Chủ tọa phiên xử vụ Hồ Duy Hải:
'Không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm'
Tuổi trẻ
06/05/2020 12:25 GMT+7
TTO - Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên xử vụ án Hồ Duy Hải, khẳng định yêu cầu đặt ra với phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm này là phải xem xét cẩn trọng, khách quan để không làm oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.
Sáng 6-5, tại Hà Nội, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải (35 tuổi, trú tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị kết án tử hình về 2 tội "giết người" và "cướp tài sản".
Vụ án xảy ra năm 2008, hai bị hại là nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi.
Ông Nguyễn Hòa Bình, chánh án TAND tối cao, là chủ tọa phiên xét xử. Hội đồng thẩm phán gồm 17 thành viên.
Sáng nay, tại phiên xét xử, bị án Hồ Duy Hải không có mặt.
Ông Nguyễn Huy Tiến - phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, được viện trưởng ủy quyền - đến tham dự phiên tòa.
Tham dự phiên tòa còn có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại diện Ban Nội chính Trung ương, Cục C01, Bộ Công an…
Các
điều tra viên tham gia điều tra vụ án là ông Lê Thành Trung (hiện là
trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An); Nguyễn Văn Linh (hiện là
phó trưởng phòng PC06, Công an Long An) có mặt tại phiên tòa.
Ông
Nguyễn Thanh Phong (hiện là phó trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An) là cán bộ điều tra vụ án, lập biên bản, quyết định lệnh tạm giam
đối với Hồ Duy Hải, vắng mặt.
Sau khi thư ký phiên xét xử
báo cáo kết quả điểm danh các đại điện được mời, Chánh án Nguyễn Hòa
Bình cho biết "ông rất tiếc" khi một số luật sư, kiểm sát viên... tham
gia trong quá trình giải quyết vụ án đã vắng mặt.
Theo ông Bình, đây là phiên tòa quan trọng, là dịp cùng nhau xem lại trách nhiệm để làm rõ, xem xét lại vụ án.
Ông
Bình đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra từ tháng
1-2008 khiến 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi tử vong, gây bức xúc dư luận.
Vụ
án đã qua 2 cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Sau đó đã có báo cáo về vụ
án đến Văn phòng Chủ tịch nước và có quyết định tạm dừng thi hành án tử
hình đối với Hồ Duy Hải.
Đến
cuối năm 2019, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị
giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên xét xử giám đốc thẩm để xem xét
lại vụ án này.
Nhiệm vụ của phiên xét xử giám đốc thẩm là
Hội đồng thẩm phán sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hợp
pháp có căn cứ của các tài liệu đã có trong hồ sơ. Chủ yếu tập trung vào
những tài liệu chứng cứ đã nêu trong kháng nghị của viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài ra, hội đồng cũng xem
xét và làm rõ những chứng cứ và tài liệu mới có thể được các cơ quan tố
tụng, viện kiểm sát, luật sư trình bày với Hội đồng thẩm phán.
Nếu những nội dung kháng nghị chưa làm rõ hết thì phiên tòa có thể kéo dài hơn 3 ngày.
Chánh
án Tòa tối cao cũng khẳng định yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem
xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở
phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không cho phép sai nhưng
cũng không bỏ lọt tội phạm.
Luật
sư Trần Hồng Phong, người được mời tham gia phiên xử giám đốc thẩm vụ
án
Hồ Duy Hải, chia sẻ với báo chí sau phiên tòa sáng 6-5 - Video: NAM
TRẦN
Khoảng 11h30, phiên xét xử buổi sáng ngày đầu tiên kết thúc.
Trao
đổi với báo chí sau khi rời tòa, ông Trần Hồng Phong (luật sư bào chữa
cho Hồ Duy Hải) cho biết sau khi Hội đồng thẩm phán nghe luật sư trình
bày các chứng cứ mới thì chủ tọa thông báo từ chiều nay sẽ làm việc nội
bộ xem xét đánh giá chứng cứ, các tài liệu có trong giấy tờ, hồ sơ vụ án
và luật sư không cần thiết tham gia.
Ông Phong đã làm
đơn xin tham dự tiếp 3 ngày xét xử nhưng chủ tọa thông báo sau khi trao
đổi với Hội đồng thẩm phán, thấy rằng không cần thiết phải có mặt luật
sư. Ý kiến của luật sư đã trình bày rồi và Hội đồng thẩm phán đã ghi
nhận.
"Sáng nay tôi đã làm việc với bộ phận văn thư trình
bày nhiều thông tin chứng cứ liên quan để góp phần giúp Hội đồng thẩm
phán có phán quyết tốt nhất. Từ chiều hôm nay tôi không được mời tham dự
phiên xử nữa. Mặc dù làm việc nội bộ song tôi hi vọng Hội đồng giám
đốc thẩm sẽ xem xét một cách khách quan, tôi có niềm tin hội đồng sẽ có
phán quyét tốt nhất vì chủ tọa có khẳng định sẽ không làm oan sai và
không bỏ lọt tội phạm", luật sư Phong chia sẻ.
Dự kiến phiên tòa diễn ra đến ngày 8-5.
Thân Hoàng
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên xử vụ án Hồ Duy Hải, khẳng định yêu cầu đặt ra với phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm này là phải xem xét cẩn trọng, khách quan để không làm oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.
Trả lờiXóaHy vọng ông này vừa có kinh nghiệm (thiếu tướng công an), vừa có trình độ (PGS. TS về Luật) chắc là xử được vụ này đúng người, đúng tội, nếu những hàm, những chức, nhửng bằng cấp của ông là thật!