Người biểu tình cầm cờ Ấn Độ và đốt vỏ xe tại Jammu trong cuộc biểu tình chống
Trung Quốc ngày 17-6 - Ảnh: REUTERS
Biểu tình chống Trung Quốc lan ra
nhiều tỉnh thành Ấn Độ
nhiều tỉnh thành Ấn Độ
Tuổi trẻ
17/06/2020 23:50 GMT+7
TTO - Theo đài NDTV, sau vụ đụng độ ở khu vực biên giới giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc làm thiệt mạng nhiều người, các cuộc biểu tình phản đối và đòi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã nổ ra ngày 17-6.
Trung Quốc tung tin tập trận lớn tại Tây Tạng để dằn mặt Ấn Độ?
Trung Quốc thiệt hại gấp đôi Ấn Độ trong đụng độ ở biên giới?
20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ với Trung Quốc
Đài NDTV ngày 17-6 cho biết các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đòi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã diễn ra tại các bang Uttar Pradesh, Bihar, Gujarat và Jammu
Các hãng thông tấn ANI và PTI của Ấn Độ đã mô tả về các cuộc biểu tình có đốt cờ Trung Quốc, đốt ảnh lãnh đạo Trung Quốc.
Hãng tin ANI dẫn lời một người biểu tình ở Patna đòi Thủ tướng Narendra Modi phải cho tiến hành không kích trả đũa Trung Quốc theo kiểu như Ấn Độ từng làm với Pakistan.
Một số người biểu tình cũng đã bị lực lượng an ninh Ấn Độ bắt giữ.
Các hãng thông tấn ANI và PTI của Ấn Độ đã mô tả về các cuộc biểu tình có đốt cờ Trung Quốc, đốt ảnh lãnh đạo Trung Quốc.
Hãng tin ANI dẫn lời một người biểu tình ở Patna đòi Thủ tướng Narendra Modi phải cho tiến hành không kích trả đũa Trung Quốc theo kiểu như Ấn Độ từng làm với Pakistan.
Một số người biểu tình cũng đã bị lực lượng an ninh Ấn Độ bắt giữ.
Cảnh sát bắt giữ thành viên của nhánh Swadeshi Jagran Manch, thuộc tổ chức Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS) theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Hindu, trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở thủ đô New Delhi, ngày 17-6 - Ảnh: REUTERS
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trong khi đó cho đăng bài của chuyên gia nêu ý kiến rằng chính quyền New Delhi nên "hạ nhiệt" những tiếng nói đòi tẩy chay Trung Quốc.
Bài viết cho rằng đa số người Ấn có tiếng nói "lý trí" và việc gán ghép xung đột ở biên giới với chuyện kinh doanh và đầu tư là "phi lý".
Trong ngày 17-6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tổ chức họp toàn bộ các đảng chính trị trong nước vào ngày 19-6 để thảo luận về tình hình tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
Những người ủng hộ Đảng Bharatiya Jayanta Party (BJP) cầm quyền tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại di tích Cổng Ấn Độ ở thủ đô New Delhi, ngày 17-6 - Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, theo hãng tin AFP, ngày 17-6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có cuộc điện đàm về tình trạng đụng độ gây thương vong tại khu vực biên giới hai nước ở Himalaya, đồng thời nhất trí "hạ nhiệt" căng thẳng càng sớm càng tốt.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên nhất trí "giải quyết công bằng" các vấn đề tại thung lũng Galwan và duy trì hòa bình ở khu vực biên giới theo thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã leo thang, sau khi binh sĩ hai nước đụng độ tại thung lũng Galwan đêm 15-6. Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ Lục quân nước này đã thiệt mạng.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava, nguyên nhân vụ việc do phía Trung Quốc không giữ cam kết tôn trọng Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) tại thung lũng Galwan. Người phát ngôn này cũng cho biết cả hai bên đều hứng chịu tổn thất trong vụ đụng độ trên.
Người ủng hộ Đảng Bharatiya Jayanta Party (BJP) cầm quyền cầm biểu ngữ "Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc" tại Kolkata, Ấn Độ, ngày 17-6 - Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng phía Ấn Độ đã vi phạm cam kết giữa hai bên và đã vượt qua LAC để thực hiện "các hoạt động bất hợp pháp và tấn công binh sĩ Trung Quốc". Người phát ngôn này không xác nhận bất cứ thông tin nào về thương vong phía Trung Quốc.
Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng sau một loạt cuộc đụng độ đầu tháng 5 vừa qua giữa binh lính hai bên ở Đông Ladakh gần hồ Pangong.
Vụ việc ngày 15-6 là vụ đụng độ lớn đầu tiên dọc LAC kể từ cuộc đối đầu 73 ngày tại Doklam (Trung Quốc gọi là Đông Lãng), năm 2017.
Những người ủng hộ Đảng Bharatiya Jayanta Party (BJP) cầm quyền tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại Ahmedabad, ngày 17-6 - Ảnh: REUTERS
Trong ngày 17-6, đài truyền hình NDTV cũng tiết lộ chi tiết nguyên nhân dẫn tới vụ ẩu đả đêm 15-6 tại thung lũng Galwan, thuộc vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ. Theo đó, sự việc xảy ra khi một nhóm lính tuần tra Ấn Độ di chuyển để tháo dỡ 1 căn lều được Trung Quốc dựng trong thung lũng này ở độ cao hơn 4.700 mét.
Trung Quốc trước đó đã đồng ý dỡ bỏ căn lều này trong các cuộc đàm phán giữa các quan chức quốc phòng cấp trung tướng hôm 6-6. Quân đội Ấn - Trung cũng đồng ý rút lui để tạo một khu vực trống, ngăn cách lực lượng hai bên và đảm bảo hòa bình.
Tuy nhiên, tình hình đột nhiên xấu đi sau khi binh sĩ Trung Quốc tấn công thượng tá Santosh Babu của phía Ấn Độ. Binh sĩ hai bên đã lao vào ẩu đả bằng dùi cui và gậy có gắn đinh.
Theo các nguồn tin quốc phòng của kênh NDTV, vụ ẩu đả kéo dài tới 6 giờ đồng hồ. Nhiều người còn ngã xuống sông Galwan hiện đang đóng băng. Đây chính là nguyên nhân khiến số binh lính tử vong tăng vọt do bị thương và nhiễm lạnh.
Cái lạnh khắc nghiệt tại vùng núi cao và việc bị mất nhiệt khiến nhiều binh lính không qua khỏi dù trước đó họ chỉ bị thương. Phải đến sáng 16-6, một cuộc giải cứu binh sĩ thiệt mạng và bị thương mới có thể diễn ra.Cuối tháng trước, Trung Quốc đã triển khai một lực lượng binh sĩ đáng kể đến khu vực biên giới. Đáp lại, Ấn Độ cũng đã điều thêm 5.000 binh sĩ đến Ladakh để tăng viện cho lực lượng đang trấn giữ vùng đất dọc theo LAC.
Tú Anh
CSTQ rất tham lam, bá quyền, khu vực nào, nước nào có biên giới với chúng đều bị chúng xua quân xâm chiếm theo chiến thuật "mềm nắn, rắn buông". Nhưng chúng đụng phải Ấn Độ là đối thủ không vừa, không hèn hạ như CSVN, Chính phủ Ấn Độ đã đáp trả thích đáng và CSTQ bây giờ đang phải thương lượng để giảm chiến tranh.
Trả lờiXóaNếu cùng lúc CSTQ phải đối địch với Đài Loan ở phía đông, Ấn Độ ở phía tây thì chúng sẽ vỡ trận!