Hiện tại năng lực ngành y tế đã dồn sức cho các tỉnh phía Nam, và nhân viên y tế đã quá sức nếu như thêm các khu vực khác bùng phát. Ngày hôm qua Thủ thướng CP yêu cầu Bộ QP và 10 tỉnh chuẩn bị hỗ trợ Hà Nội đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên hiện tại CP đã bỏ qua một công đoạn quan trọng và thực chất là “Toàn dân chống dịch”, tôi xin nêu một vài suy nghĩ như dưới đây:
Đào tạo tại chỗ cấp tốc kiến thức về dịch bệnh Covid-19 cho toàn dân (Chỉ đào tạo về Covid thôi). Chia thành các lực lượng như sau:
1. Nhân sự được đào tạo:
-Lực lượng xung kích (Khi có yêu cầu thì tăng cường vào vùng dịch để chăm sóc y tế cho người bệnh. Lực lượng này kêu gọi thanh niên trên 18 tuổi đến 30 tuổi, không bị ràng buộc gia đình (Chưa lập gia đình, không có bệnh nền).
- Lực lượng ứng phó tại các Phường, Xã, Thị trấn, Tổ dân phố: Lực lượng này có thể là những người có gia đình nhưng họ có thể tham gia ở mức độ gần nhà để chăm sóc con cái.
- Lực lượng úng phó tại gia đình: Lựa chọn mỗi gia đình 1-2 người để tập huấn kiến thức.
- Lực lượng trong các ban chỉ đạo, các tổ covid cộng động: Cũng cần thiết được trang bị kiến thức.
2. Nhân sự đứng ra đào tạo:
- Các Thầy cô giáo đang giảng dạy trong các trường thuộc ngành y tế.
- Các Bác Sỹ, Điều dưỡng có kiến thức về ngành y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn.
3.Nội dung đào tạo:
- Đào tạo kiến thức cơ bản (Sơ cấp): Sơ cấp cứu, đọc chỉ số trên máy, tháo lắp bình ô xy, biết dùng các thuốc nào khi có chỉ định của bác sỹ, mặc – cởi đồ bảo hộ y tế,…chăm sóc bệnh nhân cơ bản.
4. Cách thức đào tạo:
- Chủ yếu là “cầm tay chỉ việc”, thực hành là chính và phải thuần thục đối với các địa bàn là vùng an toàn.
- Tận dụng cách phương tiện truyền thông, công nghệ như truyền hình, zalo, live stream,… để tổ chức các lớp học, các buổi học.
Sau khi đào tạo xong thì các Tổ dân phố, Phường Xã, Huyện sẽ có lực lượng y tế tại chỗ để làm các công việc cần thiết.
Các Bác sỹ tăng cường có thể làm việc qua điện thoại (1 bác sỹ có thể phụ trách vài trăm bệnh nhân mà không cần phải đến từng nhà như trong TP HCM hiện tại). Các gia đình vừa có kiến thức cơ bản để phòng, tự phục vụ cho người nhà nếu mắc bệnh.
Kiểu đào tạo như thế này là “toàn dân chống dịch”, qua đó nâng cao ý thức cho người dân, cung cấp tri thức và kỹ năng xử lý, ứng phó khi xảy ra ốm đau hoặc bị nhiễm covid-19, tránh quá tải cho đội ngũ y tế, đồng thời giảm thiểu tập trung đông người tại các cơ sở y tế.
Hà Nội, 8/9/2021.
Đào tạo tại chỗ cấp tốc kiến thức về dịch bệnh Covid-19 cho toàn dân (Chỉ đào tạo về Covid thôi). Chia thành các lực lượng như sau:
1. Nhân sự được đào tạo:
-Lực lượng xung kích (Khi có yêu cầu thì tăng cường vào vùng dịch để chăm sóc y tế cho người bệnh. Lực lượng này kêu gọi thanh niên trên 18 tuổi đến 30 tuổi, không bị ràng buộc gia đình (Chưa lập gia đình, không có bệnh nền).
- Lực lượng ứng phó tại các Phường, Xã, Thị trấn, Tổ dân phố: Lực lượng này có thể là những người có gia đình nhưng họ có thể tham gia ở mức độ gần nhà để chăm sóc con cái.
- Lực lượng úng phó tại gia đình: Lựa chọn mỗi gia đình 1-2 người để tập huấn kiến thức.
- Lực lượng trong các ban chỉ đạo, các tổ covid cộng động: Cũng cần thiết được trang bị kiến thức.
2. Nhân sự đứng ra đào tạo:
- Các Thầy cô giáo đang giảng dạy trong các trường thuộc ngành y tế.
- Các Bác Sỹ, Điều dưỡng có kiến thức về ngành y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn.
3.Nội dung đào tạo:
- Đào tạo kiến thức cơ bản (Sơ cấp): Sơ cấp cứu, đọc chỉ số trên máy, tháo lắp bình ô xy, biết dùng các thuốc nào khi có chỉ định của bác sỹ, mặc – cởi đồ bảo hộ y tế,…chăm sóc bệnh nhân cơ bản.
4. Cách thức đào tạo:
- Chủ yếu là “cầm tay chỉ việc”, thực hành là chính và phải thuần thục đối với các địa bàn là vùng an toàn.
- Tận dụng cách phương tiện truyền thông, công nghệ như truyền hình, zalo, live stream,… để tổ chức các lớp học, các buổi học.
Sau khi đào tạo xong thì các Tổ dân phố, Phường Xã, Huyện sẽ có lực lượng y tế tại chỗ để làm các công việc cần thiết.
Các Bác sỹ tăng cường có thể làm việc qua điện thoại (1 bác sỹ có thể phụ trách vài trăm bệnh nhân mà không cần phải đến từng nhà như trong TP HCM hiện tại). Các gia đình vừa có kiến thức cơ bản để phòng, tự phục vụ cho người nhà nếu mắc bệnh.
Kiểu đào tạo như thế này là “toàn dân chống dịch”, qua đó nâng cao ý thức cho người dân, cung cấp tri thức và kỹ năng xử lý, ứng phó khi xảy ra ốm đau hoặc bị nhiễm covid-19, tránh quá tải cho đội ngũ y tế, đồng thời giảm thiểu tập trung đông người tại các cơ sở y tế.
Hà Nội, 8/9/2021.
Ảnh: Tập huấn y tế của CDC Bắc Ninh.
Hiểu được cơ chế lây bệnh sẽ có cách chống lây bệnh. Virus trong nước bọt người bệnh và có thể bắn vào mặt người khác khi tiếp xúc gần. Vậy nên tất cả mọi người đều ĐEO KHẨU TRANG CHUẨN và KÍNH CHẮN MẶT khi tiếp xúc thì rất khó lây bệnh. Vậy nên yêu cầu 100% người ra đường phải khẩu trang, kính chắn thì có thể cho phép các hoạt động bên ngoài diễn ra tương đối bình thường (đương nhiên không đưa tay lên mặt khi chưa rửa...). Đây chính là cách toàn dân chống dịch tốt nhất, rẻ nhất, đơn giản nhất.
Trả lờiXóa