Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

LỄ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN: LINH THIÊNG HAY LỪA LỌC?


L Khai n đn Trn: Linh thiêng hay la lc ?
Trọng Thành (RFI)

RFI: Xin thân chào nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện, như anh biết, tại Việt Nam hiện nay, có một cuộc tranh luận xung quanh lĩnh vực tín ngưỡng và lễ hội, liên quan đến vấn đề «Phát ấn đền Trần», Phát ấn tại đền Trần Nam Định. Vấn đề này gây ra tranh cãi nhiều trên báo chí Việt Nam, cũng như là trong xã hội. Anh có thể cho biết, vì sao việc Phát ấn đền Trần, một hoạt động thuộc về văn hóa, lễ hội cũng như tín ngưỡng truyền thống mà lại trở thành một chủ đề gây nhiều tranh luận tại Việt Nam trong thời gian gần đây, cũng như vài năm trở lại đây ?

Nguyễn Xuân Diện: Thưa anh, sở dĩ có điều này, vì lễ Khai ấn đền Trần hàng năm đã gây ra lộn xộn, mất trật tự an ninh trong đêm 14 tháng Giêng. Và các nhà nghiên cứu thấy rằng, việc biến một lễ hội, từ một lễ hội nhỏ bé vùng Nam Định (phường Lộc Vượng) trở thành một lễ hội mang tính chất quốc gia, với sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của chính phủ, của Nhà nước, điều này khiến dư luận rất bức xúc. Một điều nữa là, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc triển khai lễ Khai ấn đền Trần rầm rộ, không dựa theo một chứng cứ lịch sử nào, thì đó là một sự xuyên tạc nghiêm trọng đối với lịch sử nước nhà.

Về phía tôi, thì tôi thấy rằng là lễ hội đền Trần nói chung, và lễ hội Khai ấn đền Trần nói riêng, là một hoạt động đã xa rời lịch sử, Nhà nước đã tự đánh mất đi cái vai trò của mình trong việc giáo dục truyền thống, về những trang sử vẻ vang hào hùng của đời nhà Trần. Đó là thời đại «thượng mã đề thương, hạ mã đề thi», là tinh thần của hào khí Đông A, là tinh thần của «hòa quang đồng trần». Thì tất cả những điều này đã không được tuyên truyền ở lễ hội đó.

Người ta nhìn vào lễ hội đền Trần chỉ thấy một sự lộn xộn, một sự quảng bá cho một niềm tin mê lầm, rằng ấn đền Trần có thể mang lại cho người ta sự thăng quan tiến chức.

RFI: Thưa anh, vậy nguồn gốc từ đâu mà lễ Phát ấn đền Trần lại được tổ chức tổ chức như thế này ?

Nguyễn Xuân Diện: Ở đây tôi phải nói lại rằng là, sở dĩ lễ hội đền Trần đã được các cơ quan văn hóa, cũng như tỉnh Nam Định muốn biến nó thành một lễ hội quốc gia, thì nguyên nhân là do sự đặt hàng của tỉnh Nam Định đối với Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, tức là một viện chiến lược của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (Bộ VH, TT & DL), mặc dù đó chỉ là một lễ hội nhỏ bé thuộc một vùng ngoại vi thành phố Nam Định.

Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã không xuất trình được một tài liệu nào để nói rằng lễ Khai ấn đền Trần là một lễ lớn và đã được chính sử ghi chép. Thực ra nó chỉ là một lễ hội, mà trong đêm 14, cái cụ thủ từ ở đền Trần đó đóng 9 cái ấn vào 9 tấm vải hoặc miếng giấy vàng để phát cho 9 điện thờ ở xung quanh đó. Đấy chỉ là một cái ấn tín mang tính chất tôn giáo, mà ở đây mang tính Đạo giáo (hay Lão giáo). Cái ấn này chỉ là một cái ấn để trừ tà ma thôi, thế nhưng không hiểu vì lý do gì, mà Viện Văn hóa Nghệ thuật và ngành Văn hóa tỉnh Nam Định đã biến nó thành một lễ Khai ấn được tiến hành ở triều đình sau những ngày nghỉ lễ tết.

Và hình như tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật vẫn muốn lễ này được tiến hành rầm rộ như những năm trước, cho nên người ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và thực chất là để hợp pháp hóa, «nhà nước hóa», «hành chính hóa» một lễ hội mang tính tâm linh tôn giáo như thế. Tôi thấy rằng cái ý chí ấy của các nhà nghiên cứu ở Viện Văn hóa Nghệ thuật, cũng như Sở Văn hóa tỉnh Nam Định, hay tỉnh Nam Định là một điều mà chắc chắn, hoặc đã từng vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nhà nghiên cứu, ví dụ như giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc ở Viện Việt Nam học và phát triển, tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên ở Viện Khảo cổ học, rồi giáo sư Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, hay giáo sư tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tín ngưỡng và Văn hóa Việt Nam,… Đấy là bối cảnh chung của các cuộc tranh luận gần đây.

RFI: Thưa anh, vậy thì, theo anh ở Việt Nam có những giải pháp nào đã và đang được đề ra để thoát ra khỏi tình trạng mâu thuẫn và tạm gọi là bế tắc hiện nay?

Nguyễn Xuân Diện: Các nhà nghiên cứu ở Viện Văn hóa Nghệ thuật, tức Viện chiến lược của Bộ Văn hóa thì vẫn muốn tiến hành cái lễ Phát ấn này. Nhưng tôi, tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên, rồi tiến sĩ Lê Thị Minh Lý là Phó Cục trưởng Cục Di sản, rồi tiến sĩ Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ VH, TT & DL và nhiều người khác nữa thì cho rằng: bây giờ những cái gì của dân gian thì phải trả về cho dân gian, quy mô của nó như thế nào thì phải trở về như cũ, và tiến hành theo đúng nghi lễ truyền thống ngày xưa.

RFI: Anh có nói đến chuyện trả cái nghi lễ này về văn hóa dân gian của địa phương, thì điều này cụ thể là gì ?

Nguyễn Xuân Diện: Cụ thể là chúng tôi cho rằng, vẫn nên duy trì lễ hội Phát ấn đền Trần, nhưng nó chỉ là một nghi lễ trong làng, và nó không được thổi phồng, nâng cấp lên thành lễ hội quốc gia. Đêm 14 thì cụ thủ từ lấy ấn và tiến hành đóng 9 cái ấn và phát cho 9 ngôi đền xung quanh để thờ cúng. Không phát ấn cho bất cứ người nào, và toàn bộ cái lễ này chỉ tiến hành trong nửa đêm ngày 14 như thế thôi. Chứ không phát ấn hay bán ấn.

RFI: Quan điểm của Bộ trưởng Bộ VH, TT & DL đưa ra đầu năm nay là không phát ấn vào đêm 14 tại đền Trần vì lý do an ninh, và để mở ra khả năng hoặc không phát hẳn hoặc phát vào những ngày tiếp theo. Vậy ý kiến của anh ra sao về quan điểm của ông bộ trưởng?

Nguyễn Xuân Diện: Quan điểm của tôi trước sau như một, tức là đúng giờ Tý, tức nửa đêm 14 rạng ngày 15 sẽ có lễ đóng ấn. Chỉ đóng 9 ấn và phát 9 cái mà thôi. Tại Hội thảo, tôi nói rằng, tỉnh Nam Định nên công bố trên báo chí ngay sau Tết. Như vậy mới có thể làm cho người ta hiểu đúng về cái lễ hội đền Trần nói chung và việc đóng ấn và phát ấn nói riêng.

Chúng tôi cũng không nên «duy ý chí» trong việc không đóng ấn trong đêm 14 để bảo đảm vấn đề an ninh. Vấn đề an ninh là của các cơ quan an ninh. Còn vấn đề văn hóa tâm linh là vấn đề của cộng đồng. Ở đây chúng ta phải tách bạch hai vấn đề này với nhau. Một khi tỉnh Nam Định công bố rằng «chúng tôi» sẽ đóng ấn vào đúng giờ Tý và sẽ chỉ phát 9 cái ấn xung quanh đền, thì an ninh không còn trở thành vấn nạn như mọi năm nữa, vì người ta sẽ không đến nữa.

RFI: Thưa anh, giải pháp mà anh đề ra tức là trung thành với lịch sử, thế nhưng có những người lại cho rằng, cái văn hóa cũng có lúc chuyển đổi và khi mà văn hóa chuyển đối, chuyển đối và trở nên thu hút hơn, mà mình lại dùng một cái mệnh lệnh từ cấp trên ban xuống không cho phép làm như vậy, thì phải chăng đấy cũng là một cách hành chính hóa, nhà nước hóa đối với một hoạt động văn hóa của xã hội theo một cách khác?

Nguyễn Xuân Diện: Hoàn toàn không phải như vậy, ngay ở trong Hội thảo mà tôi vừa tham gia (đây là hội thảo được tổ chức vào ngày 19/7/2011 tại Nam Định do chính quyền tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật thuộc Bộ VH, TT & DL phối hợp tổ chức), trước ý kiến đề nghị đóng ấn và phát ấn vào những ngày rải rác sau đó, thì cái cụ thủ từ, cũng như ông đại diện gia tộc Trần ở Nam Định, cũng nói rằng chúng tôi không tán thành điều này, chúng tôi muốn cái nghi lễ linh thiêng này được diễn ra vào lúc nửa đêm ngày 14.

Ở đây tôi muốn nói thêm, hội thảo 19/7 vừa rồi là để bàn về mô hình lễ hội đền Trần nói chung vào năm 2012. Trong hội thảo này tôi đã phát biểu và tôi phê bình những người lập dự án đó là: bất cứ lễ hội nào, một khi có nhà nước «dúng» vào, tức là muốn nâng cấp thành lễ hội thành cấp vùng, cấp tỉnh hay quốc gia, thì phải có một «trục tư tuởng» xuyên suốt trong lễ hội đó. Thì ở đây, có nghĩa là phải tuyên truyền được cái hào khí Đông A, cái tinh thần thượng võ và cái tinh thần khai phóng, thế nhưng rất là tiếc rằng trong bản đề án lễ hội không có gì nhắc đến chuyện này. Vậy thì, bản thân cái việc đó chứng minh rằng Viện Văn hóa Nghệ thuật không hiểu gì về công việc mình đang làm.

Điểm thứ hai là đề xuất của Viện Văn hóa Nghệ thuật đặt tiêu đề hội thảo là «Mô hình lễ hội đền Trần» nói chung, thế nhưng cả đề án lại chỉ chăm chăm vào việc Phát ấn và đóng ấn, mà bỏ quên tất cả các chuyện khác. Như vậy, tôi thấy rằng, một khi nhà nước muốn «bao» cái lễ hội này, thì phải làm một cách đúng đắn, phải có cơ sở khoa học, phải có lớp lang, chứ không phải tùy tiện, như Viện Văn hóa Nghệ thuật đang muốn làm bây giờ.

RFI: Nếu như một giải pháp sang năm được thực thi, trong đó chính quyền đầu tư mở rộng diện tích nơi lễ hội, khiến lễ hội trở nên lớn hơn, to hơn, và ấn phát một cách dễ dàng hơn, mà lại tổ chức vào ngày giờ được cộng đồng tín ngưỡng địa phương mong muốn, thì phải chăng giải pháp tổng hợp như vậy sẽ thỏa mãn được nhiều ý kiến khác biệt, đúng không ạ?

Nguyễn Xuân Diện: Về chuyện thỏa mãn số đông, trong hội thảo vừa rồi, ông Đặng Văn Bài - phó giáo sư tiến sĩ -, đã đưa ra ý kiến rằng nhân dân mong muốn gì, chính quyền sẽ đáp ứng điều đó, nhân dân muốn có ấn, chính quyền sẽ cung cấp. Tôi cho rằng đây là một phát biểu thiếu trách nhiệm và duy ý chí. Không phải bất cứ điều gì mà nhân dân mong muốn, nhất là vấn đề tín ngưỡng, thì chính quyền cũng có thể đáp ứng, bởi vì vai trò của chính quyền là phải định hướng cho nhân dân, phải dẫn dắt nhân dân đến những điều tốt đẹp. Nếu như lễ hội đền Trần mà chính quyền thổi được vào đó cái hồn của hào khí Đông A, tinh thần thượng võ, tinh thần khai phóng, những cái điểm tốt đẹp nhất của đời Trần, thì chắc chắn sẽ được ủng hộ.

Ngược lại, ở đây tôi xin nói luôn: nếu lễ hội đền Trần có trọng tâm là lễ Khai ấn, mà trong lễ Khai ấn lại khuyến khích chuyện thăng quan, tiến chức, lợi lộc, quyền hành thì tôi cho rằng đấy là một việc rất không nên. Và nếu như chính quyền của tỉnh Nam Định dẫn dắt địa phương mình, cũng như dẫn dắt những người muốn đến dự đền Trần theo kiểu như thế, thì tôi cho rằng đấy thật là một điều vô cùng lầm lạc.

RFI: Thưa anh, xin được hỏi anh một câu cuối: quan điểm của anh về chuyện «phát ấn đền Trần» là phải giữ nguyên truyền thống, nhưng lại có một quan điểm khác cho rằng trong xã hội hiện đại hiện nay, một xã hội mở, thay đổi và có thể nói là dân chủ, thì cái chuyện chuyển hóa, cải tiến cái truyền thống có thể xảy ra. Và nhiều chuyên gia nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể, họ cũng ủng hộ một cái nhìn «động» cho rằng, các truyền thống có thể thay đổi và có thể cải biên. Vậy ý kiến anh về chuyện này như thế nào ?

Nguyễn Xuân Diện: Tôi hiểu rằng truyền thống, các giá trị văn hóa vẫn được tiếp nối, vẫn được bổ sung qua các hoàn cảnh, cũng những thời kỳ lịch sử, thế nhưng trong chuyện này, cái điều gọi là phát huy hay cập nhật nó phải diễn ra trong một không gian và bối cảnh chung, đó là lễ hội đền Trần, tức là phải mở rộng lễ hội lớn hơn, đầy đủ hơn, có trục tư tưởng rõ ràng, có mục đích giáo dục truyền thống rõ ràng, thì điều đó chúng tôi rất khuyến khích. 

Tất nhiên, trong lễ hội đền Trần nói chung, nghi lễ Phát ấn là hạt nhân, nhưng chính vì nó là hạt nhân mà phải cần giữ gìn nó đúng như truyền thống. Ở đây yếu tố Khai ấn và Phát ấn phải là yếu tố "tĩnh" trong một cái "động" là toàn bộ lễ hội đền Trần sẽ diễn ra trong nhiều ngày trong dịp rằm tháng Giêng, nếu là như vậy thì tôi rất tán thành.

RFI: Ban Việt ngữ RFI xin chân thành tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay.

Nguồn: RFI Tiếng Việt.
Mời chư vị nghe âm thanh của cuộc phỏng vấn
(tôi nghĩ rằng đây là bài trả lời được nhất của tôi, cho đến nay)
.

37 nhận xét :

  1. Tôi thấy ngày nay nhà nước cứ nhúng tay vào trung tu di tich văn hóa nào là y như rằng di tích đó bị phs đi xây mới. Ngày xưa bom đạn phá một, ngày nay nhà nước bỏ tièn phá một cách toàn diện. lễ khai ấn đền Trần này cũng vậy thôi, khi mà bộ óc quản lý văn hóa không có văn hóa thì nó sẽ làm biến dạng và méo mó văn hóa truyền thống và lịch sử.

    Trả lờiXóa
  2. Bác ẩn danh 1 nói rất đúng. Đố các bác tìm được một ngôi chùa nào ở Hà Nội còn giữ được kién trúc Viẹt Nam đấy. Tất cả đều được "trùng tu" trỏ thành công viên hét cả rồi và mang dáng dấp của Tàu.

    Trả lờiXóa
  3. Lại dính vào " Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật" của ông PGS TS dỏm Nguyễn Chí Bền thì hãy tham khảo : không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, quan họ Bắc Ninh ...biết ngay láo nháo thế nào!!!

    Trả lờiXóa
  4. Dù cho có xuất phát từ một nguồn cội thiêng liêng nào đi nữa, với tư duy vật chất hóa tâm linh đến mức cuồng tín như thời nay, người ta cũng biến mọi thứ lễ hội thành trò lừa đảo. Cách suy nghĩ và hành xử đặc sệt tính buôn thần bán thánh thế kia mà bảo là linh thiêng, thì quả thật dân trí đang đi thụt lùi về những thế kỷ đầu tiên mà loài người bắt đầu manh nha ý thức tìm tòi giải thích sự sống !

    Trả lờiXóa
  5. Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của tiến sỹ. Tôi xin nói thêm một ý như thế này: Thực chất của vấn đề đền Trần - ở đây chúng ta làm sống lại một lễ hội đã mất. Việc làm sống lại một lễ hội như thế đã là rất tốt rồi, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc duy trì, bảo tồn lễ hội đền Trần, nhưng không nên thương mại hóa nó thành một lễ hội mang tính Quốc gia.
    Đúng như TS nói, tôi thấy rằng việc Nhà nước tham gia vào những việc này chỉ khiến cho nhiều người hiểu sai về lễ hội đền Trần cũng như tính thương mại hóa của nó.

    Trả lờiXóa
  6. Cái ảnh bác Diện trông ngon lành cành đào nhểy. Phong độ và tài trí như bác thì phải làm bộ trưởng bộ văn hóa thì dân mới được nhờ.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi rất tâm đắc với bài trả lời của TS Diện ở đài RFI.

    Bản thân tôi năm vừa rồi đi dự Hội Khai ấn Đền Trần, thật khủng khiếp! Xin được cái ấn mà chả thấy thăng quan tiến chức đâu mà suýt chết bẹp! Chưa kể còn đủ các loại tệ nạn móc túi, chặt chém bắt chẹt khách gửi xe, hàng quán la liệt, ko có chỗ vệ sinh, rải rưởi tràn làn...! Anh bạn tôi người Nam Định ra vẻ tự hào: Nam Định bây giờ trở thành tỉnh nghèo, ko có tiềm năng du lịch, nhờ có cái nguồn thu từ lễ hội đền Trần này mà nhiều khách thập phương biết đến, tăng nguồn ngân sách đáng kể cho địa phương!...
    Chả buôn thần bán thánh là gì!

    Trả lờiXóa
  8. Nam Định là tỉnh nghèo áp chót khu vực đồng bằng sông Hồng (Hơn được tỉnh Hà Nam). Nhưng lại có nhiều người mê tín dị đoan nhất cả nước. Nói thật nhé. Chẳng có nguồn thu nào cả nên trông chờ vào cái đền để moi tiền. Chẳng lo làm ăn. Suốt ngày mê tín chỉ có mụ cả đầu. Miếng ấn đó vào tay tôi chỉ là miếng giẻ lau.

    Trả lờiXóa
  9. Một trò thổi phồng mê tín dị đoan. Thằng nào tham thì cứ chen nhau mà cướp ấn. Người thông minh thì đứng nhìn xem người Nam Định điễn hề.

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là chỉ có ở NAM ĐỊNH.
    Không đâu như NAM ĐỊNH.
    Bác Diện không phải nói nhiều làm gì. Sang năm cứ cho cướp thoải mái. Có người chết là tự dẹp ngay ấy mà.

    Trả lờiXóa
  11. Không bán ấn thì tỉnh lấy đâu ra nguồn thu hả bác Diện???
    Cứ để cho người ta bán thoải mái đi. Sau này những người mua lôi ra làm mớ rửa bát.

    Trả lờiXóa
  12. Bác Diện là TS hán nôm mà trông như dân công nghệ nhỉ? Thật kính nể. Chẳng bù cho mấy ông TS mua bằng chẳng biết vào Goole.

    Trả lờiXóa
  13. Cái lập luận của TS Diện thì khái niệm về cái Ấn nó hơi bó hẹp trong giai đoạn mở cửa, phát triển king tế thi trường...

    Cái Ấn bây giờ có phải chỉ là biểu tượng thăng quan tiến chức như ngày xưa nữa đâu !!!
    Ngày nay thì Doanh nghiệp, công ty, cửa hàng, cơ sở sản xuất nào không có ấn. Nó còn là biểu tượng cho việc quản lý sản xuất kinh doanh thành đạt.
    Đầu năm mới cũng muốn sẽ ký hết được nhiều hợp đồng kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển đội ngũ quản lý giỏi...Tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, Cạnh tranh lành mạnh, Đóng thuế đầy đủ cho nhà nước...!!!

    Cái hào khí Đông A, cái tinh thần thượng võ và cái tinh thần khai phóng của lễ hội đền Trần ngày nay nó chuyển hóa đổi mới, đi vào lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội thời mở cửa!

    Phương án mở rộng, in tờ giấy có ấn phát đủ cho mọi người, mọi doanh nghiệp đều vui vẻ hoan hỷ đầu Xuân có gì mà không làm được !!!

    Trả lờiXóa
  14. Nghèo đói thì đóng ấn để bán chứ sao bác Diện. Nay mai chúng còn bán khối thứ nữa ấy chứ. Tôi nghĩ Bộ muốn giải tán vụ bán ấn lắm. Nhưng tỉnh thì muốn giữ. Nhưng chỉ cần có người chết là sẽ lắm chuyện. Giống như bên Campuchia đó. Rồi sẽ có ngày như thế. Bác Diện là nhà khoa học. Bác thử chất vấn các xếp xem. Chẳng lẽ có người chết mới dừng.

    Trả lờiXóa
  15. Ngày xưa làm gì có phát ấn. các năm gần đây mới tổ chức bán ấn thôi. Ngày xưa PR lên để kiếm chút tiền. Giờ thời buổi lạm phát, kiếm ác hơn.

    Trả lờiXóa
  16. Bác Diện ơi, nếu viện cớ xã hội hiện đại, xã hội mở, xã hội dân chủ cần phải "chuyển hóa truyền thống" để đem cái ô trọc vào chốn linh thiêng, dùng cái thấp hèn bôi đen tâm thức dân tộc thì đấy đâu phải là văn hóa! Muốn phá nước không thể phá hơn những cái lễ "khai ấn" hủy hoại lòng người này!

    Trả lờiXóa
  17. Tôi nhận ra rằng trong những năm gần đây. Việc trùng tu đền chùa miếu mạo cổ xúy tinh thần mê tín dị đoan. Làm cho dân chúng quên đi rằng trong cuộc sống nào tham quan, nào lạm phát....Đấy mỵ dân như thế thì ai là phản động. Nhưng khi con người không có niềm tin ở nơi nhũng nhà lãnh đạo, họ phải gởi gắm niềm tin ở nơi rất mơ hồ. Tội nhỉ.

    Trả lờiXóa
  18. Trong bac Dien rat giong buc tuong dang sau. Hehe.

    Trả lờiXóa
  19. Lễ hội Đền Trần mấy năm nay đã bị thương mại hoá một cách công khai.Những nét đẹp văn hoá đã nhường chỗ cho sự buôn thần bán thánh,sự lộn sộn trong việc này tôi nghĩ khởi nguồn chính là từ các cấp chính quyền,vì muốn tăng nguồn thu ngân sách mà vô tình nhồi vào đầu du khách một sự mê tín hão huyền.
    Đề nghị chính quyền tỉnh Nam Định cần chấn chỉnh lại,để lễ hội có nhiều ý nghĩa đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  20. Trả lời của TS Diện là rõ ràng, có trách nhiệm. Chính quyền Nam Định nên tập trung lo những việc mà chưa làm tốt cho dân hơn là tham gia chủ trì vào cái lễ này.
    Lãnh đạo Nhà nước, Bộ 4T đừng lãng phí cho những cái lễ vô bổ như thế này, giành thời gian vào để lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục, đừng để cho các cháu đạt điểm 0 môn lịch sử.
    Nói thế thôi, không biết ai thắng ai?

    Trả lờiXóa
  21. Chúng nó ngu nhưng mà chúng nó đông lắm!

    Trả lờiXóa
  22. Khách ẩn danh nói: "Trong bac Dien rat giong buc tuong dang sau. Hehe"(16:40 Ngày 01 tháng 8 năm 2011)

    Chuẩn! Không cần chỉnh! Ai cũng bảo thế đấy. Họ nói đấy là ...hai anh em.

    Trả lờiXóa
  23. Thưa quý vị:

    Cung cầu là quy luật cơ bản của kinh tế thị trường. Khi xã hội có nhu cầu mua quan bán chức thì xã hội sẽ phải tạo ra nguồn cung.

    Tôi nghĩ Nam định nên tiếp tục công khai bán ấn như đã làm, có thể mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch ở các tỉnh thành khác nhằm phục vụ nhu cầu mua quan bán chức ngày càng tăng trong xã hội chúng ta.

    Nam định cũng có thể sử dụng các biện pháp đấu giá nếu nhiều người cùng muốn mua một chức, hoặc số chức sắc (định bán theo kế hoạch) không đủ phục vụ hết nhu cầu của người mua.

    Tuy nhiên, Nam định cần công khai danh tính người mua, số lãi thu về sau khi trừ chi phí và mục đích sử dụng số tiền lãi đó.

    Kính

    Trả lờiXóa
  24. Mấy năm nay tôi là một trong những người đi xem lễ phát ấn đền Trần. Thú thực mà nói đúng Là lễ phát ấn đề Trần đã bị thương mại hóa. Ai ai cũng muốn được thăng quan tiến chức từ lão nông cho đến trẻ ranh. Thăng quan tiên chức để làm gì? Chắc không ngoài ý muốn mong có bổng lộc nhiều. Vậy ai là đầy tớ đây? Lấy lộc của ai đay? chắc không ngoài đồng tiền còm mồ hôi nước mắt của người lao động nộp thuế, vậy hãy dẹp bỏ lễ phát ấn đền Trần đi. Chắc ngày trước các vua Trần cũng không muốn con cháu đời nay lợi dụng là điều phi nhân thất đức như vậy!

    Trả lờiXóa
  25. Chả cứ gì lễ hội đền Trần, đền chùa nào bây giờ mà chả thế?!!

    Bộ văn hóa chả tự hào về thành tích mỗi năm tổ chức được 8902 lễ hội là gì? Có dân nước nào sướng bằng dân Việt mình không, quanh năm đi lễ hội cũng không hết:

    http://vietbao.vn/Van-hoa/Viet-Nam-co-8902-le-hoi-trong-mot-nam/70004243/181/

    Trả lờiXóa
  26. "trong lễ hội đền Trần nói chung, nghi lễ Phát ấn là hạt nhân, nhưng chính vì nó là hạt nhân mà phải cần giữ gìn nó đúng như các truyền thống. Ở đây yếu tố Khai ấn và Phát ấn phải là yếu tố "tĩnh" trong một cái "động" là toàn bộ lễ hội đền Trần..."
    Hay, hay quá ! quá hay !!! Rõ ràng, minh bạch, và logic của khoa học. Ý này là "tĩnh" trong một cái "động" là tất cả bài phỏng vấn. Cảm ơn BÁC DIỆN ạ.

    Trả lờiXóa
  27. Người Sơn Tâylúc 20:06 1 tháng 8, 2011

    Luôn ủng hộ những việc bác đang làm. Mong bác là một trong những người sẽ tiếp tục truyền thống, khí phách của các bậc danh sỹ xứ Đoài - vùng đất 2 Vua, địa linh nhân kiệt.

    Trả lờiXóa
  28. Bài trả lời phỏng vấn Tuyệt vời. Tâm sáng, Trí cao. Không ngày nào tôi không vào Blog của Tiến sĩ Diện đôi ba lần. Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện./.

    Trả lờiXóa
  29. TUNG HÔ CÁI VIỆC ẤN IẾC NÀY CHỈ LÀ MỘT LŨ HÁM DANH, LỢI TỪ QUAN CHỨC, "HỌC DẢ" ĐẾN DÂN NGU CU ĐEN.

    Trả lờiXóa
  30. Tiến sỹ nói đúng, hãy trả lại nó như vốn có. Nghĩ lại thấy nhiều chuyện nực cười, ngày trước CN Mác là kim chỉ nam không tôn giáo cúng bái lễ lạt... nên đập phá đền chùa (thậm chí có nơi cho nổ mìn đền thờ thành hoàng làng) thành ra mất gốc, ngày nay vẫn CN Mác nhưng vái lạy như bổ củi không có lễ hội gì thì vẽ ra cho có nếu có mà bé thì vẽ ra cho to thành ra méo mó chẳng ra giống gì. Tôi là người Nam định thấy xấu hổ, là người mang họ Trần chẳng biết có dây mơ rễ má nào không cũng thấy xấu hổ lây. Các bác chính quyền ở Nam định làm sao để thấy đỡ xấu hổ thì làm đi!

    Trả lờiXóa
  31. Cảm ơn Nguyễn xuân Diện về quan điểm rõ ràng của anh đối với sự kiện phát ấn đền Trần . Tôi không nghĩ cơ quan quản lí văn hoá yếu kém tới mức không xác định được bản chất của vấn đề mà dường như ở đây họ đang cố tình gieo vào đầu óc nhân dân một thứ bùa mê để ngu dân thì phải , và dân đã NGU thì thật dễ dàng để cai trị & trục lợi .
    sonthuy nói

    Trả lờiXóa
  32. Tiền tài, địa vị và danh vọng đã làm những người có trách nhiệm mờ mắt và đánh mất lương tri. Thật là đáng tiếc !!!

    Trả lờiXóa
  33. oái !
    Lại PGS.TS. Nguyễn Chí Bền ,,, Viện trưởng!!!
    P/s: cái chi hổng biết thì tra gú gồ

    Trả lờiXóa
  34. Bác là tiến sỹ trên mặt trân văn hóa. Em là du kích trên măt trân văn hóa. Chúc Pác chân cứng đá mềm. Bác đã nói tất cả cho những người không biết nói và cả những thằng không giám nói. Rất cảm ơn Pác

    Trả lờiXóa
  35. Những gì là LỊCH SỬ thì phải giữ nguyên, không thể tự CẢI BIÊN LỊCH SỬ. Nếu cứ mỗi thế hệ chúng ta lại đem cải biên những ý nghĩa của truyền thống, di tích lịch sử đi thì sau này đời đời tiếp nối họ còn có thể hiểu được những gì về những truyền thống thật và di tích lịch sử thật đó nữa không ? Tự nhiên trong mấy năm gần đây sinh ra cái lệ PHÁT ẤN ( BÁN ẤN ), và cứ thế những đời con cháu chắt... sau này lại tiếp tục cải biên cái lệ này thì thiết nghĩ ẤN đền TRẦN có còn là lịch sử nguyên gốc nữa không?

    Trả lờiXóa
  36. Hội thảo mà không cho phản biện thì thảo thiếc cái gì, gọi là cuộc phát biểu cảm tưởng có micro thôi.
    Tình Nam Định không biết khai thác cái Hào khí Đông A thì nên biết lắng nghe thực sự, đừng đem tư duy dự án vào lĩnh vực văn hóa-tâm linh!

    Trả lờiXóa
  37. mấy ổng chẳng quan tâm gì tới phong tục lễ hội gì đâu. Tất cả chỉ vì một chữ "Tiền" to tướng.

    Trả lờiXóa