Sao Đỏ xuất hiện trong lễ Khai giảng năm nay ở Hà Nội.
Ám ảnh "Sao đỏ"
Năm học mới 2019-2020 vừa chính thức khai giảng vào ngày 5/9 thì ngay
ngày hôm sau 6/9, các trang mạng xã hội lan truyền bức ảnh hai học sinh
đang đứng - một trai, một gái - đeo băng “SAO ĐỎ” trên cánh tay. Học
sinh gái đang chống nạnh; học sinh trai đang chỉ vào mặt một học sinh
khác đang ngồi ngay tại sân trường bày biện rất nhiều hàng ghế (có lẽ
trong ngày khai giảng). Bức ảnh lập tức khơi lại ký ức buồn vui của rất
nhiều người từng ngồi dưới mái trường XHCN sau năm 1975 ở miền Nam Việt
Nam.
Một giáo sư từng giảng dạy ở Việt Nam, Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cho
biết ông sửng sốt khi nhìn thấy bức ảnh này, hình ảnh mà ông liên tưởng
trong các cuộc cải cách ruộng đất từ 50 năm trước ở miền Bắc Việt Nam.
Ông cho rằng những hình ảnh như thế nếu có thì chỉ xảy ra với người lớn
trong các tổ chức đoàn, đảng, chứ không thể với các em học sinh. Tuy vậy
ông nhận xét rằng lối kiểm soát tư tưởng và hành động của học sinh
không chỉ xảy ra ở các trường tiểu học hay trung học, mà nó xảy ra ở cả
bậc đại học theo một hình thức khác:
“Thời ở Việt Nam tôi làm việc trong lãnh vực giáo dục, tôi thấy
trên đại học không có hình thức sao đỏ. Tôi chưa hề thấy một em học sinh
nào đeo băng đỏ. Nhưng trên đại học họ kiểm soát một cách tinh vi hơn.
Tất cả mọi trường đại học đều có cơ sở đảng. Văn phòng Bí thư đảng ủy
thường thường nằm bên cạnh phòng Hiệu trưởng. Có những trường đại học,
ông Hiệu trưởng là Bí thư đảng ủy luôn. Ở dưới thì có phòng công tác
chính trị, phòng này quyền hạn rất lớn.”
Chủ trương là tập cho người dân quen dần đến mức mặc nhiên chấp nhận việc bị kiểm soát là tất yếu. Đây là một sự lạm dụng quyền lực. - Ông Minh Đức
Trước ngày khai giảng, trên trang web trường THCS Lê Văn Tám ở Quận
Bình Thạnh, TPHCM đã có chương trình “Tập huấn cho Cán bộ lớp, Sao đỏ -
Năm học 2019 – 2020” với thành phần tham dự và chương trình chi tiết với
mục đích “Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cần thiết
khi làm nhiệm vụ lớp trưởng, lớp phó, sao đỏ”.
Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai, một giáo viên trung học, trải qua mấy
mươi năm đứng lớp, bị ép nghỉ việc vì lên tiếng cho sự thật, nói về đội
Sao đỏ hiện nay:
“Hồi đầu nó là đội “Cờ đỏ”, sau này nó biến tướng thành “Sao đỏ”.
Đội sao đỏ này trực tiếp do tổng phụ trách quản lý, mà tổng phụ trách là
giáo viên đảng viên. Nó tệ là do nó chạy theo thành tích. Đội Sao đỏ
lập ra để theo dõi các bạn học cùng lớp.
Mấy em Sao đỏ chấm điểm các bạn trong tổ, trong lớp, rồi lớp này
chấm lớp khác. Nhưng các em chấm không trung thực. Có những cái tiêu cực
xảy ra, chẳng hạn như một em Sao đỏ có thể dùng quyền lực của mình để
bắt bạn mình phải hối lộ, có thể là tiền để không bị ghi tội.”
Ông Minh Đức, một phụ huynh có hai con đang học tiểu học và trung học
nhận định việc hoạt động của đội Sao đỏ trong các trường học ở Việt Nam
là mầm mống của việc kiểm soát và bị kiểm soát đối với người dân từ bao
lâu nay. Chính quyền muốn tạo cho các em học sinh thói quen chấp nhận
việc này từ trong môi trường học đường:
“Cộng sản họ luôn muốn kiểm soát quần chúng tất cả mọi hành vi,
thậm chí cả về tư tưởng. Nếu có ai hoặc có điều gì trái chiều với họ thì
tùy mức độ, họ sẽ "uốn nắn" lại. Chủ trương là tập cho người dân quen
dần đến mức mặc nhiên chấp nhận việc bị kiểm soát là tất yếu. Đây là một sự lạm dụng quyền lực.”
Hiện nay trong các trường từ bậc tiểu học đến trung học đều có đội
Sao đỏ. Nhiệm vụ của đội này là theo dõi và chấm điểm mọi hoạt động của
học sinh, từ việc đeo khăn quàng đỏ, giờ giấc vào lớp cho đến trang
phục, cư xử…
Ngoài việc chấm điểm các bạn cùng lớp, đội Sao đỏ còn có nhiệm vụ
chấm điểm lớp khác. Những điểm số này là cơ sở để đánh giá thi đua của
từng lớp. Kết quả thi đua của lớp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lương,
thưởng của giáo viên, khiến giáo viên cũng ngán Sao đỏ và tìm cách dạy
học trò lớp mình cách đối phó với Sao đỏ lớp khác.
Ảnh hưởng đến trẻ ra sao?
Đội Sao đỏ trong các trường học được trao rất nhiều quyền lực trong
tay. Các em được giao việc như những “công an viên” trong nhà trường như
luôn đi canh, đi bắt những học sinh vi phạm.
Theo giáo sư Phạm Minh Hoàng thì điều khủng khiếp nhất là các em nhỏ
hoàn toàn không có ý thức gì về chính trị khi dùng quyền của mình để
kiểm soát người khác. Ông nói thêm:
“Một đứa bé mà đã có quyền được chỉ vào mặt các bạn khác, rồi giao
cho các có quyền đi kiểm tra, thậm chí có thể trừng phạt các em khác và
cho ý kiến của mình lên thầy cô chủ nhiệm thì nó đưa đến việc, mà tôi
xin lỗi xài chữ hơi hạ cấp, đó là “chó săn” từ hồi nhỏ. Tất cả những cái
đó nó nhiễm vào đầu óc các em, các em sẽ trở thành những con người sống
để kiểm tra, canh chừng đời sống, thậm chí tư tưởng người khác.”
Đó là giáo sư Hoàng nói về các em trong đội Sao đỏ. Còn với các em
học sinh bị theo dõi, kiểm soát thì giáo sư lo ngại các em học sinh sẽ
không còn được hưởng đời sống của học sinh khi mà lúc nào cũng lo lắng
chuyện bị những người bạn mình, những người cùng “đánh đinh đánh đáo”
mỗi ngày, có thể báo cáo những việc mình làm cho thầy cô.
... chế độ cộng sản phải có những người cộng sản, mà những người cộng sản là những người rình rập đồng loại mình, đồng nghiệp mình rồi tranh giành quyền lực, cấu xé nhau… - Cô Xuân Mai
Cô giáo Xuân Mai thì nói thẳng rằng sự tồn tại của đội Sao đỏ mang
tính phản giáo dục, bởi thay vì dạy cho các em học sinh phải vô tư, phải
ngây thơ, trong sáng, hòa đồng, thân thiện và thương yêu bạn bè, thì
lại dạy các em thành những đứa trẻ chuyên đi rình rập bạn bè như “mật
vụ, mật thám”.
Cô cho biết cũng có nhiều phụ huynh và giáo viên phản đối việc này
nhưng mọi việc vẫn không thay đổi, bởi đảng cộng sản muốn đào tạo ra một
thế hệ như thế!
“Sao đỏ ảnh hưởng đến nhân cách của các em. Nó giáo dục cho học
sinh tính xấu là bắt nạt bạn, dùng quyền lực bắt bạn cống nạp tiền.
Những em nhút nhát thì trở thành hèn vì bị bạn bắt nạt mà không dám nói.
Đảng muốn đào tạo các em học sinh từ lúc nhỏ có những mầm mống
xấu. Những em đó được coi như lực lượng hậu bị cho những người cộng sản,
bởi chế độ cộng sản phải có những người cộng sản, mà những người cộng
sản là những người rình rập đồng đội mình, đồng nghiệp mình rồi tranh
giành quyền lực, cấu xé nhau…”
Liên quan việc tồn tại các đội Sao đỏ như hiện nay, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già có bài viết trên facebook cá nhân, trong đó có đoạn:
“Đừng biến con trẻ hoặc hèn nhát, vụng trộm hoặc côn đồ, bạo lực để
giải quyết mọi vấn đề, để rồi từ đó làm cho cả cuộc đời những đứa trẻ
này quen thói đi rình mò, lén lút, nhỏ mọn, trịch thượng, ngạo mạn, tự
huyễn hoặc về quyền lực một cách vô lối hoặc du côn, thù vặt, dùng nắm
đấm đối với bất cứ ai đụng vào mình.
Đừng cướp tuổi thơ trong sáng của con trẻ nữa!
Đừng biến con trẻ thành "công cụ cai trị" nữa!”
Nhìn vào tấm hình mà thấy bất an cho tương lai của đất nước! Sao thằng nhãi ranh, cổ quàng khăn đỏ, tay đeo băng đỏ lại có quyền xỉa ngón tay vào mặt những người học cùng? Sao đứa con gái cổ quang khăn đỏ, vắt mũi chưa sạch (mặc váy) đàng hoàng mà lại dám chống 2 tay vào hông nhìn trừng trừng vào những người cùng trang lứa? Tác phong của 2 hạt giống đỏ này có khác lũ côn đồ không ta?
Trả lờiXóaNapoleon từng nói "để trị các phạm nhân chống tôi, tôi dùng bọn đầu trâu mặt ngựa."
Trả lờiXóaNăm 2012, một đứa cháu của tôi vào học lớp sáu, nó về khoe với tôi một cách hãnh diện: Con được bầu chọn làm sao đỏ trong lớp. Tôi bảo cháu: Con làm sao đỏ rồi con sẽ bị bạn bè con khinh ghét cho coi! Nó hỏi: Tại sao vậy bác? Tôi nói: Từ từ con sẽ biết! Chỉ một tháng sau, nó từ trường trở về nhà nói với tôi: Bác ơi, từ nay con không làm sao đỏ nữa, cô giáo bảo con phải canh chừng và tìm cho ra đứa nào đã làm chuyện đó ở trong sân trường, mà con thì không muốn tố cáo bạn! Tôi vui vẻ nói: Bác mừng là con đã nhận ra điều đó! Kể dài dòng để bạn đọc thấy là bài viết trên đây đã phản ánh đúng một sự việc đau lòng trong ngành giáo dục, nhưng nếu phụ huynh học sinh quan tâm đến mọi sinh hoạt và khai mở cho con em mình một chút thì "họ" sẽ không thể thành công trong những mưu đồ đen tối của "họ". OK?
Trả lờiXóaTrong xã hội độc tài công an trị có công an mật công an chìm công an nổi để theo dõi rình mò mọi hành vi của con người, thì trong trường học BGD Phùng Nhã phải nghĩ ra cách đẻ ra "sao đỏ" (mật thám nhí) để trước hết theo dõi có đứa nào chửi bậy, đi trễ, sau đó xem có đứa nào nói xấu thầy cô, nói xấu BT mua bằng giả, tham ô hủ hóa v.v...
Trả lờiXóaMấy đứa trẻ này lứn lên sẽ không ra gì đâu,y hệt như bọn khốn nạn bày cái trò hèn hạ kia mà thôi.
Trả lờiXóaLạ thiệt, cái thời còn là "Việt nam dân chủ cộng hòa..." chỉ thấy mấy anh chị dân phòng đeo băng đỏ, bây giờ thì trẻ con cũng đeo băng đỏ! Ra rả bàn về triết lí giáo dục, Không lẽ, đây là triết lí "yêu" tổ quốc, Yêu đồng bào ...? Không lẽ cái băng đỏ nhí đó có quyền XỈA vào mặt đồng bào nhí? Có quyền chà đạp nhân phẩm của cộng đồng nhí của mình? Sực nhớ tới bức ảnh cách đây khá lâu một lũ mặt còn búng hơi sữa, mặc quần áo quân phục, trên tay lăm lăm cầm cái gì đó mầu đỏ nói về một tên trùm lưu manh nào đó của xứ người. Không lẽ, tương lai của nước ta đang vươn tới con đường đó? Tỉnh lại đi trước khi quá muộn!
Trả lờiXóasao con tôi bằng tuổi con anh ,con anh con tôi cùng được giáo dục như nau , tiền tôi đóng bằng anh vậy sao con anh có quyền kiểm soát hạch sách con tôi ? vô lý .sao giáo viên không quản lý các em mà chỉ ngồi trong phòng , theo tôi nên giải tán cờ đỏ để mang lại công bằng cho học sinh . giải tán ca hội phụ huynh là nơi hợp lý hóa thu chi cho nha trường . thầy cô sẽ truyền đạt trực tiếp
Trả lờiXóaRiêng tôi lại cho rằng, những Người làm công tác chuyên môn,không nên 'dính' vào chuyện tiền long! Hệ thống đó cần phải thay đổi Nếu lòng tự trọng của giáo viên đủ lớn, họ dư sức để thay đổi! Còn chuyện, nhà trường dùng phương pháp VI PHẠM PHÁP LUẬT (dạy trò cách chà đạp nhân phẩm con người) để dạy trò tuân thủ pháp luật thì môi trường đó là vô giáo dục!
XóaNhìn hình này nhớ lại thời các tiểu tướng hồng vệ binh của Mao trạch đông thời cách mạng văn hóa những năm 60 thế kỷ trước cũng y như vậy. Chẳng lẽ VN bây giờ lại học theo cách làm của trung cộng những năm 60 thế kỷ trước à?
Trả lờiXóaNhìn hình thấy cô giáo mặc áo dài xanh đi trước, trong tay hình như cầm 1 xấp tiền 500.000 đồng thì phải???
Trả lờiXóaCÁC TIỂU TƯỚNG HỒNG VỆ BINH CỦA MAO CHÚ XÍ SỐNG LẠI RỒI! Việt nam bị Hán hóa từ những đứa trẻ con rồi. Nguy quá!
Trả lờiXóa"Chúng mày biết chúng tao là ai không"? có lẽ đây là lời nói của 2 tiểu tướng sao đỏ với lũ bạn cùng lớp đó mà?
Trả lờiXóaNhìn đứa con gái 2 tay chống nạnh lại liên tưởng đến hình ảnh vợ Nghị Hách.
Trả lờiXóa