Đường 'lưỡi bò' khoanh gần hết Biển Đông
MƯU KẾ TÀU PHÙ
Nguyễn Ngọc Dương
Ở nước Tàu có một tryện cổ tích Ngu Công dời núi. Tóm tắt là anh chàng Ngu Công làm ngôi nhà quay mặt vào một ngọn núi, bị nhiều người chê. Thay vì phải xoay lại nhà, anh ta quyết chí dời núi đi bằng cách đào bới qua ngày này tháng khác, cuối cùng vẫn đào hết quả núi và đạt được mục đích.
Vận dụng ‘truyền thống văn hóa’ Ngu Công dời núi, những kẻ cầm quyền nước Tàu (ở đây gọi tắt là Tàu phù) vẽ ra cái đường lưỡi bò với mưu đồ bá chủ 90% biển Đông. Cái đường lưỡi bò, mới nhìn người ta cảm giác như một trò trẻ con, vì nghĩ, làm sao mà chiếm được thực thủy hơn 3,5 triệu km2 ấy chỉ bằng một nét bút? Thế là ngày đêm Tàu phù nghĩ kế.
Lúc đầu, chúng chơi kiểu lấy thịt đè người, gây ra cuộc hải chiến lần thứ nhất, giết 64 hải quân Việt Nam Cộng hòa, chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đến 1988, chúng làm quả nữa, đổ quân vào quần đảo Trường Sa, lợi dụng VN có lệnh “không được nổ súng trước”, thế là chúng giết sạch 74 chiến sĩ QĐ NDVN, chiếm đảo Gạc Ma.
Tuy nhiên nay là thời buổi cả thế giới phải sống trong Pháp luật, không thể coi giời bằng vung, những năm gần đây Tàu phù nghĩ kế khác. Để thực sở hữu ‘đường lưỡi bò’ công bố năm 2009, trong vòng 5 năm qua, chúng cho bồi đắp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của VN, làm trò “lấp biển” như kiểu Ngu công dời núi. Chúng lập đơn vị hành chính, sân bay, cảng nước sâu, các công trình quân sự… cứ y như là làm trên lãnh thổ nước Tàu.
TQ khánh thành rạp hát ở Trường Sa.
TQ xây đường băng phi cơ quân sự ở Gạc Ma.
Năm 2019, Tàu phù đưa ra cái gọi là “học thuyết tứ sa”. Theo đó, chúng tự nhận chủ quyền đối với Qđ Pratas (nằm ở Đông Bắc Biển Đông), quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield (cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 75 hải lý về phía Đông) với 4 cái tên tàu, lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Thực tế “học thuyết” này chỉ là MƯU KẾ TÀU PHÙ nhằm “hợp pháp hóa” đường lưỡi bò. Chúng toan tính coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm này là một quần đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thể, có “chủ quyền” và “quyền được xác lập xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và vùng thềm lục địa”. Chúng sẽ lấy đây là “CĂN CỨ PHÁP LÝ” để đòi “chủ quyền đường lưỡi bò”!Tàu phù cũng phòng trước sau gì thi VN sẽ kiện chúng ra Tòa Trọng tài quốc tế, nên đã chuẩn bị sẵn “lý lẽ’ để “chày cối” ở Tòa. Mình đoán là chúng sẽ chiềng ra mấy cái “lý ông mèo” như sau:
1.Những chỗ “ngổ” đang có người ở trên các đảo thuộc QĐ Hoàng sa, Trường sa là của ngổ. Những chỗ ngổ đang xây dựng ở đó là của ngổ từ trước (chúng sẽ bịa ra rằng, những nơi này là của TQ từ thế kỷ thứ II TCN!)
2. Có thể Tàu phù sẽ chơi kiểu “bắc cầu”? Nghĩa là tính từ đảo Hải Nam ra đảo A đảo B nào đó của Qđ Hoàng Sa đã cướp được của VN (dù VN đã có chủ quyền từ lịch sử xa xưa), với cự ly nào đó rất gần Hải Nam rồi khẳng định là của TQ. Tiếp theo sẽ lấy đó làm mốc, cứ thế “bắc cầu” lần lượt hết cả quần đảo. Những bãi ngầm mấy năm gần đây chúng đổ cát vào thành đảo nhân tạo và … xí phần … Bãi Tư Chính chúng không tính cự ly đến Hải Nam (hơn 600 hải lí) mà tính đến những đảo nhân tạo chúng mới phù phép ở Trường Sa, nên có thể rất gần! Nếu ngang nhau với khoảng cách đến Vũng Tàu VN thì thành “vùng tranh chấp”.
3. Tuy nhiên, Điều 60 Công ước UNCLOS 1982 phủ nhận quy chế cho các đảo nhân tạo (Artificial islands): “Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”. Nếu Tòa quốc tế viện điều này thì chắc chắn Tàu phù sẽ xì ra Công thư Phạm Văn Đồng 1958, nói rằng, CP Việt Nam đã “thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền TQ”. Điều này đã có nhiều phân tích của các học giả VN rằng, trong điều kiện lịch sử đó, Công thư PVĐ “không có giá trị pháp lý”. Mình xin góp thêm vài ý như sau:
Theo thông lệ quốc tế cũng như các quốc gia là, (1): Mọi văn bản ra trước, nếu mâu thuẫn với văn bản ra sau đều bị những văn bản ra sau phủ định. Công thư PVĐ 1958 sẽ bị UNCLOS 1982 phủ định, nó sẽ không có giá trị gì. (2): Văn bản quốc gia khi nó trái với Công ước quốc tế thì phải phục tùng văn bản quốc tế. Hơn nữa, văn bản quốc tế UNCLOS là văn bản pháp luật, nên không ai lại mang thay thế một Công thư quốc gia. Do đó không Tòa trọng tài nào chấp nhận văn bản này. Thậm chí cả đến Nghị quyết của Quốc hội TQ năm 1958 về phạm vi lãnh hải bao hàm cả đường lưỡi bò, trái hoàn toàn Luật pháp quốc tế, tất nhiên sẽ bị bác bỏ.
Như vậy là “người tính không bằng trời tính”. Mọi mưu kế Tàu phù mang ra Tòa Trọng tài quốc tế chỉ mang tính chất chày cối, không ai chấp nhận. Mình không phải là luật sư, nên chỉ “sờ đầu gối nói chân thật” thế thôi, chả biết đúng không?
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét