Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

LAO ĐỘNG VN RA NƯỚC NGOÀI LÀM TỔN HẠI SĨ DIỆN QUỐC GIA?


Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển - Ảnh: Quochoi.vn
Không để người lao động ra nước ngoài làm tổn hại sĩ diện quốc gia 

Tuổi trẻ
20/04/2020 18:37 GMT+7

TTO - Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị phải xử lý nghiêm những trường hợp lao động Việt Nam trốn ở lại, vi phạm pháp luật Việt Nam và nước ngoài.

Chiều nay (20-4), Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Theo ông Dung, dự án luật được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ chính sách của Nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vừa tạo điều kiện cho người lao động làm việc, có thu nhập, vừa hạn chế những tồn tại trong lĩnh vực này thời gian qua.


Theo đó, dự luật sẽ siết chặt quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Giấy phép hoạt động dịch vụ từ không có thời hạn sẽ chuyển sang có thời hạn 5 năm, sau đó cơ quan quản lý nhà nước sẽ đánh giá hoạt động của doanh nghiệp để gia hạn.

Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu về vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tham gia quản lý, giám sát, đánh giá, phân loại năng lực, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ để có quy định "hậu kiểm" phù hợp.

Đối với người lao động được đưa đi làm việc tại nước ngoài, nhiều ý kiến cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ, có chế tài nghiêm minh với các trường hợp vi phạm bởi liên quan đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

"Lao động một số nước họ có ngoại ngữ tốt, chuyên môn cao, lại nắm vững phong tục nước sở tại. Trong khi có hiện tượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đánh nhau, rượu chè, cờ bạc, ảnh hưởng đến sĩ diện quốc gia. Cần kiểm soát tốt việc này, người lao động đạt trình độ, đủ điều kiện mới cho đi, chứ không đưa đi kiểu chạy theo số lượng, với bất cứ giá nào" - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu bày tỏ.

Lấy ngay ví dụ vừa xảy ra trong đợt dịch COVID-19, có những lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài rồi ra trình diện, sau đó Nhà nước lại phải đưa về. Ông nói: "Không thể đối xử người vi phạm như với những công dân bình thường khác. Theo tôi, cần phải xử lý hành chính, ngoài phạt tiền còn cần xử lý như phạt cải tạo không giam giữ sau 14 ngày cách ly".

Kể lại chuyện đại sứ Nhật Bản từng đề cập đến tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn ở lại làm việc tại Nhật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình phải có quy định để kiểm soát thật tốt vì đây là vấn đề sĩ diện quốc gia. Đồng thời Chủ tịch Quốc hội cũng trao đổi với đại sứ Nhật là "cũng cần xem lại các doanh nghiệp của các ngài" vì họ tiếp nhận lao động này.

"Tôi đề nghị cố gắng ứng dụng khoa học công nghệ để có cơ sở dữ liệu tốt, những người lao động đi nước ngoài thì chúng ta biết được ai đi ai về ai ở lại, ngành nào, thị trường nào" - bà Kim Ngân gợi ý.

Một số ý kiến đồng tình với quy định có quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, quy định việc quản lý, sử dụng, chi phí quản lý hành chính của quỹ; mức đóng góp của doanh nghiệp, của người lao động; mức hỗ trợ các đối tượng và hoạt động của quỹ. 

Lê Kiên

8 nhận xét :

  1. Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm cho ra ngô ra khoai nhé!lúc 07:01 22 tháng 4, 2020

    Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển có ý kiến hay đó nha! Tôi đồng ý với ông là cần phải xử lý nghiêm những trường hợp người Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam và nước ngoài. Tôi nêu ra đây vài trường hợp vi phạm điễn hình còn tồn tại, xin ông ra biện pháp xử lý ngay. 1/ Kiều Trinh (MC đài VTV): Kẻ ăn cắp quốc tế được VN cấp giấy chứng nhận bệnh tâm thần giả để trốn tội, lại tiếp tục đi rao giảng đạo đức trên truyền thông VN. 2/ Ông Tô Lâm (Bộ trưởng Công an) tổ chức bắt cóc Phạm Xuân Thanh ở Đức rồi đưa sang Slovakia để đưa về VN bằng phi cơ công vụ mượn 3/Bà Nguyễn thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội CHXHCN.VN) cho cả chục người theo phái đoàn QH/Nhà nước đi qua Hàn quốc rồi bỏ trốn. Câu chuyện bị Hàn quốc phanh phui nhưng VN lại cho chìm xuồng.
    Còn nhiều chuyện người VN đi ra nước ngoài và cố tình vi phạm pháp luật nước ngoài, tôi sẽ kể tiếp để ông Phùng Quốc Hiển xử lý nghiêm (theo phát biểu của ông). Nhưng trước tiên, ông Phùng Quốc Hiển hãy giải quyết 3 vụ việc tiêu biểu tôi vừa nêu trên cái đã đi nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Hiển nói người lao động Việt Nam ở nước ngoài lảm ảnh hưởng đến sĩ diện quốc gia. Nhưng ông quên chính những người đó bằng mồ hôi, nước mắt của mình hàng năm đóng góp cho đất nước hơn 10 tỷ usd đấy. Đất nước đã giúp gì cho họ? Nếu đi hợp pháp, họ và gia đình phải đóng biết bao nhiêu khoản phí, từ chính quyền địa phương, đến các cty môi giới trong và ngoài nước. Còn không, phải liều mạng theo các đường dây buôn người rồi bỏ mạng trong container hay vùi thân trong tuyết. Có ai wuan tâm đến họ không? Nếu còn liêm sỉ hãy sửa từ QUAN TRÍ. Rồi giáo dục người dân và toàn xã hội hãy sống và làm việc trong một môi trường trong sạch cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Để mỗi người Việt khi ra nước ngoài tự hào khi cầm cuốn hộ chiếu Việt Nam trên tay. Khi đó chắc chắn chẳng có ai làm tổn hại đến quốc thể nữa đâu.

      Xóa
    2. Tuyệt! Chuẩn không cần chỉnh

      Xóa
    3. OK ĐÚNG QUÁ.

      Xóa
  2. Bà Ngân nói xem lại các doanh nghiệp của Ngài vì họ sử dụng lao động này, không hiểu nổi, người Nhật người ta tin tưởng vào Việt Nam, họ tiếp nhận lao động làm sao họ biết người tốt hay xấu khi chỉ nhìn vào lý lịch, cái xấu lòi ra quá quá trình làm việc

    Trả lờiXóa
  3. "Tôi đề nghị cố gắng ứng dụng khoa học công nghệ để có cơ sở dữ liệu tốt, những người lao động đi nước ngoài thì chúng ta biết được ai đi ai về ai ở lại, ngành nào, thị trường nào" - bà Kim Ngân gợi ý.
    NHƯ VẬY HÓA RA TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY, BỘ LĐTBXH KHÔNG BIẾT GÌ VỀ TÌNH HÌNH LẠO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI???

    Trả lờiXóa
  4. "Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị phải xử lý nghiêm những trường hợp lao động Việt Nam trốn ở lại, vi phạm pháp luật Việt Nam và nước ngoài."
    Ông Hiển ăn trên ngồi trốc không hiểu gì nói bừa. Ông Hiển có biết:
    - Để được đi lao động ở nước ngoài (để được bị bóc lột) thì người lao động phải đóng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động một số tiền gấp mấy lần các nước khác không (những kẻ nào ăn những đồng tiền đó)?
    - Người lao động Việt Nam đã được giáo dục như thế nào không?
    - Vợ con, cha mẹ của người đi xuất khẩu lao động sống cơ cực ra sao, còn gánh bao nhiêu tiền nợ trên quê nhà?
    ...
    Nhân đây tôi cũng xin đề nghị ông Hiển, bà Ngân giải quyết: Hiện giặc Bắc Kinh chiếm biển đảo của Việt Nam, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc đang bị xâm phạm, sĩ diện của người Việt Nam (trong đó có ông Hiển, bà ngân) đang bị chà đạp, nhưng sao ông Hiển, bà Ngân và QH lại câm nín, không lên tiếng trừng trị? Chuyện lớn không lo lại đi lo mấy chuyện cỏn con - sĩ diện của người nghèo, sĩ diện quốc gia?

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Rất chính xác và tâm huyết với người lao động.

      Xóa