biết, Ban Tuyên giáo như một đài quan sát của Đảng, lắng nghe dư luận, nhất là tiếng nói của nhân dân, từ đó có những chỉ đạo về công tác tuyên giáo, tuyên huấn. Mà việc tuyên giáo, có mục đích cuối cùng là an dân. Vậy xin ông hãy dốc lòng lo cho việc an dân, qua mỗi lời nói, việc làm của mình. Lòng dân chưa an, thì ý chí xây tượng đài có cao đến đâu, cũng thành ra không được lòng dân đâu; để từ đó nó mới nảy sinh ra những cái khác nữa (tượng đài Điện Biên Phủ, bảo tàng Hà Nội, Bái Đính, Đại Nam Lạc cảnh...hoành tráng đấy, nhưng mà đầy rẫy những bất cập, ông biết cả rồi!).

Làm về công tác Tuyên giáo, mà "tuyên" như vậy về vấn đề tượng đài Mẹ VN anh hùng 410 tỷ đồng giữa lúc lòng dân như lúc này, kinh tế đất nước như lúc này, thì tôi cho là chưa "giáo hóa" được dân chúng đâu!

Nguyên văn bài trả lời PV trên VNExpress: 

'Nhiều người quá để tâm đến kinh phí dựng tượng đài'

"Mọi người đang lạc vào chuyện tranh cãi không nên làm to mà để dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống hay người nghèo, trẻ em... Nhưng việc nào phải đi việc ấy", họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ (Ban Tuyên giáo TƯ) trao đổi với VnExpress.

> 'Xây tượng đài hoành tráng cũng như nhà nghèo nuôi voi chơi'


- Là thành viên Hội đồng thẩm định nghệ thuật, đồng hành cùng dự án từ khi mới khởi động, ông nói gì trước nhiều ý kiến trái chiều về công trình xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam?

- Tôi cho là dư luận đang quá để tâm vào số tiền mà chưa nhìn thấu đáo ở các khía cạnh. Quảng Nam là vùng đất tiêu biểu cho các mẹ VN anh hùng, có rất nhiều người con hy sinh. Đây là vùng đất thiêng, chọn địa điểm xây tượng ở đây chắc không có gì phải bàn cãi. Quảng Nam cũng là tỉnh nghèo, chưa có không gian văn hóa cộng đồng, chưa có trung tâm sinh hoạt chính trị văn hóa nên đây là điểm nhấn cần thiết cho quy hoạch phát triển tương lai của tỉnh.

Chúng ta không nên căng thẳng ở vấn đề kinh phí. Mọi người đang lạc vào chuyện tranh cãi không nên làm to như thế mà nên dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống hay người nghèo, trẻ em... Các công trình trường học, y tế vẫn phải làm, việc chăm sóc mẹ cũng thế. Nhưng việc nào phải đi việc ấy. Đền ơn đáp nghĩa luôn là việc phải làm đầy đủ, nhà nước mình chưa làm gì thất lễ với các mẹ. Nhưng xây tượng để có được một địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tạo điểm nhấn cho đô thị mới như Tam Kỳ cũng là cần thiết.

Ở ta bao giờ cũng vậy, cứ công trình bất bình thường là đặt vào sự so sánh khập khiễng, không thỏa đáng với ý tưởng nhân văn của dự án. Khi dự án mới triển khai cũng có tiếng nói phản ứng. Tuy nhiên, vấn đề bây giờ không phải là thu nhỏ tượng đài, bớt số tiền 410 tỷ này để làm việc khác. Nếu cứ nghĩ mãi thế thì lúc nào mới có thể làm được công trình thực sự của tương lai, tồn tại vài thập kỷ? 

Hà Nội từng cuống lên làm Bảo tàng Hà Nội tốn 2.000 tỷ đồng mà mới chỉ là vỏ, nội thất chưa xong. Nếu muốn so sánh thì tượng đài này chẳng đáng là bao. Rất nhiều công trình quốc gia có số tiền đầu tư còn lớn hơn nhiều lần nhưng chưa hoàn thiện, xuống cấp, dở dang… Tại sao tượng đài chiến thắng Điện Biên nhanh hỏng? Đơn giản vì quá cấp tập, trong nửa năm hoàn thiện một công trình hàng chục tỷ đồng.

Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.

- Vậy theo ông, công trình có những yếu tố nào thuyết phục để cần bỏ ra số tiền đầu tư lớn đến vậy?

- Khi khởi động cuộc thi chọn ý tưởng, đến lần hai mới chọn được phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng. Tác giả vào cuộc rất muộn nhưng đáp án rất có duyên. Tại nơi quyết định đặt tượng là núi Cấm có 2 quả đồi tự nhiên, thế đất thích hợp để làm dự án này với khoảng 15 ha. Hình tượng người mẹ với vách đá vòng cung hình thành từ nguyên mẫu mẹ Thứ.

Chủ trương ban đầu nhận được sự ủng hộ rộng rãi, sau được nhà nước quan tâm trở thành công trình quốc gia. Đây là sự quan tâm rất lớn của Chính phủ đối với Quảng Nam và theo nguyện vọng của rất nhiều người về một công trình quốc gia xứng đáng để ghi nhớ, biết ơn mãi mãi sự hy sinh cao quý của mẹ VN trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đến bây giờ, tôi cho là chủ trương này vẫn nhận được sự đồng thuận nhưng thời gian qua có ý kiến trái chiều vì động đến tiền bạc, vấn đề kinh tế rất nhạy cảm.

Công trình khởi động từ giữa 2006 đến giờ, phải điều chỉnh, bỏ khá nhiều hạng mục vì kinh phí không đủ. Tôi cho là chưa có tượng đài nào có lộ trình dài như vậy. Điều đó cho thấy tính nghiêm túc, cẩn trọng của những người có trách nhiệm khi đặt chất lượng nghệ thuật của công trình lên hàng đầu. Trong quá trình làm, khi kêu gọi hảo tâm của doanh nghiệp, tổ chức thì nguyện vọng của họ là không bỏ hạng mục nào vì như thế sẽ phí.

Về phía tác giả, nghệ sĩ Đinh Gia Thắng đã bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc để theo đuổi công trình. Tác giả thậm chí còn phải đưa gia sản của mình ra thế chấp để làm vì từ lúc khởi động, các công việc đã tiêu tốn rất nhiều. Cách đây 2 năm, khi cơn bão đổ vào đã làm sập nhà xưởng và sập mô hình tượng xi măng, tác giả phải chịu chứ nhà nước không đền bù. Với sự chuẩn bị nghiêm túc, tôi cho rằng việc xây dựng công trình này là hết sức cần thiết và không có gì băn khoăn. Tôi đánh giá cao quyết tâm của tác giả, cố gắng của hội đồng và mong cho công trình hoàn thành để trở thành công trình quốc gia có chất lượng cao.

- Trong tâm thức của người Việt, hình ảnh mẹ VN anh hùng nhỏ bé gầy gò luôn được coi là biểu tượng có sức lan tỏa lớn chứ không phải công trình đồ sộ, ông nghĩ sao về điều này?

- Không nên lấy tâm lý quen nhìn hình ảnh người mẹ gầy gò khắc khổ để so sánh trong trường hợp cụ thể này. Trong điều kiện đất Quảng Nam vốn có sẵn trong lòng nó là di sản Hội An, Mỹ Sơn thì không gian dành cho dự án tượng đài mẹ VN cũng là không gian khiêm tốn thôi. Tượng khi đặt vào không gian lớn ở khu vực núi Cấm này cũng là lọt thỏm. Nếu để thực sự tương xứng với chỗ ấy thì còn phải to nữa. Nghe thì hoảng nhưng đặt trong khung cảnh thiên nhiên, tượng đài hài hòa, không chế ngự và xóa bỏ kết cấu cây xanh, đồi tự nhiên.

Điểm qua các công trình tượng mẹ đã xây dựng như Mẹ Tổ quốc ở nghĩa trang TP HCM thì trong không gian đó chỉ xây dựng như thế là vừa. Hay Mẹ miền Nam ở Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, một số tượng xây trong nhà cũng quy mô nhỏ thì người ta đã quen với hình ảnh này. Còn khi đã có điều kiện để vinh danh hình tượng người mẹ VN như ở Quảng Nam thì cần phải nhìn tổng thể.

Quảng Nam tuy nghèo về kinh tế nhưng có lợi thế là giàu về di sản. Thực tế, năm 2005, từ trước khi hình thành dự án, đã có ý tưởng xây dựng Bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Tam Kỳ, tạo trục tam giác văn hóa Hội An - Mỹ Sơn - Bảo tàng đương đại. Trục này sẽ tạo thế mạnh về văn hóa du lịch cho tỉnh bên cạnh phát triển kinh tế, tạo cho khuôn mặt văn hóa miền Trung có được khởi đầu tốt trong thế kỷ mới. Tới khi thành dự án thì được tỉnh tiếp nhận ngay và thành nghị quyết. Song khi có dự án làm tượng đài mẹ VN anh hùng thì dự án bảo tàng được đẩy lùi lại để tập trung xây tượng đài. Vì thế, bên cạnh tượng đài mẹ trong quy hoạch sẽ dành đất để xây bảo tàng, giờ chỉ cần kêu gọi đầu tư.

- Thưa ông, làm sao xử lý được vấn đề thẩm mỹ khi với công trình tượng đài, việc lồng ghép quá nhiều công năng thường tạo ấn tượng không tốt?

- Với công trình này, trục chính là khối tượng ở giữa, trong lòng tượng là bảo tàng mẹ VN. Từ phía trước đi vào là 8 trụ như cột dẫn vào bên trong công viên lớn và bên trong cùng là tượng đài mẹ. Dự án này gắn với quảng trường, không gian rộng. Khi đưa ra phương án, ngoài tác giả phần tượng còn có kiến trúc sư Nguyễn Luận đưa ra ý tưởng thiết kế cho toàn bộ không gian. Các hạng mục như đường trường lang che mưa nắng cho người dân tới chiêm ngưỡng mà không bị mưa nắng hay hồ nước luôn có nước luân chuyển từ cách vách đá xuống... tạo ra sự hài hòa.

Tôi khẳng định việc lồng ghép các công năng không làm cho cụm công trình tượng đài này bị "loãng" về mặt thẩm mỹ hay ý nghĩa. Một bảo tàng quốc gia về mẹ được đặt trong lòng khối tượng. Việc sưu tầm tư liệu về các mẹ anh hùng, các hiện vật liên quan sẽ được lưu giữ trong bảo tàng. Công trình như một công viên lớn, không gian mang ý nghĩa về mặt tinh thần, cần thiết phải có nhiều hạng mục.
.
ong doan
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn: "Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử này, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ chứ không chỉ dừng lại ở khuôn mặt cũ trong thế kỷ mới". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Mô típ làm tượng to, đồ sộ được cho là đang đi ngược lại xu hướng của thế giới, hình thức làm công trình tưởng niệm cũng không nhất thiết phải là tượng đài. Hội đồng nghệ thuật đã cân nhắc như thế nào về điều này?

- Dự án này đáp ứng được đầu bài, phù hợp với mảnh đất có nhiều quy hoạch trong tổng thể quy hoạch của Tam Kỳ. Khi có một dự án tương ứng với đầu bài này cũng là cần thiết để thay đổi khuôn mặt đô thị này vì không gian văn hóa như thế này gần như trống trải tại miền Trung. Việc này tôi cho là đừng nên bị ảnh hưởng bởi thế giới.

Ở châu Âu chỉ có tượng đài ở Nga làm to, còn đa số tượng gắn với vườn, theo tỷ lệ kiến trúc để quyết định kích thước của điêu khắc. Tỷ lệ của tượng đài mẹ VN đặt ở không gian này thì thấy vừa với không gian chung. Tức là không gian cho phép thì mới có thể xây tượng đài theo tỷ lệ phù hợp. Ví dụ, ở Hà Nội có tượng đài Lý Thái Tổ, tượng Cảm tử quân không quá to nhưng thực ra không hợp lý bởi Hà Nội là đô thị cũ, cứ ấn bằng được tượng đài vào đã là phiêu lưu mạo hiểm, phá vỡ không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

- Ông muốn nói gì với những người cho rằng nên ngừng dự án hoặc lùi lại khi đất nước giàu có hơn?

- Tôi chia sẻ những suy nghĩ của người dân nhưng việc này khiến tôi nhớ lại câu chuyện của TP HCM đầu những năm 1990 khi bỏ ra số tiền hơn 600 triệu, lúc đó tương đương 100.000 USD, để mua lại bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí - tác phẩm mà họa sĩ dày công sáng tạo trong suốt 20 năm.

Hồi đó, dư luận cũng rất căng thẳng, vì số tiền đó có thể sửa chữa nhiều cây cầu cũ, người dân không phải chịu tai nạn sập cầu; hay nhờ nó rất nhiều người được ăn cơm chứ không còn phải ăn cháo. Tuy nhiên, lúc đó nếu nhà nước không bỏ tiền ra mua thì giờ kiệt tác này chắc chắn không còn ở VN vì người nước ngoài sẵn sàng đã trả giá gấp 10 lần và bây giờ, dù có bỏ ra số tiền thậm chí gấp cả trăm lần cũng không mua lại được.

Câu chuyện đánh dấu bước đột phá về tư duy quản lý, cũng như hành xử văn hóa cực kỳ đáng trân trọng của nhà nước, anh em nghệ sĩ giờ vẫn còn nhắc lại. Cũng nhờ đó, tác phẩm của anh em nghệ sĩ được nâng giá trị rất nhiều. Qua đây tôi muốn nói rằng, cái gì đáng tiền thì nên làm, nên mua.

Tỉnh Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử này, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ chứ không chỉ dừng lại ở khuôn mặt cũ trong thế kỷ mới. Như vậy rõ ràng sẽ thiệt thòi cho thế hệ sau, mình nên nghĩ cho những công dân tương lai của người Việt.

Nguyễn Hưng thực hiện
Nguồn: VNExpress.net.


Còn đây là ý kiến của một bác trên trang Anh Ba Sàm:

Thưa ông Đoàn! 

Ông đang phê phán chính ông, thưa ông Đoàn!

Nếu “thấu đáo” thì ông không thể chỉ nhìn vào sự hy sinh của một cá nhân, dù đó là sự hy sinh rất lớn, rất đáng được ca ngợi, tưởng thưởng để gây nên sự bất đối xứng về nhiều phương diện cho những người khác.

Ông rất đúng khi cho rằng “việc nào phải đi việc ấy” với điều kiện QN có rất nhiều tiền, chí ít là đủ để việc xây tđ mà HOÀN TOÀN KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN không làm cho những người nghèo ở QN và trong cả nước nghèo đi, hoặc kéo dài thêm cái nghèo của họ.

Là một tỉnh nghèo mà lại phải xây dựng một cơ sở “sinh hoạt chính trị văn hoá” trước các công trình dân sinh khác sao ? Chẳng lẽ đến bây giờ mục tiêu chính trị vẫn phải đưa lên đầu như vậy?

Khi người ta đói xanh mặt ai còn tâm trạng, thời gian nào đến các cơ sở sinh hoạt chính trị, văn hoá cách mạng? Ông ra chỉ thị lùa dân đến đó chắc?

Ông lấy ví dụ về việc bức tranh ở đây là cực kỳ khập khiễng. Vậy nhưng, để cho dễ hiểu với ông, tôi cũng dùng hình ảnh này. Nhà ông nghèo, ví dụ thế, mọi thứ hết sức xập xệ, thiếu thốn, các thành viên đói ăn, rách rưới. Nhưng ông quyết sắm bằng được một bức tranh đẹp, cũng ví dụ thế thôi. Vậy thì người nhà ông có thời gian để mà chiêm ngưỡng bức tranh đó, bức tranh đó có làm cho họ phấn chấn mà xoá nghèo thành công?

Giờ nói về cái ví dụ chẳng giống ai của ông.

Tôi không hiểu nổi ông tư duy kiểu gì mà đưa vấn đề CƠ HỘI vào đây khi lấy ví dụ TP HCM mua bức tranh. Mặc dù chẳng có cơ sở nào để tin rằng có ai đó bỏ ra một số tiền lớn như ông nói để mua bức tranh nhưng tôi tạm chấp nhận đó là sự thật chứ không phải cái lối nói vống lên về những thứ tài sản nghệ thuật mà họ sở hữu chỉ cốt đẻ cho oai, cho sang.

Chuyện mua bán được món hàng hời, cơ hội làm ăn, gặp gỡ… rất cần đúng thời điểm, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Vì người ta không thể sản xuất ra hàng loạt các tác phẩm có giá trị. Chính vì vậy nó mới hiếm và đắt.

Nhưng việc xây dựng tượng đài thì hoàn toàn có thể chủ động và xây vào lúc nào cũng được ông ạ. Thậm chí, với một việc lớn như thế thì càng phải chuẩn bị thật đầy đủ về mọi mặt, nhất là kinh phí thì mới làm tốt được. Cũng chẳng phải xây bây giờ thì rẻ hơn sau này.(Do Việt Nam đồng mất giá nên tiền tỷ cũng chỉ bằng tiền trăm trước đây).

Tôi chưa thấy dưới gầm trời này có nước nào lại than rằng họ đã hay sẽ mất cơ hội xây tượng đài, trừ ông…

52 nhận xét :

  1. Tới giờ rồi mà chưa thấy Bác đăng tin. Bác câu giờ quá đấy! Hehe

    Trả lờiXóa
  2. theo toi van de khong phai to hay nho ma la lam vao luc nao thi tot hon. trong khi nuoc ta con phai vay rat nhieu, rat nhieu tien von ODA ma xay mot tuong dsi hoanh trang qua. Viet nam co hang ngan ba me dang song trong hoan canh kho khan, tre em khong co duong den truong phai boi qua song di hoc ma xay mot tuong dai hoanh trang ton 410 ty dong thi chua nen. Trinh Cong Son co xay tuong dai dau ma cung di vao long quan chung sau rong den the. dau dau hien nay cung co cafe nhac Trinh. can gi phai ton kem the, nhat la trong luc nay. Chua nen, choi ngong qua

    Trả lờiXóa
  3. Anh Diện ơi. nhìn bức tượng thấy rờn rợn người anh ạ. Tượng Mẹ không thanh thoát, cứ như Mẹ bị một đám giòi bọ bám vào rút rĩa từ hai bên hông, khuôn mặt đau khổ chịu đựng, nhìn ghê quá anh ạ. Tượng của Nga nhìn thanh thoát hơn ta nhiều. Sao lại chọn mô hình tượng nặng nề tốn kém nhỉ?

    Ông này Lương Xuân Đoàn nhắc chúng ta nhớ lại "Nghìn Năm Thăng Long" tốn mấy chục nghìn tỷ mà chưa quyết toán xong, chỉ có một cái bảo tàng mà hơn 2000 tỷ chỉ được phần vỏ !!! Cái Chùa Một Cột nhỏ xíu tu bổ chỉ có 30 tỷ thôi ...

    Nước ta tuy nghèo nhưng cũng chịu chơi nhỉ.
    Kiếp sao tui sẽ học làm hoạ sỹ, tha hồ vẽ, nhất là vẽ dự án ... giàu to.
    Thương sao các cháu vùng khó khăn phải bơi đi học mà mấy bác xài sang quá.

    Trả lờiXóa
  4. đã đến lúc không thèm nói nữalúc 10:01 26 tháng 9, 2011

    ông này là thợ vẽ tiền thì đúng hơn.Ông nên nhớ tiền của dân đấy!!!

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi thì nên bỏ ra 1~20 tỷ để xây 1 đài tượng niệm nhỏ thôi. Số còn lại để xây cầu, đường, trường học, bệnh xá cho các vùng sâu vùng xa. Và nên đặt tên của mỗi Bà Mẹ VNAH cho các công trình đó. Đây là 1 cách để tri ân lâu dài đến các Mẹ.

    Người Việt

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là cái ông Đoàn này "ăn cơm chúa, múa tối ngày" . Chính phủ , rồi Bộ Chính trị , cả TW đang đau đầu , bạc tóc để tìm cách chống lạm phát tiền tệ và suy thoái kinh tế. Nhân dân lao động (trong đó có rất nhiều bà mẹ VN anh hùng) đang sống trong cảnh chật vật , nghèo túng, khó khăn mọi mặt. Hơn thế nữa lại suốt ngày bị đe dọa: ông EVN đòi tăng giá điện, ông PETROLIMEX đòi tăng giá xăng dầu, ông TKV đòi tăng giá than, ông Y tế đòi tăng viện phí,...giờ ông lại làm cái "đầu" những hơn 400 tỉ , thì đúng là giọt nước tràn ly .Ông ở cái bộ "quản" về TT-VH đáng lẽ phải đi đầu trong việc học tập Tư tưởng Hồ Chủ Tịch mới phải (tiết kiệm là quốc sách). Các ông nên nghĩ lại đi...

    Trả lờiXóa
  7. Tư duy theo kiểu ông Đoàn cũng như vụ Bauxite Tây Nguyên mà thôi. Đã chót leo lên lưng hổ rồi thì sao leo xuống được nữa. Ráng làm thôi, tội vạ gì đổ hết lên đầu dân nghèo. Tôi làm nghề xây dựng đã được 8 năm (đã 32 tuổi đời), không dám tự nhận mình là biết nhiều, nhưng nói thật với quý vị rằng trong 410 tỷ đồng đầu tư xây dựng này sẽ thất thoát ít nhất là 15%. Thất thoát vào tay ai chắc Quý vị hiểu cũng biết rõ rồi.

    Trả lờiXóa
  8. (NLĐO)- Ngày 26-9, Trạm Biên phòng cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), cho biết lúc 13 giờ ngày 24-9, Trạm ICom thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã nhận được thông tin 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công.

    Trả lờiXóa
  9. Tại sao Ô. Lương Xuân Đoàn lại ra sức cổ súy cho việc xây Tượng đài với số kinh phí lớn như vậy ở thời điểm đầy khó khăn của nền kinh tế đất nước này? Cho tôi được nói thẳng lý do đó là:
    1/ Ông Đoàn lợi dụng chức vụ hiện nay lên tiếng để bảo vệ "nhóm lợi ích" của Ông Đoàn. (Một số họa sĩ và nhà điêu khắc cánh của Ông Đoàn)
    2/ Nếu dự án được thực hiện chắc chắn Ông Đoàn cũng có "phần" khá khá khi còn tại chức. Nếu để chậm sẽ mất thời cơ! Lý do đơn giản chỉ là như vậy . Trẻ con nó cũng biết...Khỏi bàn!

    Trả lờiXóa
  10. Đúng quá đi rồi cái nào phải ra cái ấy. Tuy nhiên với một gia đình nghèo khó đông con, cái ăn không có cái mặc thì rách vậy cha mẹ phải làm gì trước đây? Tất nhiên cha mẹ phải cho con ăn trước đã để sống qua ngày còn cái mặc có thể để lại sao có rách rưới cũng được vì không có ăn đàn con sẽ chết ngay. Trở lại câu chuyên tượng đài mẹ Việt Nam, có nhất thiết phải làm ngay với tổng kinh phí khổng lồ như vậy không? Trong lúc các huyện miền núi Quảng Nam như Nam giang, Trà My vvv... còn nghèo khó như vây.

    Trả lờiXóa
  11. Tu duy cua ong Doan giong tu duy cua may ong truong ho o nong thon . Ho hang , con , chau ngheo so muop . Nhung vi muon oai nen bat con chau phai nop tien de xay tu duong . Tan Thuy Hoang de lai Van Ly Truong Thanh ma dan van chui day .

    Trả lờiXóa
  12. Ca Dao Hiện Đạilúc 11:09 26 tháng 9, 2011

    Mẹ Thứ mà biết nói năng
    Họa sĩ, quan chức...hàm răng chẳng còn!

    Nhân dân mà được nói năng
    Thì ra quyết định dẹp phăng tượng đài!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi thật sự sốc khi nghe ông họa sĩ Lương Xuân Đoàn phát biểu như thế này:

    ..."Hà Nội từng cuống lên làm Bảo tàng Hà Nội tốn 2.000 tỷ đồng mà mới chỉ là vỏ, nội thất chưa xong. Nếu muốn so sánh thì tượng đài này chẳng đáng là bao. Rất nhiều công trình quốc gia có số tiền đầu tư còn lớn hơn nhiều lần nhưng chưa hoàn thiện, xuống cấp, dở dang… Tại sao tượng đài chiến thắng Điện Biên nhanh hỏng? Đơn giản vì quá cấp tập, trong nửa năm hoàn thiện một công trình hàng chục tỷ đồng"...

    Đã biết vậy mà sao còn nướng hàng trăm tỷ đồng vào xây cái tượng đài này? Ai dám đảm bảo là cái công trình MVNAH này sẽ không cùng chung số phận với các công trình tầm cỡ "Quốc gia" kia? Chính vì dân không tin tưởng các dự án đầu voi đuôi chuột này cho nên càng hoành tráng bao nhiêu, càng tham nhũng thất thoát bấy nhiêu nhưng lợi ích và giá trị thực đem lại được gì? Dân đã quá mất lòng tin rồi!

    "...Nhiều người quá để tâm đến kinh phí dựng tượng đài"... Sao ông phát biểu coi thường người khác vậy? Thế thì để ý đến cái gì hả ông họa sỹ? Không lẽ ông bỏ tiền túi của ông ra mà làm chắc? Hay ông chỉ ngồi ở nhà nhịn ăn mà ngắm tranh?

    Trả lờiXóa
  14. Kính mong anh Diện cho hiện nội dung nhận xét của tôi.

    Chả hiểu bác Lương Xuân Đoàn này đang nghĩ gì mà lại đi cổ xúy cho 1 việc gây chấn động cả dư luận trong nước. Thậm chí cả dư luận kiều bào ngoài nước cũng còn gay gắt bức xúc mà lên tiếng. Dù cho tiền huy độg từ các doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu nhưng trong số 410 tỉ đồng đó cũng có tiền thuế của nhân dân, tiền ngoại hối của kiều bào gửi về...

    Còn bác Lê Quốc Bảo, Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Nhà Phê bình Mỹ thuật thì còn khủng khiếp hơn khi định giá xây dựng: Hơn 400 tỷ chỉ tương đương với nửa cây cầu thôi!

    Không biết ông ta định giá cho cây cầu nào ? Không nói tới những cây cầu mới xây, được cho là công trình trọng điểm quốc gia như Cầu Vĩnh Tuy (hơn 4000 tỉ cho 2 giai đoạn), cầu Phú Mỹ (ở TP.HCM với kinh phí hơn 2000 tỉ đồng)...nói chung mấy cây cầu đó không có cầu nào dưới 1000 tỉ. Hay ông ta lấy 2 cây cầu Rạch Chiếc ở TP.HCM làm ví dụ ? Vì tròm trẻm cũng khoảng 1500 tỉ cho việc xây mới 2 cây cầu đó.

    Nhưng xin thưa, chúng ta đang rất cần xây những cây cầu quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ cho các em nhỏ vùng sâu vùng xa đến trường để khỏi nhìn thấy cảnh các em lội suối đi học quá nguy hiểm, hoặc nâng cao hạ tầng tại những vùng quê nghèo giúp kinh tế khu vực đó phát triển. Cần là cần xây những cây cầu như thế, chứ ai đi cần xây những cây cầu với quy mô như cầu Rạch chiếc (rộng 48m, với 12 làn xe 2 bên) ở nông thôn ??? Ông có bị thần kinh không ? Ông thử xem 1 cây cầu bắc qua sông Poko ngày xưa VNexpress phát động có kinh phí bao nhiêu ? Chỉ có 2,4 tỉ đồng thôi. Vậy thì nhân lên cho đủ số 430 tỉ thì cũng xây được 197 cây cầu như thế đấy ông ạ.

    Nguồn phát biểu hùng hồn của ông Lê Quốc Bảo: http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tuong-dai-410-ti-chi-bang-nua-cay-cau-c46a406035.html

    Không dám nói các ông duyệt cho dự án này có ăn chia hay không vì cái đó phải có bằng chứng. Nhưng với việc xét duyệt như thế thì có thể thấy tư duy lãnh đạo vẫn thuộc hàng "chạy thành tích" hơn là thực tiễn với cuộc sống. Thế thì VN khó mà đi lên.

    Trả lờiXóa
  15. Dung xay tuong dai Me vi dai (da mat) ma hay xay nhung "tuong dai" tre con (dang song) cho tuong lai.

    Nhu la tre em vung sau vung xa duoc am no den truong,
    thanh nhung "tuong dai" cho tuong lai.

    Trả lờiXóa
  16. Thật buồn cho đấn nước này vì càng ngày thấy càng nhiều quan chức phát biểu chẳng ra đâu vào đâu cả! Hầu như tất cả các phát biểu của các quan chức nhà nước đều bị nhân dân phản bác hết. Như vậy các ông phải xem lại cách sống và và cách lãnh đạo của mình hỡi các "đầy tớ của nhân dân."

    Trả lờiXóa
  17. Ông Họa sĩ này làm cho cháu liên tưởng tới những câu nói không "đỡ nổi" của các vị được tụi cháu trả lương từ thuế thu nhập cá nhân gần đây.
    -Phải làm tượng đài bằng mọi giá (như phải làm đường sắt cao tốc bằng mọi giá - quan này cao quá cháu ko dám nêu tên )
    - Quảng Nam là tỉnh nghèo về kinh tế nhưng giàu về di sản văn hóa, nên phải làm tượng đài để đánh thức nàng tiên kinh tế đang ngủ, cháu cũng như nhiều công dân đóng thuế khác giống bác Nguyễn Minh Thuyết đã hỏi :nằng tiên thức dậy câu đầu tiên nàng hỏi là "tiền đâu".
    - Chỉ số IQ của bác Họa sĩ cao ngang với bác Trần Tiến Cảnh, nên một người phải làm đường sắt cao tốc còn một người đòi xây tượng đài .
    - Cháu chỉ tốt nghiệp đại học (chứ chưa đi thi toán quốc tế như bác An ở Bộ công thương(nghe đâu là ko được đi thi nữa ,hix))nghe ông hõa sĩ nói mà cháu cứ tưởng bác họa sĩ bị làm sao
    - Việc nào ra việc nấy, nhưng khổ nối toàn là tiền thuế của dân, cho mấy bác xây cái tượng đài xong, mấy bác đòi xây cái cầu để đi bộ cũng ngót nghét vài nghìn tỷ (vài nghìn tỷ chứ không phải vài nghìn hay vài tỷ), đủ để xây hàng nghìn cái cầu nhỏ trên khắp đất nước cho trẻ em vùng cao, vùng sâu được đi bộ đến trường - cũng là đi bộ đấy, nhưng là đi bộ để kiếm chữ xây dựng quê hương đất nước chứ không phải gửi ô tô đi bộ ngắm cảnh.
    Cháu mới đọc cái bờ lốc của bác Cù Làng Cát - chắc bác họa sĩ cũng giống như đài Hà Nội, coi mấy các bờ lốc này là những trang phản động, nên dị ứng- đọc xong không tin, nhưng khổ nỗi bác Cù Làng Cát còn post cả ảnh nữa mới sinh động.
    Ảnh bình thường không nói mà ảnh nóng hổi, ảnh về tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Quảng Bình. Xây rất hoành tráng, nhưng khi cái tượng đài đã nguội và các vị cũng đã coi "no" con mắt rồi thì các vị bỏ hoang, bỏ hoang như các chiến sĩ vô danh, bỏ hoang cả những chiến sĩ người Vnam nhưng là lính cộng hòa ,đã bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
    Bỏ hoang là một chuyện ,để cả trâu bò vào đó "ị" nữa thì không thể chấp nhận nổi ,khác nào nơi tưởng niệm tôn nghiêm lại trở thành cánh đồng để trâu bỏ ngày ngày tự nhiên dày xéo ,khuấy động nơi yên nghỉ của các chiến sĩ?
    Mẹ Thứ dù có được xây dựng lớn nhất Đông Nam Á, nhưng vẫn không thể chống chọi được với ảnh hưởng của thời gian, ngày một xuống cấp như tượng đài ở Quảng Bình.
    Biết là lên tiếng thì cũng như đấm vào không khí với các vị, nhóm lợi ích đã nhen nhóm vào mọi ngóc ngách .Lợi ích của hơn 80 triệu dân sao bằng lời ích của 1 nhóm người?
    đau lòng quá tiền thuế ơi, khi nào sự bất công này mới được giải quyết?

    Trả lờiXóa
  18. Có thể là nên xây tượng đài nhưng sẽ ở giai đoạn khác của đất nước, còn bây giờ...

    Đất nước ta có hàng ngàn các bà mẹ chịu hy sinh, mất mát.. Hình ảnh các MẸ đã hoà quyện vào dáng hình của ĐẤT NƯỚC, đã được khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam.
    TƯỢNG ĐÀI MẸ TRONG TÂM TRÍ đó mới là vĩnh cửu.

    Trả lờiXóa
  19. Hiện có khoảng 44.000 người được tôn vinh là mẹ Việt Nam anh hùng, đa số đều già yếu và nghèo khó.
    Nhà văn Trầm Hương, ở trong nước, được dẫn lời: “Có nhiều cách để tôn vinh những bà mẹ ấy. Sao không chăm sóc những “tượng đài mẹ” đang sống?"

    Trả lờiXóa
  20. Việc gắng xây dựng những tượng đài để tôn vinh sự hy sinh vĩ đại của người mẹ VIệt Nam trong hai cuộc vệ quốc vĩ đại nói chung là việc làm cần thiết cua nhà nước và của xã hội . Xong trong tình hình hiện nay nhiều kẻ thờ ơ với nguy cơ mất nước khi giặc tàu ngấp nghé bờ cõi ,ức hiếp bắt nạt dân ta thì những sự hy sinh vĩ đại của các Bà Mẹ việt Nam , của bao thế hệ cha ông , của hàng triệu người đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc ta liệu có còn ý nghĩa gì ??? Vậy vấn đề không phải là xây dựng những công trình " vĩ đại" để tưởng nhớ công ơn của tiền nhân mà phải thể hiện bằng hành động kiên quyết bảo vệ những thành quả to lớn mà tiền nhân đã hy sinh giành lại cho con cháu - "Độc Lập, Tự do cho Dân tộc VIệt Nam" .

    Trả lờiXóa
  21. Quảng Nam là một tỉnh đói nghèo,thu nhập chủ yếu dựa vào Nông nhgiệp.Du lịch nếu có tượng đài vẫn không thể thu hút được du khách.Tốt nhất dành số tiền đó vào đầu tư cho Công nghiệp,xây dựng Nhà máy,tạo việc làm cho con cháu,chắt MẸ vừa tăng thu nhập vừa đỡ hư hỏng con người để khỏi đau lòng Mẹ.Điều đó có lợi hơn chứ xây TĐ xong mà con chau,chắt MẸ trai,gái kéo nhau ra chân TĐ ngồi TIA du khách à.Bao giờ đất nước giàu có ta báo hiếu Mẹ vẫn chưa hết cơ hội Mẹ nhỉ

    Trả lờiXóa
  22. tác giả xây dựng công trình Tượng đài Bà mẹ VNAH - Họa sĩ Đinh Gia Thắng tâm sự :"Tôi đã dành hết sức lực, tâm huyết, trí tuệ của cả cuộc đời mình vào công trình đầy ý nghĩa này. Và để thực hiện ước nguyện đó, cho đến thời điểm này, nhà cửa, đất đai và tất cả tài sản của cá nhân tôi đều thế chấp ngân hàng để vay hàng chục tỷ mua vật liệu và trả tiền nhân công...”.
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/6/66/66/161297/Default.aspx

    Để công trình Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng sớm hoàn thành

    Trả lờiXóa
  23. Đọc thêm thông tin ở đây để suy nghĩ xem có nên xây dựng tượng đài 400 tỷ hay không
    http://trandangtuan.wordpress.com/2011/09/24/hom-nay-len-su%E1%BB%91i-giang/

    Trả lờiXóa
  24. Liệu ông Lương Xuân Đoàn có phải họa sĩ thực thụ không, hay là họa sĩ vẽ tiền.

    Trả lờiXóa
  25. Phát biểu trước báo giới, ông Nguyễn Quang Mẫn - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty (TCT) Sông Hồng nói khoản lỗ hơn 20 tỷ đồng năm 2009 của TCT vừa cổ phần hóa này là "đáng mừng". Vì sao có "khoản lỗ đáng mừng" này?

    Trả lờiXóa
  26. y kien cua bac tren basam rat chinh xac.khong hieu mot nguoi nhu ong doan ma lai co cai so sanh khap khieng nhu vay.ong DOAN noi viec nao ra viec day,nhung ong phai biet la viec nao nen lam truoc.,viec nao lam sau chu.hang ngay ong khong xem va thay nhung noi khon kho cua nguoi dan sao?that buon cho nhan dan toi vi van con qua nhieu nhung ke vo cam dang lanh dao ho.

    Trả lờiXóa
  27. Cái ông tuyên giáo này nói cứ như người ngủ mê ấy ,ông có biết rằng nền kinh tế sa vào tình trạng siêu lạm phát cũng có sự góp phần của những quan chức như ông .

    Trả lờiXóa
  28. Sự hy sinh của các mẹ đối với đất nước là vô cùng vĩ đại.Không ai có thể lấy bất cứ thứ gì ra để so sánh,để gọi là trả công cho các mẹ được.
    Việc xây tượng đài hoặc hỗ trợ các bà mẹ Việt Nam anh hùng về vật chất,cũng chỉ là một phần rất nhỏ để chia sẻ bớt phần nào nỗi đau của các mẹ mà thôi.
    Việc xây tượng đài để vinh danh các mẹ là rất đúng với đạo lý của người Việt Nam.Nhưng không phải cứ xây thật to thì mới nói lên được công ơn của mọi người đối với các mẹ,không phải tượng đài thật to thì mới thấy được sự hy sinh vĩ đại của các mẹ.
    Sự hy sinh của các mẹ là vô bờ bến,nếu bỏ tiền ra mà mua được hết nỗi đau cho các mẹ thì tôi tin rằng nhân dân Việt Nam sẽ không ai tiếc tiền để làm việc này.
    Tấm lòng của các mẹ đã khắc sâu vào trái tim của mọi người dân,Không một tỉnh, thành nào trong cả nước mà không có hình bóng của các mẹ.
    Việc ghi nhớ công ơn của các mẹ là thể hiện đạo lý của mỗi con người,chứ không thể lợi dụng tấm lòng của các mẹ để thực hiện những ý tưởng riêng tư của cá nhân.
    Hơn 400 tỷ đồng đối với một đất nước thì không phải là lớn,nhưng liệu đã cần thiết để chỉ làm một cái tượng đài ở riêng tỉnh Quảng Nam này không?Trong khi ở tỉnh,thành nào cũng có nhiều mẹ rất đang khó khăn về cuộc sống.
    Tôi tin rằng,không một người dân nào lên tiếng phản đối vì tiếc 400 tỷ đồng,mà vì họ thấy đây là một sự lãng phí chưa cần thiết.
    Còn theo như ông Lương Xuân Đoàn nói"Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hoá-lịch sử này..."
    Không phải là so sánh,vì mọi sự so sánh luôn là khập khiễng.Nhưng thưa ông Đoàn!Thế các tỉnh khác cũng có nhiều bà mẹ VNAH và cũng có nhiều sự hy sinh mất mát trong chiến tranh thì không xứng đáng hay sao?Bây giờ tỉnh nào cũng đòi 400 tỷ để xây tượng đài thì thế nào?Ông có dám thay mặt nhà nước trả lời họ là chưa xứng đáng không?
    Mong ông nên có cái nhìn thấu đáo và nên phát biểu một cách khách quan hơn.Không phải riêng ê kíp những người đứng ra xây tượng đài các mẹ thật to là biết ơn các mẹ đâu,có khi lại là ngược lại trong mắt người dân và trong mắt các mẹ đấy thưa ông.

    Trả lờiXóa
  29. Cha Đoàn này "vạch áo cho người xem lưng" :
    Hà Nội từng cuống lên làm Bảo tàng Hà Nội tốn 2.000 tỷ đồng mà mới chỉ là vỏ, nội thất chưa xong. Nếu muốn so sánh thì tượng đài này chẳng đáng là bao. Rất nhiều công trình quốc gia có số tiền đầu tư còn lớn hơn nhiều lần nhưng chưa hoàn thiện, xuống cấp, dở dang… Tại sao tượng đài chiến thắng Điện Biên nhanh hỏng? Đơn giản vì quá cấp tập, trong nửa năm hoàn thiện một công trình hàng chục tỷ đồng.

    Trả lờiXóa
  30. Giàu như nước Nga nhưng tôi được biết họ làm bức tượng khổng lổ " Mẹ Tổ quốc" cực kỳ thanh thoát, uy nghiêm và tuyệt đẹp. Một bức tượng nổi tiếng trên thế giới, một quần thể lớn gấp 3 lần mấy ông Quảng Nam dự tính làm tượng Mẹ VNAH.
    Giời ạ! họ làm bằng Xi măng cốt thép chứ không sang trọng bằng đá Cẩm thạch như Mẹ VNAH của nước mình, kinh phí của bức tượng hết 1,4 triệu rúp ( khoảng 450.000 usd)
    Không tin bạn cứ vào Gu gồ là thấy ngay mà.
    Ông Đoàn đã từng sang Nga chắc phải biết bức tượng này.

    Trả lờiXóa
  31. Tôi là người trực tiếp công tác tại Tam Kỳ thời gian đầu tách Tỉnh 2007 - 2008 hàng tháng trời mới hiểu và thấy rằng đây là 1 thành phố nhỏ cỡ thị tứ thị xã bị " đôn" lên thành thành phố do tách Tỉnh, quy mô nhỏ,hạ tầng chưa hòa chỉnh ( Cơn bão vừa đổ bộ vào hôm qua 25/09/2011, các trục chính của thành phố bị ngập quá yên xe máy ) người dân thì thu nhập trung bình thấp chưa nói đến toàn tỉnh Quảng Nam là tỉnh nghèo. Do vậy tôi không hiểu là tạo thành điểm nhấn văn hóa du lịch hay hình thành nơi sinh hoạt văn hoạt văn hóa chính trị để làm gì, liệu có ai đến thăm quan du lịch Quang Nam vì công trình này hay không, liệu người dân Tam Kỳ nói riêng hay Quanng Nam nói chung có tự hào vì công trình cấp quốc gia này hay không???Câu trả lời báo chí đã đăng ý kiến của những người con Quang Nam mấy hôm qua rồi. Người dân Quảng Nam ăn còn không đủ thì sức đâu, tinh thần đâu đâu mà tham gia sinh hoạt chính trị ông ơi
    Còn ông nói "Các công trình trường học, y tế vẫn phải làm, việc chăm sóc mẹ cũng thế. Nhưng việc nào phải đi việc ấy" , vậy ông có biết ngân sách phân bổ cho Quang Nam 1 năm là bao tiền không, và vì công trình này mà những việc " vẫn phải làm " như ông nói có thể sẽ " phải làm" trong 5 mười năm tới thậm chí lâu hơn nữa và con dân Quảng Nam sẽ phải chịu sự thiếu thốn những cái tối thiểu của hạ tầng xã hội như y tế giáo dục thêm 5 mười năm nữa ông ơi. Họ có đáng phải hy sinh những nhu cầu tối thiểu hay quyền lợi cơ bản để ĐƯỢC tham gia sinh hoạt chính trị xã hội tại Công trình này không.
    Ông ở trên cao tận TƯ nên không hiểu, nếu thế tôi khuyên ông nên đi đến từng xã , từng làng của Quang Nam để cảm nhận sự thiếu thốn, đói khổ của người dân nơi đây
    Chúng tôi, những thế hệ 75, luôn luôn biết ơn những bà mẹ VNAH, chúng tôi cho rằng việc đền đáp công ơn là cần thiết và việc đền đáp này NÊN LÀ ĐỀN ĐÁP CHO MẢNH ĐẤT QUẢNG NAM NƠI SINH RA NHỮNG NGƯỜI ME, NHỮNG NGƯỜI CON ANH HÙNG bằng việc ƯU TIÊN đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội dân sinh để cho người dân Quảng Nam sớm thoát được cảng đói nghèo

    Trả lờiXóa
  32. Quảng Nam xứng đáng có cuộc sống no đủ và hạnh phúc hơn, chứ không phải xứng đáng có tượng đài tốn kém như cái ông họa sĩ Đoàn nào đó phán!

    Trả lờiXóa
  33. Thưa ông Đoàn!
    Những lời giáo huấn của ông có vẽ như thông lịch sử, thông truyền thống nhưng mà thiếu tính lịch sử, thiếu tính nhân văn và trên cả ông đang cố cổ vũ cho QN làm ngược lại nghị quyết 11 của Chính Phủ là cắt giảm những đầu tư công chưa cần thiết để giảm lạm phát. Tôi có thể đồng ý xây dựng tượng đài me VN anh hùng lên 1000 tỷ, và cần thiết phải làm như vậy. Nhưng mà lúc nào nên làm. Làm trong lúc nhiều người dân QN đang tha phương vào TP. HCM bán vé số để kiếm mỗi ngày dăm chục ngàn ư, làm trong lúc gần nửa triệu dân Thanh Hóa thiếu ăn ư, làm trong lúc 3 cháu của me VN anh hùng đang phải chia nhau một giường bệnh ư, làm trong lúc...trong lúc, bao nhiêu sự thiếu thốn của người dân đang cần tiền. Đừng ngụy biện cho cái thái độ thiếu trách nhiệm hay là vô cảm với sự khốn khổ của người dân, với đồng tiền thuế bằng mồ hôi nước mắt của bao nhiên người, có khi cà sự hy sinh của bao nhiêu chiến sỹ đang ngày đêm chịu đựng gian khổ để bảo vệ biển đảo quên hương.

    Trả lờiXóa
  34. Cựu chiến binh 78 tuổilúc 20:06 26 tháng 9, 2011

    Việt nam có nhiều cái nhất thế giới:
    -Chai rượu lớn nhất thế giới.
    -Chùa lớn nhất thế giới.
    -Thủ tướng giỏi nhất thế giới.
    ... và nay:
    -Tượng đài hoành tráng nhất thế giới.
    -Nghèo gần nhất thế giới.
    -Tham nhũng, tham ăn nhất thế giới.
    ...đề nghị các vị điền thêm vào. Cám ơn.

    Trả lờiXóa
  35. Mời quí vị đọc kỹ lại trao đổi của họa sĩ Lương Xuân Đoàn với VnExpress, có rất nhiều mâu thuẫn, trước sau không nhất quán...
    Thực sự lấy làm tiếc cho họa sĩ Lương Xuân Đoàn đã thay đổi hoàn toàn từ khi có chức, có quyền!
    Phải chăng quyền lực và lợi ích nhóm đã hoa mắt người họa sĩ họ Lương???
    (Thanglonghanoi)

    Trả lờiXóa
  36. Sao không dùng tiền đó xây bệnh viện,trường học nhỉ.
    Nhà nước này thật lạ cái cần không làm chỉ nghĩ những mánh lới để có cơ tham nhũng nhưng lại che đậy bằng việc nhân nghĩa

    Trả lờiXóa
  37. Laị hội chứng to nhất,hoành tráng nhất châu Á...Bức tranh mà tp HCM không mua thì nguy cơ bị nước ngoài mua mất nên càn phải mua.Tượng đài mẹ VNAH có nhất thiết phải xây bây giờ trong khi đất nước còn nhiều khó khăn?Trong khi để đưa hàng cứu trợ đến vùng sâu vùng xa của tỉnh QN gặp nhiều khó khăn vì đường quá xấu và lầy lội,tàu cá ngư dân đánh bắt xa bờ không có tiền để trang bị hệ thống thông tin liên lạc ...

    Trả lờiXóa
  38. co gi dau lam cai tuong tham nhung toi 40% vi chi la 160 ty thi co thuyet minh de lam bat chap dao ly

    Trả lờiXóa
  39. Các mẹ còn sống sờ sờ ra đó, Quảng Nam nên lấy tiền đó xây nhà ở cho các Mẹ, hay mua cho các Mẹ các vật dụng cần dùng trong sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, cái chăn cái mền hay thực phẩm, sữa các thứ khi các Mẹ ốm đau.
    Chỉ có mấy thằng khùng mới đi xây cái tượng
    hơn 400 tỉ để tôn vinh các Mẹ, mà gần phân nửa các Mẹ đang còn sống nhăn răng

    Trả lờiXóa
  40. Ngay sau khi đọc bài trên Vnexpress đăng bài PV ông Lương Xuân Đoàn, tôi đã biết ngay ông LXĐ này sẽ bị dư luận "đập" cho tơi tả. Quả không sai!
    Là một quan chức mà vô tâm, vô cảm, vô trách nhiệm đến thế là ... cùng (nhưng chưa là cùng tận nhỉ, vì còn nhiều quan khác nữa mà)!

    Trả lờiXóa
  41. Không biết các bác thấy thế nào chứ em thì cho rằng dù có nói gì đi nữa thì tỉnh Quảng Nam cũng tìm mọi cách để xây cho mà xem. Họ sẽ lấy cơ sở (1) thủ tướng đã đồng ý đây là công trình cấp quốc gia, (2) họ bảo họ quyên tiền của các cá nhân, doanh nghiệp nữa chứ đâu chỉ sử dụng của công, và (3) đây cũng là cách để thu hút khách du lịch đến tỉnh, kiếm thêm nguồn thu cho tỉnh.
    Đành vậy, nhưng bỗng thấy đứt ruột khi xem cảnh các em nhỏ liều mình bơi qua sông đi học hằng ngày mà mãi chả thấy tỉnh xây cầu cho các em.
    Đành vậy, nhưng mắt bỗng thấy cay cay khi hàng ngàn mẹ từ 2 chiến tuyến vẫn còn mua gánh bán bưng hàng ngày để tìm kế sinh nhai.

    Trả lờiXóa
  42. Mình bận quá nên không thể viết một ý kiến đầy đủ về bài phỏng vấn của ông Doa`n. Tuy nhiên đọc xong bài viết của ông này tôi càng thấm thía với cái ý: cái thiếu nghiêm trọng của các vị lãnh đạo trong ngành văn hóa ngày nay là văn hóa.

    Thật vậy nhiều lập luận của ông không chỉ không đúng ngữ cảnh mà gần như không xét gì đến nhân tố quang trọng nhất trong văn hóa đó là con người và hoàn cảnh sống của đại chúng hiện tại.

    Khi nói về xã hội XHCN, người ta thường quan tâm đến mảnh sống của người dân lao động, một bộ phận lớn của xã hội . Thế mà những phát biểu, hành động của các vị có chức quyền ngày càng cho thấy họ chẳng để ý gì đến cảnh đời cơ cực của người dân cả !

    Trả lờiXóa
  43. De ong Doan bo tien xay tuong dai roi giao cho kinh doanh du lich nhu Dai Nam Lac Canh Van Hien . Xem ong ta co dam khg ? Tien cua nguoi khac nem ong ta coi khg la cai gi ca .

    Trả lờiXóa
  44. Bác Đoàn ơi! cho em xin bác.
    Người ta không đánh giá đằng cấp của một nền mỹ thuật chỉ thông qua một tác phẩm điêu khắc hoành tráng nào đó. Bức tượng này không giúp cho nền mỹ thuật Việt Nam "nổi lên" thoát khỏi vị trí vùng trũng của khu vực Đông Nam Á, nó cũng không giúp cho dân Quảng "đi lên" thoát nghèo ... nó chẳng giúp gì cho ai cả (trừ một thiểu số nào đó). Thế nên ta đừng tốn tiền, tốn thời gian, tốn tâm trí (dành cho việc phản biện và bác bỏ phản biện) đối với cái tượng đài này nữa.
    "Việc nào ra việc ấy", đúng! nhưng ta phải ưu tiên giải quyết những việc cấp bách nhất hiện nay chứ không phải là ưu tiên cho cái "việc ấy". Hãy dành tiền này để xây hàng chục cây cầu mang tên "Mẹ Việt Nam Anh Hùng" cho các cháu bé an tâm đến trường trong mùa mưa bão; hay mua đá đem ra xây dựng kiên cố quần đảo Trường Sa (không cần phải phát động phong trào quyên tiền góp đá cho Trường Sa nữa-dân đã nghèo đói lắm rồi); hoặc chi tiền tổ chức sự kiện thông tin, bầu chọn Hoàng Sa là đệ nhất danh lam thắng cảnh của Việt Nam ... khối việc hữu ích, thiết thực mà 410 tỷ có thể giải quyết được phần nào đấy. Em xin hết.

    Trả lờiXóa
  45. Thưa ông Lương xuân Đoàn! Nếu gia đình ông xây Mộ Tổ bằng Tiền do con cháu nhà ông đóng góp thì dù tốn bao nhiêu Tiền là việc cửa nhà ông! Còn công trình tượng đài lam bàng Tiền cửa nhân dân thì nhân dân phải quan tâm! Nếu xây dựng TĐ quy mô nhỏ hơn, đỡ tốn kêm hơn thì đâu phải vì nhân dân bớt lòng kính trọng ...! ông cứ liên hệ việc xây mộ Tổ nhà mình thì thấy rõ...

    Trả lờiXóa
  46. "công trình thực sự của tương lai, tồn tại vài thập kỷ?" Ô hô! Với 411,1 tỷ mà chỉ tồn tại được vài thập kỷ thì thật là kinh hãi, hãi lắm! Nếu đem số tiền đó đi gửi tiết kiệm trong vài thập kỷ chắc cũng đủ để phụng dưỡng các MVNAH trong nhiều năm. Khi ông Đoàn so sánh TPHCM bỏ ra một số tiền lớn để mua bức tranh, xin thưa với ông bức tranh đã là một tác phẩm nghệ thuật được xã hội loài người công nhận rồi ông ạ. Nếu TPHCM không mua cũng có người khác mua, còn cái công trình tốn 411,1 tỷ của các ông nó có trở thành tác phẩm nghệ thuật đích thực thì không ai dám chắc?! Nếu các ông giám chắc nó sẽ thành tác phẩm nghệ thuật lớn nhất ĐNA thì sao các ông không tự bỏ tiền túi của mình ra làm đi rồi bán lại gấp nhiều lần cho nhà nước? hay là đầu tư theo kiểu BOT gì đấy đi.

    Trả lờiXóa
  47. Lóa mắt vì tiền! Họa sĩ Lương, không biết xấu hổ với cái họ mình mang sao?

    Trả lờiXóa
  48. Mẹ vẫn còn trong lòng dânlúc 12:42 28 tháng 9, 2011

    Con:Mẹ ơi lau nước mắt,làng ta giặc chạy rồi.
    Mẹ :Không !Vì giặc kia vẫn còn...

    Trả lờiXóa
  49. can cu vao dau ma ho lai noi lam tuong dai nay de ca ngoi me VN nhi?ho khong nghi la lam vay de boi gio trat trau vao mat ME VN ANH HUNG hay sao...

    Trả lờiXóa
  50. Tác giả xây dựng công trình Tượng đài Bà mẹ VNAH - Họa sĩ Đinh Gia Thắng tâm sự :"Tôi đã dành hết sức lực, tâm huyết, trí tuệ của cả cuộc đời mình vào công trình đầy ý nghĩa này. Và để thực hiện ước nguyện đó, cho đến thời điểm này, nhà cửa, đất đai và tất cả tài sản của cá nhân tôi đều thế chấp ngân hàng để vay hàng chục tỷ mua vật liệu và trả tiền nhân công...”.
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/6/66/66/161297/Default.aspx

    Ô hay, mặc xác ông chứ ! Ông có bán cả vợ đợ cả con để làm "phác thảo", "chạy dự án" cũng măc xác ông ! Ông hỏi Dân chưa ? Dân mới là người chi tiền cho ông. Vậy Ông làm kiểu "tiền trảm hậu tấu" để đến giờ chơi trò ĂN VẠ à ? Ông về đòi nợ ông Đoàn nhà ông ấy nhá ! Đừng có mà "ăn dầy" như thế !

    Trả lờiXóa
  51. Chắc là tư duy họa sỹ nó thế ấy mà, nghe phát hoảng thật :$

    Trả lờiXóa
  52. Ông Đoàn cần nghiêm túc nhìn lại mình. Đừng vì cái chức danh hõa mà đánh mất mình ông ạ.

    Trả lờiXóa