Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

NGUYỄN XUÂN DIỆN: TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ BÁO


Nguyễn Xuân Diện tỏ ra khá dè chừng khi tiếp xúc với báo giới. Và việc đầu tiên anh làm khi đồng ý trả lời cuộc phỏng vấn của tôi là: đặt một chiếc máy ghi âm của anh song song bên cạnh máy ghi âm của tôi…

Tôi có cảm giác anh rất “đề phòng” với cánh phóng viên…

Đúng vậy! Thứ nhất, khi tiếp xúc với một số nhà báo tôi cảm thấy không hài lòng. Họ cứ thế đăng mà không hề gửi lại cho tôi đọc trước.

Thứ hai là có một số nhà báo, nhất là những nhà báo trong lĩnh vực truyền hình luôn cho rằng được lên báo chí, được xuất hiện trên truyền hình là vinh dự lớn cho nhân vật. 

Và thứ ba là các tòa soạn báo bây giờ thường có xu hướng chạy theo lượng người mua nên họ hay khoét sâu vào những chuyện giật gân, câu khách, riêng tư, trong khi mục đích chuyển tải thông tin và thông điệp của báo chí không phải như vậy. 

Thông điệp của báo chí là phải nói đúng sự thật, phải chuyển tải những chia sẻ của nhân vật được phỏng vấn tới công chúng với tính chất xây dựng.

Anh có khắt khe quá không khi đề ra nguyên tắc nhà báo phải gửi lại tác phẩm phỏng vấn anh trước khi đăng? Tom Brate – một nhà báo nổi tiếng của Mỹ từng viết trong tác phẩm “Lời tự thú của một nhà báo” rằng nguyên tắc của ông là không gửi lại bài viết cho nhân vật để đảm bảo tính chân thực, khách quan. Mà không phải chỉ có Tom, đa phần nhà báo ở những nước có nền báo chí tiến bộ đều như vậy…

Đó là nguyên tắc của họ. Còn nguyên tắc của tôi là phải gửi lại bài cho tôi trước khi đăng tải. Tất nhiên, tôi chỉ sửa chính tả, và từ dùng chưa chỉnh, chứ không thay đổi cấu trúc bài viết và ý kiến cá nhân của tôi được phát ra tại thời điểm trả lời phóng viên. Khi đã nhận lời trả lời phỏng vấn báo chí thì người phỏng vấn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với phần trả lời của mình. Hay, dở họ đều phải chịu. Cách dựng bài hay đưa tin bài không chuẩn xác của phóng viên sẽ có thể gây ra hiểu lầm cho công chúng, nhất là đối với các vấn đề khoa học và thời sự nóng bỏng.

Phải chăng anh nghi ngờ rằng họ - những nhà báo, không ghi lại chân thực những gì anh nói và anh không có lòng tin với họ?

Cũng không hẳn như vậy. Tôi nói rồi đấy, đó đơn giản chỉ là nguyên tắc của tôi. Có những cái thuộc về chuyên môn, có những cái thuộc về vấn đề nhạy cảm và tôi muốn chuyển tải nó đúng với tinh thần của mình để bạn đọc không hiểu lầm, hiểu sai.

Người ta bây giờ hay nhắc tới cụm từ “Trách nhiệm công dân của một nhà báo”, anh nghĩ gì về điều này?

Người bình thường đã phải có trách nhiệm công dân, nhưng nhà báo còn phải có trách nhiệm hơn. Họ là những người hành nghề trong một nhóm nghề tương đối đặc biệt, được trang bị về kĩ năng chuyên môn, họ có diễn đàn và những sản phẩm của họ có tính chất định hướng dư luận, nó tác động tới cả người dân và cả các cấp lãnh đạo. Mỗi lời họ nói, mỗi sự thật họ viết ra đều phải nghiêm túc và có định hướng tốt. Quan trọng nhất vẫn là sự chân chính và tính chiến đấu.

Tất nhiên, để có được tính chiến đấu thì đôi khi các nhà báo phải chấp nhận hi sinh. Đôi khi tính chiến đấu không được như họ mong muốn thì họ phải tìm nghề khác. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều nhà báo chuyển nghề chỉ vì họ không viết được những thứ như họ muốn.

Ý anh nói là báo chí ta hiện nay tiếng nói phản biện chưa được mạnh mẽ?

Ngoài chuyện phản biện chỉ ra những cái xấu, cái lệch lạc, cái chưa tốt… ở tất cả các lĩnh vực, báo chí ta còn chưa đề cao tính xây dựng xã hội. Ngày xưa cụ Hồ hay phát động phong trào “Người tốt việc tốt”, các báo cũng mở ra các chuyên mục người tốt việc tốt. Nhưng bây giờ mở báo chí ra công chúng chỉ toàn thấy những vụ việc giật gân câu khách, lộ hàng, cướp giật… Trong khi những gương người tốt việc tốt thực sự không thấy bóng dáng nhiều như xưa nữa. Cũng có nhiều bài phản ánh “người tốt việc tốt” thật đấy, nhưng lại phản ánh những đại gia, những thú ăn chơi xa xỉ… cho nên không ít những “người đương thời” đó một thời gian sau lại sụp đổ hoàn toàn trong mắt người đọc.

Rồi những góc cạnh của tâm hồn, những rung động trước vẻ đẹp thường nhật của cuộc sống báo chí cũng ít đề cập đến. Phải chăng báo chí đã bỏ quên mất một mảng lớn như thế trong những trang viết của mình?

Lâu rồi tôi không còn đọc báo giấy, vì báo không còn hấp dẫn tôi nữa. Trong khi rất nhiều những blog, website cá nhân lại làm được điều đó và nó hút người đọc.

Và blog của anh cũng là một trong những blog hút người đọc?

Tôi không thích những tin giật gân. Tôi chỉ trình bày cho họ thấy cái tôi quan tâm là cái gì thôi. Và may mắn là những điều tôi quan tâm lại cũng là những vấn đề mà bạn đọc của tôi quan tâm.

Blog là cuốn sổ tay cá nhân của tôi. Tôi viết cái gì là tự trong lòng tôi viết ra, có cả tình cảm, hơi thở của tôi trong đó, có cả những tâm sự, trò chuyện của tôi. Bạn đọc mở blog của tôi thì như gặp chính tôi và cũng như gặp chính họ. Có lẽ vì thế họ cảm thấy sự đồng điệu và yêu thích nó.

Anh có khả năng viết lách như vậy sao không đi làm báo chính thống mà lại ngồi nhà làm một blogger?

Từ khi mở blog cá nhân tôi không còn hứng thú viết bài, gửi bài cho báo chính thống nữa. Một bài báo tôi gửi đi phải qua bao nhiêu khâu mới được xuất hiện trên mặt báo. Nhiều tòa soạn nhận được bài hay không cũng không phản hồi, đăng hay không cũng không thông báo. Đến lúc đăng bài rồi cũng phải tự tìm rồi tự tới tòa soạn lấy nhuận bút, hoặc cung cấp thông tin về tài khoản, mã số thuế, số chứng minh nhân dân v.v... Sự chậm chạp ấy khiến nhiều khi tôi cảm thấy mình không có quyền lợi với chính bài viết của mình (ngay cả buổi PV hôm nay tôi cũng không được trả tiền - hiện mới chỉ có 3 tờ báo và VTV, HTV có trả tiền cho cuộc PV tôi). Còn với blog, nó là hơi thở từng giờ từng phút. Tôi thở, tôi ốm, tôi đau là bạn bè trong thế giới mạng của tôi đều có thể biết ngay lập tức.

Nhiều người cho rằng trong thời đại loạn thông tin như thế này, mở blog, viết những bài “nhạy cảm” hút người đọc cũng là một cách để đánh bóng tên tuổi cho blogger?

Mở blog, tôi không đặt ra việc phải phục vụ một đối tượng nào đấy với ý phải chinh phục họ. Tôi nói rồi đấy, tôi mở blog ra chỉ giống như mở một cuốn sổ tay cá nhân. Ai thích thì đọc. Ai không thích thì thôi. Tôi có tên tuổi gì đâu mà phải đánh bóng. Mặt tôi như mặt Bao Đại nhân thế này, đánh đến bao giờ cho bóng loáng lên được?! (cười).

Nhưng như vậy người ta cho rằng anh chỉ giỏi đứng ngoài mà chỉ trích, bới móc?

Có thể có một số người cho rằng blog của tôi mở ra 10 bài thì có đến 8 bài đề cập đến những vấn đề chưa tốt, những ý kiến mang tính phản biện. Nhưng đừng vì vậy mà nhìn blogger với con mắt toàn màu đen, đừng đánh giá chúng tôi không có tinh thần xây dựng. Chúng tôi chỉ mong ý kiến đóng góp xây dựng của mình được tiếp thu. 

Một bloger có nhiều bài viết sắc sảo như anh có tự nhận mình là một nhà báo?

Không! Tôi không phải là người sắc sảo. Có bạn đọc comment nói rằng: Cái ông Diện này có viết lách được bài nào ra hồn đâu, toàn copy từ các trang khác về thôi! 

Năm ngoái, có người xếp tôi vào danh sách để bình chọn “Nhà báo của năm”. Nhưng tôi không phải là một nhà báo. Có lẽ bạn lầm tưởng vì tôi có một blog cá nhân với những trang viết phản ánh sự thật như vậy. Nhưng tôi khẳng định lại một lần nữa: blog là cuốn sổ tay cá nhân của tôi và tôi không phải là một nhà báo. Nguyễn Xuân Diện không phải là một nhà báo. Tôi đơn thuần chỉ muốn được thở tiếng thở của mình, nói tiếng nói của mình trên cuốn sổ tay của mình mà thôi.

Anh có hài lòng về cuộc phỏng vấn hôm nay không? 

Không! Bài PV hôm nay tôi chỉ trả lời thụ động các câu hỏi của nhà báo. Nhà báo hỏi tôi bằng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Tôi thấy nhà báo chưa dẫn dắt tôi và buộc tôi phải trải lòng mình. Tốt nhất là đừng đăng bài PV này trên tờ báo của bạn. Dẫu sao cũng xin cảm ơn nhà báo đã có lòng hỏi đến! 

Xin cảm ơn anh!
V.H thực hiện.

70 nhận xét :

  1. Cảm ơn anh đã có một bài trả lời phỏng vấn rất hay, thích quá.
    Nguyễn Xuân Diện không phải là một nhà báo, nhưng người ta vẫn coi anh như một nhà báo, thậm chí còn hơn cả một nhà báo.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Thành Chunglúc 12:08 20 tháng 6, 2011

    Có nhiều thằng, rất nhiều thằng luôn nói: "Tôi là nhà báo" để doạ dẫm tống tiền, lừa đảo, mặc dù viết còn sai chính tả, trí thức thì viết thành tri thức, mà không biết là viết sai chỗ nào.
    Tôi đặc biệt ghét cái lối viết báo chuyên đưa chuyện loạn luân, vô đạo lên báo. Bây giờ họ hết chuyện loạn dâm hiện đại, lại quay về lôi sử Tầu ra để viết chuyện loạn luân. Chính họ đang làm cho người đọc trẻ thấy rằng những việc đó là bình thường, người nổi tiếng trong sử sách còn làm được nữa là người thường. Nhưng một điều rất lạ là, những comments của tôi phê phán và đề nghị họ đừng đăng những bài đó không được hiển thị.
    Và vì vậy, khi gặp ai là nhà báo, tôi đều thấy ghê ghê, cứ nghĩ ngay đến tác phẩm của họ là mấy bài báo mạng kia. Xin lỗi các nhà báo chân chính.

    Trả lờiXóa
  3. Anh có khả năng viết lách như vậy sao không đi làm báo chính thống mà lại ngồi nhà làm một blogger?

    Một câu hỏi rất vô duyên.

    Trả lờiXóa
  4. Rất chia sẻ cùng chú điều này, hãy để cho mọi người nhìn nhận và đánh giá, không khiên cưỡng và gò ép được.
    Việc chú tâm huyết với những vấn đề, những bài viết hay rồi đưa về để để chia sẻ với mọi người sẽ được mọi người hiểu, đón nhận và trân trọng (đúng là một hiên trà với sự giản dị chân thật cùng những trao đổi, sẻ chia, suy nghĩ)

    Trả lờiXóa
  5. Tra loi trich thuong, tinh tuong

    Trả lờiXóa
  6. Báo là bộ mặt của cuộc sống. Nếu chỉ tạo được ra 500 cái bộ mặt giống nhau bởi make up thì người ta đọc báo làm gì cho tốn...Giấy.
    Bánh mì có bóp vụ vẫn là bánh mì, còn sự thật chỉ cắt xén đi một chút đã là sự giả dối. Ây là một đ/c lãnh tụ CS đã nói như vậy.
    Điều đó giải thích tại sao báo cân lại rất có ích nhiều khi đắt nữa cho các bà bán sôi. Bởi các bà ấy cũng ý thức bảo vệ môi trường không sử dụng màng PE.
    Bác Diện nói chính xác là một Blogger khéo NHỂ. Từ Nhể là từ của Trần Dần khi thấy em gái lấy chân Nhể hoài mặt cái Dòng sông trên cái con đò, được đông đảo các blogger hưởng ứng, vì tài Nhể khéo, Nhể trúng.
    Không biết những cái túi mủ của cuộc sống có bật ra không để có một cái sẹo, bảo rằng vết thương đã khỏi, tiếp tục sống và đánh thức cái mầm sinh mới ???
    ......
    Tố Như

    Trả lờiXóa
  7. Một bài trả lời phỏng vấn chỉ biết nói:" Very good"

    Trả lờiXóa
  8. Từ lâu tôi không mua cũng như không đọc báo viết vì nội dung quá nhàm chán và ít thông tin. Tôi rất thích đọc những bài trên các trang Blogg như của anh Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Lập, Trần Nhương, Nguyễn trọng Tạo và Phạm viết Đào, tôi có cảm giác họ đã nói lên được nhưng điều mà tôi suy nghĩ và tôi biết ơn họ. VÀo mạng đọc Blogg từ lâu đã trở thành thói quen của tôi.

    Trả lờiXóa
  9. Nông Thị Bích Liênlúc 12:53 20 tháng 6, 2011

    Bác Diện trả lời báo chí như vậy chúng cháu còn phải vác cặp đến Viện Hán Nôm mà học dài dài...
    Bái phục, bái phục...

    Trả lờiXóa
  10. Ở đây không sexy, ở đây không sex. Ở đây không cởi đồ, ở đây không rách đồ. Chẳng có môi ớt chín, chẳng có mông bóng chuyền. Chẳng đào,chẳng lê, chẳng cau, chẳng na gì cả. Chỉ một lão chủ trà đen xì và triệu ông bà lầm lì nhất quyết Nặc danh.
    Yêu lẽ phải: nặc danh
    Yêu khoa học: Nặc danh
    Yêu cuộc sống: Nặc danh
    Yêu quê hương thì lại mang cái danh chạy quanh Bờ Hồ.
    Bắt: chịu
    Chết: nhận
    Phản bạn, bán nước, vong nghĩa bội ơn: Không
    Có phải nhà báo không: không
    có phải nhà văn không: không
    có phải Giáo sư, Tiến sĩ không: không
    Chỉ là thường dân vô danh, chỉ là thường dân uống trà. Nặc danh
    Và ngẩng cao cái mặt đen dưới lá cờ tổ quốc...


    (cháu vụng về. không biết viết văn chương. bày tỏ đôi lời vui với các bác trong Tễu Trà hội)
    (Nặc danh: Ngọc)

    Trả lờiXóa
  11. KTS Trần Thanh Vânlúc 13:19 20 tháng 6, 2011

    Ts Nguyễn Xuân Diện ơi.
    Anh không phải nhà báo, đúng vậy.
    Nhưng "NHÀ BÁO" là ai nhỉ? Phải chăng là những người được học qua Khoa báo chi của một trường chuyên nghiệp nào đó, rồi được tuyển dụng vào biên chế của một TỜ BÁO nào đó, rồi được cấp THẺ NHÀ BÁO, rồi có chân trong HỘI NHÀ BÁO... rồi được viết một số bài THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA THỦ TRƯỞNG nào đó đẻ QUÁN TRIỆT ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO ????
    Nhà náo kiểu đó thì Nguyễn Xuân Diện không nên là NHÀ BÁO.
    Hãy làm việc như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  12. Xin chúc mừng các nhà báo Việt nam. Nghề báo là nghề cao quý, vì nó phản ánh thực cuộc sống, phản ánh thực tâm tư, suy nghĩ của dân,vì nó đồng hành cùng dân tộc, nhân dân, vì nó nêu cao chính nghĩa.Vì thế mà Bá kiến chỉ sợ giáo Thứ(nó viết là vạn người nghe).Nhưng trộm nghĩ, hiện nay nhiều nhà báo không bằng lớp nhà báo xưa, không dám đấu tranh, không dám đối mặt với thực tế...như lớp đàn anh thời Pháp, Mỹ(Hay thời đó nó cho tư do hơn?).Đến TQ đâm tàu, giết ngư dân mà vẫn phải viết tầu lạ, đến những việc tung hô mua vui rẻ tiền...cho ai đó. Cuộc sống, dân tình thế thái thì đầy ắp các sự kiện nóng hổi,sinh động mà ít phản ánh, lại đi vào những vấn đề tầm thường: cướp, giết,lộ hàng, hở ngực, chân dài, đồ to nhỏ...(các anh thấy nhan nhản trên Việt nam nét-một tờ báo tử tế hơn nhiều báo khác).
    Vì vậy, người dân bây giờ vào mạng đọc Blog và quả thật nhiều Blog giá trị hơn rất nhiều báo. Họ là những nhà báo chân chính.Tôi chân thành chúc các Nhà báo Chân chính: NXD,NQL, PXN, PVĐ,TN, NTT, MTH... sức khỏe, tâm sáng, đức trong, bút thẳng. Nhân đây cũng phải hội thảo khoa học:BLog và báo chí?

    Trả lờiXóa
  13. Thân chào anh Diện, xin được vài dòng chia sẽ với anh, viết trên Blog riêng của mình, để thêm nhiều người nữa biết về Anh, một người tuy không phải nhà báo (như anh nói) nhưng với tôi, anh là nhà báo chân chính, có tài, đặt biệt có tâm thiện, muốn đem lại sự thật cho mọi người.
    Kính chào anh.

    Trả lờiXóa
  14. Tôi hiểu XUAN DIEN lắm lắm!! Tại sao cứ phải là một "nhà" gì đó , trong khi không được" thở tiếng thở của mình, nói tiếng nói của mình" mà cứ phải uốn cong ngòi bút viết theo ý người khác , hưởng lợi cá nhân , bất chấp lợi ích QG?

    Trả lờiXóa
  15. Một nhà báo chân chính là người đưa ra những sự kiện, và chính độc giả sẽ là người đọc và đánh giá nó. Anh chính là một trong những người chân chính đó anh ạ. Cám ơn anh nhiều.

    Trả lờiXóa
  16. Chúc mừng Nguyễn Xuân Diện.
    Người không phải là Nhà báo- mà nhiều người phong là Nhà Báo.
    Cũng chẳng mấy ai được thế đâu.

    Trả lờiXóa
  17. Trạch Văn Đoànhlúc 14:05 20 tháng 6, 2011

    Nhà báo " thứ thiệt " ở ta đã có Kiều Trinh, Lại Văn Sâm, Thu Uyên và cả em gì hay làm "Người xây tổ" rồi . Bác Diện còn làm báo làm gì. Bác mà lẩn thẩn xưng nhà báo thì vô hình chung tôi lại cho bác vào chung một rọ với lũ nhà báo kia mất. Nhà báo VN bây giờ ngoài các tật xấu các bác đã mổ xẻ thì tôi còn thấy nhà báo bây giờ nghề chính là PR... tức lăng-xê kiếm tiền...Trình độ văn hóa nền, phông thẩm mỹ của phần lớn nhà báo VN giờ quá thấp, nghe hơi nồi chõ là chính.thấy Tây nó bảo cái gì hay là lăn vào khen theo mà không có tí sở học nào để tự đánh giá. Phóng viên trẻ đẹp ngây thơ mới ra trường thì bị đẩy đi viết những vấn đề mà ban biên tập cho là dễ nhất ,đó là những vấn đề về VĂN HÓA thì làm gì mà báo về VHNT bây giờ chẳng ai buồn đọc.

    Trả lờiXóa
  18. http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/ve-dep-quan-dao-hoang-sa/
    Sao lại đăng báo với chú thích ảnh của Xinhua nhỉ. Thừa nhận nó ah???
    Dân Trí ơi là Dân Trí!!!!

    Trả lờiXóa
  19. Cám ơn Nguyễn Xuân Diện. Anh là nhà báo đích thực!

    Trả lờiXóa
  20. @ Khoa_Nagoya
    Đấy là cách làm báo của các nhà báo thất thiệt, à quên "thứ thiệt". Chỉ ngồi một chỗ viết bài thôi mà. Cũng thông cảm vì Vinashin chìm rồi nên không có kinh phí, phương tiện để ra đó chụp ảnh thực tế được nên đành...mượn ảnh vậy.

    Trả lờiXóa
  21. Toàn bộ ảnh là của news.cn

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/ve-dep-quan-dao-hoang-sa/

    Bó tay!

    Trả lờiXóa
  22. Việc gì xuất phát từ cái tâm thì nó nó sẽ đến với cái tâm, cũng như câu cổ nhân dạy "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" vậy! Độc giả ngày nay nhạy cảm lắm! Không phải anh cứ vỗ ngực xưng danh tôi là nhà báo mà người ta đọc bài của anh đâu nhé. Bác Diện trả lời rất cừ khôi, thật có bản lĩnh!

    Trả lờiXóa
  23. "Anh có khả năng viết lách như vậy sao không đi làm báo chính thống mà lại ngồi nhà làm một blogger?"
    Tôi sẽ đi làm báo chính thống khi nhà nước ta cho phép báo chí được thực sự tự do ngôn luận và lúc đó có báo chí của tư nhân......

    Trả lờiXóa
  24. Hôm nay,ngày nhà báo mà anh Diện đưa bài này lên,các nhà báo hãy lấy đó mà răn mình>Cám ơn anh Diện,bài trả lời với câu hỏi nguội nhưng cứ nóng ran ran.

    Trả lờiXóa
  25. Nguyễn Xuân Diện không phải là NHÀ BÁO, anh là NHÀ NGHÈO nhưng rất giàu: giàu bản lĩnh và tiên giác.

    Trả lờiXóa
  26. Nhân vật V.H này khi phỏng vấn tòan đưa ra các câu hỏi gài bẩy . Bác Diện đã không bị rơi vào bẩy của anh ta ( chị ta ) . Ai nói gì mặc họ , miễn mình có cái tâm trong sáng là được rồi.

    Trả lờiXóa
  27. Hàng ngày tôi vào blog NXD ít nhất 2 lần và tôi nhận xét anh Diện không phải là nhà báo. Đúng hơn, anh Diện là trí thức đúng nghĩa, ý thức công dân rất cao, hết sức trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp, không dao to búa lớn.
    Tôi đánh giá rất cao anh Diện về thái độ với LS Nguyễn Thị Dương Hà !

    Trả lờiXóa
  28. Tôi thấy nhà báo chưa dẫn dắt tôi và buộc tôi phải trải lòng mình. Tốt nhất là đừng đăng bài PV này trên tờ báo của bạn.
    ___________________________
    Bác Nguyễn Xuân Diện hay nhỉ!
    Trả lời xong lại chê nhà báo "chưa dẫn dắt" mình và khuyên đừng đăng bài lên báo. Thế thì toi công phỏng vấn à?
    Mà cái ảnh của Bác trong bài này cũng chẳng giống cái ảnh treo trên đầu trang blog!!!

    Trả lờiXóa
  29. Bài này có vẻ như anh Diện tự hỏi rồi tự trả lời. Chẳng cần biết là nhà gì nhưng đọc Blog của anh em thấy có ích hơn rất nhiều các báo giấy và báo điện tử khác. Trước đây một tháng em đọc vài báo giấy nhưng khá lâu rồi (3 năm trở lại đây) em không đọc báo giấy. Cảm ơn Anh Diện. (Trịnh Xuân Nguyên)

    Trả lờiXóa
  30. Cứ thật thà nhìn thẳng vào các loại báo giấy hiện nay mà xem :hàng đống trong các hiệu thuốc bắc đang còn nguyên xêri chưa mở ra dù chỉ một lần

    Trả lờiXóa
  31. Hoan hô Lâm Khang
    Cứ gì phải nhà này nhà nọ
    Trang blog của anh thật thú vị, ngạc nhiên một nỗi là bọn tin tặc lại oánh sập cái trang cũ của Lâm Khang bà con nhỉ
    CHÚC lÂM KHANG LUÔN MẠNH KHỎE CHO BÀ CON NHỜ

    Trả lờiXóa
  32. Trích :Còn người Mỹ thì nói về phóng viên như thế này: “Phải tránh xa con bò 3m; tránh xa thằng say 30m và phải tránh xa thằng nhà báo 300m”.

    Còn ở Việt Nam ta, có một vị lãnh đạo tài năng và uy tín bậc nhất đã từng phải cay đắng thốt lên rằng: “Đừng cãi nhau với báo chí. Cãi với báo chí không khác gì ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt!”.

    Nghe thật buồn và đau đớn làm sao.

    Trả lờiXóa
  33. Thích bác Diện, bác Bọ Lập, bác Trung Quân và một vài người khác chính vì sự thẳng thắn và chân thành. Những cái đó tưởng như đơn giản, nhưng giờ sao thấy hiếm mà kẻ đi bằng đầu gối thì nhiều. Chúc bác sức khoẻ!

    Trả lờiXóa
  34. Nghề báo là một nghề cao quí! Nhà báo ngoài tài viết còn phải có cái tâm. Bài báo viết ra phải đạt được chuẩn "chân, thiện ,mỹ". Thế mà nhiều báo hiện nay không dám đăng chính xác thật những sự kiện nóng hổi trong cuộc sống đáp ứng sự quan tâm của lòng dân thì người dân xa lánh và coi thường những tờ báo đó! Ts Nguyễn Xuân Diện tự nhận không phải là nhà báo, nhưng đối với mọi người anh là hào kiệt. Tuy hiện nay VN còn là một nước nghèo và thực lực yếu hơn nước láng giềng TQ đang gây hấn ở Biển Đông của ta... Nhưng như Nguyễn Trãi đã khẳng định: Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau. nhưng hào kiệt đời nào cũng có! Những bài viết của anh có tính chân thực và động viên được tinh thần yêu nước của nhân dân nên được nhiều người tìm đọc và kính phục. Cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  35. Với nhà báo chính thống mà không cảnh giác thì có mà điên .Thổ lộ tâm tư thì có ngày mang tiếng là ngây ngô như chơi .

    Trả lờiXóa
  36. NGƯỜI YÊU BÁC DIỆN - HÀ TÂYlúc 18:09 20 tháng 6, 2011

    CHỈ MỘT CÂU: BÁC DIỆN THÔNG TIN LUÔN CHÍNH XÁC, KỊP THỜI, XIN CÁM ƠN! CHÚC MỪNG BÁC DIỆN! TUY BÁC CHƯA NHẬN LÀ NHÀ BÁO NHƯNG BÁC RẤT DŨNG CẢM VÀ ĐÚNG CHẤT MỘT NHÀ BÁO CHUYÊN NGHIỆP!

    Trả lờiXóa
  37. Hehe, NGUYỄN XUÂN DIỆN TỰ 'TRỰC TUYẾN'

    Trả lờiXóa
  38. Tại sao các nhà văn đầu những năm 1900 như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ... nổi tiếng và được độc giả yêu thích? Theo tôi vì họ viết những sự thật ở đời thường. Sự thật luôn là mối quan tâm, khát khao của người dân. Dân ta bây giờ có giống với hồi những năm 1900 chăng? Sao giờ đây tôi ước ao, tôi khát khao dược nghe và đọc sự thật thế !!!

    Trả lờiXóa
  39. Bác Diện đã nói lên một điều oái oăm của đất nước mình:" Việt nam mình là như thế đấy":Tiến sĩ chưa hẳn là Tiến sĩ,Giáo sư chưa hẳn là Giáo sư,Nhà báo chưa hẳn là nhà báo,Công An chưa hẳn là CÔNG và cũng không phải là AN... Không biết các vị có trách nhiệm "cầm trịch" cho đất nước này có "thấm thía được điều "cay đắng " này không

    Trả lờiXóa
  40. Thử cho xuất bản, tự do báo chí xem 'nhà nào' hơn 'nhà nào'.Cầm ngòi bút là phải xuất phát từ tâm thì mới đi vào lòng bạn đọc. Cám ơn bác Lâm Khang đã mở Trang Blog này.

    Trả lờiXóa
  41. Hà Tĩnh quê choa!lúc 19:30 20 tháng 6, 2011

    Thời gian tới là phải có ngày Bloger để tôn vinh những người như bác Diện, bác Đào, Nguyễn Trọng Tạo vv.

    Trả lờiXóa
  42. Em có ý kiến là Blog của bác Lâm Khang nên lấy câu khẩu hiệu :
    Chẳng hạn như :
    Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.
    Đâm mấy thăng gian bút chẳng tà.

    Trả lờiXóa
  43. Hahaha,
    Vnexpress gỡ bỏ bộ ảnh Hòang Sa từ Xihua rồi.
    Chắc có đọc blog của Bác Diện.
    Dù sao cũng tốt hơn là để chình ình đó, gai mắt lắm

    Trả lờiXóa
  44. Mac du biet Nguyen Xuan Dien tu "truc tuyen" nhung dau phai ai cung biet cach "trai long" de thuong nhu vay. XD dung la nguoi linh qua cam,luon san sang tranh dau,vi su cong bang va le phai,du o bat cu hoan canh nao.

    Trả lờiXóa
  45. Quê hương thân thương!lúc 19:59 20 tháng 6, 2011

    Cám ơm Lâm Khang - Nguyễn Xuân Diện đã mở Quán trà này để cho em có chỗ trút bầu Tâm sự.

    Trả lờiXóa
  46. Nhân ngày nhà báo cháu xin kính chúc chú Diện và gia đình được mạnh khỏe, bình an, thành đạt ... và có một ngòi bút giàu sức chiến đấu.Và chú luôn nhớ rằng bạn đọc luôn ở bên chú.

    Trả lờiXóa
  47. Tôi thích câu này:
    "Bạn đọc mở blog của tôi thì như gặp chính tôi và cũng như gặp chính họ. Có lẽ vì thế họ cảm thấy sự đồng điệu và yêu thích nó."
    Cảm ơn bác Diện nhé

    Trả lờiXóa
  48. Anh Diện không đẹp trai,nhưng blog thực sự có nhiều tin bài giá trị về sự thật. Tôi rất thích và xin cám ơn anh Diện rất nhiều./

    Trả lờiXóa
  49. Blog có cái sướng của blog là cực hot
    Báo có cái sướng của báo là đọc 1 cái suy ra 100 cái khác, và rất lỳ
    Chính vì vậy blog đã chiếm hết ô nhớ của trí giả

    Trả lờiXóa
  50. tôi không hiểu được vị nhà báo nói chính thống là thế nào lấy cơ sở nào để xác định đâu là chính thống đâu là không chính thống cũng như hai người đi tu một người tu ở nhà và ở chùa thì ai là chính thống thật là bác diện thừa thời gian tiếp khách nhiều quá

    Trả lờiXóa
  51. Ơ! Bác Nặc Danh (21:14 ngày 20.6.2011),

    Thế sao lại có một cô cứ khen tôi đẹp trai, vì vậy, vào thăm blog này mỗi ngày, mặc dù - người đó nói - blog không thực sự hay lắm!

    Thật, tôi chẳng hiểu ra làm sao! Biết tin ai bây giờ ?

    Trả lờiXóa
  52. Nông Thị Bích Liênlúc 22:47 20 tháng 6, 2011

    Gặp Bác Diện ở buổi hội thảo về "lên đồng" nghe Bác nói tưởng như mình sắp được "nhập đồng" đến nơi rùi...đến bây giờ mỗi ngày ko vào Blog của Bác lại có cảm giác thiếu thiếu và hụt hẫng đến lạ kỳ, chẳng phải tình cảm riêng tư chi, chỉ là nơi được giãi bày và sẻ chia thôi hy vọng quán trà của bác chẳng khi nao đóng cửa Bác Diện nhé!!!

    Trả lờiXóa
  53. Tôi nói không phải nịch, tôi chẳng biết ông Diện này là ai nhưng vẫn cứ khoán vào blog của ông đọc.

    Đọc blog ông tôi thấy nó hiện thực và hay hay.

    Nói không quá nếu cho gắn banner quảng cáo sợ blog của ông đắt hàng hơn Vietnamnet và vnexpress hay các báo nhà nước khác.

    Cám ơn và chúc ông Diện nhiều sức khỏe để tiếp tục có những bài viết hay để tôi còn tới lui để đọc

    Trả lờiXóa
  54. Cảm ơn TS Diện. Ngày nào tôi cũng vào hiên trà của anh ít nhất hai lần. Lần nữa xin cảm ơn người làng cổ Đường Lâm. Chúc anh chân cứng đá mềm.

    Trả lờiXóa
  55. tôi rất thích sự cẩn trọng của NXD khi trả lời phỏng vấn,đó là một con người biết trước phải làm gì và làm như thế nào ,hiệu quả ra sao.
    Hôm 12/6 tôi đi cùng một người (có lẽ là an ninh chìm)hỏi tôi :Anh là nhà báo mà sao mang tấm biểu ngữ bé thế.tôi bảo :tôi chỉ là thợ thủ công.tấm biểu ngữ bé nhưng tinh thần tôi không nhỏ,hehe
    Lần sau tôi sẽ mang biểu ngữ to hơn cho mà coi

    Trả lờiXóa
  56. Cám ơn T.S NXD.Cũng như anh , từ khi xảy ra vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến vào tù , tôi thề không bao giờ đọc báo giấy nữa.hàng ngày tôi vào ABS , NXD,NTT,PVD ... hai lần để tìm những TT bổ ích cho mình.

    Trả lờiXóa
  57. Mặt tôi như mặt Bao Đại nhân thế này, đánh đến bao giờ cho bóng loáng lên được?
    Toi thich nhat cau nay

    Trả lờiXóa
  58. Ở nước ta hiện nay làm gì có nhà báo. Những con người được ngợi ca là nhà báo hầu như chỉ làm nhà đưa tin thôi. Nhà báo thì vừa cung cấp thông tin vừa có chính kiến sắc sảo để định hướng dư luận nhận ra chân lý cuộc sống. Những con người này quá ít. Còn nhà đưa tin thì có thể bóp méo vo tròn hoặc làm theo ý kiến chỉ đạo của ai đó, thậm chí biến đen thành trắng hóa thù thành bạn... Loại này quá nhiều! Giả mù sa mưa nhằm kiếm chút danh chút lợi chút ba vinh hoa phù phiếm bằng ngọn bút bồi là bản chất của những kẻ đội danh nhà báo.
    Giờ tìm đâu ra những cây viết "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" ? (Xin lỗi những con người chân chính - rất ít - đang cầm bút! Tôi đang muốn nhắc đến loại bồi bút và nô bút vì loại này hơi nhiều. Lời nói thật rất mắc lòng. Rất mong những con người chân chính thứ lỗi!).
    Điều đáng mừng là trong cuộc sống này vẫn còn tồn tại cái tốt, cái đúng, sự chân chính, sự thẳng ngay... cho nên khi chán ghét sự dối trá, chán đọc thông tin rẻ tiền, bạn đọc vẫn còn cơ hội nắm bắt thông tin, tìm hiểu những vấn đề nóng bỏng của xã hội qua trang viết của những con người không phải nhà báo, không mang danh nhà báo, không có thẻ nhà báo nhưng bài viết của họ, thông tin của họ lại rất đậm chất báo chí. Họ là những bloger có tâm, có tinh thần công dân đầy trách nhiệm với Dân tộc, Nhân dân và Tổ quốc. Tôi cám ơn và kính trọng họ!

    Trả lờiXóa
  59. "Anh có khả năng viết lách như vậy sao không đi làm báo chính thống mà lại ngồi nhà làm một blogger?"
    Một câu hỏi ngớ ngẩn phát ra từ miệng một người được coi là nhà báo "hẳn hoi".
    Theo tôi nghĩ anh Diện viết báo vì muốn chia sẻ nhưng hiểu biết của anh về một lĩnh vực nào đó với mọi người, tôi cũng từng viết báo cũng để chia sẻ với mọi người về lĩnh vực mà mình biết. Thông tin chúng ta chia sẻ cho nhau là mong xã hội tốt đẹp hơn.
    Và cũng như trong bài PV, anh Diện đã nói anh viết blog vì "nó là hơi thở từng giờ từng phút. Tôi thở, tôi ốm, tôi đau là bạn bè trong thế giới mạng của tôi đều có thể biết ngay lập tức.", "Blog là cuốn sổ tay cá nhân của tôi. Tôi viết cái gì là tự trong lòng tôi viết ra, có cả tình cảm, hơi thở của tôi trong đó, có cả những tâm sự, trò chuyện của tôi. Bạn đọc mở blog của tôi thì như gặp chính tôi và cũng như gặp chính họ. Có lẽ vì thế họ cảm thấy sự đồng điệu và yêu thích nó."
    Có khả năng việt lách không có nghĩa là phải chuyển sang làm báo bởi vì anh Diện cũng như tất cả những cộng tác viên của các tờ báo họ đều có một nghề nghiệp chính hay một công việc nhất định hay một niềm đam mê nào đó, viết báo cũng là một niềm đam mê hay thú vui khác nữa của họ mà thôi, nó không phải là nghề nghiệp chính của họ. Họ không cần phải chuyển sang làm nhà báo mới viết được báo.

    Trả lờiXóa
  60. Trả lời phỏng vấn thật hay.
    Hay ở chỗ rất thật và rất thẳng,không phô trương không đề cao mình và không nịnh bợ.
    Nguyễn Xuân Diện không phải là nhà báo vì NXD chỉ không có cái thẻ nhà báo bằng giấy kèm theo con dấu củ khoai thôi.Còn con người cũng như trình độ và phong cách làm việc thì quá chuyên nghiệp hơn rất nhiều nhà báo có thẻ thời nay trong những toà soạn lớn của nghành báo chí Việt Nam.
    Nhiều kẻ dơ thẻ mang danh nhà báo,nhưng thực chất chỉ là BÁO HẠI.

    Trả lờiXóa
  61. Ko phải nhà báo nhưng ngày 21.6 được nhiều chổ mời phỏng vấn quá thôi nhận đại đi ông ơi, tôi cũng chúc "nhà báo" (viết đầy đủ là về nhà báo đời) Diện càng viết càng chắc tay nhé!

    Trả lờiXóa
  62. Xin lỗi các bác còm sĩ đang chỉ trích/bới móc phóng viên thực hiện bài PV này, theo thiển ý của tôi, các bác chưa thấy thế nào là "ý tại ngôn ngoại".
    Theo tôi, PV này đã đặt những câu hỏi có tính gợi mở và thách thức. Cách vào bài rất "ngọt".

    Đã là bạn đọc của NXD Blog, ai cũng có ít nhiều tính chiến đấu. Nhưng cũng nên biết chọn địch mà bắn, đừng bắn búa xua kẻo tên bay đạn lạc.

    Trả lờiXóa
  63. Hay quá, NXD đanh thép quá! Tạt một gáo nước lạnh vào mặt bọn bồi bút.

    Trả lờiXóa
  64. Mình thấy bài trả lời PV của bác Lâm Khang cũng như các comment trong này tuy có đôi chút hơi quá! Nhưng đây chính là những nỗi lòng, những ưu tư kể cả bức xúc của bạn đọc trước cảnh báo chí nước nhà hiện nay. Vì vậy nếu có Nhà báo nào vào đây đọc xin hãy tiếp thu ý kiến mà chọn cho mình hướng đi đúng, không hổ thẹn với lương tâm.

    Trả lờiXóa
  65. mình thấy thích ý kiến của Thùy và Góp ý. mình nghĩ nên công bằng hơn trong cách nhận xét, đánh giá, nhìn đi cũng phải nhìn lại và nên suy nghĩ ở vị trí 2 đối tượng, chứ cứ như nhiều nhận xét ở trên mình thấy cũng không ổn lắm... một chiều, tiêu cực, nói chung là không hay. hezz

    Trả lờiXóa
  66. Tối hôm qua 19-6, HTV7 của SG nói về Lý Sơn. Họ có nhắc chính TS Nguyễn Xuân Diện là người đọc văn bản của vua Minh Mạng phái lính đi Hoàng Sa.
    Chúc mừng TS Nguyễn Xuân Diên

    Trả lờiXóa
  67. Nhiều người cho rằng trong thời đại loạn thông tin như thế này, mở blog, viết những bài “nhạy cảm” hút người đọc cũng là một cách để đánh bóng tên tuổi cho blogger?. Đây là giọng điệu của kể yếu lý, lớn quyền. Một kiểu kẻ cả quy chụp một hiện tượng, sự việc không thể cưỡng lại với quy luật đời thường. Vâng anh Diên khô thích kiểu PV này là đúng. Chúc anh vửng vàng!

    Trả lờiXóa
  68. Bác Diện đúng là một nhà báo biết chữ.

    Trả lờiXóa
  69. Chỉ khuyên TS cẩn thận khi được/bị phỏng vấn...

    Trả lờiXóa