Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

KTS TRẦN THANH VÂN: NÚI TỔ BA VÌ và CHIẾN TRANH PHONG THỦY

BA VÌ và CHIẾN TRANH PHONG THỦY
KTS Trần Thanh Vân 

A. Phong Thủy? 

Phong là GIÓ, Thủy là NƯỚC, nghiên cứu Phong Thủy thực chất là nghiên cứu nguồn gió và dòng nước. Muốn làm được việc đó, cần có những cứ liệu chính xác về địa lý cảnh quan, để rồi hoặc tận dụng những điều kiện ưu việt của nó, giúp con người sống ngày một tốt hơn, hoặc khắc chế những yếu tố bất lợi của nó, để giảm bớt tai họa cho cuộc sống của mỗi người.

Ở tầm “vi mô”, các thầy phong thủy hành nghề theo yêu cầu của các gia chủ, họ chỉ xem xét phạm vi chật hẹp của ngôi nhà, thửa đất nho nhỏ của một gia đình, họ chỉ được quan sát môi trường hẹp xung quanh mảnh đất, đường đi lại, dòng sông chẩy qua, mái đình, ngôi chùa ở gần đó, cái cột điện, cây đa truyền sinh khí hay lưu âm khí … rồi ông thầy đưa ra các giải pháp chế ngự hung khí, khai thác sinh khí bằng cách trổ cổng ngõ, đào ao, trồng cây, hoặc có khi chỉ treo trước nhà một tấm gương hay một lá bùa… Ông thầy có thể hiểu, nhưng không thay đổi được vận khí của một vùng đất, của cả làng, cả huyện, cả tỉnh hoặc cả một quốc gia. Thực tế, đã có nhiều thầy giỏi, hành nghề có uy tín, được nhiều người hâm mộ. Nhưng, ta hãy thử nghĩ xem, nếu cả huyện, cả tỉnh hay cả quốc gia của ta bị lụn bại, thì việc bám vào tấm gương hay lá bùa trước cổng, điều hanh thông có đến được với gia đình ta và con cháu ta không?

Ở tầm “vĩ mô”, các nhà nghiên cứu phong thủy địa mạch có tầm nhìn bao quát hơn, rộng hơn và cơ bản hơn. Từ hình dạng đất nước, từ cấu trúc địa hình, dẫy núi, dòng sông… con người phải tận dụng, nhưng phải tôn trọng, làm những việc hợp với nguyên lý khoa học, hợp với thời đại và mang lại lợi ích trường tồn cho đất nước ta, tức là cho mỗi chúng ta.

B - Chiến tranh Phong Thủy

Theo những tài liệu đã tung lên mạng của nhóm Lê Văn Xương từ hàng chục năm trước, thì từ đỉnh Everest cao 8.800m trên dẫy Hymalaya có một đường gân núi cổ sinh uốn lượn, theo biên giới Ấn Độ và Tây Tạng, qua cao nguyên Vân Nam của Trung Quốc, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn trên nước ta cao 3.341m, mạch núi cổ đi đến vùng Lâm Thao Phú Thọ thì “lặn xuống” và qua con sông Đà uốn lượn, gân núi cổ sinh lại “mọc lên” đỉnh Ba Vì cao 1.226m. Gân núi này uốn lượn theo hình một con Rồng khổng lồ, đuôi xòe ra ở đồng bằng Bắc Bộ.


Nếu ta gọi Everest là Tổ Sơn, nóc nhà của thế giới, nơi tiếp nhận linh khí của Trời, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn là Thái Sơn, nơi thụ Linh khí truyền vào đất nước ta, thì Ba Vì là Trấn Sơn, hòn núi đứng gác non sông. Quanh Trấn Sơn Ba Vì còn có các dẫy núi khác quây lại (gọi là núi chầu Thiếu Sơn) như Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Hoàng Liên Sơn, Sông Đà, Tam Đảo và Trường Sơn. Chạy theo các dẫy Núi chầu này là các dòng Sông Tụ: đó là Sông Hồng, sông Chẩy, sông Lô, sông Đà, sông Thao…. gặp nhau ở Việt Trì rồi tỏa xuống, đưa nước vào nuôi sống cả đồng bằng Bắc Bộ.   

Quả vậy, Ba Vì là Trấn Sơn, hòn núi đứng gác non sông, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, với bao truyền thuyết đáng ghi nhớ. Không phải vô cớ mà cách đây 1200 năm, thầy phong thủy Cao Biền, quan Thái thú của vua Đường Y Tôn đã phát hiện ra các huyệt đạo quan trọng và đã cố công trấn yểm để diệt hiền tài của nước ta, nhưng vẫn bị bó tay với Ba Vì. Trước mặt Ba Vì ở khoảng cách 26 km là Hồ Tây mênh mông, nơi tụ linh khí tỏa ra từ đỉnh Ba Vì, là Minh đường lớn và chính Cao Biền đã gọi Hồ Tây là Não thủy (xưa kia còn có tên là hồ Dâm Đàm, hồ Xác Cáo, hồ Kim Ngưu…) ở đó có những mạch nước thông với sông Hồng, nên những lúc nước sông Hồng dâng cao vẫn có bọt sủi và xung quanh Hồ Tây, đặc biệt khu vực Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La ngày nay, vẫn còn những địa danh cổ rất lạ như sông Thiên Phù (Trời giúp) Đình Bái Ân, Chùa Bái Ân (tạ ơn Trời), ở hồ Tây đã từng nhiều lần xẩy ra hiện tượng Long quyển thủy (rồng cuốn nước). Năm 1010 Vua Lý Thái Tổ dời đô về và  đặt tên Thăng Long chính vì lẽ đó. 


Chưa hết, từ Ba Vì ra đến cảng Vân Đồn thì đuôi rồng lặn xuống nước, nên nơi đó có tên là vịnh Hạ Long, rồi đường gân đi xa mãi, xa mãi đến vịnh Mindanao ở Philipin sâu gần 11.000m. Ta cũng biết rằng nhiều ngàn năm qua người Hán từ Tây Bắc Trung Hoa tràn xuống xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang, nhưng đến đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc núi chầu sông tụ và có trấn Sơn Ba Vì thì họ bó tay. Một ngàn năm Bắc thuộc mà họ không đồng hóa nổi chúng ta cũng vì đặc điểm cấu trúc phong thủy này.

Người Hán có nguồn gốc ở Tây Bắc nước Trung Hoa tràn xuống Phương Nam, họ có tham vọng vô cùng lớn. Họp đã thôn tính được các dân tộc Bách Việt ở Nam Trường Giang. Năm 1914, nhà Thanh thôn tính được quốc gia Tây Tạng và hôm nay họ biết họ không đồng hóa được Tạng Tộc thì họ tàn sát cho đến người Tạng cuối cùng và hôm nay họ xâm lấn các tỉnh biên giới, họ khai thác Bauxite để phá Tây Nguyên và từ năm 1974 đến nay họ không ngừng gây sự với ta để chiếm Hoàng Sa Trường Sa, đồng thời uy hiếp Philipin cũng vì kho của cải vô giá ở Biển Đông.

Các sự kiện trên Biển Đông hôm nay. Những phản ứng mới nhất của Philippin và cộng đồng Đông Nam Á gần đây đang phản ánh cuộc chiến đấu nghiêm trọng, mà Việt Nam đang là yết hầu của cuộc chiến này, nếu TQ “thắt cổ” được Việt Nam là Trung Quốc nuốt gọn Đông Nam Á.

Nếu ta coi Trái đất là một cơ thể sống hoàn chỉnh, thì “đường gân” từ đỉnh Everest nóc nhà thế giới đến đáy vịnh Mindanao là bộ xương sống giữ cho hình dạng trái đất không bị biến dạng, không bị bóp méo và bởi vậy, con người mới có cuộc sống yên ổn, không phải nơm nớp lo sợ động đất, sóng thần, lở núi...cùng nhiều tai họa khác.

Cũng trên nguyên lý đó, nếu ta coi vùng núi cổ sinh Ba Vì là hòn núi đứng gác non sông có trên 250 triệu năm với lịch sử giữ nước của dân tộc ta cũng như thảm thực vật đa dạng và quý hiếm của nơi đây, thì ta ý thức được đồng bằng Bắc Bộ “non trẻ” có thể tồn tại được, có thể duy trì cuộc sống cho con người mãi mãi cũng nhờ vùng đá cổ sinh này.

Bởi vậy, đào núi Ba Vì lên để đào vàng hay làm bất cứ chuyện gì đều động chạm thô bạo đến “cái lõi” giữ cho đất nước ổn định, là là phá hoại an ninh đất nước.  

C- Những Kiến nghị

Khái niệm về Công viên địa chất Geopark đã được thế giới định nghĩa, đầu tiên phải là một vùng có những di sản địa chất có giá trị khoa học, là một vùng có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và có thảm thực vật đa dạng sinh học. Việt Nam chúng ta đã có Công viên địa chất cao nguyên Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Nếu trong Hội nghị quốc tế về Công viên địa chất tổ chức từ ngày 16 đến 24/7 -2011 tại Hà Nội, ta được UNESCO công nhận Ba Vì là Công viên địa chất thứ hai, thì Hà Nội sẽ vinh dự được đầu tư Ba Vì thành một đô thị du lịch.

Để có thể có được một công viên địa chất toàn cầu, có giá trị về bảo tồn di sản văn hóa, lại có sức hấp dẫn khách du lịch, phải có một nghiên cứu tổng thể, phân loại, đánh giá, không chấp nhận kiểu tự phát, xô bồ, mạnh ai người đó làm như hiện nay.

1 - Khu vực Rừng Quốc gia Ba Vì là khu vực bảo tồn cấp nhà nước, không chấp nhận cho bất cứ một nhóm tư nhân nào chiếm làm của riêng. Phải ngừng ngay và cấm hẳn việc cho xe ủi đất đào bới khu vực Rừng Quốc Gia đồng thời, cần phải dừng ngay việc xây dựng tháp Báo Thiên ở trên đỉnh núi, việc đó sẽ dẫn tới sự thất thoát linh khí

2 - Thành phố Hà Nội cần tận dụng những kết quả đã dầy công nghiên cứu khoa học của PGS.TS Tạ Hòa Phương và các cộng sự chuyên ngành địa chất, để cùng đề xuất trong Hội nghị Quốc tế vào tháng 7 tới, tổ chức tham quan, khảo sát… quyết giành được sự chấp thuận của UNESCO cho xây dựng Ba Vì thành một công viên địa chất cấp quốc tế để phục vụ nghiên cứu khoa học và kinh tế du lịch.

4- Về mặt Quy hoạch & Kiến trúc, rất nhiều nhà nghiên cứu đặt câu hỏi rằng Đà Lạt cách xa TP Hồ Chí Minh những 300 km, mà có thể trở thành một thành phố nghỉ dưỡng đẹp, mang phong cách Châu Âu, thu hút khách du lịch khắp nước, thì tại sao Hà Nội có Sóc Sơn, Ba Vì mà tại sao không thể tạo thành một “Thành phố xanh” hay gọi là “Đà Lạt sát bên Thủ đô” với các loại hình du lịch sinh thái (của người Mường) và du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh (của người Dao với 300 loài cây thuốc quý và nghề chữa bệnh truyền thống mà không nơi nào có thể tìm thấy được).     

5 - Đã đến lúc, người hưởng thụ ý thức được niềm hạnh phúc được sống hòa mình trong thiên nhiên với những ngôi nhà xinh xắn, vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, với những thảm thực vật đa dạng và cây cỏ phong phú. Để có giá trị văn hóa  sâu sắc và để thực sự thu hút được sự hâm mộ của đại đa số khách du lịch tham quan trong nước và bạn bè quốc tế, việc xây dựng, hình mẫu kiến trúc… không thể tùy tiện, mạnh ai người đó làm như đang xẩy ra.

Vừa qua, Hội KTS Việt Nam đã thành lập Hội đồng KIẾN TRÚC XANH, rất hy vọng Hội sẽ phát động các cuộc thi làm quy hoạch và sẽ lựa chọn hình mẫu kiến trúc, xây dựng thử một khu vực hoàn chỉnh…

Tóm lại, để chung sức đóng góp bảo vệ toàn bộ Khu vực và Vườn Quốc gia Ba Vì, khu đất linh thiêng quan trọng nhất của đất nước, nơi còn có tên là TRẤN SƠN – hòn núi đứng gác non sông. Nơi ấy là địa điểm quan trọng, liên quan đến vận mệnh của đất nước, nên quy hoạch và xây dựng Ba Vì phải được nghiên cứu thận trọng và phải được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và Chính phủ ra quyết định.

*Bài viết do KTS Trần Thanh Vân gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!

30 nhận xét :

  1. Có một gã đồ tể đang tàn phá công khai Núi Ba Vì lại còn được sự tiếp tai của một số quan tham đó chính là công ty XD&DL Bình Minh

    Trả lờiXóa
  2. Bài này hay quá,chả trách năm 1955 Trung quốc đã âm mưu định trấn yểm Hồ Tây nhưng không thành.Bây giờ lãnh đạo thành phố Hà Nội không hiểu "lú lẫn" kiểu gì mà cũng để bọn "lâm tặc,vàng tặc" xâm phạm núi Ba Vì.Càng hài hước hơn ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội nguyên là kiến trúc sư!?

    Trả lờiXóa
  3. "Sáng nay tôi nhận được tin ông PTT Nguyễn Sinh Hùng cho xe cần cầu và xe ủi đất lên ĐỈNH NÚI BA VÌ để san ủi, để XÂY THÁP BÁO THIÊN và rất nhiều người Nghệ An mang vàng mã lên đó cúng bái. Một chiếc xe ủi có cần cẩu cao nghênh ngang đã đổ, lăn mấy vòng. Đỉnh Ba Vì cao linh thiêng đang có nguy cơ sụt lún và tan hoang. Tôi lại đi cầu cứu CHỊ BÁO VNN & EM BLOGGER LUX." trích commen của KTS Trần Thanh Vân ------------------------------------------------ Giữa lúc cả nước đang nín thở theo dõi từng bước chân kẻ thù xâm lược thì lại có một đám người không biết là vô tình hay cố ý tiếp tay cho giặc phá hoại NÚI TỔ BA VÌ .Con cầu xin TAM VỊ THƯỢNG ĐẲNG TẢN VIÊN SƠN THÁNH hãy xua đuổi ,trừng phạt những kẻ đang quấy nhiễu lãnh địa của NGƯỜI .
    Ai thương tôi thì hồi âm

    Trả lờiXóa
  4. TỔ QUỐC RÙNG MÌNH TRONG CƠN NHẬU NHẸT!

    Còn ai kêu cho những cây thông không biết nói
    Khi nhà thơ bị bóp cổ nghẹn lời
    Rừng nguyên sinh vung lưỡi rìu quỉ đói
    Rắc rắc cây xô cốc chạm quỉ vang cười

    Chúng nó nhậu từng cánh rừng dải núi
    Từng khoảng trời miệt đất lòng khơi
    Nhậu tất cả từ Vua Hùng để lại
    Nhậu đến nàng Tô Thị rã thành vôi

    Chúng nó nhậu trên thân em trinh bạch
    Trên lưng mẹ già còm cõi một đời bom
    Con mất xác dưới chân thành Quảng Trị
    Mẹ khoét hầm nuôi tiếp biết bao con

    Kìa mẹ về run rẩy dưới mưa tuôn
    Qua cửa vi-la thấy đàn con ngồi nhậu
    Những đứa con thoát chết vụ khui hầm
    Đang tưng bừng nâng cốc tụng nhân dân

    Tổ Quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt
    Có nghe chăng con cháu ngợi ca Người
    Và hạ bút ký hợp đồng cái rẹt
    Hợp đồng này giầu đẹp lắm Người ơi !

    Đà Lạt 1993 – Nhà thơ Bùi Minh Quốc

    Trả lờiXóa
  5. Bọn này làm theo ý đồ nước lạ đó thôi. Tất tất kế hoạch do chúng bày mưu. Đi theo chúng rồi tan cửa nát nhà cả thôi. Tại sao dân tôi NGU thế?

    Trả lờiXóa
  6. Đàm Quang Đông:

    Chúng ta luôn phải dè chừng với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực vì sự thâm hiểm của nó (TQ). Có thể thấy đằng sau bất kỳ một hành động nào của TQ cũng luôn là lợi ích của người TQ (cái này hầu như nước nào cũng mưu cầu) và sự hủy hoại khách thể mà hành động đó của TQ nhắm tới (cái này các nước văn minh không làm, chỉ có TQ ngày nay và một số nước khác trong quá khứ).
    Về phong thủy cũng thế. Phong Thủy là một môn khoa học phát triển từ xưa, nay càng ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt ở TQ.
    Rất có thể TQ coi Phong Thủy cũng như lĩnh vực Tin học, Hóa học, Sinh học,.. trong chiến tranh hiện đại. Không loại trừ thế hệ sau của Cao Biền lại xuất hiện. Và lần này, thật đau lòng, chính người Việt lại vô tình, hoặc cố ý đang tay giúp thế hệ sau của Cao Biền thành công trong việc hủy hoại linh khí của đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  7. Xin bác KTS Trần Thanh Vân tìm hiểu thêm thông tin về việc xây tháp báo thiên, tôi lo đó cũng là ý đồ của bọn tàu khựa. Mấy tay quan tham thì cái gì có lợi cho chúng mà chúng chả làm.
    Thành thực cám ơn bác.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi không biết gì về phong thủy, Nhưng Ba Vì, xứ Đoài mây trắng đã nuôi dưỡng tôi từ khi còn trong bụng mẹ, ngày xưa Ba vì Non xanh nước biếc, ngày nay bị khai thác nham nhở, đau lòng lắm, mà dân đen làm gì có quyền "bạt núi dời non, khoét núi đào hầm". Âu cũng là do chúng ta cả thôi, chẳng phải là chúng ta đã bầu ra những người đại diện cho mình như thế sao?

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết này theo tôi rất cần phổ biến rộng rãi. Báo chí 'lề phải' rất nên khai thác đề tài này từ KTS Trần Thanh Vân. Người dân và chính quyền cần biết, cần nghiên cứu và sớm muộn cần có giải pháp gây dựng, bảo vệ trấn sơn Ba Vì. Ý tưởng biến Ba Vì thành du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh rất tuyệt vời. Kho báu này, trước hết cần chính phủ phải vào cuộc ngay để Ba Vì được UNESCO công nhận là công viên địa chất.

    Trả lờiXóa
  10. "Mẹ" nước Nam thiêng lắm. Cứ đợi đấy.
    Nhưng chúng ta cũng phải hành động sao đây? như thế nào, ai tập hợp trí??? thức để thành một tập thể yêu nước lành mạnh chứ. Nói không thôi sao. Cứ để "Mẹ" oằn mình mãi sao

    Trả lờiXóa
  11. Tập đoàn Bình Minh đã và sẽ còn xây dựng rất nhiều nhà máy xi măng ở khu vực Hòa Bình, chả mấy chốc các dãy núi hiểm trở đó bị san bằng hết.

    Trả lờiXóa
  12. Nếu xây tháp Báo Thiên trên đỉnh Ba Vì sẽ gây thất thoát linh khí thì rõ ràng thầy phong thủy phán theo ý cuả TQ rồi. Hết TĐL lại đến NSH phá Ba Vì. Chém người còn có người khác thay chứ chém Ba Vì thì lấy gì ra thay đây? Cảm ơn KTS Trần Thanh Vân (Trịnh Xuân Nguyên)

    Trả lờiXóa
  13. Tôi đã đọc một bài viết về đề tài này của bà TTV trên blog của bác Đào. Nói chung là rất hay. Chúc KTS luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  14. Thưa KTS Trần Thanh Vân ,có cách gì chặn lại bàn tay phá hoại NSH đang làm ô uế NÚI TỔ.
    Động vào UY LINH ,chắc chắn tên ô trọc NSH sẽ bị quả báo nhãn tiền !

    Trả lờiXóa
  15. Nằm im chờ chết, ko có dù chỉ một tấc sắt trong tay, tập hợp lại thì ko được, lên tiếng cái thì bị nhập kho ngay....>>>nằm im chờ chết

    Trả lờiXóa
  16. "Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ em nhớ thương"

    Trả lờiXóa
  17. Than ôi, lời tri ân và sự hiểu biết không thắng được lòng tham và sự dốt nát của những kẻ cơ hội!

    Trả lờiXóa
  18. xin hỏi bà Vân là bà đánh giá thế nào về việc đầu tư tuyến đường vành đai 2 trên cao, khi phải giải quyết 5 điểm nút giao rất lớn là 2 tuyến đường sắt nội đô và 3 cầu vượt

    Trả lờiXóa
  19. nói với kẻ không hay như nợ vay không trả.chị THANH VÂN đã có bề dày về phong thủy.chị lo sâu xa cho cả dân tộc ai nghiên cứu phong thủy càng cảm phục và biết ơn chịVÂN .chỉ tiếc giai đoạn naỳ có những kẻ bị hội chứng mê tiền cho nên nhìn đâu cũng thấy noi ra tiền cả cho nên không nghe lời nói đúng.đất nước tổ quốc linh thiêng cầu nông nhanh chóng loại bọn chúng ra khỏi

    Trả lờiXóa
  20. Phải chặn tay bọn phá hoại này lại, nhưng làm thế nào khi công trình bắt đầu XD thì các thảo dân mới biết ?
    Xin KTS TTV giải thích cho ND rõ linh khí non sông sẽ mất thế nào khi xây tháp Báo Thiên ở Ba Vì.
    Quả thật từ xưa đến nay tháp Báo Thiên chỉ thấy xây ở kinh đô mà thôi,hay bây giờ Ba Vì đã Về HN nên họ cho xây ở đấy cũng được ?

    Trả lờiXóa
  21. Dù không phủ nhận tầm quan trọng của địa thế Bắc Bộ, tôi có quan điểm hơi khác:
    Sử ta dựng nước giữ nước mấy ngàn năm, đến cuối thế kỷ XVIII thì giành 3 miền toàn vẹn cho đến ngày nay hơn 200 năm. Vận mệnh đã trao cho Thăng Long, Phú Xuân, Sài Gòn lần lượt được khai phá vào TK XI, XIV, XVII rồi trở thành kinh đô và trung tâm kinh tế chính trị của nước Việt. Theo lẽ này thì giữ Bắc Trung Nam 3 miền với 3 trung tâm là điều cốt lõi để chấn hưng Việt Nam.
    Xét Thăng Long: địa thế cố thủ, nhưng có tính nội bộ, làm thế trấn yểm thì tốt mà khai phóng thì yếu. Thêm vào vịnh Bắc Bộ và đảo Hải Nam của Trung Quốc chặn trước mặt nên thế đất rất khó vươn ra biển Đông. Đồng thời địa thế Thăng Long và phụ cận ở thế long vĩ, dễ biến chuyển,dễ bị tác động bởi vùng thượng long, nên chỉ để giữ mà không để biến là vì vậy. Suốt 700 năm đất Thăng Long kinh kỳ là đất hiền tài của các triều đại phong kiến, đó là long mạch nguyên khí của quốc gia cần gìn giữ. Vậy nên đất Thăng Long là nền tảng, cội nguồn của dân tộc, văn hóa, nhân bản, nhưng muốn khai phóng quốc gia thì phải Nam tiến.
    Xét Phú Xuân: địa thế chuyển giao dân tộc và khai phóng, nơi giao hòa âm dương, luôn biến chuyển. Sử ký đã rõ, nước Việt ngày nay về một mối từ thời định đô ở Phú Xuân, tượng trưng cho sự thống nhất lãnh thổ. Thế nhưng, đất Phú Xuân nằm trên đường giao thương, thuận để trung chuyển tân cổ, mà không hợp lẽ lâu dài. Kinh đô Phú Xuân sau gần 200 năm cũng trở về với nguyên gốc. Giữ Phú Xuân ở trung tâm thì không phóng được đất Nam Bộ, nên không có đối trọng với Thăng Long. Thiết nghĩ, đất Phú Xuân thái hòa, con người hồn hậu, cởi mở, đây là nơi thích hợp để dung hòa Nam Bắc, đứng ở vị trí trung gian mà không trung tâm.
    Xét Sài Gòn: địa thế chần hưng khai phóng quốc gia. Đây là vùng đồng bằng trù phú, thuận lợi phát triển mọi ngành kinh tế, địa chính trị đều tốt, có tầm vươn ra biển lớn và thế giới. Nhìn tổng thể nước Việt cả đất và biển như dáng chim Lạc vươn ra biển Đông, trong đó: đất Thăng Long ở đầu, Phú Xuân ở cổ, Tây Nguyên ở lưng, Sài Gòn là cánh, Hoàng Sa là ức và Trường Sa là bụng. Có thể liên tưởng mà nhận thấy vị trí chiến lược của từng vùng với hưng khí của tộc Việt, trong đó Sài Gòn biểu tượng cho cánh chim Lạc vươn xa. Thăng Long là nguồn cội, Phú Xuân là sức sống, hai nơi này ở phần đầu đều phải giữ; Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt, Tây Nguyên là đất hiểm yếu nằm ở ức và bụng, giữ được ba nơi này là giữ được thân mình của chim Lạc. Có bấy nhiêu, một khi cánh chim Việt chưa cất lên, thì quốc gia Việt chưa thành hình trọn vẹn; đôi cánh là phần quan trọng nhất để bay cao, bay xa, để khai phóng tiềm năng, để khẳng định giống nòi.
    Thế kỷ XX, sau 300 năm khai phá Sài Gòn, kinh đô từ Phú Xuân lại trở về đất Thăng Long, đi ngược dòng vận chuyển về phương Nam, vậy nên cánh chim Việt vẫn ở trên đất Việt mà chưa thể vươn xa. Nhưng, một khi đến ngưỡng của sự phát triển, cánh chim sẽ tự nó vươn lên vượt qua mọi sự ngăn cản, sẽ mang dân tộc Việt bay xa.
    Trên đây là đôi điều chia sẻ với quý vị./.

    Trả lờiXóa
  22. Nghe tin họ dự định làm đường vành đai 2 trên cao, em hoảng lắm chị Vân ơi. Xin chị lên tiếng cho họ dừng ý đồ ấy lại không thì hỏng hết cả linh khí bao nhiêu chùa chiền: Chùa Hương Ký, Miễu, đền Ứng Thiên, Chùa Tảo Sách, vv...Và chắc chắn sẽ phá hỏng hết con đê Bưởi duy nhất còn lại. Họ có thể làm đường trên cao ở vành đai 3-4-5... nhưng làm ở vành đai 2 thì cực kỳ nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  23. Tôi đã nghe danh KTS. Trần Thanh Vân từ lâu. Hôm nay, thấy trong bài viết có đồ hình thái cực thì thật sự thất vọng. Đồ hình sai ngay từ căn bản. Có lẽ bà chỉ học phong thủy mà không học sâu về Dịch nên mới bị cái sai này. (Rất nhiều ấn phẩm ở VN bị sai hình thái cực do người soạn thảo không có nghề). Xin lỗi Lâm Khang chủ nhân. Tôi hoàn toàn không có ý phá đám.

    Trả lờiXóa
  24. Chào bác Nặc Danh (21:20 ngày 22.6.2011),
    Cám ơn bác đã phản biện bài viết của KTS Trần Thanh Vân.

    Chúng ta cùng chờ ý kiến trao đổi lại, của KTS Trần Thanh Vân.

    Kính thư
    Lâm Khang chủ nhân

    Trả lờiXóa
  25. KTS Trần Thanh Vânlúc 22:47 22 tháng 6, 2011

    Cảm ơn bạn NẶC DANH phát biểu phát biểu về ĐỒ HÌNH THÁI CỰC lúc 21:20 và một vài vị trước nữa, nói về vai trò của Huế và Sài Gòn.
    Tôi không thể nói chi tiết vì như thế phải viết một bài dài.
    Chỉ xin tóm tắt vài điều cơ bản như sau:
    1- Về Đồ hình Thái cực, tôi căn cứ vào hình chữ S của dải đất nước ta, hình và vì trí ĐẢO NGƯỢC so với sơ đồ mà sách Kinh Dịch vẫn vẽ. BIỂN ĐÔNG - THÁI ÂM ở bên phải và BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG - THÁI DƯƠNG lại ở bên trái, vòng tròn cũng đảo ngược, đó là sự thật, bởi vậy Đảo Hải Nam và Biển Hồ là THIẾU DƯƠNG và THIẾU ÂM cũng đặt ngược như vậy. Chính đồ hình này đã khiến nước ta luôn luôn bị dòm ngó và dân ta vất vả nên luôn luôn phải cảnh giác cao độ và phải biết ứng xử khôn khéo.
    Nếu so với cơ thể người, trái tim ở bên trái, nên những việc nặng nhọc thuận cho tay phải. Tuy vậy có một số người thuận bên trái, họ rất có tài, nhưng tay trái hoạt động nhiều khiến trái tim họ luôn bị đe dọa vậy.
    Cho nên, nếu ta biết ta là ai thì sẽ có cách ứng xử đúng nhất. Dương dương tự đắc, luôn tưởng mình hơn người, hoặc nhút nhát hèn hạ đều không được
    Cũng tương tự như vậy, tôi đã được xem một lá số TỬ VI, cách an sao HOÀN TOÀN NGƯỢC LẠI VỚI LÁ SỐ CỦA LÊ LỢI. Thực tế thì Lê Lợi đã lên làm Vua, nhưng đoản mệnh, không khác gì một ngôi sao lóe sáng rồi tắt. Người kia CÓ TƯ CHẤT RẤT VUA, nhưng ông ta cương quyết từ chối mọi cơ hội thăng tiến. Ông ta phát huy tài năng lâu dài và rất trường thọ
    2- Về Huế: Tôi chỉ xin nhắc câu Sấm của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm :
    HOÀNG SƠN NHẤT ĐÁI.
    VẠN ĐẠI DUNG THÂN.
    Xin nhớ Vạn đại dung thân khác với vạn đại bá vương.
    3- Về Sài Gòn: Xin nhớ cho hơn nửa thế kỷ trước, nhà thơ Xuân Diệu, con trai của Cụ Hàn xứ nghệ rất giỏi về Phong thủy Địa mạch đã viết hai câu thơ
    ĐẤT NƯỚC TA NHƯ MỘT CON TÀU.
    MŨI THUYỀN TA ĐO MŨI CÀ MAU.
    Điều đó cho thấy Nam Bộ mà Sài Gòn là tiêu biểu tượng trưng cho mũi thuyền rẽ sóng, rất năng động, rất mạo hiểm, luôn luôn đi đầu. Muốn vậy thì TAY LÁI là Thủ đô Thăng long phải vững vàng.
    4- Một câu cuối cùng về THÁP BÁO THIÊN Ông Nguyễn Sinh Hùng là ai mà xây cái Tháp cao hơn nơi thờ Đệ nhất Tản Viên Sơn Thánh để dòng họ nhà Nguyễn Sinh nhà ông ấy mang vàng mã đến đây thờ cúng? Dự án tâm linh tầm quốc gia mà tùy tiện như vậy thì thật nhảm nhí hết sức

    Trả lờiXóa
  26. Thưa KTS Trần Thanh Vân!
    Tôi đã nghe danh và đọc một số bài viết của chị. Tôi thưc sự ngưỡng mộ tinh thần dân tộc của chị.
    Thưa chị! Tôi có nhận chuyển giúp sách của tác giả Nguyễn Kim Xuyến gửi tới chị cùng em gái của chị. Vì không rõ gửi như thế nào để sách đến tay chị và lời nhắn trực tiếp nên qua blog Nguyễn Xuân Diện tôi gửi lời nhắn này.
    Chị có thể liên lạc theo số ĐT: 0904001064 để cho địa chỉ , tôi sẽ chuyển tận tay cho chị cùng lời nhắn của tác giả Nguyễn Kim Xuyến.Kính chúc chị sức khỏe, nhiệt huyết, để viết khỏe!
    Lê Thị Chiêng.

    Trả lờiXóa
  27. Ồ thì ra là vậy. Hóa ra ông PTT Nguyễn Sinh Hùng đang xây cái tháp cao hơn nơi thờ tự Thượng đẳng thần Tản Viên Sơn Thánh của dân tộc Việt Nam, trách chi cô nói sẽ làm giảm "linh khí" cho trời Nam có lẽ vì xúc phạm Thượng đẳng thần Tản Viên Sơn Thánh chăng? Xưa Cao Biền hỗn với Thần Tản Viên liền bị tát vào mặt mà sợ xanh mắt mèo không dám trấn yểm nữa. Giờ lại có người đi xây tháp yểm Tản Viên sơn thì e vận nước đến hồi khó rồi.

    Quê tôi có dòng họ Nguyễn nọ, vì trong đợt cách mạng văn hóa nên có 3 gia đình đã gom đốt sổ gia phả của họ tộc theo chỉ đạo "bài trừ mê tín dị đoan", tất cả phải theo chủ trương "vô thần". Đến nay 2011, 3 gia đình này vì thất đức với tổ tiên mà đời sống lụn bại có ra gì, nay đang sống dở chết dở không người nối dõi tông đường. Phải chăng là do tổ tiên thần thánh uy linh trừng phạt?

    Ngẫm lại chuyện này mà thấy thương cho ông Hùng quá nếu lỡ Tản Viên Sơn Thánh bừng bừng nộ khí...thì tai họa không chỉ riêng gia đình ông Hùng mà còn là quốc họa sẽ giáng xuống. Thử để ý xem xây tháp xong có bị Thiên Lôi đánh sập không biết, ai biết thì báo cho bà con biết nhé.

    Cảm ơn tấm lòng thương người như thể thương thân của cô Vân, chúc cô khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, thịnh vượng!

    Trả lờiXóa
  28. Nếu KTS Trần Thanh Vân thật tâm tin vào giá trị khoa học của các nghiên cứu của mình, xin chị hãy gửi các công trình đó cho các tạp chí quốc tế chuyên ngành xem có nơi nào công bố không. Nếu không công bố, thiết nghĩ họ cũng sẽ có thư trả lời lý do tại sao. Riêng về môn phong thủy, tôi xin mạo muội góp ý như sau: không thể phủ nhận nó là kiến thức có nguyồn gốc Trung Hoa đã hình thành từ lâu đời. Người Trung Hoa (nhất là các hoàng đế) đã tin và vận dụng nó rất kĩ lưỡng trong việc xây dựng kinh đô và lăng mộ. Nhưng lịch sử đã chứng minh là họ đều đã thất bại (các vương triều đều tàn lụi, các lăng mộ bị khai quật đào bới - có nỗi lo nào lớn hơn nỗi lo bị quật mồ?). Trong nhiều ngàn năm chí có Trung Hoa (và vài nước bị ảnh hưởng) tin va thực hành phong thuỷ thì kết quả là đều đắm chìm trong tối tăm và cuối cùng là bị phương Tây với nền khoa học duy lý đô hộ. Trung Hoa (trước đó là Nhật Bản)chỉ trỗi dậy được trong thời gian rất gần đây nhờ cải cách và học hỏi theo (và cả đánh cắp) khoa học kĩ thuật tây phương. Trong khi đó Việt Nam lại đua nhau quảng bá phong thuỷ, tử vi, ngoại cảm...v.v. Với đà này, e rằng chúng ta sẽ còn mê đắm mãi trong cái quá khứ mà chính Trung Hoa đã gỡ bỏ thành công cho họ. Âm mưu thâm độc của đại Hán chăng?
    Tôi có một nhận xét như thế này. Ở ta, hễ muốn thuyết phục người khác là mình đúng thì người ta hay trích dẫn sách đời xưa, nào là sách tử vi ghi thế này, kinh Dịch chép thế nọ. Ngược lại người phương Tây chỉ nghiên cứu những sách cổ của họ để biết người xưa nghĩ thế nào. Ví dụ không thể dùng những kiến thức (khoa học) của A-Rit-Stốt (Aristotle) hay Platô cho hiện tại được vì nó sai nhiều quá (các vị ấy vĩ đại thật, nhưng hàng ngàn năm trước thì kiến thức nhân loại chỉ đến thế thôi).

    Trả lờiXóa
  29. Chuyện kể rằng:
    Thôn Phú Long, (Xã An Mỹ, Huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên
    Một làng quê khá yên bình, mang ý nghĩa của thịnh vượng và linh thiêng của Rồng.
    Ngày trước, khi làng còn được bao bọc bởi những rặng tre xanh, từ trên núi cao, trên quốc lộ 1A nhìn xuống, lũy tre làng như một thân Rồng uống lượn chuẩn bị bay lên trời.
    Tục truyền ngày xưa ở cuối làng, về phía Đông có một ngọn núi, với đỉnh ngọn khá cao, như ngọn BÚT, soi mình trên NGHIÊN MỰC là BẦU SÚNG ngày nay. Người ta ví Ngôi làng với BÚT NGHIÊN (là Núi và Bầu) sẽ sinh ra những Kiệt tài về VĂN CHƯƠNG (!!!).
    Trong thời loạn ly, có người đã nghe theo lời bàn của Thầy Địa lý, cho cất một ngôi chùa trên núi vì thế mới có tên NÚI CHÙA ngày nay. "Núi tan, làng mạt" từ đó, làng không còn trù phú nữa.
    Và trải qua Chiến tranh, ngôi chùa cũng không còn nữa.
    Chuyện còn kể rằng, để "diệt" đi LONG MẠCH của làng, người ta cho đào 3 cái giếng: Giếng Chùa, Giếng Bọng và Giếng "Dõng" trên mình của RỒNG: Đầu, thân và đuôi rồng. Hiện tại giếng Bọng đã bị lấp, Giếng Chùa còn nước mặn, riêng chỉ có Nước Giếng “Dõng”, quanh năm Ngọt Mát, người ta nói Giếng được đào trên nền đá Ong, quanh năm đầy nước cho dù có năm khô hạn, các giếng của làng đều cạn nước.

    Đây là những điều được nghe kể lại từ các Cụ Già xưa, chưa có kiểm chứng, Xin KTS Thanh Vân xem qua.
    “Núi tan, Làng mạt” Thưa KTS Thanh Vân, điều này có đúng trong thuật Phong Thủy, nếu đúng, xin hãy ngăn ngay hành động xây dựng trên đỉnh Ba vì.
    Chúc KTS Thanh Vân luôn khỏe.
    Và Chúc TS Xuân Diện bình an.
    Người con đất Phú. Nơi truyền rằng đất Phú có Mả cao Biền.

    Trả lờiXóa
  30. Chà, không ngờ Ba Vì của chúng ta nằm trên long mạch của Trái Đất.
    Cảm ơn bài viết

    Trả lờiXóa